Está en la página 1de 9

Chương 1 Tổng quan về MPLS

1.1 Những khái niệm cơ bản


1.2 Kỹ thuật lưu lượng trong MPLS
1.2.1 Khái niệm kỹ thuật lưu lượng
Khi đối diện với sự phát triển và mở rộng mạng có hai vấn để kỹ thuật cần
quan tâm: Kỹ thuật mạng (network engineering) và kỹ thuật lưu lượng
(Traffic engineering). kỹ thuật mạng là tổ chức mạng phù hợp với lưu lượng.
Ban đầu phải có sự dự đoán tốt nhất về lưu lượng trên mạng để sử dụng các
mạch và các thiết bị mạng (router, switch, …) thích hợp. Kỹ thuật mạng phải
đảm bảo hiệu quả về sau này vì thời gian lắp đặt mạng có thể diễn ra lâu dài.
Kỹ thuật lưu lượng là thao tác trên lưu lượng để phù hợp với mạng. Dù có cố
gắng dến đâu thì lưu lượng mạng cũng không bao giờ được đáp ứng hoàn
toàn (100%) so với dự tính. Giữa thập niên 90 sự tăng trưởng lưu lượng vượt
quá mọi dự tính và không thể nâng cấp mạng kịp thời được. Đôi khi sự kiện
nổi bật (sự kiện thể thao, bê bối chính trị, một trang web phổ biến,…) làm
đầy lưu lượng trên mạng, điều này không thể tính toán trước được. Do đó có
thể tại một nơi nhu cầu băng thông quá nhiều nhưng đồng thời co các đường
liên kết (link) khác chưa được sủ dụng. Kỹ thuật lưu lượng là một “nghệ
thuật” chuyển lưu lượng từ các liên kết bị đầy sang các liên kết rỗi. kỹ thuật
lưu lượng có thể được bổ sung: IP metric trên giao tiếp, chạy một mắc lưới
ATM PVC và xác định lại đường PVC dựa trên yêu cầu về lưu lượng đi qua
nó. Kỹ thuật lưu lượng trong MPLS nhằm đạt đến kỹ thuật diều khiển lưu
lượng hướng kết nối tốt nhất và kết hợp với định tuyến IP.
1.2.2 Kỹ thuật lưu lượng trước MPLS
Ta sẽ xem xét các kỹ thuật lưu lượng của IP và ATM:
Kỹ thuật lưu lượng IP thì phổ biến nhưng chất lượng khá kém. Cách điều
khiển chủ yếu của IP là thay đổi chi phí trên một liên kết cụ thể. Việc diều
khiển lưu lượng chỉ dựa trên một con dường nó sẽ đi tới – không hợp lý.
Ngược lại, ATM để bạn thay thế các PVC trên mạng từ nguồn đến dích của
sự lưu thông. Nghĩa là đạt được quyền điều khiển tốt hơn trên các luồng lưu
lượng. Vài nhà cung cấp dịch vụ (ISP) lớn trên thế giới sử dụng ATM để
quản lý lưu lượng trên mạng của họ bằng cách xây dụng mạng lưới đầy dử
các ATM PVC giữa một tập các router, tái định kích thước và vị trí các ATM
PVC đó một cách định kỳ dựa trên thông tin lưu lượng do các router cung
cấp.
Ví dụ về một bài toán cụ thể:
• Trong mạng IP:
Trong hình có hai con đường từ R2 đến R6:
R2 -> R5 -> R6
R2 -> R3 -> R3 -> R6
Vì các liên kết này có cùng cost = 15, theo chuyển tiếp đích thông thường,
tất cả các gói đến từ R1 và R7 dược ra ở cùng giao tiếp của R2 đến R5, vì
cost của dường phía trên thấp hơn ở dưới. Tất cả các liên kết trong hình có
băng thông 150 Mbps, R1 gửi 90 Mbps và R7 gửi 100 Mbps. Lúc này nảy
sinh vấn đề: R2 cố gắng chuyển 190 Mbps qua đường (pipe) 150 Mbps.
Nghĩa là R2 phải huỷ 40 Mbps cho phù hợp với đường truyền. Việc chuyển
tiếp hướng đích (destination base forwarding) không thể giải quyết vấn đề
này. chỉ có thể huỷ bỏ liên kết hoặc chuyển cost liên kết để con dường ngắn
lẫn con dường dài dều có cùng cost nhằm giảm nhẹ vấn đề. Nhưng chỉ áp
dụng được cho mạng nhỏ.
• Trong mạng ATM:
Xây dựng hai PVC từ R2 đến R6 và thiết lập cho chúng cùng cost. Vì R2 có
hai con dường đến R6 nên sẽ sử dụng cả hai con đường để mang một lượng
dữ liệu hợp lý. Cơ chế chia sẻ tải có thể thay đổi đa dạng nhưng thông
thường cân bằng tải trên nguồn và đích của CEF (CEF’s per-source-
destination load blancing) sử dụng cả hai con đường theo cách cân bằng thô
(roughtly). Xây dựng hai con dường có cùng cost là giải pháp mềm dẻo hơn
thay đổi cost liên kết. Trong mạng ATM các thiết bị khác nối đến mạng
không ảnh hưởng đến bất kỳ sự thay đổi nào của metric. Điều này cho thấy
khả năng điều khiển lưu lượng của ATM tốt hơn của IP.
• Giải quyết bài toán này bằng MPLS TE:

Có ba điểm khác biệt về kỹ thuật lưu lượng giữa ATM và MPLS:


- MPLS TE chuyển tiếp gói (packet) – ATM sử dụng tế bào
(cell).
- ATM yêu cầu mạng lưới đầy đủ các tuyến lân cận (Routing
adjacencies) – MPLS không cần.
- Trong ATM, công nghệ lõi không thể thấy các router trên
biên mạng – MPLS thấy được các giao thức định tuyến IP
quảng cáo (advertise) thông tin của nó.
1.2.3 Kỹ thuật lưu lượng với MPLS
MPLS TE kết hợp khả năng điều khiển lưu lượng của ATM với sự mềm dẻo
của IP và sự khác nhau của các lớp dịch vụ. MPLS cho phép xây dụng các
con đường chuyển nhãn (LSP – Label Switch Path) trong mạng để giảm lưu
lượng chuyển tiếp. MPLS TE (có thể gọi là đường hầm điều khiển lưu lượng
– TE tunnel) dùng một đường hầm TE điều khiển lưu lượng trên đường đến
một đích cụ thể. Phương pháp này mềm dẻo hơn kỹ thuật lưu lượng chuyển
tiếp chỉ dựa trên địa chỉ đích. MPLS tránh được flooding O(N2) và O(N3).
MPLS TE sử dụng cơ chế gọi là định tuyến động (autoroute) để xây dựng
bảng định tuyến bằng MPLS TE LSP mà không cần mạng lưới đầy đủ các
tuyến láng giềng (neighbor). MPLS TE dự trữ băng thông khi xây dựng LSP.
Ở đây giới thiệu khái niệm tài nguyên tiêu thụ (consumable resource). Khi
LSP được thêm vào mạng chúng có thể tìm ra con đường có băng thông
được lưu trữ sẵn. MPLS bắt buộc có sự dự trữ của mặt phẳng điều khiển,
nghĩa là nếu một LSP dự trữ 10Mb và gửi đến nó 100Mb trên LSP đó, mạng
sẽ thử phân chia 100Mb đó trừ khi lưu lượng ở nguồn đã bị kỹ thuật QoS
ràng buộc.
Khi nghiên cứu về kỹ thuật lưu lượng ta quan tâm đến ba vấn đề chính:
(1) Sự phân phối thông tin (information distribution): cách các bộ
định tuyến nhận ra mạng và các tài nguyên nào đã sẵn sang.
(2) Tính toán và thiết lập tuyến – (Path calculation and setup): Cách
các bộ định tuyến quyết định tạo các đường hầm TE, và cách xây
dựng và duy trì các đường hầm TE này một cách chính xác.
(3) Chuyển tiếp lưu lượng vào một dường hầm – (forwarding traffic
down a tunnel): Sau khi đường hầm được xây dựng nó như thế
nào?
1.2.4 Cấu hình MPLS TE
Để có thể khởi động kỹ thuật lưu lượng MPLS , mạng cần có các điều kiện
sau:
Cài đặt hệ điều hành Cisco (Cisco IOS) có hỗ trợ kỹ thuật lưu lượng MPLS .
Trong mạng cho phép CEF (Cisco Express Forwarding). Một giao thức định
tuyến trạng thái liên kết (OSPF hoặc IS-IS) cũng như giao thức cổng nội IGP
(Interior Gateway protocol). Kỹ thuật lưu lượng đựơc phép trên toàn bộ
Router. Một giao diện loopback (subnet mask 255.255.255.255) sử dụng như
MPLS Traffic Engineering router ID (RID).
Cấu hình đường hầm cơ bản.
Các lệnh cấu hình quan trọng cho một giao tiếp đường hầm MPLS cơ sở:
Lệnh Mô tả
Interface Tunnel0 Các đường hầm MPLS TE được đặc trưng là một
giao tiếp đường hầm trong phần mềm Cisco IOS.
Nó không khác gì đối với các loại đường hầm
khác.
Ip unnumbered Phần mềm Cisco IOS không chuyển tiếp lưu
loopbacko lượng xuống một giao tiếp không có địa chỉ IP
nên phải gán địa chỉ IP cho đường hầm TE vừa
tạo. Tuy nhiên các đường hầm TE chỉ theo một
hướng duy nhất và không tiếp nhận bất cứ liên kết
láng giềng nào nên sẽ lãng phí địa chỉ nếu gắn địa
chỉ IP cho giao tiếp đó.
Tunnel mode mpls Lệnh này thông báo cho phần mềm cisco IOS biết
traffic-eng giao tiếp đường hầm này là một đường hầm
MPLS TE
Tunnel destination Cho Cisco IOS biết điểm kết thúc của đường hầm.
destination-ip Địa chỉ IP ở đây là MPLS TE routerID của bộ
định tuyến mà ta muốn tạo đường hầm tới. Địa
chỉ IP đích là giao diện loopback0.
Tunnel mpls traffic-eng Cho Cisco IOS biết phát sinh đường đi từ đầu đến
path-option 10 dynamic cuối đường hầm.

1.2.5 Các dạng thông tin chính được phân phối


Một là, thông tin về băng thông có sẵn trên giao tiếp, cho phép một số đường
hầm làm việc trước những đường hầm khác nhờ vào độ ưu tiên. Hai là, các
cờ thuộc tính trên giao tiếp. Ba là, trọng lượng quản trị trên giao tiếp. Mỗi
thông tin này đựơc quảng bá (advertised) trên một cơ sở liên kết (per-link
basic). Nói cách khác, một router quảng bá băng thông có sẵn, các cờ thuộc
tính và trọng lượng quản trị trên tất cả các liên kết có liên quan trong MPLS
TE.
a. Băng thông có sẵn (available bandwitdth)
Một thuộc tính quan trọng của MPLS TE là khả năng dành riêng băng thông
qua mạng. Cấu hình một lượng băng thông dành riên trên một liên kết bằng
cách sử dụng lệnh sau:
Router(config-if)#ip rsvp bandwidth [<1-1000000 total-reservable-
bandwidth>[per-flow-bandwidth] ]
Lệnh này có thể lấy hai tham số. Tham số đầu là tổng lượng băng thông
dành riêng trên giao tiếp, tính bằng Kbps. Tham số thứ hai là lượng băng
thông tối đa có thể dành riêng trong luồng lưu lượng trên một giao tiếp. Nếu
không cấu hình lệnh này thì băng thông dành riêng ngầm định quảng cáo
cho giao tiếp bằng 0. Nếu không chỉ định giá trị cho total-reservable-
bandwidth trong lệnh ip rsvp bandwidth thì giá trị mặc định là 75% của băng
thông liên kết (link bandwidth). Băng thông liên kết được xác định bởi loại
giao tiếp hoặc lệnh về băng thông trên giao tiếp. Tỉ lệ trên luồng lưu lượng
(per-flow) tối đa được ngầm định là bằng tham số total-reservable-
bandwidth, nhưng không nhất thiết luôn luôn phải như thế. Khi các đường
hầm MPLS TE dành riêng băng thông liên kết, lượng băng thông được định
phần (allocated bandwidth) thay đổi nhưng băng thông có sẵn tối đa
(maximum available bandwidth) không thay đổi. Cần cấu hình cho cả hai:
trên giao tiếp (per-interface) và băng thông đường hầm (tunnel bandwidth).
Vì hai mục đích. Một là, cấu hình per-interface cho biết trong mạng có bao
nhiêu băng thông có sẵn trên một giao tiếp. Hai là, cấu hình per-tunnel ở đầu
đường hầm cho biết nó cần bao nhiêu băng thông để sủ dụng.
b. Độ ưu tiên đường hầm (Tunnel Priority)
MPLS TE cung cấp cơ chế ưu tiên cho một số đường hầm làm việc trước
những đường hầm khác. Mỗi đường hầm có một độ ưu tiên, các đường hầm
ít quan trọng hơn bị đẩy ra khỏi đường đi và được tính toán lại đường đi, và
tài nguyên của nó được nhường cho đường hầm khác quan trọng hơn.
• Các mức độ ưu tiên (priority level):
Một đường hầm có thể được thiết lập độ ưu tiên với giá trị trong khoảng từ 0
đến 7. Giá trị ưu tiên càng lớn thì sự quan trọng của đường hầm càng thấp.
Ví dụ, đường hầm có độ ưu tiên 3 thì quan trọng hơn đường hầm có độ ưu
tiên 5. Độ ưu tiên 0 là quan trọng nhất. Để tránh nhầm lẫm người ta thường
dùng thuật ngữ “tốt hơn” (better) và “tệ hơn” (worse) hơn thuật ngữ “cao
hơn” (higher) và “thấp hơn” (lower). Cũng có thể dùng thuật ngũ “quan
trọng hơn” (more important) và “ít quan trọng hơn” (less important).
• Những cơ sở của việc chiếm quyền (Preemption Basics):
Những đường hầm quan trọng hơn có quyền đẩy những đường hầm khác ra
khỏi đường đi khi muốn dành riêng băng thông. Điều này được gọi là sự
chiếm đường hầm (tunnel preemption).
• Độ ưu tiên thiết lập và độ ưu tiên lưu giữ (Setup and Holding
Priority):
Mỗi đường hầm có hai độ ưu tiên: - Độ ưu tiên thiết lập (Setup priority) và
độ ưu tiên giữ (Holding priority). Cả hai độ ưu tiên được xác định chi tiết
trong RFC 3209. Khi một đường hầm được thiết lập lần đầu tiên ta quan tâm
đến độ ưu tiên thiết lập của nó lúc quyết định công nhận đường hầm đó. Khi
có đường hầm khác đến cạnh tranh băng thông trên liên kết với đường hầm
đầu tiên này, độ ưu tiên thiết lập của đường hầm mới được so sánh với độ ưu
tiên lưu giữ của đường hầm đầu tiên. Độ ưu tiên thiết lập của đường hầm
mới có thể khác với độ ưu tiên lưu giữ cho một vài ứng dụng thực tế. Ví dụ,
một đường hầm có độ ưu tiên lưu giữ bằng 0, và độ ưu tiên thiết lập là 7.
Đường hầm này có thể bị bất kỳ đường hầm khác đẩy ra khỏi đường đi của
nó để chiếm tài nguyên vì đường hầm có độ ưu tiên thiết lập thấp nhất (7).
Nhưng ngay lúc nó thiết lập thì không đường hầm nào khác có thể chiếm
trước đường đi của nó do có độ ưu tiên lưu giữ cao nhất (0).
Chú ý: Cùng một đường hầm thì độ ưu tiên thiết lập không được tốt hơn độ
ưu tiên lưu giữ. Vì thế nếu hai đường hầm (giả sử tunnel1 và tunnel2) đang
tranh chấp cùng tài nguyên, và cả hai cùng có độ ưu tiên thiết lập bằng 1 và
độ ưu tiên lưu giữ bằng 7, điều gì xảy ra? Tunnel1 đến đầu tiên và có độ ưu
tiên lưu giữ bằng 7. Tunnel2 đến thứ hai và dùng độ ưu tiên thiết lập của nó
bằng 1 đẩy tunnel1 ra chiếm đường liên kết (link). Sau đó tunnel2 giữ đường
liên kết với độ ưu tiên lưu giữ bằng 7. Tunnel1 đến và sử dụng độ ưu tiên
thiết lập 1 đẩy tunnel2 đi và chiếm đường liên kết…. Cứ thế và lặp lại.
Các phiên bản Cisco IOS đều không cho cấu hình độ ưu tiên thiết lập thấp
hơn độ ưu tiên lưu giữ trên cùng một đường hầm nên trong thực tế không
xẩy ra hiện tượng trên. Tuy nhiên, trong thực tế hiếm khi độ ưu tiên thiết lập
và độ ưu tiên lưu giữ khác nhau.
• Cấu hình độ ưu tiên cho đường hầm
Việc cấu hình thì đơn giản. Cấu trúc lệnh:
Tunnel mpls traffic-eng priority setup [holding]
Nếu không chỉ định độ ưu tiên lưu giữ thì ngầm định bằng độ ưu tiên thiết
lập. Độ ưu tiên ngầm định là 7 (cho cả hai độ ưu tiên thiết lập và lưu giữ)
c. Các cờ thuộc tính (Attribute Flags)
Một dặc tính khác của MPLS TE là các cờ thuộc tính. Một cờ thuộc tính là
một ảnh bitmap 32-bit trên một kết nối có thể chứa 32 thuộc tính riêng biệt
trên một kết nối. Lệnh trên kết nối như sau:
Router(config-if)#mpls traffic-eng attribute-flags 0x2
d. Trọng lượng quản trị (Administrative Weight)
Cost trên kết nối chia ra làm hai loại: Cost điều khiển lưu lượng (TE cost) và
cost của giao thức cổng nội (IGP cost). Cho phép tính toán đường đi TE thiết
lập cost kết nối khác với đường đi ngắn nhất đầu tiên của giao thức IGP (IGP
SPF). Cost TE ngầm định trên một kết nối bằng với cost IGP. Thay đổi cost
TE khác với cost IGP bằng cách sử dụng lệnh sau:
Router(config-if)#mpls traffic-eng administrative-weight (0-4294967295)
Administrative-weight là lệnh dùng để thiết lập trọng lượng quản trị hay
metric trên một giao tiếp. Lệnh này sử dụng cho hai trường hợp:
• Trường hợp 1: Ghi đè metric đựơc IGP quảng bá nhưng chỉ trên
những thông tin quảng bá của TE
• Trường hợp 2: Là metric nhậy cảm (delay-sensitive metric) với độ
trễ trên một cơ sở đường hầm (per-tunnel basic)
Trường hợp 1 được cả OSPF và IS-IS quan tâm, khi một kết nối được quảng
bá vào trong IGP nó kèm theo một metric của kết nối đó (link metric).
Metric của kết nối IS-IS mặc định là 10, và có thể cấu hình lại bằng lệnh:
per-interface command isis metric. Metric kết nối ngầm định của OSPF bằng
băng thông kết nối chí cho 108, và có thể cấu hình bằng lệnh: per-interface
commamd ip ospf cost. Nếu trọng lượng điều khiển lưu lượng mpls (mpls
traffic-eng administrative-weight) chưa được cấu hình trên một giao tiếp,
cost được quảng bá trên thông báo điều khiển lưu lượng bằng với chi phí
IGP cho kết nối đó. Tuy nhiên có một trường hợp ta muốn thay đổi giá trị
cost được thông báo trên kết nối cho TE. Điều này hữu dụng cho các mạng
có cả hai loại chuyển tiếp lưu lượng: IP và MPLS TE. Việc cấu hình trọng
lượng quản trị trên kết nối sẽ tạo nên sự khác biệt về độ trễ nhưng không
thay đổi băng thông.
e. Thông tin được phân phối khi nào?
Trong một mạng không sử dụng kỹ thuật lưu lượng MPLS, IGP làm tràn
(flood) thông tin về một kết nối (link) trong ba trường hợp: Một là, khi một
kết nối hoạt động hay không (up or down). Hai là, khi một cấu hình của kết
nối thay đổi (ví dụ: thay đổi cost của kết nối…). Ba là, khi đến thời làm tràn
thông tin IGP định kỳ của router. Các loại bộ định thời được kết hợp với các
hoạt đọng này. Sự khác biệt của chúng phụ thuộc vào giao thức IGP đựơc sử
dụng. Kỹ thuật lưu lượng MPLS thêm vào lý do khác để làm tràn thông tin:
khi băng thông của kết nối thay đổi. Khi các đường hầm đựơc thiết lập
(setup) và được điều khiển (turn down) qua các giao tiếp, lượng băng thông
có sẵn trên giao tiếp bị thay đổi để dành riêng (reservation) cho một gia tiếp.
Khi các đường hầm được thiết lập trên một giao tiếp, chúng yêu cầu băng
thông, và lượng băng thông có sẵn (available bandwidth) giảm xuống; khi
các đường hầm được điều khiển xuống qua một giao tiếp cụ thể, lượng băng
thông có sẵn tăng lên.
• Khi nào router quảng bá những thay đổi băng thông này?
Câu trả lời đầu tiên là “khi nào có sự thay đổi xảy ra”. Nhưng nó có thể tạo
nên sự tràn ngập rất lớn (tremendous amount of flooding). Trong các mạng
MPLS TE lớn có hàng nghìn đường hầm; việc làm tràn ngập khi có một
đường hầm thay đổi giống như thêm hàng nghìn kết nối vào IGP. Việc tái
làm tràn những thay đổi TE không tệ như làm tràn một lượng kết nối IGP
tương đương khi ta không chạy SPF một cách đầy đủ ngay khi có trạng thái
liên kết TE mới nhưng vẫn có rất nhiều thông tin làm tràn trên mạng.
Có khả năng một lượng rất lớn thông tin làm tràn ngập chiếm hết băng thông
trên mạng và các tài nguyên quan trọng trong CPU của router. Mặt khác, ta
muỗn chắc chắn rằng thông tin hình trạng mạng (topology information)
được các bộ định tuyến quảng bá nhằm mục đích cập nhật. Nếu tất cả băng
thông trên một kết nối cụ thể được dành riêng, và điều này không quảng bá
sự tạm ngưng của mạng, lúc đó mạng ra khỏi sự đồng bộ đang có nên có thể
làm cho thiết lập không thành công (setup failures) và những bất lợi khác
(suboptimalities). Vì thế ta phải chú ý khi nào làm tràn những thông tin thay
đổi. Có ba nguyên tắc của ngưỡng làm tràn (flooding threshold):
(1) Làm tràn ngay những thay đổi quan trọng
(2) Khi các đường hầm đến và đi, các ngưỡng đựơc kiểm tra để xem nếu
có bất kỳ sự thay đổi nào đối với sự dành riêng qua một ngưỡng, và
thồn tin trạng thái liên kết TE sẽ được làm tràn khi cần thiết. Băng
thông thay đổi gây ra bởi sự dành riêng đường hầm như bảng sau:

Thời Sự thay đổi Băng thông Băng thông Làm Ngưỡng, chiều?
điểm băng thông còn lại (%) được chấp tràn?
(%) nhận (%)
0 0 100 0 N/A ---
1 10 90 10 N ---
2 1 89 11 N ---
3 2 87 13 N ---
4 2 85 15 Y 15%, ngược dòng
5 35 50 50 Y cả 30% và 40%
ngược dòng
6 -8 58 42 N ---
7 -20 78 22 Y 30%, xuôi dòng
8 72 6 94 Y 30%, 40%, ngược
dòng
9 1 5 95 Y 95% ngược dòng
10 2 3 97 Y 96%, 97%
11 -3 6 94 Y 96%, 95%, xuôi
dòng

(3) Làm tràn những thay đổi những thay đổi không quan trọng một cách
định kỳ, nhưng thường xuyên hơn khoảng thời gian làm tươi IGP.
Thời gian định kỳ ngầm định là 180 giây (3 phút). Nhưng có thể thay đổi
bằng cách sử dụng cấu hình toàn cục sau:
Lsr1(config)#mpls traffic-eng link-management timers
periodic-floodig 0-3600 second interval

f.
1.2.6
1.3

También podría gustarte