Está en la página 1de 50

Chương 1: Giới thiệu chung

Chương 1

Giới thiệu chung

1.1. Những hạn chế của kỹ thuật hiện hành


 Kỹ thuật đơn sóng mang
Các kỹ thuật trải phổ được sử dụng trong các hệ thống thông tin di động thế hệ ba có
khả năng chống lại pha đinh và nhiễu, song tồn tại những yêu cầu không thực hiện được
chẳng hạn: nếu người dùng cần có tốc độ 20 Mbps ở giao diện vô tuyến và hệ số trải phổ
là 128 (giá trị điển hình hiện nay), dẫn đến phải xử lý tốc độ 2,56 Gbps theo thời gian
thực vì thế cần có độ rộng băng tần lớn không thực tế. Mặt khác, thấy rõ
• Do tài nguyên phổ tần hạn hẹp, vì vậy cần phải sử dụng hiệu quả.
• Do những khó khăn liên quan đến hiệu ứng gần xa và có sự tiêu thụ công suất
lớn.
Ngoài ra, các kỹ thuật đơn sóng mang đối phó kém hiệu quả đối với pha đinh và truyền
lan đa đường đặc biệt trong trường hợp tốc độ bit rất cao. Ở các phương pháp điều chế
truyền thống M-QAM, M-PSK…, khi tốc độ dữ liệu truyền cao thì kéo theo độ rộng ký
hiệu sẽ giảm, đến một giá trị mà độ rộng ký hiệu < trải trễ cực đại của kênh, khi đó kênh
sẽ là kênh lựa chọn tần số và gây ISI cho tín hiệu thu. Đây là một nhược điểm chính
khiến các hệ thống sử dụng các phương pháp điều chế truyền thống không thể truyền dữ
liệu với tốc độ cao, hoặc giá thành rất cao đối với những dịch vụ yêu cầu tốc độ dữ liệu
cao.
 Kỹ thuật đa sóng mang trực giao OFDM
OFDM là một công nghệ cho phép tăng độ rộng ký hiệu truyền dẫn do đó dung sai đa
đường lớn hơn rất nhiều so với các kỹ thuật đã sử dụng trước đây, cho phép khắc phục
những nhược điểm căn bản của kỹ thuật đơn sóng mang.

1.2. Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM
Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao (OFDM) là một kỹ thuật điều chế có thể thay
thế cho CDMA. OFDM có ưu điểm vượt trội so với những hệ thống CDMA và cung cấp
phương pháp truy cập không dây cho hệ thống 4G.
Ý tưởng của OFDM là chia toàn bộ băng tần truyền dẫn thành nhiều sóng mang con trực
giao nhau để truyền các tín hiệu trong các sóng mang con này song song. Theo đó, luồng
dữ liệu tốc độ cao được chia thành nhiều luồng tốc độ thấp hơn làm cho chu kỳ ký hiệu
tăng theo số sóng mang con.
 Ưu điểm
• OFDM là giải pháp phân tập tần số. OFDM chia nhỏ băng tần kênh và tiến hành
truyền dữ liệu độc lập trên các băng tần kênh con này.
Chương 1: Giới thiệu chung
• OFDM đạt hiệu quả sử dụng phổ tần cao, do tính trực giao của các thành phần
sóng mang con.
• OFDM là ứng cử viên hứa hẹn cho truyền dẫn tốc độ cao trong môi trường di
động. Sở dĩ OFDM làm được như vậy bởi vì, chu kỳ ký hiệu tăng cho nên dung
sai trải trễ của hệ thống tăng và hiệu quả sử dụng phổ tần cao của công nghệ
OFDM.
• OFDM cho phép giảm được ảnh hưởng của trễ đa đường và kênh pha đinh chọn
lọc tần số chuyển thành kênh pha đinh phẳng. Vì vậy, OFDM là giải pháp đối với
tính chọn lọc tần số của kênh pha đinh. Thuận lợi này của OFDM cho phép cân
bằng kênh dễ dàng.
• Do trải rộng pha đinh tần số trên nhiều ký hiệu, nên làm ngẫu nhiên hoá lỗi cụm
(do pha đinh Rayleigh gây ra), nên thay vì một số ký hiệu cạnh nhau bị méo hoàn
toàn là một số ký hiệu cạnh nhau bị méo.
• Tính khả thi của OFDM cao do ứng dụng triệt để công nghệ xử lý tín hiệu số và
công nghệ vi mạch VLSI.
 Nhược điểm
• OFDM nhậy cảm với dịch Doppler cũng như lệch tần giữa các bộ dao động nội
phát và thu. Do tính trực giao của các sóng mang con rất nhậy cảm với kênh
truyền có dịch Doppler lớn.
• Vấn đề đồng bộ thời gian. Tại máy thu khó quyết định thời điểm bắt đầu của ký
hiệu FFT.
Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động

Chương 2

Đặc tính kênh vô tuyến di động

2.1. Mở đầu
Trong thông tin vô tuyến di động, các đặc tính kênh vô tuyến di đông có tầm quan trọng
rất lớn, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng truyền dẫn và dung lượng. Trong
các hệ thống vô tuyến thông thường (không phải các hệ thống vô tuyến thích ứng), các
tính chất thống kê dài hạn của kênh được đo và đánh giá trước khi thiết kế hệ thống.
Nhưng trong các hệ thống điều chế thích ứng, vấn đề này phức tạp hơn. Để đảm bảo
hoạt động thích ứng đúng, cần phải liên tục nhận được thông tin về các tính chất thống
kê ngắn hạn thậm chí tức thời của kênh.
Các yếu tố chính hạn chế hệ thống thông tin di động bắt nguồn từ môi trường vô tuyến.
Các yếu tố này là:
• Suy hao: cường độ trường giảm theo khoảng cách. Thông thường suy hao nằm
trong khoảng từ 50 đến 150 dB tùy theo khoảng cách
• Che tối: các vật cản giữa trạm gốc và máy di động làm suy giảm thêm tín hiệu
• Pha đinh đa đường và phân tán thời gian: phản xạ, nhiễu xạ và tán xạ làm méo
tín hiệu thu bằng cách trải rộng chúng theo thời gian. Phụ thuộc vào băng thông
của hệ thống, yếu tố này dẫn đến thay đổi nhanh cường độ tín hiệu và gây ra
nhiễu giao thoa giữa các ký hiệu (ISI: Inter Symbol Interference).
• Nhiễu: các máy phát khác sử dụng cùng tần số hay các tần số lân cận khác gây
nhiễu cho tín hiệu mong muốn. Đôi khi nhiễu được coi là tạp âm bổ sung.
Có thể phân các kênh vô tuyến thành hai loại: "pha đinh phạm vi rộng" và "pha đinh
phạm vi hẹp". Các mô hình truyền sóng truyền thống đánh giá công suất trung bình thu
được tại các khoảng cách cho trước so với máy phát. Đối với các khoảng cách lớn (vài
km), các mô hình truyền sóng phạm vi rộng được sử dụng. Pha đinh phạm vi rộng được
biểu thị bằng tổn hao do truyền sóng khoảng cách xa. Pha đinh phạm vi hẹp mô tả sự
thăng giáng nhanh sóng vô tuyến theo biên độ, pha và trễ đa đường trong khoảng thời
gian ngắn hay trên cự ly di chuyển ngắn. Pha đinh trong trường hợp này gây ra do
truyền sóng đa đường.
Các kênh vô tuyến là các kênh mang tính ngẫu nhiên, nó có thể thay đổi từ các đường
truyền thẳng đến các đường bị che chắn nghiêm trọng đối với các vị trí khác nhau. Hình
2.1(a) cho thấy rằng trong miền không gian, một kênh có các đặc trưng khác nhau (biên
độ chẳng hạn) tại các vị trí khác nhau. Ta gọi đặc tính này là tính chọn lọc không gian
(hay phân tập không gian) và pha đinh tương ứng với nó là pha đinh chọn lọc không
gian. Hình 2.1(b) cho thấy trong miền tần số, kênh có các đặc tính khác nhau tại các tần
số khác nhau. Ta gọi đặc tính này là tính chọn lọc tần số (hay phân tập tần số) và pha
đinh tương ứng với nó là pha đinh chọn lọc tần số. Hình 2.1(c) cho thấy rằng trong miền
thời gian, kênh có các đặc tính khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Ta gọi đặc tính
này là tính chọn lọc thời gian (hay phân tập thời gian) và pha đinh do nó gây ra là pha
đinh phân tập thời gian. Dựa trên các đặc tính trên có thể phân chia pha đinh kênh thành:

Phan Minh Đức – K54B 3


Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động
pha đinh chọn lọc không gian (pha đinh phân tập không gian), pha đinh chọn lọc tần số
(pha đinh phân tập tần số), pha đinh chọn lọc thời gian (phân tập thời gian ). Chương
này sẽ xét các tính chất kênh trong miền không gian, thời gian và tần số.

(a) (b) (c)


Hình 2.1. Tính chất kênh trong miền không gian, miền tần số và
miền thời gian

2.2. Miền không gian


Các thuộc tính trong miền không gian gồm: tổn hao đường truyền và chọn lọc không
gian. Tổn hao đường truyền thuộc loại pha đinh phạm vi rộng còn chọn lọc không gian
thuộc loại pha đinh phạm vi hẹp. Các mô hình truyền sóng truyền thống đánh giá công
suất thu trung bình tại một khoảng cách cho trước so với máy phát, được gọi là đánh giá
tổn hao đường truyền. Khi khoảng cách thay đổi trong phạm vi một bước sóng, kênh thể
hiện rõ các đặc tính ngẫu nhiên. Điều này được gọi là tính chọn lọc không gian (hay
phân tập không gian).
 Tổn hao đường truyền
Mô hình tổn hao đường truyền mô tả suy hao tín hiệu giữa anten phát và anten thu là
một hàm phụ thuộc vào khoảng cách và các thông số khác. Một số mô hình xét chi tiết
về địa hình để đánh giá suy hao tín hiệu, trong khi đó một số chỉ xét tần số và khoảng
cách. Chiều cao anten là một thông số quan trọng. Tổn hao do khoảng cách truyền dẫn
sẽ tuân theo quy luật hàm mũ.
PL∝ d-n (2.1)
trong đó n là mũ tổn hao (n=2 cho không gian tự do, n<2 cho các môi trường trong nhà,
a>2 cho các vùng thành phố ngoài trời), d là khoảng cách từ máy thu đến máy phát.
Từ lý thuyết và các kết quả đo lường cho thấy công suất thu trung bình giảm so với
khoảng cách theo hàm log đối với môi trường ngoài trời và trong nhà. Hơn nữa tại mọi
khoảng cách d, tổn hao đường truyền PL(d) tại một vị trí nhất định là quá trình ngẫu
nhiên và có phân bố log chuẩn xung quanh một giá trị trung bình (phụ thuộc vào khoảng
cách). Nếu xét cả sự thay đổi theo vị trí, có thể biểu diễn tổn hao đường truyền PL(d) tại
khoảng cách d như sau:

Phan Minh Đức – K54B 4


Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động
________ _________  d 
PL( d ) [ dB] = PL( d ) + X σ = PL( d 0 ) + 10 n lg  + X σ (2.2)
 d0 
_______
Trong đó PL( d ) là tổn hao đường truyền trung bình phạm vị rộng đối với khoảng cách
phát thu d; Xσ là biến ngẫu nhiên phân bố Gauss trung bình không (đo bằng dB) với lệch
chuẩn σ (cũng đo bằng dB), d0 là khoảng cách tham chuẩn giữa máy phát và máy thu, n
là mũ tổn hao đường truyền.
Khi các đối tượng trong kênh vô tuyến không chuyển động trong một khoảng thời gian
cho trước và kênh được đặc trưng bởi pha đinh phẳng đối với một độ rộng băng tần cho
trước, các thuộc tính kênh chỉ khác nhau tại các vị trí khác nhau. Nói một cách khác, pha
đinh chỉ đơn thuần là một hiện tượng trong miền thời gian (mang tính chọn lọc thời
gian).
Từ phương trình 2.2 thấy tổn hao đường truyền của kênh được đánh giá thống kê phạm
vi rộng cùng với ảnh hưởng ngẫu nhiên. Ảnh hưởng ngẫu nhiên xẩy ra do pha đinh
phạm vi hẹp trong miền thời gian và thể hiện cho tính chọn lọc thời gian (phân tập thời
gian). Ảnh hưởng của chọn lọc không gian có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng nhiều
anten. MIMO (Multiple Input Multiple Output: Nhiều đầu vào nhiều đầu ra) là một kỹ
thuật cho phép lợi dụng tính chất phân tập không gian này để cải thiện hiệu năng và
dung lượng hệ thống.

2.3. Miền tần số


Trong miền tần số, kênh bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: điều chế tần số và chọn lọc tần số.
2.3.1. Điều chế tần số
Điều chế tần số do hiệu ứng Doppler gây ra, khi có sự chuyển động tương đối giữa máy
thu và máy phát dẫn đến thay đổi tần số một cách ngẫu nhiên. Do chuyển động tương
đối giữa BTS và MS, các thành phần sóng đa đường bị dịch tần số. Dịch tần số trong tần
số thu do chuyển động tương đối này được gọi là dịch tần số Doppler, nó tỷ lệ với tốc độ
chuyển động, phương chuyển động của MS so với phương sóng tới của thành phần sóng
đa đường. Dịch Doppler BD có thể được biểu diễn như sau:
ν ν
BD = cos( θ) = f c cos( θ) (2.3)
λ c
Trong đó ν là tốc độ của MS, λ là bước sóng, θ là góc giữa phương chuyển động của
MS và phương sóng tới, c là tốc độ ánh sáng và fc là tần số sóng mang. Từ phương trình
cho trên thấy nếu MS di chuyển về phía sóng tới dịch Doppler là dương và tần số thu sẽ
tăng, ngược lại nếu MS di chuyển rời xa sóng tới thì dịch Doppler là âm và tần số thu
được sẽ giảm. Vì thế các tín hiệu đa đường đến MS từ các phương khác nhau sẽ làm
tăng độ rộng băng tần tín hiệu. Khi ν và (hoặc θ) thay đổi dịch Doppler thay đổi dẫn đến
trải Doppler.
2.3.2. Chọn lọc tần số
Sau đây, chúng ta sẽ phân tích chọn lọc tần số cùng với một thông số khác trong miền
tần số: băng thông nhất quán. Băng thông nhất quán là một số đo thống kê của dải tần số
trên một kênh pha đinh được coi là kênh pha đinh "phẳng" (là kênh trong đó tất cả các
thành phần phổ được truyền qua có khuếch đại như nhau và pha tuyến tính). Băng thông
Phan Minh Đức – K54B 5
Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động
nhất quán cho ta dải tần trong đó các thành phần tần số có biên độ tương quan. Băng
thông nhất quán xác định kiểu pha đinh xẩy ra trong kênh và vì thế có ý nghĩa cơ sở
trong việc thích ứng các thông số điều chế. Băng thông nhất quán tỷ lệ nghịch với trải
trễ (xem phần 2.5). Pha đinh chọn lọc tần số rất khác với pha đinh phẳng. Trong cùng
một kênh pha đinh phẳng, tất cả các thành phần tần số truyền qua băng thông kênh đều
chịu ảnh hưởng của pha đinh. Ngược lại pha đinh chọn lọc tần số (còn gọi là pha đinh vi
sai), một số đoạn phổ của tín hiệu qua kênh pha đinh bị ảnh hưởng nhiều hơn các phần
khác, thể hiện rõ tính chọn lọc tần số của kênh này. Nếu băng thông nhất quán kênh nhỏ
hơn độ rộng băng tần của tín hiệu được truyền qua kênh này, thì tín hiệu này chịu ảnh
hưởng của pha đinh chọn lọc ( phân tập tần số). Pha đinh này sẽ làm méo tín hiệu.

2.4. Miền thời gian


Sự khác biệt giữa các kênh hữu tuyến và các kênh vô tuyến là kênh vô tuyến thay đổi
theo thời gian, nghĩa là pha đinh chọn lọc thời gian. Có thể mô hình hóa kênh vô tuyến
di động như là một bộ lọc tuyến tính có đáp ứng xung kim thay đổi theo thời gian. Mô
hình kênh truyền thống sử dụng mô hình đáp ứng xung kim, đây là một mô hình trong
miền thời gian. Có thể liên hệ quá trình thay đổi tín hiệu vô tuyến phạm vi hẹp trực tiếp
với đáp ứng xung kim của kênh vô tuyến di động. Nếu x(t) là tín hiệu phát, y(t) là tín
hiệu thu và h(t,τ) là đáp ứng xung kim của kênh vô tuyến đa đường phụ thuộc vào thời
gian, thì tín hiệu thu là tích chập của tín hiệu phát với đáp ứng xung kim của kênh như
sau:

y( t ) = ∫ x ( t )h( t, τ) dτ = x ( t ) ∗ h( t, τ) (2.4)
−∞

Trong đó t là biến thời gian, τ là trễ đa đường của kênh đối với một giá trị t cố định, ‘*’
là ký hiệu tích chập.
Ảnh hưởng đa đường của kênh vô tuyến thường được biết đến ở dạng phân tán thời gian
hay trải trễ. Phân tán thời gian (tán thời), hay trải trễ xẩy ra khi một tín hiệu được truyền
từ anten phát đến anten thu qua hai hay nhiều đường có các độ dài khác nhau. Một mặt
tín hiệu này được truyền trực tiếp, mặt khác nó được truyền từ các đường phản xạ khác
nhau có độ dài khác nhau với các thời gian đến máy thu khác nhau. Vì vậy tín hiệu tại
anten thu chịu ảnh hưởng của tán thời này sẽ bị méo dạng. Khi thiết kế và tối ưu hóa các
hệ thống vô tuyến số để truyền số liệu tốc độ cao ta cần xét các phản xạ này.
Tán thời có thể được đặc trưng bởi trễ trội, trễ trội trung bình hay trễ trội trung bình
quân phương.
2.4.1. Trễ trội trung bình quân phương
Thông số thời gian quan trọng của tán thời là trải trễ trung bình quân phương (RDS:
Root Mean Square Delay Spread): căn bậc hai môment trung tâm của lý lịch trễ công
suất. RDS đánh giá cho trải đa đường của kênh. Vì thế được sử dụng để đánh giá ảnh
hưởng của nhiễu giao thoa giữa các ký hiệu (ISI).
___ __ 2
στ = τ − τ 2 (2.5)

Phan Minh Đức – K54B 6


Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động

∑ P( τ ) τ k k
τ= k
(2.6)
∑ P( τ ) k
k

____ ∑ P( τ ) τ k
2
k
τ 2
= k
(2.7)
∑ P( τ )
k
k

trong đó P(τk) là công suất trung bình đa đường tại thời điểm τk.
2.4.2. Trễ trội cực đại
Trễ trội cực đại (XdB) của lý lịch trễ công suất được định nghĩa là trễ thời gian mà ở đó
năng lượng đa đường giảm XdB so với năng lượng cực đại.
2.4.3. Thời gian nhất quán
Một thông số khác trong miền thời gian là thời gian nhất quán. Thời gian nhất quán
xác định đặc tính "tĩnh" của kênh. Thời gian nhất quán là thời gian mà ở đó kênh
tương quan rất mạnh với biên độ của tín hiệu thu, được ký hiệu là Tc. Các ký hiệu
khác nhau truyền qua kênh trong khoảng thời gian nhất quán chịu ảnh hưởng pha đinh
như nhau. Vì thế nhận được một kênh pha đinh khá chậm. Các ký hiệu khác nhau
truyền qua kênh bên ngoài thời gian nhất quán sẽ bị ảnh hưởng pha đinh khác nhau.
Khi này kênh pha đinh khá nhanh. Như vậy dưới tác động của pha đinh nhanh, một số
phần của ký hiệu tin sẽ chịu tác động pha đinh lớn hơn các phần khác.

2.5.Quan hệ giữa các thông số trong các miền khác nhau


Trên đây đã chỉ ra các đặc tính kênh và các thông số của nó trong các miền không gian,
tần số và thời gian. Các đặc tính này không tồn tại độc lập nhau mà có quan hệ mật thiết
giữa các miền xét. Một số thông số trong miền này ảnh hưởng lên các đặc tính của miền
khác.
2.5.1. Băng thông nhất quán và trải trễ trung bình quân phương
Thấy rõ, lý lịch trễ công suất và đáp ứng tần số biên của kênh vô tuyến di động quan hệ
với nhau qua biến đổi Fourrier. Vì thế, có thể trình bầy kênh trong miền tần số bằng cách
sử dụng các đặc tính đáp ứng tần số của nó. Tương tự như các thông số trải trễ trong
miền thời gian, ta có thể sử dụng băng thông nhất quán để đặc trưng kênh trong miền tần
số. Tuy trải trễ trung bình quân phương tỷ lệ nghịch với băng thông nhất quán và ngược
lại, song quan hệ chính xác của chúng là một hàm phụ thuộc vào cấu trúc đa đường. Nếu
ký hiệu băng thông nhất quán là BC và trải trễ trung bình quân phương là στ, thì khi hàm
tương quan đường bao lớn hơn 90%, băng thông nhất quán có quan hệ sau đây với trải
trễ trung bình quân phương:
1
BC ≈ (2.8)
50σ τ
Cho thấy hai thông số trên liên quan chặt chẽ với nhau, nên chỉ cần xét một thông số
trong quá trình thiết kế hệ thống.

Phan Minh Đức – K54B 7


Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động
2.5.2. Thời gian nhất quán và trải Doppler
Thời gian nhất quán chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Doppler, là thông số kênh trong
miền thời gian và có tính đối ngẫu với trải Doppler. Trải Doppler và thời gian nhất quán
là hai thông số tỷ lệ nghịch với nhau. Nghĩa là:
1
TC ≈ (2.9)
BD
Khi thiết kế hệ thống chỉ cần xét một trong hai thông số nói trên là đủ.

2.6. Các loại pha đinh phạm vi hẹp


Tuỳ vào quan hệ giữa các thông số tín hiệu (độ rộng băng tần, chu kỳ ký hiệu,…) và các
thông số kênh (trải trễ trung bình quân phương, trải Doppler, …), mà xác định loại pha
đinh phạm vi hẹp dựa trên hai đặc tính: Trải trễ đa đường và pha đinh chọn lọc tần số.
Trải trễ đa đường là một thông số trong miền thời gian, trong khi đó việc kênh là pha
đinh phẳng hay chọn lọc tần số lại xét trong miền tần số. Vì thế thông số miền thời gian,
trải trễ đa đường, ảnh hưởng lên đặc tính kênh trong miền tần số. Trải Doppler dẫn đến
tán tần và pha đinh chọn lọc thời gian, vì thế dựa vào trải Doppler để phân loại pha đinh
phạm vi hẹp thành pha đinh nhanh và pha đinh chậm. Trải Doppler là một thông số
trong miền tần số trong khi đó hiện tượng kênh thay đổi nhanh hay chậm lại thuộc miền
thời gian. Vậy trong trường hợp này, trải Doppler, thông số trong miền tần số, ảnh
hưởng lên đặc tính kênh trong miền thời gian. Biết được các quan hệ này sẽ trợ giúp
trong quá trình thiết kế hệ thống. Bảng 2.1 liệt kê các loại pha đinh phạm vi hẹp.
Bảng 2.1. Các loại pha đinh phạm vi hẹp

Cơ sở phân loại Loại Pha đinh Điều kiện


Trải trễ đa đường Pha đinh phẳng BS<<BC ; T≥10στ
Pha đinh chọn lọc tần số BS>BC ; T<10στ
Trải Doppler Pha đinh nhanh T>TC ; BS<BD
Pha đinh chậm T<<TC ; BS>>BD

Các ký hiệu được sử dụng trong bảng 2.1 như sau: B S ký hiệu cho độ rộng băng tần tín
hiệu, BC ký hiệu cho băng thông nhất quán, BD ký hiệu cho trải Doppler, T ký hiệu cho
chu kỳ ký hiệu và στ trải trễ trung bình quân phương.
Nếu băng tần nhất quán kênh lớn hơn rất nhiều so với độ rộng băng tần tín hiệu phát, tín
hiệu thu sẽ bị pha đinh phẳng. Khi này chu kỳ ký hiệu lớn hơn nhiều so với trải trễ đa
đường của kênh. Ngược lại, nếu băng thông nhất quán kênh nhỏ hơn độ rộng băng tần
tín hiệu phát, tín hiệu thu sẽ bị pha đinh chọn lọc tần số, khi này chu kỳ tín hiệu nhỏ hơn
trải trễ đa đường kênh. Khi đó, tín hiệu thu bị méo dạng dẫn đến nhiễu giao thoa giữa
các ký hiệu (ISI). Ngoài ra việc lập mô hình các kênh pha đinh chọn lọc tần số phức tạp
hơn nhiều so với lập mô hình kênh pha đinh phẳng, vì để lập mô hình cho kênh pha đinh
chọn lọc tần số phải sử dụng bộ lọc tuyến tính. Vì thế ta cần cố gắng chuyển vào kênh
pha đinh phẳng cho tín hiệu truyền dẫn. Tuy nhiên do không thể thay đổi trải trễ đa
đường hay băng thông nhất quán, nên chỉ có thể thiết kế chu kỳ ký hiệu và độ rộng băng
tần tín hiệu để đạt được kênh pha đinh phẳng. Vì thế nếu cho trước trải trễ, để cải thiện

Phan Minh Đức – K54B 8


Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động
hiệu năng truyền dẫn, cần chọn giá trị chu kỳ ký hiệu trong giải thuật điều chế thích ứng
để đạt được kênh pha đinh phẳng thay vì kênh pha đinh chọn lọc.
Dựa trên trải Doppler, để phân loại kênh thành pha đinh nhanh và pha đinh chậm. Nếu
đáp ứng xung kim kênh (trong miền thời gian) thay đổi nhanh trong chu kỳ ký hiệu,
nghĩa là nếu thời gian nhất quán kênh nhỏ hơn chu kỳ ký hiệu của tín hiệu phát, kênh sẽ
gây ra pha đinh nhanh đối với tín hiệu thu. Điều này sẽ dẫn đến méo dạng tín hiệu. Nếu
đáp ứng xung kim kênh thay đổi với tốc độ chậm hơn nhiều so với kí hiệu băng gốc
phát, kênh sẽ gây ra pha đinh chậm đối với tín hiệu thu. Trong trường hợp này kênh tỏ ra
tĩnh đối với một số chu kỳ ký hiệu. Tất nhiên ta muốn có pha đinh chậm vì nó hỗ trợ
chất lượng truyền dẫn ổn định hơn. Ta không thể xác dịnh Doppler khi thiết kế hệ thống.
Vì thế, khi cho trước trải Doppler, ta cần chọn độ rộng băng tần tín hiệu (băng thông
sóng mang con) trong giải thuật điều chế thích ứng để nhận được kênh pha đinh chậm
thay vì kênh pha đinh nhanh. Như vậy ta sẽ đạt được chất lượng truyền dẫn tốt hơn.

2.7. Phân bố Rayleigh và Rice


Khi nghiên cứu các kênh vô tuyến di động, thường các phân bố Rayleigh và Rice được
sử dụng để mô tả tính chất thống kê thay đổi theo thời gian của tín hiệu pha đinh phẳng.
Sau đây, chúng ta sẽ xét các phân bố này và đưa ra các đặc tính cơ bản của chúng.
2.7.1. Phân bố pha đinh Rayleigh
Có thể coi phân bố pha đinh Rayleigh là phân bố đường bao của tổng hai tín hiệu phân
bố Gauss vuông góc. Hàm mật độ xác suất (PDF) của phân bố pha đinh Rayleigh được
biểu diễn như sau:
 r −r2
2

 e 2σ , 0 ≤ r ≤ ∞
p( r ) =  σ 2 (2.10)
0, r<0

Trong đó r là điện áp đường bao tín hiệu thu, σ là giá trị trung bình quân phương của tín
hiệu thu của từng thành phần Gauss, σ là công suất trung bình theo thời gian của tín hiệu
thu của từng thành phần Gauss.
Giá trị trung bình, rtb, của phân bố Rayleigh trở thành:

π
rtb = E[ r ] = ∫ rp( r )dr = σ = 1,253σ (2.11)
0
2

Phương sai của phân bố Rayleigh, σ 2r (thể hiện thành phần công suất xoay chiều trong
đường bao) được xác định như sau:


2
r [ ]
σ = E r − E[ r ] = ∫ r 2 p( r ) dr −
2 σ2π  π
= σ 2  2 −  = 0,4292σ 2 (2.12)
0
2  2

Phan Minh Đức – K54B 9


Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động

Hình 2.3 Phân bố xác suất Rayleigh trong không gian, , [sim_rayleigh.m]

Trong phần trên có nói đến phân bố Gauss của các thành phần tín hiệu thu. Hàm mật độ
xác suất đa biến (PDF) của phân bố Gauss được biểu diễn:
1  1 
px ( x) = exp − ( x − m x ) C −x1 ( x − m x ) 
T
(2.13)
( 2π)
1
N
2 Cx 2  2 

Trong đó x là vector ngẫu nhiên N chiều có phân bố Gauss, mx là vector giá trị trung
bình của vector x, Cx là ma trận đồng phương sai. Hàm phân bố Gauss một biến giá trị
thực sẽ có dạng:
1  ( x − mx ) 2 
px ( x) = exp − 
 (2.14)
2 πσ  2 σ 2

Hàm phân bố Gauss cho vector hai chiều được cho trong hình 2.4.

Phan Minh Đức – K54B 10


Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động

Hình 2.3 Phân bố xác suất Gauss hai biến, [sim_gaussian.m]

2.7.2. Phân bố Pha đinh Rice


Khi tín hiệu thu có thành phần ổn định (không bị pha đinh) vượt trội, đường truyền trực
tiếp (LOS), phân bố đường bao pha đinh phạm vi hẹp có dạng Rice. Trong phân bố Rice,
các thành phần đa đường ngẫu nhiên đến máy thu theo các góc khác nhau và xếp chồng
lên tín hiệu vượt trội này.
Phân bố Rice được biểu diễn như sau:
 ( r +A )
2 2
− r  Ar 
 e 2σ2
I 0  2 , A ≥ 0, r ≥ 0
p( r ) =  σ 2 σ  (2.15)

0, r<0

trong đó A là biên độ đỉnh của tín hiệu trội và I 0(.) là hàm Bessel cải tiến loại một bậc
π
1
không được xác định như sau: I 0 ( y ) = ∫ e y cos ( t ) dt
2π − π

Phân bố Rice thường được mô tả bằng thừa số K như sau:


C«ng suÊt trong ®­ êng v­ î t tréi A
K= = (2.16)
2
C«ng suÊt trong c¸c ®­ êng t¸n x¹ 2σ
Khi K tiến đến không, kênh suy thoái thành kênh Rayleigh, khi K tiến đến vô hạn kênh
chỉ có đường trực tiếp.

Phan Minh Đức – K54B 11


Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động

Hình 2.5 Phân bố xác suất Rice với các giá trị K khác nhau, , [sim_rice.m]

2.8. Các mô hình kênh trong miền thời gian và miền tần số
2.8.1. Mô hình kênh trong miền thời gian
Xây dựng mô hình kênh là điều không thể thiếu được khi nghiên cứu thông tin vô tuyến.
Kênh vô tuyến pha đinh đa đường có thể được đặc trưng theo toán học bằng bộ lọc
tuyến tính thay đổi theo thời gian. Trong miền thời gian, có thể rút ra tín hiệu đầu ra
kênh bằng tích chập tín hiệu đầu vào kênh với hàm đáp ứng xung kim kênh thay đổi
theo thời gian h(τ,t). Có thể biểu diễn hàm đáp ứng xung kim kênh như sau:

h ( τ, t ) = ∑ ρ i ( t ) e jθi ( t ) δ( τ − τ i ( t ) ) , (2.17)
i

Trong đó ρi (t), θi(t), τi(t) biểu thị cho biên độ, pha và trễ vượt trội đối với xung thu thứ
nhất (đường truyền i); τ biểu thị cho trễ vượt trội, sự phụ thuộc t cho thấy thay đổi theo
thời gian của chính cấu trúc xung kim và δ(.) biểu thị cho hàm Delta Dirac. Thông
thường thì trễ của tia đầu tiên (đường truyền ngắn nhất) được định nghĩa τ0=0, vì thế τ
i>0 được gọi là trễ vượt trội và đáp ứng xung kim kênh mang tính nhân quả.

Lưu ý rằng trong môi trường thực tế, {ρi (t)}, {θi(t)}, {τi(t)} thay đổi theo thời gian.
Trong phạm vi hẹp (vào khoảng vài bước sóng λ, {ρi (t)}, {τi(t)} có thể coi là ít thay
đổi. Tuy nhiên các pha {θi(t)} thay đổi ngẫu nhiên trong khoảng [-π ; π].
Tất cả các thông số kênh được đưa ra ở đây đều được định nghĩa từ lý lịch trễ công suất
(PDP), PDP là một hàm được rút ra từ đáp ứng xung kim. PDP được xác định như sau:
Phan Minh Đức – K54B 12
Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động

p( τ) = ∑ ρ i2 δ( τ − τ i ) , (2.18)
i

Thông số đầu tiên là công suất thu (chuẩn hóa), là tổng công suất của các tia:

p 0 = ∑ ρ i2 (2.19)
l

Thừa số K là tỷ số của công suất đường truyền vượt trội và công suất của các tia tán xạ,
được xác định như sau:
ρ i ,max
K= , Trong đó ρ i ,max = max{ρi } (2.20)
p 0 − ρ i ,max i

Lưu ý rằng khi có tia đi thẳng, tia vượt trội là tia đầu tiên và là tia đi thẳng, tương ứng
với i=0, ρi,max= ρ0 tại τ0=0.
Thông số thứ hai là trải trễ trung bình quân phương, στ là môment bậc hai của
PDP chuẩn hóa, được biểu diễn như sau:
2 2 (2.21)
    
____

trong đó: τ m = ∑ τ im ρ i2 p 0 , m = 1,2


i

Vì pha của các tia không còn nữa, các thông số kênh phải hầu như không đổi trong diện
hẹp, với điều kiện là các đường truyền hoàn toàn phân giải.
Rõ ràng rằng biên độ, pha và trễ trội của tất cả các xung thu tạo nên mô hình kênh miền
thời gian. Quy luật phân bố đối với biên độ, pha và mô hình lý lịch trễ công suất cho
kênh trong nhà:
• Các pha của các đường truyền độc lập tương hỗ so với nhau (không tương quan)
và có phân bố đều trong khoảng [-π, π]
• Nếu ta coi rằng tất cả các đường truyền đều được tạo ra từ cùng một quá trình
thống kê và quá trình tạo đường truyền này là quá trình dừng nghĩa rộng so với
biến t, thì biên độ của các dường truyền tán xạ sẽ tuân theo phân bố Rayleigh
(được xác định theo phương trình 2.10) và PDF biên độ của tất cả các đường
truyền (gồm cả LOS) sẽ tuân theo phân bố Rice (xác định theo phương trình 2.15)
• Hình 2.6 cho thấy mô hình của lý lịch trễ công suất trung bình (PDP: Power
Delay Profile) cho một kênh vô tuyến đa đường. Đường đầu tiên là LOS có công
suất lớn nhất. Sau đó là các đường có mức công suất không đổi cho đến trễ trội
mà sau đó các đường có công suất giảm tuyến tính theo dB. Có thể biểu diễn PDP
này theo dB như sau:

Phan Minh Đức – K54B 13


Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động
 10lg 2 (0) ,
   0 (LoS)

   
2  2
10lg  ( )   10lg  (0)  LOS , 0    1 (®o¹ nmøc kh«ng ®æi) (2.22)

  
 10lg 2 ( 1)  Z(   1),   1 (®o¹ n gi¶m tuyÕn tÝnh)

Trong đó ρ(0) thể hiện cho biên độ tín hiệu đi thẳng, ρ(τ) biểu thị biên độ của tín hiệu
truyền theo đường đến máy thu tại trễ τ, ∆LOS thể hiện hiệu số giữa công suất tín hiệu đi
thẳng với công suất tín hiệu của phần mức không đổi và Z là độ dốc của phần giảm
tuyến tính trong PDP. Nếu sử dụng quan hệ nói trên cho phân bố Rice, sẽ nhận được
công suất/biên độ của tín hiệu di thẳng từ thừa số K trong phương trình (2.20) và biên độ
tín hiệu của các đường còn lại theo quan hệ này.

Hình 2.6. Mô hình lý lịch trễ công suất trung bình

2.8.2. Mô hình kênh trong miền tần số


Mô hình kênh trong miền tần số được trình bầy ở dạng phổ công suất trễ (DPS: Delay
Power Spectrum) như ở hình 2.6. DPS trong trường hợp này biểu diễn hàm truyền đạt
kênh, Mô hình này nhận được từ chuyển đổi Fourier đáp ứng xung của kênh (xem
phương trình (2.23)). Quá trình này cũng chứng tỏ rằng tán thời của kênh dẫn đến kênh
mang tính chọn lọc tần số như đã nói ở phần 2.5 và 2.6. Sử dụng biến đổi Fourier cho
đáp ứng xung kênh, ta được:

H( f , t ) = ∫ h( τ, t ) e
− j 2 πfτ
dτ = ∑ ρi ( t ) e − j[ 2 π f τi t +θi ( t ) ] (2.23)
−∞ i

trong đó:

h ( τ, t ) = ∑ ρ i ( t ) e jθi ( t ) δ( τ − τ i ( t ) ) , mô tả đáp ứng xung kim trong miền thời gian.


i

Quan hệ giữa công suất tại trễ τ là φh(τ) với đáp ứng xung kim kênh được xác định như
sau:

Phan Minh Đức – K54B 14


Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động
2
h ()  E[ h () ] (2.24)

Dạng của DPS (Delay Power Spectrum: Phổ công suất trễ) được giả định giống như
dạng của PDP trung bình (Power Delay Profile: Lý lịch trễ công suất), vì thế có thể sử
dụng một công thức để biểu diễn cả hai mô hình này. Bằng cách định nghĩa :
0, τ<0
ρ( 0 ) δ( τ) , τ = 0

φh ( τ) =  (2.25)
∏, 0 < τ ≤ τl
∏ eγ ( τ−τl ) , τ > τl

Trong đó p(0)=|h(0)|2 biểu thị công suất thành phần sóng đi thẳng (LOS), ∏ biểu thị
thành phần không đổi của mật độ phổ công suất, γ biểu thị mũ giảm và được xác định
Z
như sau γ = ln 10 , z đo bằng dB/ns biểu thị cho độ dốc phần giảm tuyến tính của PDF.
10
Ta định nghĩa công suất thu chuẩn hóa (NRP: Normalized Received Power) là tỷ số giữa
công suất thu và công suất phát như sau:
NRP=PR/PT (2.26)
Trong đó PR ký hiệu cho công suất thu còn PT ký hiệu cho công suất phát.
Từ φh(τ) định nghĩa theo (2.24), có thể rút ra các biểu thức liên quan đến NRP, thừa số K
và trải trễ trung bình quân phương στ như sau:
τ max
 1
E{ NRP} = ∫ φ ( τ) dτ = p( 0) + ∏ τ + γ 
h l (2.27)
0

p( 0 ) p( 0 )
E{ K} = = (2.28)
E{ NPR } − p( 0) ∏( τl + 1 γ )
τ max
 ___   τ2 τ 1
E{NRP}.E τ  = ∫ τφ h ( τ ) dτ = ∏ . l + l + 2  (2.29)
  0 2 γ γ 
τ max
 ___   τ l3 τ l2 2τ l 2 
E{NRP} .E τ 2  = ∫0 h
τ 2
φ ( τ ) dτ = ∏ . + + + 3 (2.30)
   3 γ γ γ 

 ___2 
E{ σ τ } = E  τ  − ( E{ τ } )
2
(2.31)
 

2.9. Ảnh hưởng của thừa số K kênh Rice và trải trễ lên các
thuộc tính kênh trong miền tần số
Trong mô hình kênh miền tần số, ba thông số {NPR, K,στ} đủ để mô tả tính cách băng
rộng của các kênh pha đinh Rice thực tế. Để thích ứng các thông số điều chế dựa trên

Phan Minh Đức – K54B 15


Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động
các thông số của kênh, cần phải biết biết ảnh hưởng của các thông số kênh nói trên lên
hiệu năng kênh.

Hình 2.7 Phổ tín hiệu OFDM truyền qua mô hình kênh pha đinh Rice, với
số sóng mang = 100, kích thước FFT = 256, [plot_ofdm_spectrum.m]
Hình 2.7 minh hoạ dạng tín hiệu OFDM trong miền tần số, khi truyền qua môi trường
kênh pha đing Rice. Trên hình vẽ ta thấy tại những điểm trũng của đáp ứng kênh thì biên
độ phổ tần số của tín hiệu sẽ bị giảm nhanh chóng, và tại những điểm lồi của đáp ứng
kênh thì biên độ phổ của tín hiệu bị kéo lên theo đường đáp ứng kênh. Tại những điểm
trũng hay lồi của đáp ứng kênh đều gây thu sai tín hiệu sau bộ quyết định tại phía thu.
Mục đích của chúng ta là tìm giải pháp đối phó những vị trí mà đáp ứng kênh bị thăng
giáng bằng cách sử dụng các bộ cân bằng, dùng cơ chế thích ứng chọn lọc sóng mang và
điều chế M-QAM thích ứng (AQAM) trong miền tần số và thời.
Hình 2.8 và hình 2.9 cho thấy các thuộc tính kênh trong miền tần số phụ thuộc vào trải
trễ (RDS) và thừa số K dựa trên các kết quả mô phỏng. Cả hai mô hình miền tần số và
miền thời gian đều được mô phỏng. Trên hình 2.8, ta giả thiết rằng K bằng 0dB còn trên
hình 2.9 ta giả thiết rằng RDS bằng 42,1ns.

Phan Minh Đức – K54B 16


Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động

Hình 2.8. Phụ thuộc biên độ hàm truyền đạt kênh miền tần số vào tần số
và RDS. a) nhìn từ trên xuống, b) nhìn từ bên.

Hình 2.8 cho thấy rằng trải trễ cao dẫn đến thay đổi biên độ hàm truyền đạt kênh trong
miền tần số nhanh hơn. Điều này cho thấy rằng cần phải ấn định nhiều sóng mang con
hơn cho hệ thống OFDM khi trải phổ lớn hơn. Từ hình 2.9 cho thấy, khi thừa số K giảm,
biên độ hàm truyền đạt kênh trong miền tần số bị pha đinh nhanh hơn. Khi thừa số K
lớn, biên độ hàm truyền đạt kênh trong miền tần số ít bị pha đinh hơn nhiều. Nói một
cách khác khi thừa số K lớn, cho phép ấn định băng thông sóng mang nhỏ ngay cả khi
trải trễ lớn. Tuy nhiên ta cần biết tại thừa số K nào ảnh hưởng trải trễ đối với thiết kế
băng thông sóng mang con có thể bỏ qua. Để xác định điều này ta xét kết quả mô phỏng
trên hình 2.10.

Hình 2.9. Phụ thuộc biên độ hàm truyền đạt kênh vào K và tần số
Hình 2.10 Biểu thị hàm truyền đạt biên độ kênh theo tần số đối với RDS bằng 30ns và
thừa số K bằng 0dB, 6dB và 15dB. Hình này cho thấy rằng thừa số K nhỏ dẫn đến biên
độ kênh bị pha đinh nhanh hơn trong miền tần số. Đối với K=0dB, pha đinh biên độ có
thể lên tới 12 dB tại một tần số nào đó, đối với K=10dB, biên độ pha đinh nhỏ hơn
2,2dB trên toàn băng tần và đối với K=15dB, pha đinh chỉ giới hạn ở 1dB trên toàn băng
tần. Vậy có thể kết luận rằng Khi K lớn hơn 10dB biên độ hàm truyền đạt kênh trong
miền tần số không bị pha đinh nhiều vì thế không cần đặt băng thông sóng mang con
theo trải trễ mặc dù biên độ này pha đinh nhanh hơn khi trải trễ lớn.

Phan Minh Đức – K54B 17


Chương 2: Đặc tính kênh vô tuyến di động

Hình 2.10. Hàm truyền đạt của kênh khi RDS=30ns với các giá trị K khác nhau
Từ các phân tích trên có thể kết luận ảnh hưởng của thừa số K và trải trễ lên các thuộc
tính kênh trong miền tần số như sau:
• Trải trễ ảnh hưởng lên tốc độ thay đổi biên trong hàm truyền đạt kênh trong miền
tần số. Trải trễ càng cao thì tốc độ thay đổi biên trong miền tần số càng lớn.
• Thừa số K xác định độ lớn của thay đổi biên hàm truyền đạt kênh miền tần số. K
càng lớn thì thay đổi biên càng nhỏ.
• Khi thừa số K nhỏ hơn 10 dB, để chống pha đinh chọn lọc tần số, cần ấn định
băng thông sóng mang con lớn hơn cho OFDM khi trải trễ lớn hơn.

Phan Minh Đức – K54B 18


Chương 3

Nguyên lý hoạt động của OFDM

3.1. Mở đầu
Ghép kênh theo tần số trực giao OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing)
là một phương pháp điều chế cho phép giảm thiểu méo tuyến tính do tính phân tán của
kênh truyền dẫn vô tuyến gây ra. Nguyên lý của OFDM là phân chia toàn bộ băng thông
cần truyền vào nhiều sóng mang con và truyền đồng thời trên các sóng mang này. Theo
đó, luồng số tốc độ cao được chia thành nhiều luồng tốc độ thấp hơn. Vì thế có thể giảm
ảnh hưởng của trễ đa đường và chuyển đổi kênh pha đinh chọn lọc thành kênh pha đinh
phẳng. Như vậy OFDM là một giải pháp cho tính chọn lọc của các kênh pha đinh trong
miền tần số. Việc chia tổng băng thông thành nhiều băng con với các sóng mang con dẫn
đến giảm độ rộng băng con trong miền tần số đồng nghĩa với tăng độ dài ký hiệu. Số
sóng mang con càng lớn thì độ dài ký hiệu càng lớn. Điều này có nghĩa là độ dài ký hiệu
lớn hơn so với thời gian trải rộng trễ của kênh pha đinh phân tán theo thời gian, hay độ
rộng băng tần tín hiệu nhỏ hơn độ rộng băng tần nhất quán của kênh.

3.2. Tính trực giao


 Ý tưởng
Ý tưởng OFDM là truyền dẫn song song (đồng thời) nhiều băng con chồng lấn nhau trên
cùng một độ rộng băng tần cấp phát của hệ thống. Việc xếp chồng lấn các băng tần con
trên toàn bộ băng tần được cấp phát dẫn đến ta không những đạt được hiệu quả sử dụng
phổ tần được cấp phát cao mà còn có tác dụng phân tán lỗi cụm khi truyền qua kênh,
nhờ tính phân tán lỗi mà khi được kết hợp với các kỹ thuật mã hoá kênh kiểm soát lỗi
hiệu năng hệ thống được cải thiện đáng kể. So với hệ thống ghép kênh phân chia theo
tần số FDM truyền thống, ở FDM cũng truyền theo cơ chế song song nhưng các băng
con không những không được phép chồng lấn nhau mà còn phải dành khoảng băng tần
bảo vệ (để giảm thiểu độ phức tạp bộ lọc thu).
Vậy làm thế nào tách các băng con từ băng tổng chồng lấn hay nói cách khác sau khi
được tách ra chúng không giao thoa với nhau trong các miền tần số (ICI) và thời gian
(ISI). Câu trả lời và cũng là vấn đề mấu chốt của truyền dẫn OFDM là nhờ tính trực giao
của các sóng mang con. Vì vậy ta kết luận rằng nhờ đảm bảo được tính trực giao của các
sóng mang con cho phép truyền dẫn đồng thời nhiều băng tần con chồng lấn song phía
thu vẫn tách chúng ra được, đặc biệt là tính khả thi và kinh tế cao do sử dụng xử lý tín
hiệu số và tần dụng tối đa ưu việt của VLSI.
Theo đó trước hết ta định nghĩa tính trực giao, sau đó ta áp dụng tính trực giao này vào
hệ thống truyền dẫn OFDM hay nói cách khác sử dụng tính trực giao vào quá trình tạo
và thu tín hiệu OFDM cũng như các điều kiện cần thiết để đảm bảo tính trực giao.
 Định nghĩa
Nếu ký hiệu các sóng mang con được dùng trong hệ thống OFDM là s i ( t ) & s j ( t ) . Để
đảm bảo trực giao cho OFDM, các hàm sin của sóng mang con phải thoả mãn điều kiện
sau
t s +T
1 1, i= j
∫ i j
s ( t ) .s *
( t ) dt =  (3.1)
T ts 0, i≠ j
Trong đó:
e ( j2 πk∆ft ) , k = 1,2, N
sk ( t) =  (3.2)
0, ≠
∆f = 1
T là khoảng cách tần số giữa hai sóng mang con, T là thời gian ký hiệu, N là số
các sóng mang con và N.∆f là băng thông truyền dẫn và ts là dịch thời gian.
 Minh hoạ
OFDM đạt tính trực giao trong miền tần số bằng cách phân phối mỗi tín hiệu thông tin
riêng biệt vào các sóng mang con khác nhau. Các tín hiệu OFDM được tạo ra từ tổng
của các hàm sin tương ứng với mỗi sóng mang. Tần số băng tần cơ sở của mỗi sóng
mang con được chọn là một số nguyên lần của tốc độ ký hiệu, kết quả là toàn bộ các
sóng mang con sẽ có tần số là số nguyên lần của tốc độ ký hiệu. Do đó các sóng mang
con là trực giao với nhau.
Kiến trúc của một tín hiệu OFDM với 4 sóng mang con được cho ở Hình 3.1. Trong đó,
(3.1.1a), (3.1.2a), (3.1.3a) và (3.1.4a) thể hiện các sóng mang con riêng lẻ, với tần số
tương ứng 10, 20, 30, và 40 Hz. Pha ban đầu của toàn bộ các sóng mang con này là 0.
(3.1.5a) và (3.1.5b) thể hiện tín hiệu OFDM tổng hợp của 4 sóng mang con trong miền
thời gian và miền tần số.
Tính trực giao trong miền tần số của tín hiệu OFDM được thể hiện một cách tường minh
ở hình 3.2. Thấy rõ, trong miền tần số mỗi sóng mang con của OFDM có một đáp ứng
tần số dạng sinc (sin(x)/x). Dạng sinc có đường bao chính hẹp, với đỉnh suy giảm chậm
khi biên độ của tần số cách xa trung tâm. Tính trực giao được thể hiện là đỉnh của mỗi
sóng mang con tương ứng với giá trị 0 của toàn bộ các sóng mang con khác. Hình 3.2
cho ta thấy với cùng độ rộng băng tần cấp phát cho hệ thống thì hiệu quả sử dụng phổ
tần của OFDM lớn gấp hai lần so với cơ chế FDM truyền thống.
Đáp ứng tổng hợp 5 sóng mang con của một tín hiệu OFDM được minh hoạ ở đường
màu đen đậm trên hình 3.3.

Phan Minh Đức – K54B 20


Hình 3.1 Dạng sóng của một tín hiệu OFDM trong miền thời gian và tần
số, [sim_ofdm_time_domain.m]

Hình 3.2 Hình dạng phổ của tín hiệu OFDM băng tần cơ sở 5 sóng mang,
hiệu quả phổ tần của OFDM so với FDM, [sim_ofdm_mc.m]

Phan Minh Đức – K54B 21


Hình 3.3 Phổ tổng hợp của tín hiệu OFDM trong băng tần cơ sở với
5 sóng mang con, [sim_ofdm_mc.m]

3.3. Mô hình hệ thống truyền dẫn OFDM


3.3.1. Mô tả toán học tín hiệu OFDM
Tín hiệu OFDM phát phức băng tần gốc được xác định như sau:

s( t) = ∑ sk ( t − kT ) , (3.3)
k = −∞
Trong đó sk(t-kT) là tín hiệu OFDM phát phức băng gốc thứ k được xác định như sau:

 N 2−1   i  
w( t − kT) ∑ xi,k exp j2π ( t − kT) 
 i = − N/2   TFFT  

sk ( t − kt) = kT − Twin − TG ≤ t ≤ kT + TFFT + Twin (3.4)
0, NÕu kh¸c



Trong đó:
T là độ dài ký hiệu OFDM
TFFT là thời gian FFT, phần hiệu dụng của ký hiệu OFDM
TG là thời gian bảo vệ, thời gian của tiền tố chu trình
Twin là thời gian mở cửa tiền tố và hậu tố để tạo dạng phổ
∆f=1/TFFT là phân cách tần số giữa hai sóng mang
N là độ dài FFT, số điểm FFT
k là chỉ số về ký hiệu được truyền
i là chỉ số về sóng mang con, i∈{-N/2, -N/2+1, -1, 0, +1, …., -N/2}
xi,k là vectơ điểm chùm tín hiệu, là ký hiệu phức (số liệu, hoa tiêu,
rỗng) được điều chế lên sóng mang con i của ký hiệu OFDM thứ k.

Phan Minh Đức – K54B 22


w(t) xung tạo dạng được biểu diễn như sau:
1
 2 [1 − cos π( t + TG ) Twin ], − Twin − TG ≤ t ≤ −TG

w ( t ) = 1, − TG ≤ t ≤ TFFT (3.5)
1
 [1 − cos π( t − TFFT ) Twin ], TFFT ≤ t ≤ TFFT + Twin
2

Phân tích (3.4) ta thấy biểu thức này giống như biểu thức của dãy Fourier sau:


j2nf0
u(t) = c(nf0 )e (3.6)
n  
trong đó các hệ số Fourier phức thể hiện các vectơ của chùm tín hiệu phức còn nf0 thể
hiện các sóng mang con i/TFFT. Trong hệ thống số, dạng sóng này có thể được tạo ra bằng
biến đổi Fourier ngược nhanh (IFFT). Chùm số liệu xi,k là đầu vào IFFT và ký hiệu
OFDM miền thời gian là đầu ra.
Tín hiệu đầu ra của bộ điều chế vô tuyến được xác định như sau:

sRF (t) =  sRF,k (t - kT) (3.7)
k  
trong đó sRF,k(t-kT) là tín hiệu OFDM vô tuyến thứ k được biểu diễn như sau:
  N / 2 −1   1   
 Re w ( t − kT ) ∑ x i ,k exp  j2π  f c +  ( t − kT )   ,
  i= − N / 2   TFFT   

s RF,k ( t − kT ) =  kT − Twin − TG ≤ t ≤ kT + TFFT + Twin (3.8)
 0, NÕu kh¸c



Trong đó fc là tần số sóng mang RF.

3.3.2. Sơ đồ hệ thống truyền dẫn OFDM


Hình 3.4 trình bầy sơ đồ khối phát thu tín hiệu OFDM điển hình. Theo đó, dưới đây
trình bày vắn tắt chức năng các khối.
Máy phát: Chuyển luồng dữ liệu số phát thành pha và biên độ sóng mang con. Các sóng
mang con được lấy mẫu trong miền tần số, phổ của chúng là các điểm rời rạc. Sau đó sử
dụng biến đổi Fourier rời rạc ngược (IDFT) chuyển phổ của các sóng mang con mang
dữ liệu vào miền thời gian. Tuy nhiên các hệ thống trong thực tế dùng biến đổi Fourier
ngược nhanh (IFFT) vì nó tính hiệu của nó. Tín hiệu OFDM trong miền thời gian được
trộn nâng tần lên tần số truyền dẫn vô tuyến.
Máy thu: Thực hiện hoạt động ngược lại của phía phát. Theo đó trước hết, trộn hạ tần
tín hiệu RF thành tín hiệu băng tần cơ sở, sau sử dụng FFT để phân tích tín hiệu vào
miền tần số. Cuối cùng thông tin ở dạng biên độ và pha của các sóng mang con được
giải điều chế thành các luồng số và chuyển trở lại thành dữ liệu số ban đầu.

Phan Minh Đức – K54B 23


Máy phát Pha sóng
mang
I I I
Chuyển đổi Điều chế
Điều chế Chèn Chèn từ
Nối tiếp sóng mang cao
sóng IFFT Q khoảng Q đồng bộ

...
thành Song Q tần và khuếch
mang con bảo vệ khung Anten
Dữ liệu phát song đại công suất
nối tiếp
Biên độ Tín hiệu trong miền
sóng mang thời gian

Sửa lỗi tần số LO

Pha sóng
Máy thu mang
Chuyển đổi I I Khuếch đại công
Giải Điều Loại bỏ
Song song suất và giải điều
chế sóng FFT khoảng
...

hành Nối Q Q chế sóng mang


mang con bảo vệ
Dữ liệu thu tiếp cao tần
nối tiếp
Biên độ sóng
mang Đồng bộ Tách
định thời khung

Hình 3.4 Sơ đồ khối hệ thống truyền dẫn OFDM

3.2.2.1. Tầng chuyển đổi nối tiếp sang song song


Tầng chuyển đổi nối tiếp sang song song chuyển luồng bit đầu vào thành dữ liệu phát
trong mỗi ký hiệu OFDM, thường mỗi ký hiệu phát gồm 40-4000 bit. Việc phân bổ dữ
liệu phát vào mỗi mỗi ký hiệu phụ thuộc vào phương pháp điều chế được dùng và số
lượng sóng mang con. Ví dụ, đối với điều chế sóng mang của16-QAM thì mỗi sóng
mang con mang 4 bit dữ liệu, nếu hệ thống truyền dẫn sử dụng 100 sóng mang con thì số
lượng bit trên mỗi ký hiệu sẽ là 400. Tại phía thu quá trình được thực hiện ngược lại, khi
đó dữ liệu từ các sóng mang con được chuyển ngược trở lại là luồng dữ liệu nối tiếp ban
đầu.
Do tính chất chọn lọc tần số của kênh pha đinh (pha đinh chọn lọc tần số) tác động lên
một nhóm các sóng mang con làm chúng suy giảm nhanh chóng. Tại điểm đáp ứng kênh
xấp xỉ ‘0’, thông tin gửi trên sóng mang con gần điểm này sẽ bị tổn thất, hậu quả là gây
cụm lỗi bit trong mỗi ký hiệu. Do cơ chế FEC là hiệu quả cao nếu các lỗi được phân tán
rộng (không tập chung hay cụm lỗi), vì vậy để cải thiện hiệu năng, đa phần hệ thống
dùng ngẫu nhiên hoá như là một phần của chuyển đổi nối tiếp thành song song. Vấn đề
này được thực hiện bằng cách ngẫu nhiên hoá việc phân bổ sóng mang con của mỗi một
bit dữ liệu nối tiếp. Ngẫu nhiên hoá làm phân tán các cụm bit lỗi trong ký hiệu OFDM
do đó sẽ tăng hiệu năng sửa lỗi của FEC.
3.3.2.1. Tầng điều chế sóng mang con
Tầng điều chế sóng mang con làm nhiệm vụ phân phối các bit dữ liệu người dùng lên
các sóng mang con, bằng cách sử dụng một sơ đồ điều chế biên độ và pha. Việc xắp xếp
điều chế sóng mang con đối với 16-QAM được cho hình 3.5, mỗi ký hiệu 16-QAM sẽ
chứa 4 bit dữ liệu, mỗi tổ hợp 4 bit dữ liệu tương ứng với một vector IQ duy nhất.

Phan Minh Đức – K54B 24


Hình 3.5. Tín hiệu phát 16-QAM sử dụng mã hoá Gray, và tín hiệu 16-QAM
truyền qua kênh vô tuyến, SNR = 18 dB, [sim_generate_qam.m]

Ảnh hưởng của tạp âm cộng vào tín hiệu phát 16-QAM (kênh AWGN) được cho ở hình
hình 3.5 (b) với SNR thu = 18 dB.
3.3.2.3. Tầng chuyển đổi từ miền tần số sang miền thời gian

Hình 3.6. Tầng IFFT, tạo tín hiệu OFDM

Sau tầng điều chế sóng mang con, tín hiệu OFDM có dạng là các mẫu tần số, tín hiệu
OFDM muốn truyền trên kênh phải có dạng sóng trong miền thời gian. Phép biến đổi
Fourier ngược nhanh (IFFT) sẽ chuyển tín hiệu OFDM trong miền tần số sang miền thời
gian. Tương ứng với mỗi mẫu của tín hiệu OFDM trong miền thời gian (mỗi đầu ra của
IFFT) chứa tất cả các mẫu trong miền tần số (đầu vào của IFFT). Hầu hết các sóng mang
con đều mang dữ liệu. Các sóng mang con vùng ngoài không mang dữ liệu được đặt
bằng 0.
3.3.2.4. Tầng điều chế sóng mang RF
Đầu ra của bộ điều chế OFDM là một tín hiệu băng tần cơ sở, tín hiệu này được trộn
nâng tần lên tần số truyền dẫn vô tuyến. Có thể sử dụng một trong hai hai kỹ thuật điều
chế sóng mang cao tần là: "tương tự" được cho ở hình 3.7 và "số" được cho ở hình 3.8.
Tuy nhiên hiệu năng của điều chế số sẽ tốt hơn, do đồng bộ pha chính xác cho nên sẽ cải
thiện quá trình ghép các kênh I và Q.

Phan Minh Đức – K54B 25


Hình 3.7 Điều chế cao tần tín hiệu OFDM băng tần cơ sở
phức sử dụng kỹ thuật tương tự

Hình 3.8 Điều chế cao tần tín hiệu OFDM băng tần cơ sở phức
sử dụng kỹ thuật số

Hình 3.9 mô tả dạng sóng trong miền thời gian của một tín hiệu OFDM. Số lượng sóng
mang = 500, kích thước FFT = 2000, khoảng thời gian bảo vệ = 500. Sóng mang điều
chế cao tần có tần số fc = 10 GHz.

Phan Minh Đức – K54B 26


Hình 3.9. Dạng sóng tín hiệu OFDM trong miền thời gian,
[sim_ofdm_signal.m]

Hầu hết các ứng dụng vô tuyến, thì tín hiệu OFDM được tạo ra tại băng tần cơ sở sử
dụng các mẫu phức, sau đó chuyển phổ tín hiệu băng tần cơ sở lên phổ RF bằng cách
dùng một bộ điều chế IQ, như được cho ở hình 3.7 và hình 3.8. Bộ điều chế IQ sẽ dịch
phổ tần tín hiệu OFDM từ băng tần cơ sở phức lên vùng tần số vô tuyến, và chuyển từ
tín hiệu phức sang tín hiệu thực (lấy phần thực). Tín hiệu RF phát luôn là tín hiệu thực
và nó chỉ biến đổi giá trị cường độ trường.
Một tín hiệu thực sẽ tương đương với một tín hiệu băng tần cơ sở phức có tần số trung
tâm là 0 Hz trộn với tần số sóng mang ở bộ điều chế IQ.
W
fc = + f off (3.9)
2
Trong đó f c là tần số sóng mang để dịch tín hiệu OFDM từ băng tần cơ sở phức lên tín
hiệu OFDM cao tần thực, W là độ rộng băng tần tín hiệu và f off là tần số dịch từ DC,
xem hình 3.10. Trong các ứng dụng hữu tuyến như ADSL, hầu hết các sóng mang con
đều có tổng độ dịch DC thấp hơn độ rộng băng tần tín hiệu. Điều này có ý nghĩa rằng có
thể trực tiếp tạo tín hiệu thực bằng cách sử dụng tầng IFFT thay vì phải dùng bộ điều
chế IQ để chuyển dịch tần số.

Phan Minh Đức – K54B 27


Hình 3.10 Tín hiệu OFDM dịch DC, W là băng tần tín hiệu,
foff tần số dịch từ DC, fc là tần số trung tâm (sóng mang)
Để tạo ra một tín hiệu OFDM thực chỉ cần một nửa các sóng mang con sử dụng cho điều
chế dữ liệu, mặt khác nửa gồm các lát tần số cao của IFFT sẽ có giá trị biên độ là liên
hợp phức của nửa còn lại gồm các lát có tần số thấp hơn.

3.4. Các thông số đặc trưng và dung lượng hệ thống truyền


dẫn OFDM
3.4.1. Cấu trúc tín hiệu OFDM

Hình 3.11 Cấu trúc tín hiệu OFDM


Hình 3.11 cho thấy cấu trúc của các ký hiệu OFDM trong miền thời gian. TFFT là thời
gian để truyền dữ liệu hiệu quả, TG là thời gian bảo vệ. Cũng thấy các thông số khác,
Twin là thời gian cửa sổ. Thấy rõ quan hệ giữa các thông số là.

Tsym = TFFT + TG + Twin (3.10)


Cửa sổ được đưa vào nhằm làm mịn biên độ chuyển về không tại các ranh giới ký hiệu,
và để giảm tính nhạy cảm của dịch tần số. Loại cửa sổ được dùng phổ biến là loại cửa sổ
cosine tăng được định nghĩa bởi.

Phan Minh Đức – K54B 28


  tπ 
0.5 + 0.5 cos π + , 0 ≤ t ≤ βTsym
  β T 
 sym 

w ( t ) = 1, βTsym ≤ t ≤ Tsym

 

0 .5 + 0. 5 cos ( t − Tsym ) π , Tsym ≤ t ≤ 1 + βTsym
  βTsym 
 
(3.11)
trong đó β là hệ số dốc của cosin tăng và khoảng thời gian ký hiệu TSym , nó ngắn hơn
toàn bộ khoảng thời gian của một ký hiệu vì ta cho phép các ký hiệu lân cận chồng lấn
một phần trong vùng dốc (roll-off region).
Một ký hiệu OFDM bắt đầu tại thời điểm t = t k = kTsym (bắt đầu của ký hiệu thứ k) được
định nghĩa bởi các phương trình (3.12).

  N sub
−1
j2 π  f c − T  ( t − t k − Tprefix ) 
 
[ ]
i− 0,5

 Re w ( t − t k ) ∑ d i+ N k + 1 e  , t k ≤ t ≤ t k + Tsym ( 1 + β )
2
 sym 

s k (t) =   sub 2
 (3.12)

N
i = − sub

2

 0, [
t < t k ∧ t > t k + Tsym ( 1 + β ) ]
trong đó Tprefix = Twin + TG được thấy trong hình 3.11.
3.4.2. Các thông số trong miền thời gian TD
Từ hình 3.11 có thể tách các thông số OFDM trong miền thời gian: chu kỳ ký hiệu Tsym ,
thời gian truyền hiệu quả hay thời gian FFT TFFT , thời gian bảo vệ TG , thời gian cửa sổ
Twin . Trong mô phỏng chỉ thực hiện đối với TFFT và chu kỳ ký hiệu chiếm đa phần thời
gian. Nếu không tính đến thời gian cửa sổ, thì công thức (3.10) trở thành:
Tsym = TFFT + TG (3.13)
Ngoài ra, xác định một thông số mới FSR (tỉ số giữa thời gian FFT và thời gian ký hiệu)
được định nghĩa bởi.
TFFT
FSR = (3.14)
Tsym

Thông số này đánh giá hiệu quả tài nguyên được dùng trong miền thời gian và có thể
được dùng để tính toán thông lượng (throughput).
3.4.3. Các thông số trong miền tần số FD
Hình 3.12 trình bầy sắp xếp OFDM trong miền tần số. Có ba thông số chính (được cho
trong bảng 3.1): toàn bộ độ rộng băng tần cho tất cả các sóng mang con B, độ rộng băng
tần sóng mang con ∆f, và số sóng mang con N sub . Quan hệ giữa chúng là
B = N sub × ∆f (3.15)

Phan Minh Đức – K54B 29


Hình 3.12 Độ rộng băng tần hệ thống và độ rộng băng tần sóng mang con

Thực tế, toàn bộ độ rộng băng tần khả dụng B được cho là hạn chế trước khi thiết kế hệ
thống. Vì vậy, đối với người thiết kế, các thông số OFDM trong miền tần số có thể được
xác định là độ rộng băng tần sóng mang con ∆f và số sóng mang con N sub . Do độ rộng
băng tần sóng mang con và số sóng mang con phụ thuộc nhau ở dạng (3.15), nên chỉ cần
gán giá trị cho một thông số là đủ. Nhưng cả hai đều được kiểm tra bằng cách dùng tiêu
chuẩn chứa chúng. Nói cách khác, có hạn chế về độ rộng băng tần sóng mang con cũng
như số sóng mang con. Tất cả nên được kiểm tra để thiết kế độ rộng băng sóng mang
con và đối với số sóng mang con.
3.4.4. Quan hệ giữa các thông số trong miền thời gian và miền tần số.
Thông số miền thời gian TFFT và thông số miền tần số ∆f có quan hệ với nhau, nghĩa là
chúng là tỉ lệ nghịch của nhau. Vì vậy, việc đặt giá trị cho một thông số là đủ để thiết kế
hệ thống. Từ bảng 3.1 cho thấy cho trước toàn bộ độ rộng băng tần, cần phải gán các giá
trị cho độ rộng băng sóng mang con (hoặc số sóng mang con) và thời gian bảo vệ cho
một hệ thống OFDM. Theo đó, có thể tìm được các thông số khác, nghĩa là số sóng
mang con (hay độ rộng băng sóng mang con), chu kỳ ký hiệu và FSR.

Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa các tham số OFDM

Miền khảo Tham số Mối quan hệ Tham số dùng


sát khảo sát thiết kế
FD B, ∆f , Nsub B = N sub × ∆f ∆f hoặc Nsub
TD Tsym, TFFT, Tsym = TFFT + TG TG
FSR, TG FSR = TFFT Tsym
1
TFFT =
∆f

3.4.5. Dung lượng của hệ thống OFDM


Một trong các muc tiêu của điều chế thích ứng là cải thiện dung lượng. Vì thế trước hết
cần nghiên cứu các thông số nào ảnh hưởng lên dung lượng. Phần này đề cập các thông
số này và đưa ra công thức để xác định chúng.
Dung lượng kênh theo Shannon.
Dung lượng kênh phụ thuộc vào tỷ số tín hiệu trên tạp âm (SNR) và độ rộng băng thông
của tín hiệu được xác định bằng công sau:
Phan Minh Đức – K54B 30
C =Blog2 (1+SNR) [bps], (3.16)
trong đó C là dung lượng kênh còn B là băng thông.
Điều chế thích ứng được sử dụng để thay đổi các thông số điều chế thích ứng theo trạng
thái kênh để đạt được dung lượng kênh tốt nhất trong thời điểm xét mà không làm ảnh
hưởng đến chất lượng truyền dẫn. Vì thế cần biết cách tính toán dung lượng kênh theo
các thông số diều chế phù hợp với tình trạng kênh ở thời điểm xét. Dưới đây ta sẽ xét
công thức để tính toán dung lượng kênh này.
Dung lượng kênh cho các hệ thống OFDM.
Thấy rõ, mức điều chế và tỷ lệ mã ảnh hưởng lên dung lượng. Trong các hệ thống
OFDM, do truyền dẫn song song và thời gian mở rộng định kỳ nên có nhiều thông số
quyết định dung lượng hơn.
Bắt đầu bằng việc xét cho trường hợp đơn giản với giả thiết là cấu hình các sóng mang
con giống nhau, nghĩa là tất cả các sóng mang con đều có chung một cấu hình (điều chế,
mã hóa, băng thông, công suất…). Khi này tốc độ bit tổng của hệ thống OFDM bằng:
(sè bit/sãng mang con/ký hiÖu) × sè sãng mang con
R tb = [bps] , (3.17)
thêi gian ký hiÖu
Nếu gọi Rc là tỷ lệ mã, M là mức điều chế, Nsub là số sóng mang con, Tsym là thời gian ký
hiệu, B là độ rộng băng tần của tín hiệu thông tin hay số liệu, TFFT là thời gian FFT,
khoảng cách sóng mang con là ∆f=1/TFFT và FSR là tỷ số thời gian FFT và thời gian ký
hiệu OFDM, tốc độ bit tổng được xác định như sau:
R tb = ( R c log 2 ( M ) ) N sub T sym = ( R c log 2 ( M ) )( B ∆f ) Tsym
= ( R c log 2 ( M ) ) B( TFFT Tsym ) = ( R c log 2 ( M ) ) B.FSR ,
(3.18)

Từ công thức (3.18) cho thấy, đối với một sóng mang con hay một nhóm các sóng mang
con, bốn thông số sau đây sẽ quyết định tốc độ bit: (1) tỷ lệ mã, (2) mức điều chế, (3) độ
rộng băng và (4) FSR. Trong một hệ thống OFDM ta có thể thay đổi các thông số này để
đạt được tốc độ bit tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo QoS cho hoàn cảnh cụ thể của kênh tại
thời điểm xét.

Phan Minh Đức – K54B 31


3.5. Các nhân tố ảnh hưởng của kênh pha đinh lên hiệu
năng hệ thống truyền dẫn OFDM và các giải pháp
khắc phục
3.5.1. ISI và giải khắc phục
 Nguyên nhân và ảnh hưởng của ISI
• Nguyên nhân do tính chọn lọc của kênh pha đinh trong miền thời gian, tính phụ
thuộc thời gian của kênh pha đinh, tính bất ổn định của kênh gây ra giao thoa
giữa các ký hiệu ISI truyền qua nó.
• Hậu quả ISI: làm cho máy thu quyết định ký hiệu sai, khó khăn trong việc khôi
phục định thời
 Giải pháp khắc phục ảnh hưởng của ISI
• Chèn khoảng thời gian bảo vệ
Nếu khoảng thời gian ký hiệu lớn hơn trải trễ cực đại của kênh pha đinh thì kênh được
gọi là kênh pha đing phẳng. Ngược lại kênh sẽ có tính chất chọn lọc tần số gọi là kênh
chọn lọc tần số. Việc thiết kế máy thu đối với kênh pha đinh chọn lọc tần số phức tạp
hơn rất nhiều so với kênh pha đinh phẳng.
Thấy rõ, với cùng độ rộng băng tần hệ thống như nhau thì tốc độ ký hiệu OFDM thấp
hơn nhiều so với sơ đồ truyền dẫn đơn sóng mang đồng nghĩa với thời gian của ký hiệu
OFDM được tăng lên, vì vậy khả năng đối phó ISI (do kênh gây ra) tăng lên. Ngoài ra,
để tăng dung sai đa đường, có thể mở rộng chiều dài ký hiệu OFDM, bằng cách thêm
một khoảng thời gian bảo vệ vào phần đầu mỗi ký hiệu. Mặt khác, khoảng thời gian bảo
vệ của tín hiệu OFDM cũng giúp chống lại lỗi dịch thời trong bộ thu.
Để tạo tính liên tục của tín hiệu OFDM khi thêm khoảng bảo vệ, thì khoảng bảo vệ
trước mỗi ký hiệu OFDM được tạo ra theo cách copy phần cuối ký hiệu lên phần đầu
của cùng ký hiệu. Sở dĩ có điều này bởi vì, trong phần dữ liệu của ký hiệu OFDM sẽ
chứa toàn bộ chu kỳ của tất cả các sóng mang con, nên việc copy phần cuối ký hiệu lên
phần đầu sẽ làm cho tín hiệu có tính liên tục mà không bị gián đoạn tại điểm nối. Hình
3.13 minh hoạ cách thêm khoảng bảo vệ.
Chiều dài tổng của ký hiệu là Tsym = TG + TFFT , trong đó Tsym là tổng chiều dài của ký
hiệu, TG là chiều dài của khoảng bảo vệ, và TFFT là kích thước IFFT được sử dụng để
tạo ra tín hiệu OFDM.

Phan Minh Đức – K54B 32


Hình 3.13. Chèn thời gian bảo vệ cho mỗi ký hiệu OFDM

Hình 3.14 mô phỏng cấu trúc một tín hiệu OFDM trong miền thời gian, với kích thước
FFT = 256, số lượng sóng mang = 100, độ dài khoảng bảo vệ = TFFT/4 = 64. Đặc biệt là
khoảng bảo vệ được thiết lập bằng các giá trị là ‘0’. Do đó dễ dàng thấy giữa các khối ký
hiệu OFDM có sự phân tách nhau bởi một đoạn giá trị ‘0’.

Hình 3.14. Cấu trúc tín hiệu OFDM trong miền thời gian,
[sim_ofdm_signal.m]

Hiệu quả sử dụng phổ tần cao của OFDM được thể hiện ở hai khía cạnh chính: (1) do cơ
chế truyền dẫn song song. (2) dùng thêm khoảng bảo vệ đã làm giảm đáng kể tốc độ ký
hiệu OFDM. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi truyền dẫn tín hiệu OFDM qua
kênh vô tuyến và là một nhân tố chính để chống lại kênh pha đinh lựa chọn tần số.
• Tính hữu hiệu của khoảng thời gian bảo vệ
 Chống lại lỗi dịch thời gian
Lỗi dịch thời gian là lỗi do quyết định sai biên giới của ký hiệu thu, lỗi này làm tổn thất
toàn bộ thông tin chứa trong ký hiệu bị quyết định sai biên giới.

Phan Minh Đức – K54B 33


Đối với một kênh lý tưởng không có trải trễ thì phía thu có thể xác định chính xác từng
vị trí trong ký hiệu bao gồm luôn cả khoảng bảo vệ và vẫn lấy được số mẫu một cách
chính xác mà không vượt quá đường biên ký hiệu. Trong môi trường đa đường thì ISI sẽ
làm vị trí các ký hiệu bị xê dịch theo thời gian và chồng lấn lên nhau, làm phía thu quyết
định sai biên giới ký hiệu. Tuy nhiên do ký hiệu OFDM có khoảng bảo vệ nên ISI chỉ
làm giảm chiều dài của khoảng thời gian bảo vệ mà không ảnh hưởng đến phần dữ liệu
cho nên sẽ hạn chế được lỗi dịch thời.
 Đối phó với ISI
Việc thêm vào khoảng thời gian bảo vệ sẽ cho phép giảm thời gian biến động của tín
hiệu. Để loại bỏ ảnh hưởng của ISI thì khoảng bảo vệ sẽ phải có độ dài lớn hơn trải trễ
cực đại của kênh vô tuyến. Hình 3.15 mô tả ảnh hưởng của ISI lên ký hiệu thu trong môi
trường đa đường, đồng thời cũng cho thấy hiệu quả của khoảng bảo vệ chống lại những
tác động của môi trường đa đường này. Ví dụ này thể hiện pha tức thời của một sóng
mang tại 3 ký hiệu.

Hình 3.15 Hiệu quả của khoảng bảo vệ chống lại ISI

Khoảng bảo vệ sẽ loại bỏ hầu hết ảnh hưởng của ISI. Tuy nhiên trong thực tế, các thành
phần đa đường có xu hướng suy giảm chậm theo thời gian, hậu quả vẫn tồn tại một chút
ISI thậm trí khi sử dụng khoảng thời gian bảo vệ dài. Hình 3.16 là kết quả mô phỏng thể
hiện hiệu quả của khoảng bảo vệ chống lại ISI [8]. Băng tần kênh được giữ nguyên
trong các lần mô phỏng. Mô phỏng thực hiện thay đổi giá trị chiều dài khoảng bảo vệ và
kích thước FFT đối với tín hiệu OFDM, và so sánh SNR thu được ứng với mỗi lần thay
đổi hai thông số này. Kết quả cho thấy SNR tăng khi chiều dài khoảng bảo vệ cùng kích
thước FFT tăng.

Phan Minh Đức – K54B 34


Hình 3.16 Hiệu quả của khoảng bảo vệ để loại bỏ ISI

3.5.2 Ảnh hưởng của ICI và giải pháp khắc phục


ICI là hiện tượng phổ biến trong các hệ thống đa sóng mang. Trong hệ thống OFDM,
ICI còn được gọi là nhiễu giao thoa giữa các sóng mang con, là hiện tượng năng lượng
phổ của các sóng mang con chồng lấn quá mức lên nhau làm phá vỡ tính trực giao của
các sóng mang con.
 Nguyên nhân và ảnh hưởng của ICI
• ICI xảy ra do tính chọn lọc tần số của kênh pha đinh (kênh pha đinh chọn lọc tần
số), nguyên nhân chính là hiện tượng dịch Doppler do tính di động của máy thu.
• Hậu quả là sẽ không phân biệt được ranh giới giữa các ký hiệu truyền trên các
sóng mang con, dẫn đến phía thu sẽ quyết định sai ký hiệu mất tính trực giao.
 Giải pháp khắc phục
Có thể hạn chế ICI bằng cách chèn khoảng thời gian bảo vệ một cách tuần hoàn,
và dùng bộ cân bằng kênh được hỗ trợ bởi hoa tiêu (PSAM). Các hoa tiêu giúp
cho việc ước tính, cân bằng được thực hiện để bù .
 Phân tích ICI trong hệ thống OFDM
Biểu thức lý thuyết để tính phương sai ICI bằng cách mô hình ICI như là quá trình ngẫu
nhiên Gauss. Sự xấp xỉ này là do lý thuyết giới hạn trung tâm và sẽ chính xác khi số
sóng mang lớn. Phương sai nhiễu ICI được tính như sau:
[ ] Es  
N sub −1
= E s − 2  N sub + 2 ∑ ( N − i ) J 0 ( 2πf d Tsym i ) 
2
E cl (3.19)
N sub  i +1 
trong đó c l là ICI, E là năng lượng cho mỗi ký hiệu, Nsub là số sóng mang con, fd là tần
số Doppler, Tsym là độ rộng ký hiệu và J0 là hàm Bessel loại một, bậc '0'. Lưu ý rằng
phương sai ICI không phụ thuộc vào tín hiệu phát mà chỉ phụ thuộc vào điều kiện kênh
truyền. Tỷ số lỗi bít đối với PSK nhất quán trong kênh pha đinh Rayleigh có thể tính
như sau:
_

Pe = 1 / 4 γ (3.20)
b
Biết được công suất ICI từ biểu thức (3.19) ta có thể tính tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SIR).
Giá trị SIR này được thay cho γ b ở biểu thức trên để tính tỷ số lỗi bít. Hình 3.17 mô
Phan Minh Đức – K54B 35
phỏng nhiễu nền do ICI đối với điều chế PSK với giá trị tần số Doppler tăng dần. Kết
quả lý thuyết tìm được cũng phù hợp với kết quả mô phỏng trên. Hình 3.18 mô phỏng
ảnh hưởng của ICI và sự giảm của SIR khi giá trị tần số Doppler tăng. Từ hình 3.17 và
3.18 cho thấy công suất ICI phụ thuộc vào số lượng sóng mang con. Khi càng tăng số
lượng sóng mang con thì phương sai ICI càng tăng và SIR càng giảm.

Hình 3.17 Nhiễu nền do ICI đối với số sóng mang con
khác nhau, [sim_var_ICI.m]

Hình 3.18 Ảnh hưởng của ICI tới tỷ số tín hiệu trên nhiễu,
[sim_SNR_ici.m]

Công suất ICI được tính toán và biểu diễn theo hàm của sóng mang con thứ k. Do đó ở
đầu ra của khối FFT, sóng mang con đầu ra thứ k được viết như sau.
N −1
1
Yk =
N
∑ y ( n )e
n =0
− j 2 πnk / N
= d k H k + αk + n k (3.21)

Phan Minh Đức – K54B 36


Trong đó y(n) là tín hiệu thu được, N là kích thước FFT, dk là ký hiệu phát đi ban đầu,
Hk là biến đổi Fourier của kênh ở sóng mang con thứ k, α k là thành phần ICI do tính
biến đổi thời gian của kênh và nk là thành phần tạp âm ở sóng mang con thứ k. Trong
kênh bất biến theo thời gian do tính trực giao của các sóng mang con nên α k bằng
2
{ }
không và E H k = 1 . Khi tần số Doppler chuẩn hoá cao thì thành phần ICI là khác
không. Công suất ICI được tính và biểu diễn theo hàm của sóng mang con thứ k như
sau:
1 N sub −1
 2 N sub −1

E{| α k | } = 2
2

N sub
∑  N sub + 2 ∑ ( N sub − n )J 0 (2π f d Tsym / N sub ) cos(2π n (m − k ) / N sub )  (3.22)
m = 0, m ≠ k  n =1 
ở đây Nsub là số lượng sóng mang con và công suất ICI chuẩn hoá được biểu diễn như là
{ } { }
2 2 2
{
E α k / E H k trong đó E H k được định nghĩa như sau: }
E{ H } =
N sub −1
1
∑ (N
2
k 2
2
( N sub + sub − n )J 0 (2πf d Tsym n / N sub )) (3.23)
N sub n =1

Hình 3.19 Công suất ICI chuẩn hoá đối với tín hiệu OFDM.
N=102, [sim_var_ici_smtt_sm_b.m]

Hình 3.19 thể hiện ICI đối với mỗi sóng mang con là khác nhau. Sóng mang trung tâm
sẽ có công suất ICI hơn các sóng mang biên. Từ hình vẽ 3.20 ta thấy khi kích thước FFT
tăng lên thì công suất ICI cũng tăng lên nhanh chóng. Do đó tăng kích thước FFT mặc
dù sẽ tăng chiều dài ký hiệu và tất nhiên sẽ giảm được ISI nhưng bù lại thì lại làm tăng
ICI. Cho nên trong thực tế cần lựa chọn kích thước FFT hợp lý.

Phan Minh Đức – K54B 37


Hình 3.20 Công suất ICI chuẩn hoá cho sóng mang con trung
tâm (fdT=0,2), [sim_var_ici_vs_fft_size.m]

3.5.3 Cải thiện hiệu năng hệ thống truyền dẫn trên cơ sở kết hợp mã hoá
Gray
 Các ảnh hưởng
Tạp âm tồn tại trong toàn bộ hệ thống truyền thông. Nguồn tạp âm chính là tạp âm nhiệt
nền, tạp âm điện trong bộ khuếch đại phía thu. Ngoài ra tạp âm được tạo ra trong nội bộ
hệ thống như ISI, ICI và IMD. Chúng làm giảm SNR và làm giảm hiệu quả phổ tần của
hệ thống. Vì thế cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của tạp âm đối với tỷ lệ lỗi truyền thông
và hoà hợp giữa mức tạp âm và hiệu quả phổ tần.
Hầu hết tạp âm trong các hệ thống truyền thông vô tuyến đều được mô hình hoá AWGN.
Tạp âm cùng với nhiễu gây ra nhoè điểm vector phát tới máy thu và quay pha các vector
này, từ đó gây lỗi dữ liệu do quyết định sai vector thu.
 Giải pháp khắc phục
Một giải pháp là nếu tồn tại hai vector cạnh nhau chỉ khác nhau một bit thì khi quyết
định sai chỉ xảy ra lỗi một bit, đây chính là phương pháp mã hoá Gray.
Mã hoá Gray: là một phương pháp mà các điểm IQ cạnh nhau trong chòm sao sẽ chỉ
khác nhau một bit. Mã hoá Gray cho phép tối ưu tỷ số lỗi bit và giảm xác suất lỗi nhiều
bit xuất hiện trong một ký hiệu đơn. Thường tiến hành mã hoá Gray khi điều chế M-
QAM hay M-PSK [3].
Phương trình (3.24) là chuỗi mã dưới dạng thập phân cho mã hoá Gray. Mã hoá Gray có
thể sử dụng cho toàn bộ các sơ đồ điều chế PSK (QPSK, 8-PSK, 16-PSK,…) và QAM
(16-QAM, 64-QAM, 256-QAM,…). Đối với QAM thì mỗi trục sẽ được ghép riêng sử
dụng mã hoá Gray.

Phan Minh Đức – K54B 38


G 1 = { 0,1}
G 2 = { 0,1,3,2}
G 3 = { 0,1,3,2,6,7,5,4} (3.24)

{ ( ) ( )
G N +1 = G N 1,2,3, ,2 N , G N 2 N ,2 N − 1, 2 N − 2,  ,1 + 2 N }
Bảng 3.2 Mã hoá Gray các bit nhị phân

Cơ số 10 Mã hóa Cơ số 10 Mã hóa
Gray Gray
0 0,0,0,0 8 1,1,0,0
1 0,0,0,1 9 1,1,0,1
2 0,0,1,1 10 1,1,1,1
3 0,0,1,0 11 1,1,1,0
4 0,1,1,0 12 1,0,1,0
5 0,1,1,1 13 1,0,1,1
6 0,1,0,1 14 1,0,0,1
7 0,1,0,0 15 1,0,0,0

Sơ đồ điều chế tín hiệu 16-QAM và 16-PSK sử dụng mã hoá Gray, được cho trong hình
3.21. Hình 3.22, 3.23 minh hoạ sơ đồ IQ cho số trạng thái điều chế QAM và PSK khác
nhau.

Hình 3.21 Sơ đồ IQ điều chế 16-QAM và 16-PSK sử dụng mã hoá Gray

Phan Minh Đức – K54B 39


Hình 3.22 Biểu đồ IQ cho tín hiệu 64-PSK và 128-PSK,
[sim_generate_psk]

Hình 3.23 Biểu đồ IQ cho tín hiệu 64 QAM và 1024-QAM,


[sim_generate_qam.m]

3.5.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần của hệ thống truyền dẫn
OFDM
 Nguyên nhân
Phổ tín hiệu OFDM là phổ tổng hợp của các thành phần tần số sóng mang con, mà phổ
tần của các sóng mang con có dạng sinc. Do đó phổ tổng hợp của chúng sẽ có đường
bao bên chiếm một lượng băng tần khá lớn. Các đường bao bên này chính là các thành
phần tần số ngoài băng (aliasing).
 Biện pháp khắc phục
Tần số ngoài băng sẽ được loại bỏ khi dùng một bộ lọc băng thông, hoặc dùng khoảng
bảo vệ cosin tăng.
Phan Minh Đức – K54B 40
3.5.4.1 Phương pháp dùng bộ lọc băng thông
Tín hiệu OFDM trước khi truyền được lọc bằng bộ lọc băng thông để chặn các thành
phần tần số ngoài băng. Quá trình cắt của bộ lọc rất gọn, điều này cho phép phân chia
các khối tín hiệu OFDM, mà các khối này được xếp rất gần nhau trong miền tần số, kết
quả sẽ cải thiện hiệu quả phổ tần. Nhưng sự lọc rất khít này sẽ giảm SNR và phải quan
tâm những ảnh hưởng của nó khi thiết kế một hệ thống OFDM.
Bộ lọc băng thông sẽ loại bỏ đường bao bên của phổ tín hiệu OFDM. Số lượng đường
bao bên bị loại bỏ phụ thuộc vào hình dạng của bộ lọc (hình dạng cửa sổ lọc). Cửa sổ
Kaiser thường được dùng để chặn các thành phần tần số không mong muốn. Hàm cửa sổ
Kaiser được định nghĩa:
  2 
 I 0  β 1 −  2n  
   N −1 
W( n ) =    n ≤
N −1 (3.25)
 I 0 ( β) 2

0 ≠

Trong đó: I0(x) là hàm bessel loại một, bậc 0. β là tham số dùng để điều khiển dạng chóp
hai phía cửa sổ, N là kích thước bộ lọc . Hàm bessel được xác định:

( )
2
L x k
I0 ( x) = 1 + ∑  2  , L < 25 (3.26)
k =1
 k! 
 
Tham số β được xác định dựa trên yêu cầu về độ suy giảm trong dải chắn:
0.1102 ( α − 8.7 ) , α > 50

β = 0.5842( α − 21) + 0.07886( α − 21) , 50 ≥ α ≥ 21
0.4
(3.27)
0, α < 21

Trong đó α là tham số xác định chiều cao đường bao bên (sidelobe) của bộ lọc FIR.
Tham số β tác động đến sự suy giảm đường bao bên của biến đổi FFT của bộ lọc. Khi
β tăng thì biên độ đường bao bên sẽ giảm.
Hiệu năng của bộ lọc được xác định bởi ba tham số chính:
 Biên độ đường bao bên β
 Độ rộng quá độ
 Số lượng nhánh
Độ rộng quá độ được chuẩn hoá theo số lượng nhánh của bộ lọc như sau:
wt
ft = fs (3.28)
N
Trong đó wt là độ rộng của hàm cửa sổ, N là số lượng nhánh bộ lọc, fs là tốc độ lấy mẫu
(Hz).
Số lượng nhánh của bộ lọc FIR được xác định theo công thức:

Phan Minh Đức – K54B 41


w N 
N tap = ceil t IFFT  (3.29)
 ft 
Trong đó: NIFFT là số lượng điểm lấy FFT, hàm ceil(x) xem mục 6.2.2
Hình 3.24 minh hoạ đặc tuyến của bộ lọc dùng cửa sổ Kaiser với các giá trị f t khác nhau,
ta thấy ft càng nhỏ thì tác dụng cắt càng hiệu quả.

Hình 3.24 Đặc tuyến bộ lọc dùng cửa sổ Kaiser với ft = 0.2 Hz,
ft = 0.4 Hz, β = 3.4, [sim_filter.m]

Hình 3.25 minh hoạ cấu trúc của một cửa sổ Kaiser với tham số β = 10, và β = 50, Ta
thấy dạng cửa sổ Kaiser rất gọn do đó hiệu quả cắt gọn phổ tín hiệu sẽ rất cao, trong
thực tế thường dùng cửa sổ Kaiser hoặc Hamming.

Hình 3.25 Cấu trúc của cửa sổ Kaiser với , và ,


[sim_kaier_window.m]
Phổ rời rạc của tín hiệu OFDM trong miền thời gian được ước tính như sau:
N
P( s ) = 20 log10 ( FFT( s( t ).w ( t ) ) ) − 20 log10   + WL (3.20)
2
Trong đó s(t) là tín hiệu OFDM trong miền thời gian, w(t) là hàm cửa sổ sử dụng, W L là
giá trị suy giảm của hàm cửa sổ, N là số lượng mẫu trong s(t), P(s) là phổ công suất tính
theo dB. N = kích thước FFT + Kích thước khoảng bảo vệ. Hình 3.26 là phổ của tín hiệu

Phan Minh Đức – K54B 42


OFDM với 52 sóng mang (chuẩn HiperLAN/2) và 1536 sóng mang (chuẩn DAB mode
I).

(a) (b)
Hình 3.26 Phổ của tín hiệu OFDM 52 sóng mang (a) và 1536 sóng mang
con (b), không dùng bộ lọc, [sim_ofdm_spectrum.m]

(a) (b)
Hình 3.27 Phổ tín hiệu OFDM 52 sóng mang không dùng bộ lọc (a) và dùng bộ
lọc với cửa sổ Kaiser với (b), [sim_ofdm_spectrum.m]

Bộ lọc loại bỏ hầu như toàn bộ các đường bao bên. Tuy nhiên nếu chọn giá trị độ rộng
của cửa sổ quá nhỏ (cửa sổ quá hẹp) thì bộ lọc sẽ cắt đáng kể năng lượng của các sóng
mang ngoài cùng và gây méo hình dạng phổ của chúng, đây là nguyên nhân gây ICI do
dùng bộ lọc. Hình 3.28 là một trường hợp như vậy.

Phan Minh Đức – K54B 43


Hình 3.28 Phổ tín hiệu OFDM 52 sóng mang, dùng bộ lọc với cửa
sổ Kaiser với , [sim_ofdm_spectrum.m]

Hình 3.29 chỉ ra hiệu năng của một hệ thống OFDM tương ứng theo chuẩn HiperLAN2
hay IEEE802.11a. Trong trường hợp này sử dụng 52 sóng mang con, và khoảng thời
gian bảo vệ là 20% chiều dài ký hiệu. SNR thay đổi theo số lượng sóng mang con khi bộ
lọc gây méo đáp ứng với hầu hết các sóng mang con rìa. Sơ đồ điều chế cao nhất được
sử dụng trong hệ thống HiperLAN2 và IEEE802.11a là 64-QAM, và sơ đồ này yêu cầu
SNR lớn hơn 26 dB. Chúng ta có thể thấy kết quả trong hình 3.29 khi SNR thực vượt
quá 26 dB đối với toàn bộ các sóng mang thậm trí khi sử dụng bộ lọc băng thông rất sắc
cạnh và đặc tuyến cắt trong phạm vi một nửa khoảng cách sóng mang con [8].

Phan Minh Đức – K54B 44


Hình 3.29 SNR của mỗi sóng mang con của tín hiệu
OFDM khi sử dụng bộ lọc

Trong đó: carr.cutoff, là độ rộng quá độ ft của bộ lọc. Trong hình 3.29 (a) và 3.29 (b) thì
ft thay đổi t ừ 0.5 -10 khoảng cách sóng mang con.
Dựa trên kết quả trong hình 3.29 ta thấy khi độ rộng quá độ tăng thì SNR của tín hiệu sẽ
giảm, đây cũng chính là một nhược điểm chính của bộ lọc băng thông. Cho nên ta cần
dung hoà giữa đặc tuyến cắt của bộ lọc và SNR yêu cầu. Tuy nhiên bộ lọc băng thông có
ưu điểm chính là cho phép loại bỏ đường bao bên của tín hiệu OFDM và giảm băng tần
thực của hệ thống, điều này sẽ cải thiện hiệu quả phổ tần.
3.5.4.2 Phương pháp dùng khoảng bảo vệ cosin tăng
Một trong những phương pháp đơn giản nhất để loại bỏ đường bao bên của phổ tín hiệu
OFDM là làm dốc khoảng bảo vệ, ép nhọn nó đến ‘0’ trước ký hiệu tiếp theo. Sự ép
nhọn khoảng chuyển giao giữa các ký hiệu sẽ giảm công suất đường bao bên.
Hình 3.30 minh hoạ cách tạo một ký hiệu OFDM dùng khoảng bảo vệ cosin tăng (RC).
Khoảng bảo vệ này do được lấy cửa sổ với hình dạng một hàm cosin bình phương (cos(
θ)2) vì thế mà có tên là cosin tăng.

Hình 3.30 Cấu trúc của khoảng bảo vệ RC

Phần cosin tăng của khoảng bảo vệ có thể chồng lấn lên ký hiệu trước và sau vì phần
này chỉ tạo ra sự bảo vệ nhỏ chống lại đa đường và lỗi định thời. Tính chất giảm dần đến
‘0’ của RC làm ISI do nó gây ra sẽ rất thấp, mặt khác khoảng bảo vệ RC rất nhỏ và sẽ
được bỏ qua tại phía thu.

Phan Minh Đức – K54B 45


Tính chồng lấn giúp tạo khoảng bảo vệ RC hai phía ký hiệu mà không tăng thêm thời
gian ký hiệu. Hình 3.31 thể hiện hai ký hiệu OFDM có khoảng bảo vệ RC chồng lấn.

Hình 3.31 Đường bao ký hiệu OFDM với một khoảng bảo vệ phẳng và
một khoảng bảo vệ RC chồng lấn
Chiều dài khoảng bảo vệ RC được xác định theo phần trăm của phần phẳng của ký hiệu
OFDM, đó là:
TGRC
RC = 100 % (3.21)
TFFT + TGF
Trong đó RC là phần trăm cosin tăng, TGRC là chiều dài của khoảng bảo vệ RC, TFFT là
chiều dài của phần FFT của ký hiệu và TGF là chiều dài của phần khoảng bảo vệ phẳng.
Bảng 3.3 sẽ giới thiệu các tham số RC theo chuẩn IEEE 802.11a.
Bảng 3.3 Tham số khoảng bảo vệ RC của IEEE 802.11a

Tham số Ký hiệu Giá trị


Thời gian FFT TFFT 3.2 µs
Khoảng bảo vệ RC TGRC 100 ns
Khoảng bảo vệ tổng TG = TGRC + TGF 800 ns
Khoảng bảo vệ phẳng TGF = TG - TGRC 700 ns

Từ bảng 3.2 ta tính được phần RC là:


100
RC = 100 = 2.56%
700 + 3200
Ảnh hưởng của phần cosin tăng khi thêm vào ký hiệu OFDM được mô phỏng để xác
định mức độ tần số ngoài băng. Hình 3.32, hình 3.33 và 3.34 minh hoạ phổ của tín hiệu
OFDM với khoảng bảo vệ RC thay đổi [8].

Phan Minh Đức – K54B 46


Hình 3.32 Công suất đường bao bên của tín hiệu OFDM 20 sóng
mang con, với chiều dài khoảng bảo vệ RC thay đổi

Hình 3.33 Công suất đường bao bên của tín hiệu OFDM 100 sóng
mang con, với chiều dài khoảng bảo vệ RC thay đổi

Hình 3.34 Công suất đường bao bên của tín hiệu OFDM 4000 sóng
mang con, với chiều dài khoảng bảo vệ RC thay đổi

Phan Minh Đức – K54B 47


Xuất hiện sự khác nhau giữa biên độ của các đường bao bên khi không dùng hoặc dùng
một khoảng bảo vệ cosin tăng nhỏ. Mô phỏng cũng chỉ ra rằng số lượng sóng mang con
tăng từ 20 (hình 3.32) đến 4000 (hình 3.34) thì biên độ của đường bao bên (cách biên
phổ là 200 khoảng cách sóng mang con) sẽ tăng lên 8 dB.
Mặc dù khi RC tăng, tần số ngoài băng suy giảm nhiều tuy nhiên băng tần tín hiệu
OFDM vẫn khá rộng: Theo HiperLAN/2, dùng 52 sóng mang con, khoảng cách sóng
mang = 312.5 KHz. Do đó tại ngưỡng SNR = -40 dBc (công suất so sánh với công suất
tín hiệu) đường bao bên sẽ cách biên phổ tín hiệu 30 khoảng cách sóng mang.
Vì vậy băng tần tổng của hệ thống sẽ là ( 30 × 2 + 52) × 312.5 = 35 MHz, mà băng tần hệ
thống HiperLAN/2 chỉ có 20 MHz. Điều này cho thấy việc thêm vào khoảng bảo vệ RC
là không đủ để giảm đường bao bên đáng kể vì thế cần phải dùng thêm bộ lọc băng
thông.

Phan Minh Đức – K54B 48


Mục lục
Chương 1................................................................................................................ .......1
Giới thiệu chung.................................................................................... .......................1
1.1. Những hạn chế của kỹ thuật hiện hành ...........................................................................1
1.2. Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM..........................................................1
Chương 2................................................................................................................ .......3
Đặc tính kênh vô tuyến di động....................................................................... ............3
2.1. Mở đầu.............................................................................................................................3
2.2. Miền không gian...............................................................................................................4
2.3. Miền tần số.......................................................................................................................5
2.3.1. Điều chế tần số.....................................................................................................5
2.3.2. Chọn lọc tần số.....................................................................................................5
2.4. Miền thời gian..................................................................................................................6
2.4.1. Trễ trội trung bình quân phương...........................................................................6
2.4.2. Trễ trội cực đại......................................................................................................7
2.4.3. Thời gian nhất quán..............................................................................................7
2.5.Quan hệ giữa các thông số trong các miền khác nhau......................................................7
2.5.1. Băng thông nhất quán và trải trễ trung bình quân phương...................................7
2.5.2. Thời gian nhất quán và trải Doppler.....................................................................8
2.6. Các loại pha đinh phạm vi hẹp.........................................................................................8
2.7. Phân bố Rayleigh và Rice................................................................................................9
2.7.1. Phân bố pha đinh Rayleigh...................................................................................9
2.7.2. Phân bố Pha đinh Rice........................................................................................11
2.8.1. Mô hình kênh trong miền thời gian....................................................................12
2.8.2. Mô hình kênh trong miền tần số.........................................................................14
2.9. Ảnh hưởng của thừa số K kênh Rice và trải trễ lên các thuộc tính kênh trong miền tần
số...........................................................................................................................................15
Chương 3 ........................................................................................................... .........19
Nguyên lý hoạt động của OFDM.................................................................... ...........19
3.1. Mở đầu...........................................................................................................................19
3.2. Tính trực giao.................................................................................................................19
3.3. Mô hình hệ thống truyền dẫn OFDM.............................................................................22
3.3.1. Mô tả toán học tín hiệu OFDM ..................................................................................22
3.3.2. Sơ đồ hệ thống truyền dẫn OFDM..............................................................................23
3.2.2.1. Tầng chuyển đổi nối tiếp sang song song........................................................24
3.3.2.1. Tầng điều chế sóng mang con.........................................................................24
3.3.2.4. Tầng điều chế sóng mang RF..........................................................................25
3.4. Các thông số đặc trưng và dung lượng hệ thống truyền dẫn OFDM............................28
3.4.1. Cấu trúc tín hiệu OFDM ....................................................................................28
3.4.2. Các thông số trong miền thời gian TD...............................................................29
3.4.4. Quan hệ giữa các thông số trong miền thời gian và miền tần số.......................30
3.4.5. Dung lượng của hệ thống OFDM.......................................................................30
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng của kênh pha đinh lên hiệu năng hệ thống truyền dẫn OFDM và
các giải pháp khắc phục........................................................................................................32
3.5.1. ISI và giải khắc phục..........................................................................................32
3.5.2 Ảnh hưởng của ICI và giải pháp khắc phục........................................................35
3.5.3 Cải thiện hiệu năng hệ thống truyền dẫn trên cơ sở kết hợp mã hoá Gray........38

Phan Minh Đức – K54B 49


3.5.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần của hệ thống truyền dẫn OFDM40
3.5.4.1 Phương pháp dùng bộ lọc băng thông..............................................................41
3.5.4.2 Phương pháp dùng khoảng bảo vệ cosin tăng..................................................45

Tài liệu tham khảo


1. An introduce to OFDM – Over Efods (9/1996)
2. Adaptive techniques for multiuser OFDM - Eric Philip Lawrey (12/2001)
3. Từ điển kỹ thuật chuyên ngành Prodic 2007
4. Tạp chí bưu chính viên thông: http://www.tapchibcvt.gov.vn

Phan Minh Đức – K54B 50

También podría gustarte