Está en la página 1de 7

1.

1Mô hình tham chiếu OSI và TCP/IP:


1.1.1Mô hình OSI:
Với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống máy tính, năm 1984, mô hình tham chiếu
OSI của tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã được công bố. OSI mô tả lược đồ phân
lớp mà tổ chức này đã xây dựng được. Mô hình này cung cấp cho các nhà chế tạo một tập
hợp các tiêu chuẩn đảm bảo tương thích và liên kết hoạt động tốt hơn giữa các mạng kỹ
thuật khác nhau được tạo ra bởi nhiều công ty trên thế giới.
Mô hình OSI là mô hình chủ yếu cho các hoạt động thông tin trên mạng. Mặc dù đã ra
đời các mô hình khác, nhưng hầu hết các nhà chế tạo ngày nay đều tạo ra các sản phẩm
của họ trên cơ sở tham chiếu đến mô hình OSI, đặc biệt là khi họ muốn phổ biến sản
phẩm của mình cho số đông khách hàng. Mô hình tham chiếu OSI cho phép ta có thể
nhận ra chức năng mạng diễn ra tại mỗi lớp. Mô hình OSI gồm 7 lớp lần lượt:
-Lớp Vật lý (Physical)
-Lớp Liên kết dữ liệu (Data Link)
-Lớp Mạng (Network)
-Lớp Vận chuyển (Transport )
-Lớp Phiên làm việc (Session)
-Lớp Trình diễn (Presentation)
-Lớp Ứng dụng (Application)
1.1.2Mô hình TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol):
Chồng giao thức TCP/IP được phát triển từ quá trình nghiên cứu của cơ quan DARPA
thuộc bộ quốc phòng Hoa Kỳ. Nó bắt nguồn từ sự phát triển hệ thống thông tin trong nội
bộ DARPA. Sau đó TCP/IP được phối hợp với Berkeley Software Distribution of Unix.
Ngày nay TCP/IP là một chuẩn phổ biến cho hoạt động thông tin liên mạng và đóng vai
trò là giao thức vận chuyển trong Internet, cho phép nhiều máy tính liên lạc với nhau trên
phạm vi toàn cầu.
Mô hình TCP/IP đơn giản hơn nhiều so với OSI. Mô hình TCP/IP chỉ bao gồm 4 lớp lần
lượt:
-Lớp Truy cập mạng (Network Access)
-Lớp Internet (Internet)
-Lớp Vận chuyển (Transport)
-Lớp Ứng dụng (Application)
1.1.3Ưu điểm và nhược điểm của mô hình TCP/IP:
Mô hình TCP/IP ra đời là nền tảng của mạng truyền thông Internet ngày nay. Với
TCP/IP cho phép hoạt động thông tin diễn ra trong số bất kỳ các mạng nào trong liên
mạng và phù hợp tốt như nhau trong hoạt động truyền tin ở cả WAN và LAN. Mô hình
TCP/IP hướng đến tối đa độ linh hoạt tại lớp ứng dụng cho người phát triển phần mềm.
Lớp vận chuyển liên quan đến hai giao thứ là TCP và UDP. Với mô hình này, sẽ không
cần quan tâm đến ứng dụng nào yêu cầu dịch vụ mạng và không quan tâm đến giao thức
vận chuyển nào đang được dùng, chỉ có 1 giao thức mạng là IP. TCP/IP sử dụng kỹ thuật
chuyển mạch gói. IP cho phép phục vụ như một giao thức đa năng cho phép bất kỳ máy
tính nào ở bất cứ đâu truyền dữ liệu vào bất cứ thời điểm nào.
Tuy nhiên mô hình này vẫn có một số hạn chế nhất định đó là trong vấn đề định tuyến IP
từ khả năng mở rộng cho đến việc quản lý lưu lượng của mạng. Với việc xét các trường
địa chỉ cho mỗi lần định tuyến, nếu mạng mở rộng càng lớn thì việc định tuyến sẽ hết sức
khó khăn.
-Thứ nhất là vấn đề tốc độ và độ trễ. Chuyển tiếp dựa trên IP cổ điển quá chậm để có thể
điều khiển các đường truyền có lưu lượng lớn trên Internet. Tuy đã xuất hiện các phương
pháp để nâng cao tốc độ như sử dụng bảng định tuyến nhanh cho các gói tin quan trọng,
tuy nhiên các gói đến Router vẫn lớn hơn so với khả năng xử lý của Router vì vậy dẫn
đến tình trạng mất gói, mất kết nối...
-Thứ hai là khả năng mở rộng của mạng. Với mạng Internet hiện nay, số lượng người sử
dụng ngày càng tăng, thiết bị thêm vào mạng ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc các
Router core phải hoạt động nhiều hơn và việc mở rộng mạng là khó khăn.
-Thứ ba là khả năng tích hợp các kỹ thuật của các lớp với nhau. Như ta biết, trong mô
hình TCP/IP, các lớp được phân ra khá cụ thể và rõ ràng về các chức năng. Vì vậy, việc
tích hợp các kỹ thuật mạng lớp 2 và mạng lớp 3 là tương đối khó khăn.
Chính vì điều này, chuyển mạch nhãn đa giao thức đã được nghiên cứu và đưa ra nhằm
giải quyết các mặt còn hạn chế của TCP/IP truyền thốn
1.2Chuyển mạch nhãn đa giao thức - MPLS (Multi Protocol Label Switching):
1.2.1MPLS là gì?
MPLS là một phương thức được cải tiến cho việc chuyển tiếp các gói tin trong mạng
bằng cách sử dụng các nhãn được gắn thêm vào trong các gói tin IP (IP packet). Các nhãn
được chèn vào giữa header của lớp 3 và header của lớp 2 trong trường hợp sử dụng kỹ
thuật dựa trên khung lớp 2. Đối với các kỹ thuật dựa trên tế bào như ATM, thì nó sẽ chứa
cả trường VPI và VCI.
MPLS là sự kết hợp của kỹ thuật chuyển mạch lớp 2 và kỹ thuật định tuyến lớp 3. Mục
tiêu chính của MPLS là tạo ra một cấu trúc mạng mềm dẻo để cung cấp cho đặc tính mở
rộng và ổn định của mạng. Điều này bao gồm kỹ thuật điều khiển lưu lượng và khả năng
hoạt động của VPN và có liên quan đến Chất lượng dịch vụ (QoS) với nhiều lớp dịch vụ
(Cos).
Trong mạng MPLS, các gói tin vào được gán nhãn bởi một Bộ định tuyến chuyển mạch
nhãn ở biên (Edge Label Switched Router – Edge LSR). Các gói tin được gửi theo một
đường chuyển mạch nhãn (Label Switched Path - LSP), đây là con đường mà mỗi LSR
sử dụng để chuyển tiếp dựa trên các đối xử riêng biệt cho từng nhãn. Tại mỗi chặng, LSR
gỡ bỏ các nhãn có sẵn và thêm vào một nhãn mới, sau đó thông báo cho chặng kế tiếp để
biết để chuyển tiếp gói tin. Nhãn sẽ được gỡ bỏ tại LSR biên và gói tin sẽ tiếp tục được
chuyển tiếp đến đích cần đến.
1.2.2Sự phát triển của MPLS:
Mục đích ban đầu của chuyển mạch nhãn là muốn đưa tốc độ của chuyển mạch lớp 2 vào
lớp 3. Lý lẽ ban đầu cho các kỹ thuật như MPLS không lâu sau đã được nhận thấy là có
ưu điểm, bởi vì các chuyển mạch lớp 3 mới được sử dụng công nghệ ASIC ( Application-
specific integrated circuit), kỹ thuật nền tảng có thể thi hành chức năng tìm kiếm với tốc
độ vừa đủ để hỗ trợ cho hầu hết các loại giao tiếp (interface).
Chuẩn của chuyển mạch nhãn được nhóm nghiên cứu của IETF về MPLS đề xuất năm
1997 và được nghiên cứu rộng rãi. MPLS được phát triển từ nhiều kỹ thuật chính, bao
gồm các phiên bản độc quyền về chuyển mạch nhãn như chuyển mạch nhãn của Cisco
(Cisco’s Tag Switching), Chuyển mạch IP dựa trên nền định tuyến tổng hợp của IBM
(IBM’s Aggregate Route-Based IP Switching – ARIS), Bộ định tuyến chuyển mạch tế
bào của Toshiba (Toshiba’s Cell-Switched Router – CSR), Chuyển mạch IP của Ipsilon
(Ipsilon’s IP Switching) và bộ định vị IP của Lucent (Lucent’s IP Navigator).
Chuyển mạch thẻ (Tag Switching), được phát minh bởi Cisco, và đưa đến người dùng lần
đầu tiên vào năm 1998. Từ khi bắt đầu triển khai chuyển mạch thẻ, Cisco đã làm việc
chung với IETF để phát triển và thông qua các chuẩn của MPLS, hợp nhất các đặc tính và
ưu điểm của Chuyển mạch thẻ.
1.2.3Ưu điểm của chuyển mạch nhãn đao giao thức MPLS:
1.2.3.1 Tốc độ và độ trễ:
Chuyển mạch nhãn được cung cấp để giải quyết vấn đề về tốc độ và độ trễ một cách hiệu
quả. Chuyển mạch nhãn nhanh hơn nhiều chuyển mạch IP cổ điền bởi vì giá trị nhãn
được đặt trong header của gói đến, được sử dụng để quản lý bảng định tuyến theo cách
nhãn sẽ được sử dụng là chỉ mục trong bảng. Việc tìm kiếm này yêu cầu chỉ một lần là
tìm ra, ngược lại định tuyến cổ điển có thể phải tìm trong bảng đó vài nghìn lần. Kết quả,
trên luồng vận chuyển, các gói được gửi thông qua mạng nhanh hơn thông thường, giảm
thời gian trễ, và đáp ứng thời gian cho người dùng.
1.2.3.2 Khả năng mở rộng (Scalability):
Dĩ nhiên tốc độ là một mặt quan trọng của chuyển mạch nhãn, nhưng dịch vụ nhanh
không phải là tất cả mà chuyển mạch nhãn có thể cung cấp. Nó cũng có thể cung cấp khả
năng mở rộng, tức là điều tiết một số lượng lớn và ngày càng tăng nhanh chóng các user
trên mạng Internet. Chuyển mạch nhãn đề nghị một cách giải quyết cho vấn đề phát triển
mạng một cách nhanh chóng như vậy bằng cách cho phép một số lượng lớn các địa chỉ IP
được liên kết với nhau trên một hay một vài nhãn. Cách tiếp cận này sẽ cắt giảm bớt bảng
định tuyến và cho phép một router phục vụ nhiều người dùng hơn tại một thời điểm và
cũng không cần đòi hỏi khả năng xử lý cao của các router.
1.2.3.3 Đơn giản:
Một ưu điểm nữa của chuyển mạch nhãn là về cơ bản nó chỉ là tập hợp của các giao thức
định tuyến. Nó rất đơn giản, chuyển tiếp một gói dựa trên nhãn của gói đó. Làm thế nào
một nhãn đến một đường dẫn của người dùng mà không cần quan tâm đến việc chuyển
tiếp thực sự của đường dẫn đó. Tất cả cơ chế điều khiển trên có thể phức tạp, nhưng
chúng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của đường dẫn. Tức là sẽ có rất nhiều các
phương pháp khác nhau để phân phối các nhãn cho đường truyền, tuy nhiên sau khi các
nhãn đã được phân phối xong, họat động chuyển mạch nhãn sẽ được thực hiện một cách
rất nhanh chóng. Chuyển mạch nhãn có thể được thực hiện trong một phần mềm, trong
các mạch điện tử tích hợp hay trong một vi xử lý đặc biệt.
1.2.3.4 Mức sử dụng tài nguyên:
Cơ chế điều khiển để thiết lập một nhãn phải không làm tiêu tốn nhiều tài nguyên. Nó
không được làm mất nhiều tài nguyên và chuyển mạch nhãn thì hoàn toàn không làm tiêu
tốn nhiều tài nguyên để thực thi việc thành lập một con đường chuyển mạch nhãn cho
đường dẫn.
1.2.4MPLS và kiến trúc Internet:
Từ khi ARPNET được triển khai, thời đại của Internet bắt đầu, kiến trúc của Internet
cũng được thay đổi. Nó mở ra các đáp ứng về sự tiến bộ của kỹ thuật, phát triển và hỗ trợ
cho nhiều dịch vụ mới. Hầu hết các sự thay đổi gần đây của kiến trúc Internet là do sự
thêm vào của MPLS. Nhưng cần chú ý rằng kỹ thuật chuyển tiếp của Internet là dựa vào
việc định tuyến địa chỉ đích, và nó không hề thay đổi từ khi ARPANET xuất hiện. Sự
thay đổi chính đó là sự thay thế của giao thức định tuyến cổng biên giới phiên bản 4
(Border Gateway Protocol Version 4 – BGP4) từ giao thức định tuyến cổng bên ngoài
(Exterior Gateway Protocol – EGP), sự bổ sung của định tuyến miền trong không phân
lớp (Classless Interdomain Routing – CIDR), các nâng cấp cố định của băng thông và các
thiết bị đầu cuối như có thêm nhiều các bộ định tuyến mạnh.
MPLS đã tác động đến cả kỹ thuật chuyển tiếp gói tin IP và việc xác định đường đi
(đường đi của các gói tin được chuyển tiếp trên mạng Internet). Và kết quả là sự ra đời
các cấu trúc mạng của Internet. MPLS có thể hỗ trợ cho IP phiên bản 6 (IP version 6) bởi
vì thuật toán chuyển tiếp của MPLS cho IP phiên bản 4 cũng có thể áp dụng cho IP phiên
bản 6 với việc sử dụng các giao thức định tuyến hỗ trợ cho địa chỉ IP phiên bản 6. MPLS
được triển khai bởi vì nó có ưu điểm gần gũi và trực tiếp đến Internet. Hầu hết ưu điểm
gần gũi của MPLS với các chi tiết cụ thể cho mạng đường trục của nhà cung cấp dịch vụ
Internet là khả năng triển khai kỹ thuật lưu lượng (Traffic Engineering). Kỹ thuật lưu
lượng cho phép các nhà cung cấp dịch vụ loại bỏ tải của các tuyến (link) bị tắc nghẽn và
điều khiển các tải chia xẻ sang các tuyến khác chưa được sử dụng đúng mức. Kết quả của
công việc trên là độ tận dụng tài nguyên sẽ ở cấp độ cao hơn và cũng có nghĩa là sẽ hiệu
quả và chi phí sẽ được tiết kiệm hơn.
1.3 Kết luận:
Với các khuyết điểm thuộc về bản chất và ngày càng bộc lộ ra khi sự phát triển mạng
ngày càng nhanh về tốc độ và số lượng thì TCP/IP cổ điển đang đứng trước những vấn đề
hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS
cùng các ưu điểm đã được nêu trên và nếu như được áp dụng vào thực tế cho các mạng
đường trục lớn của các nhà cung cấp dịch vụ thì có thể giải quyết nhanh chóng các bài
toán mà TCP/IP cổ điển đang mắc phải. Và thực tế chứng minh điều đó khi đã có một số
nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng MPLS vào mạng đường trục của mình và thu được khá
nhiều lợi ích

***********************************************************************
*PHAN TIEP THEO

Hiện nay, công nghệ MPLS đã được triển khai khá rộng rãi trong hệ thống mạng core của
các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Vậy thì MPLS là gì ? Và tại sao nó được lựa chọn
làm nền tảng của lớp 3 trong hệ thống mạng thế hệ mới. Phần bài viết này sẽ trình bày về
công nghệ MPLS và một ứng dụng của nó là MPLS VPN được các services provider sử
dụng để cung cấp dịch vụ kết nối cho khách hàng

Chương 1, “Tổng quan MPLS”

1.1 Giới thiệu chung về chuyển mạch nhãn đa giao thức


1.1.1 Công nghệ mạng MPLS
Công nghệ Multiprotocol Label Switching (MPLS) phát triển trở thành một thuật ngữ
thông dụng trong mạng máy tính. MPLS được triển khai rộng khắp trong mạng của nhà
cung cấp dịch vụ. Hiện nay MPLS là một giải pháp để giải quyết nhiều vấn đề trong
mạng như : tốc độ , khả năng mở rộng mạng,quản lý chất lượng dịch vụ (QoS) và điều
phối dung lượng. MPLS là một công nghệ kết hợp tốt nhất giữa định tuyến lớp ba và
chuyển mạch lớp hai cho phép chuyển tải các gói rất nhanh trong mạng lõi và định tuyến
tốt ở mạng biên bằng cách dựa vào nhãn (label). MPLS là một phương pháp cải tiến việc
chuyển tíêp gói trên mạng bằng các nhãn được gắn với mỗi gói IP,tế bào ATM hoặc
frame lớp hai. Phương pháp chuyển mạch nhãn giúp các Router và MPLS-enable ATM
switch ra quyết định theo nội dung nhãn tốt hơn việc định tuyến phức tạp theo địa chỉ IP
đích. MPLS kết nối tính thực thi và khả năng chuyển mạch lớp hai với định tuyến lớp ba.
Cho phép các ISP cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau mà không cần phải bỏ đi hạ tầng sẵn
có. Cấu trúc MPLS có tính mềm dẻo trong bất kỳ sự phối hợp với công nghệ lớp hai nào.
MPLS hỗ trợ mọi giao thức lớp hai triển khai hiệu quả các dịch vụ IP trên một mạng
chuyển mạch IP.MPLS hỗ trợ việc tạo ra các tuyến khác nhau giữa nguồn và đích trên
một đường trục Internet. Bằng việc tích hợp MPLS vào kiến trúc mạng, các ISP có thể
giảm chi phí, tăng lợi nhuận, cung cấp nhiều hiệu quả khác nhau và đạt được hiệu quả
cạnh tranh cao.
1.1.2 Đặc điểm mạng MPLS
• Không có MPLS API, cũng không có thành phần giao thức phía host.
• MPLS chỉ nằm trên các router
• MPLS là giao thức độc lập nên có thể hoạt động cùng với giao thức khác IP như
IPX,ATM,Frame relay…
1.1.3 Phương thức hoạt động
Thay thế cơ chế định tuyến lớp 3 bằng cơ chế chuyển mạch lớp hai. MPLS hoạt động
trong lõi của mạng IP. Các Router trong lõi phải cho phép MPLS trên từng giao
tiếp.Nhãn được gán thêm vào gói IP khi gói đi vào mạng MPLS .Nhãn được tách ra khi
gói ra khỏi mạng MPLS . Nhãn được chèn vào giữa header lớp ba và header lớp hai. Sử
dụng nhãn trong quá trình gửi gói tin sau khi đã thiết lập đường đi. MPLS tập trung vào
quá trình hoán đổi nhãn (Label Swapping). Một trong những thế mạnh của kiến trúc
MPLS là tự định nghĩa chồng nhãn (Label Stack).
Công thức để gán nhãn gói tin là :
Network Layer Packet + MPLS Label Stack
Không gian nhãn có hai loại :
• Các giao tiếp dùng chung giá trị nhãn (per-platform label space).
• Mỗi giao tiếp mang giá trị nhãn riêng (per-interface label space)
Bộ định tuyến chuyển nhãn (LSR - Label Switch Router): ra quyết định chặng kế tiếp dựa
trên nội dung của nhãn,các LSP làm việc ít và hoạt động gần giống như Switch
Con đường chuyển nhãn (LSP – Label Switch Path): xác định đường đi của gói tin MPLS
. Gồm có hai loại : Hop by hop signal LSP – xác định đưòng đi khả thi nhất theo kiểu
best effort và Explicit route signal LSP – xác định đường đi từ nút gốc .
1.1.4 Một số ứng dụng của MPLS
Internet có ba nhóm ứng dụng chính : voice,data,video với các yêu cầu khác nhau. Voice
yêu cầu độ trễ thấp,cho phép thất thoát dữ liệu để tăng hiệu quả (QoS).Video cho phép
thất thoát dữ liệu ở mức chấp nhận được, mang tính thời gian thực (realtime). Date yêu
cầu độ bảo mật và chính xác cao . MPLS giúp khai thác tài nguyên mạng đạt hiệu quả cao
Một số ứng dụng được triển khai:
1.1.4.1 MPLS VPN
Nhà cung cấp dịch vụ có thể tạo VPN lớp 3 dọc theo mạng đường trục cho nhiều khách
hàng,chỉ dùng một cơ sở hạ tầng công cộng có sẵn, không cần các ứng dụng encrytion
hoặc end-user.
1.1.4.2 MPLS Traffic Engineer
Cung cấp khả năng thiết lập một hoặc nhiều đường đi để điều khiển lưu lượng mạng và
các đặc trưng thực thi cho một loại lưu lượng.
1.1.4.3 MPLS QoS
Dùng QoS các nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ với sự đảm bảo
tối đa về QoS cho khách hàng.
MPLS Unicast/Multicast IP routing.

Hiện nay với những ưu việt của MPLS đã giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của các
nhà khai thác dịch vụ. Các sản phẩm MPLS đã được triển khai trên phạm vi toàn cầu.
MPLS hiện đang được coi là giải pháp tốt cho mạng thế hệ sau (mạng NGN) của các nhà
cung cấp dịch vụ hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam hiện nay hệ thống mạng của các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ đều có
sự phát triển, nâng cấp lên hệ thống mạng NGN. Các công nghệ làm nền cho NGN có thể
ví dụ : tại lớp vật lý sẽ là các công nghệ chuyển mạch quang WDM, DWDM và công
nghệ nền tảng cho lớp 3 chỉnh là chuyểnmạch IP/MPLS.
Lấy một ví dụ về việc triển khai MPLS hiện đang được xúc tiến xây dựng trong mạng
truyền tải của tổng công ty BCVT Việt nam. Với dự án VoIP hiện đang triển khai, VNPT
đã thiết lập mạng trục MPLS với 3 LSR lõi. Các LSR biên sẽ được tiếp tục đầu tư và mở
rộng tại các địa điểm có nhu cầu lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh ở phía Bắc, Đà Nẵng,
Khánh Hoà... ở miền Trung, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... ở miền Nam.

Ngoài ra còn có hệ thống của rất nhiều các nhà cung cấp lớn khác như VTI, Viettel... Bên
cạnh các nhà cung cấp dịch vụ còn rất nhiều các tổ chức chính phủ khác như bộ tài chính,
bộ công an cũng tiến hành nâng cấp toàn hệ thống, với mục đích thống nhất tất cả các
dịch vụ, các phương thức truy nhập mạng của bản thân tổ chức về một nền tảng hạ tầng
mạng hội tụ duy nhất

Với công nghệ MPLS được triển khai không chỉ trong lớp lõi (core) mà còn trong lớp
biên (edge). Các thiết bị MPLS lớp biên đóng vai trò như những LSR lối vào, lối ra. Các
mạng Internet quốc gia, mạng truyền số liệu, mạng DCN (quản lý) đều được kết nối với
các LSR biên. Nhờ các cơ chế linh hoạt của IP/MPLS cho phép các tổ chức chuyển đổi
từng bước một lên NGN, mà vẫn duy trì được hoạt động của hạ tầng mạng hiện có. Hệ
thống mới hoàn toàn tương thích với các hạ tầng mạng ATM hiện có, giúp cho tổ chức
tiết kiệm chi phí trong quá trình đầu tư.

Hệ thống mạng thế hệ mới với IP/MPLS có rất nhiếu lợi điểm so với hệ thống ATM.
Hiện nay, Ip/MPLS (chuyển mạch nhãn đa giao thức) là kỹ thuật được công nhận cho
mạng hội tụ ở Việt Nam sau khi có sự đánh giá kỹ càng các mạng ATM, RPR và các
mạng khác. MPLS đã có một bước phát triển rất dài bởi cộng đồng MSF và IETF. MPLS
đang dẫn đầu về các mức linh hoạt, tính đảm bảo và an toàn mà ngày nay chưa có một
công nghệ nào khác có thể thỏa mãn được.

MPLS cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tách biệt việc kiểm soát lưu thông mạng dựa
trên yêu cầu của ứng dụng. MPLS còn có khả năng cho phép ứng dụng tự động yêu cầu
tài nguyên mà chúng cần sử dụng trên hạ tầng mạng. Tuy nhiên, chất lượng mạng chỉ dựa
vào một mình MPLS và IP thì không đủ, do vậy tính thông minh cộng thêm (Intelligent
Network) là cần thiết để đảm bảo chất lượng, bảo mật, kế toán và thanh toán cho dịch vụ
mới. Việc kiểm soát tốt hơn cũng là điều cần thiết cho phép nhà cung cấp dịch vụ có thể
kiểm soát lưu thông trên mạng.

También podría gustarte