Está en la página 1de 3

Lệnh Ping ở trường hợp này không thực hiện thành công, do host 1 không liên kết trực

tiếp với
Router Vsic 2 nên gói Packet ICMP trả về lệnh ping không có địa chỉ đích,do vậy gói Packet
này bị hủy, điều này dẩn đến lệnh Ping không thành công. Ở trường hợp ta ping từ Host1 sang
địa chỉ 10.0.1.1 gói packet bị mất ngay từi router vsic1 vì Router vsic1 không xác định được
địa chỉ đích cần đến trong bảng định tuyến (địa chỉ này không liên kết trực tiếp với Router
vsic1).Ta so sánh vị trí Unroutable trong kết quả debug packet ở 2 cấu lệnh ping trên được sự
khác nhau.

Hiện tại thì PC1 không thể thấy PC2 vì chúng khác network, và chưa có một
giao thức định tuyến nào chạy trên R1 và R2.

Định tuyến là gì ?

Định tuyến là cách thức mà Router (bộ định tuyến) hay PC (hoặc thiết bị mạng khác)
sử dụng để phát các gói tin tới mạng đích.

Khái niệm routing gắn liền với mạng Internet và internet sử dụng một mô hình định
tuyến hop-by-hop điều này có nghĩa rằng mỗi PC hay Router sẽ tiến hành kiểm tra
trường địa chỉ đích trong phần tiêu đề của gói IP, tính toán chặng tiếp theo (Next hop)
để từng bước chuyển gói IP dần đến đích của nó và các Router cứ tiếp tục phát các
gói tới chặng tiếp theo như vậy cho tới khi các gói IP đến được đích. Để làm được việc
này thì các Router cần phải được cấu hình một bảng định tuyến (routing table) và
giao thức định tuyến (routing protocol).

Phân loại
Có nhiều cách phân loại định tuyến, dưới đây giới thiệu một số loại.

Định tuyến tập trung: Định tuyến tập trung thường trong các "mạng thông minh" mà
các node mạng tự nó giữ sự liên quan đơn giản. Các tuyến được tính toán tập trung
tại một bộ xử lí tuyến và sau đó phân bố chúng ra các Router trên mạng bất cứ khi
nào sự cập nhật được yêu cầu. Hay nó cách khác được đặc trưng bởi sự tồn tại của
một (hoặc vài) trung tâm điều khiển mạng thực hiện việc định tuyến sau đó nó gửi
các bảng định tuyến tới tất cả các nút dọc theo con đường đã chọn đó. Theo cách này
thì các nút mạng có thể hoặc không gửi bất kỳ thông tin nào về trạng thái của chúng
tới trung tâm, hoặc gửi theo định kỳ hoặc chỉ gửi khi trạng thái mạng thay đổi.

Định tuyến phân tán: Các vùng phân chia thành các vùng tự trị AS (autonomous
system). Các thành phần trong một AS chỉ biết về nhau mà không quan tâm tới các
thành phần trong AS khác, khi có yêu cầu cầu giao tiếp với các AS khác sẽ thông qua
thành phần ở biên AS. Từ đó các giao thức định tuyến được chia thành giao thức
trong cùng một AS là IGP (Interior Gateway Protocol) và giao thức giao tiếp giữa các
AS là EGP (Exterior Gateway Protocol).

Định tuyến trong (Interior Routing )

Định tuyến trong sảy ra bên trong một hệ thống độc lập (AS) , phần tử có thể định
tuyến cơ bản là mạng hoặc mạng con IP, các giao thức thường dùng là RIP , IGRP ,
OSPF, EIGRP ...

Định tuyến ngoài (Exterior Routing)

Định tuyến ngoài xảy ra giữa các hệ thống độc lập, và liên quan tới dịch vụ của nhà
cung cấp mạng sử dụng giao thức định tuyến ngoài rộng và rất phức tạp. Phần tử cơ
bản có thể được định tuyến là hệ thống độc lập (AS), giao thức thường dùng là BGP.
****Nguyên tắc định tuyến

- Các giao thưc định tuyến phi đạt được các yêu cầu đồng thời sau:

- Khám phá động một topo mạng.

- Xây dựng các đường ngắn nhất.

- Kiểm soát tóm tắt thông tin về các mạng bên ngoài, có thể sử dụng các
metric khác nhau trong mạng cục bộ.

- Phản ứng nhanh với sự thay đổi topo mạng và cập nhật các cây đường ngắn
nhất.

- Làm tất cả các điều trên theo định kỳ thời gian.

Telnet
TELNET (viết tắt của TELecommunication NETwork cũng có thể là TErminal NETwork
hay TELetype NETwork) là một giao thức mạng (network protocol) được dùng trên các
kết nối với Internet hoặc các kết nối tại mạng máy tính cục bộ LAN. Tài liệu
của IETF, STD 8, (còn được gọi là RFC 854 và RFC 855) có nói rằng:

Mục đích của giao thức TELNET là cung cấp một phương tiện truyền thông chung
chung, có tính lưỡng truyền, dùng độ rộng 8 bit, định hướng byte.

TELNET thường được dùng để cung cấp những phiên giao dịch đăng nhập, giữa các
máy trên mạng Internet, dùng dòng lệnh có tính định hướng người dùng. Tên của nó có
nguồn gốc từ hai chữ tiếng Anh "telephone network" (mạng điện thoại), vì chương trình
phần mềm được thiết kế, tạo cảm giác như một thiết bị cuối được gắn vào một máy tính
khác.

Đối với sự mở rộng của giao thức, chữ "telnet" còn ám chỉ đến một chương trình ứng
dụng, phần người dùng của giao thức - hay còn gọi là trình khách (clients). Trong bao
nhiêu năm qua, TELNET vốn được cài đặt sẵn trong hầu hết các hệ điều hành Unix,
song với sự tiến triển gần đây của mình, SSH(Secure Shell) trở nên một giao thức có
ưu thế hơn trong việc truy cập từ xa, cho các máy dùng hệ điều hành có nền tảng là
Unix. SSH cũng được cài đặt sẵn cho hầu hết các loại máy vi tính. Trên rất nhiều hệ
thống, chương trình ứng dụng "telnet" còn được dùng trong những phiên giao dịch
tương tác TCP ở dạng sơ đẳng (interactive raw-TCP sessions), và còn được dùng để
thông nối với những dịch vụ trên các máy chủ POP3, mà không cần đến những trình
khách chuyên dụng. Cụm từ tiếng Anh "to telnet" còn được dùng như là một động từ, có
nghĩa là "thành lập" hoặc "sử dụng", một kết nối dùng giao thứcTELNET, như trong câu
"To change your password, telnet to the server and run the passwd command" - (Để đổi
mật khẩu của mình, telnet vào máy chủ và chạy dòng lệnh passwd).

Cụm từ trên còn có nghĩa là kết nối, theo thể thức mới, với Telnet Bulletin Board
Systems - Hệ thống bảng tin Telnet - (mà một thời chỉ dùng kết nối quay số (dialup),
trong những năm giữa 1980 và 1990), là kết nối cho phép sử dụng TCP/IP, cho những
người còn luyến tiếc nó, cũng như hỗ trợ tất cả các giao thức nổi tiếng và các giao thức
thường được dùng trên mạng Internet hiện nay, như là một bộ máy chủ, đa giao thức,
toàn năng

También podría gustarte