Está en la página 1de 39

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP


KHOA:ĐIỆN TỬ TIN HỌC

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Đề tài:” NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG
CƠ BƠM NƯỚC TỰ ĐỘNG THEO GIỜ ĐẶT”

Giảng viên hướng dẫn : Th.Dương Văn Hùng


Sinh viên thực hiện:
1.TRẦN ĐĂNG DẦN MSSV : 50110095
2.ĐOÀN HẢI LINH MSSV : 50110061
3.TRẦN QUANG LINH MSSV : 50110032
4.HOÀNG TRUNG DŨNG MSSV : 50110102
5.NGUYỄN VĂN HƯNG MSSV : 50110038
6.VŨ THỊ THANH NHÀN MSSV : 50110173
7.NGUYỄN HẢI LONG MSSV : 50110036
8.NGUYỄN VĂN NINH MSSV : 50110224
Lớp: 50CĐ-ĐT2
Hệ: Cao đẳng Chính quy Khóa: 50

Bắc Giang, tháng 6 năm 2019


BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Khoa: Điện tử - Tin học

ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN MÔN HỌC


Họ và tên sinh viên:

1. Trần Đăng Dần MSSV : 50110095


2. Đoàn Hải Linh MSSV : 50110061
3. Trần Quang Linh MSSV : 50110032
4. Hoàng Trung Dũng MSSV : 50110102
5. Vũ Thị Thanh Nhàn MSSV : 50110173
6. Nguyễn Văn Hưng MSSV : 50110038
7. Nguyễn Hải Long MSSV : 50110036
8. Nguyễn Văn Ninh MSSV : 50110224
Giảng viên hướng dẫn: Th.Dương Văn Hùng
Lớp: 50CĐ-DDT2 Khóa: 50 Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành đào tạo: ĐIỆN TỬ TIN HỌC
Ngày giao đề tài:
Ngày nộp quyển:
NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
“ Nghiên cứu thiết kế mach điều khiển động cơ bơm nước tự động theo giờ
đặt”

Bắc Giang, Ngày......Tháng......Năm 2019


Tổ trưởng bộ môn Giảng viên hưỡng dẫn TL/Hiệu trưởng
(kí,ghi rõ họ tên) (kí,ghi rõ họ tên) Trưởng khoa
(kí,ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn:
-Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Công Nghiệp đã tạo cơ hội làm đò án.
-Khoa Điện tử Tin học đã tạo điều kiện cho em làm tốt đồ án và thiết bị, cũng như
kiến thức và tài liệu tham khảo.
-Tất cả các thầy cô trong khoa điện tử tin học đặc biệt thầy Dương Văn Hùng đã
tận tình hướng dẫn, cũng như hỗ trợ kiến thức và lời khuyên thiết thực trong suốt
quá trình thực hiện đồ án.
-Toàn thể các bạn trong nhóm 3 lớp K50CĐ-ĐT 2 đã giúp đỡ em tận tình trong
việc tìm kiếm tài liệu và cũng như hỗ trợ kiến thức cho em
-Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn thầy hướng dẫn cùng toàn thể thầy cô bộ môn
lời cảm ơn chân thành nhất.
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN MÔN HỌC CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Giảng viên hướng dẫn:…………….............Bộ môn:...................Khoa:...................


Tên đề tài:...................................................................................................................
Sinh viên thực hiện:..........................................................................Lớp:..................
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

STT NỘI DUNG THANG ĐIỂM


ĐIỂM CHẤM
1 Mức độ thời sự của đề tài,mức độ khó của đề tài. 10
2 Tính ứng dụng của đề tài vào thực tiễn 10
3 Tính đúng đắn và hợp lý của phân tích thiết kế 15
4 Giải pháp và công nghệ thực hiện 5
5 Mức độ hoàn thành công việc của sinh viên 25
6 Tinh thần và thái độ làm việc:chăm chỉ,cần
cù,nghiêm túc và tinh thần chủ động trong công việc 10
7 Khả năng đọc sách ngoại ngữ tham khảo 5
8 Khả năng tổng hợp kiến thức viết đồ án 10

9 Bố cục và hình thức trình bày đồ án theo quy trình 5

10 Thời hạn hoàn thành và nộp đồ án 5


TỔNG ĐIỂM 100
Điểm kết luận quy đổi của giáo viên hướng dẫn:....................(điểm).
(Quy về điểm 10,không làm tròn, đạt từ 5 điểm trở lên mới cho bảo vệ)
Đồng ý cho bảo vệ:  Không đồng ý cho bảo vệ: 
..............,Ngày........Tháng...........năm 2019
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(ký,ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC

Trang tựa Trang


LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... 1
NHẬN XÉT......................................................................................................... 2
MỤC LỤC ........................................................................................................... 3
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................. 5
PHẦN I : MỞ ĐẦU ...................................................................................... 6
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 6

PHẦN II : NỘI DUNG ................................................................................. 7


Chương 1: ............................................................................................................ 7
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .............................................................................. 7
1.1Giới thiệu về đề tài .................................................................................... 7
1.2 Khái niệm chung về hệ thống cấp nước ................................................... 8
Chương 2: ............................................................................................................ 11

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................... 11

2.1 Động cơ bơm nước .................................................................................. 11

2.2 Contactor ................................................................................................. 13

2.3 Rowle nhiệt ............................................................................................. 15

2.4 Aptomat ................................................................................................... 16

2.5 Rơle thời gian .......................................................................................... 26

Chương 3: ............................................................................................................ 28

THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN BƠM NƯỚC TỰ ĐỘNG .......................... 28

3.1 Sơ đồ nghiên lý ....................................................................................... 28

3.2 Mạch điều khiển ..................................................................................... 29

3.3 Mạch động lực......................................................................................... 31


3.4 Chọn thiết bị phù hợp ............................................................................. 31

Chương 4: ............................................................................................................ 32

KẾ LUẬN........................................................................................................... 32

HƯỚNG KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 33


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình1.1 Các thành phần cơ bản của công trình cấp nước ............................... 11
Hình2.1 Cấu tạo của máy bơm nước ................................................................ 14
Hình2.2 Cấu tạo của rơle nhiệt......................................................................... 16
Hình2.3 Ký hiệu của rơle nhiệt ......................................................................... 17
Hình2.4 Các loại Aptomat ................................................................................ 19
Hình2.5 Cấu tạo aptomat .................................................................................. 20
Hình2.6 Cơ cấu nhả khớp tự do của aptomat ................................................... 22
Hình2.7 Sơ đồ nguyên lý aptomat chung .......................................................... 23
Hình2.8 Sơ đồ nguyên lý aptomat dòng điện cực đại ....................................... 24
Hình2.9 Sơ đồ nguyên lý aptomat điện áp thấp ................................................ 25
Hình2.10 Sơ đồ nguyên lý aptomat dòng điện cực tiểu .................................... 25
Hình2.11 Sơ đồ nguyên lý aptomat công suât ngược ....................................... 26
Hình2.12 Sơ đồ cấu trúc rơle thời gian ............................................................ 27
Hình 2.13 Sơ đồ phân loại rơle thời gian ......................................................... 28
Hình2.14 Ký hiệu của rơle thời gian trong sơ đồ mạch điện ........................... 28
Hình3.1 Sơ đồ nguyên lý của mạch điều khiển mạch bơm nước tự động ......... 29
Hình 3.2 Mạch điều khiển bơm nước tự động................................................... 30
Hình 3.3 Mạch động lực của mạch điều khiển bơm nước tự động ................... 31
Hình3.4:Máy bơm nước Pentax CM80- 200B .................................................. 31
Hình 3.5: Aptomat Schneider EZ9F34340 3 pha.............................................. 32
Hình 3.6: Relay Nhiệt GTH-40 ......................................................................... 33
Hình 3.7: Relay thời gian Hanyoung T48N-A .................................................. 34
Hình 3.8: Contactor Khởi Động Từ LS GMC-22 ............................................. 35
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề .
Ngày nay, tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt vẫn diễn ra trầm trọng.Đặc biệt
nhất là ở những nơi như: khu vực nông thôn, vùng biên giới, hải đảo… ở đó người
dân vẫn chưa tiếp cận được với nguồn nước sạch.Họ vẫn đang sử dụng những
nguồn nước bị ô nhiễm từ sông ,hồ hoặc suối.Mặc dù họ vẫn đang khát khao có
được một nguồn nước sạch để sử dụng. Do đó nhu cầu đặt ra là cần phải xây dựng
một trạm cấp nước sinh hoạt để cung cấp nước cho người dân. Tuy nhiên do hoàn
cảnh của người dân ở khu vực này vẫn còn khó khăn cho nên nếu xây dựng một
trạm cấp nước với quy mô lớn và hiện đại như ở các khu đô thị và thành phố lớn thì
s ẽ cần một nguồn kinh phí rất lớn,kéo theo là giá thành bán nước cho người dân s ẽ
ở mức cao, làm cho họ sẽ cảm thấy e ngại và lo lắng về chi phí trong vi ệc s ử d
ụng nước.Chính vì lý do đó, và đồng thời cũng muốn kiểm chứng những kiến thức
đã được học tại nhà trường vào công việc thực tế,cũng cố những kiến thức chuyên
ngành liên quan từ đó em đã quyết định chọn đề tài: “Thiết kế mạch điều khiển
bơm nước tự động lên bồn cho Trạm cấp nước sinh hoạt”. Đề tài này được thực
hiện chủ yếu là giảm được chi phí xây dựng cho một trạm cấp nước ở khu vực nông
thôn, bởi vì trong đề tài này em cố gắng tìm kiếm và sử dụng những thiết bị ở mức
chi phí thấp nhưng vẫn có công dụng không khác gì so với những thiết bị hiện đại,đ
ể t ừ đó có thể góp phần giảm được một phần chi phí tốn kém trong việc xây dựng
một Trạm cấp nước.

2. Mục tiêu của đề tài .


- Tìm hiểu và nghiên cứu về các thiết bị liên quan đến ngành cấp thoát nước.
- Giúp tiết kiệm một phần chi phí cho người dân khi sử dụng nước sạch sinh hoạt
- Rèn luyện khả năng tìm kiếm tài liệu cũng như việc bản thân tự nghiên cứu cho
sinh viên
- Rèn luyện kỹ năng thiết kế mạch cho bản thân.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Dựa trên phương pháp nghiên cứu và phân tích đặc tính của các loại thiết bị điện
công nghiệp, đồng thời áp dụng các kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn của
giáo viên hướng dẫn em đã thiết kế được mạch bơm nước tự động lên bồn chứa
nước,do thời gian có hạn cũng như kiến thức của bản thân còn hạn chế nên trong đồ
án này em chỉ giới hạn thiết kế mạch với quy mô của một trạm cấp nước nhỏ,trong
đó em chỉ sử dụng hai động cơ bơm nước chính và một động cơ bơm nước dự
phòng.Khi có sự cố xảy ra,ở một trong hai động cơ bơm chính thì động cơ bơm dự
phòng sẽ hoạt động,tất cả các động cơ sử dụng trong mạch này đều là ba pha.
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Giới thiệu về đề tài .


1.1.1 Vai trò của nước .

Đối với con người trong nền kinh tế quốc dân Cũng như không khí và ánh sáng,
nước không thể thiếu được trong đời sống con người. Trong quá trình hình thành sự
sống trên Trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò quan trọng. Nước tham
gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ ( tham gia quá trình quang hợp). Trong quá
trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra
với sự tham gia bắt buộc của nước.
Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi
vào cơ thể.
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đ ời sống
tinh thần cho dân ( một ngôi nhà hiện đại không có nước khác nào một cơ thể
không có máu).
Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Đối với cây
trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt,
ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất…

1.1.2 Sơ lược lịch sử phát triển ngành kỹ thuật cấp nước trên thế giới và Việt
Nam .
Theo lịch sử ghi nhận hệ thống cấp nước đô thị xuất hiện sớm nhất tại La Mã
vào năm 800 TCN. Điển hình là công trình dẫn nước vào thành phố bằng kênh tự
chảy, trong thành phố nước được đưa đến các bể tập trung, từ đó theo đường ống
dẫn nước đến các nhà quyền quí và bể chứa công cộng cho người dân sử dụng. 300
năm TCN đã biết khai thác nước ngầm bằng cách đào giếng. Người Babilon có
phương pháp nâng nước lên độ cao khá lớn bằng ròng rọc, guồng nước.
Thế kỷ thứ XIII, các thành phố ở châu Âu đã có hệ thống cấp nước. Thời đó
chưa có các loại hóa chất phục vụ cho việc keo tụ xử lý nước mặt, người ta phải
xây dựng các bể lắng có kích thước rất lớn (gần như lắng tĩnh) mới lắng được các
hạt cặn bé. Do đó công trình xử lý rất cồng kềnh, chiếm diện tích và kinh phí xây
dựng lớn.
1600 việc dùng phèn nhôm để keo tụ nước được các nhà truyền giáo Tây Ban
Nha phổ biến tại Trung Quốc.
1800 các thành phố ở châu Âu, châu Mỹ đã có hệ thống cấp nước khá đầy đủ
thành phần như công trình thu, trạm xử lý, mạng lưới …
1810 hệ thống lọc nước cho thành phố được xây dựng tại Paisay- Scotlen.
1908 việc khử trùng nước uống với qui mô lớn tại Niagara Falls, phía Tây nam
New york.
Thế kỷ XX kỹ thuật cấp nước ngày càng đạt tới tình độ cao và còn tiếp tục phát
triển, các loại thiết bị cấp nước ngày càng đa dạng phong phú và hoàn thiện. Thiết
bị dùng nước trong nhà luôn được cải tiến để phù hợp và thuận tiện cho người sử
dụng.Kỹ thuật điện tử và tự động hóa cũng được sử dụng rộng rãi trong cấp thoát
nước.Có thể nói kỹ thuật cấp nước đã đạt đến trình độ rất cao về công nghệ xử lý,
máy móc trang bị thiết bị và hệ thống cơ giới hóa, tự động hóa trong vận hành,
quản lý.
Ở Việt Nam, hệ thống cấp nước đô thị được bắt đầu bằng khoan giếng mạch
nông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) cũ vào năm 1894. Nhiều đô thị
khác như Hải Phòng, Đà Nẵng…hệ thống cấp nước đã xuất hiện, khai thác cả nước
ngầm và nước mặt.
Hiện nay hầu hết các khu đô thị đã có hệ thống cấp nước.Nhiều trạm c ấp n ước
đã áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước phát triển như Pháp, Phần Lan,
Australia…Những trạm cấp nước cho các thành phố lớn đã áp dụng công nghệ tiên
tiến và tự động hóa.
Hiện nay Đảng và nhà nước đang quan tâm đến vấn đề cấp nước cho nông thôn,
đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực cấp nước cần phải đóng góp sức mình và
sáng tạo nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu thực tế.

1.2 Khái niệm chung về hệ thống cấp nước


1.2.1 Khái niệm
Hệ thống cấp nước là tổ hợp các công trình thu nước, vận chuyển nước, xử lý
nước, điều hoà và phân phối nước tới đối tượng.
Hệ thống cấp nước được phân loại như sau:
+ Theo đối tượng phục vụ: Đô thị, khu công nghiệp, nông nghiệp, đường sắt.
+ Theo chức năng phục vụ: Sinh hoạt, sản xuất, chữa cháy.
+ Theo phương pháp sử dụng nước:
- Trực tiếp, dùng xong thải đi
- Dùng lại, dung lại một lần rồi mới thải
- Tuần hoàn, nước chảy trong một chu trình kín. Hệ thống này tiết kiệm nước
vì chỉ cần bổ sung một phần nước hao hụt trong quá trình tuần hoàn.
+ Theo nguồn nước: Nước ngầm, nước mặt
+ Theo nguyên tắc làm việc:
- Có áp, nước chảy do chịu áp lực của bơm hoặc bể chứ trên cao tạo ra
- Không áp, nước tự chảy theo ống hoặc mương do địa hình
+ Theo phạm vi cấp nước: Thành thị, khu dân cư, nông thôn.
+ Theo Phương pháp chữa cháy.

1.2.2 Các thành phần cơ bản của hệ thống cấp nước và chức năng từng công
trình
Hình 1.1: Các thành phần cơ bản của công trình cấp nước. Ký hiệu và chức năng
từng công trình.

1- Công trình thu nước: dùng để thu nước từ nguồn.


2- Trạm bơm cấp1: dùng để bơm nước từ công trình thu lên các công trình xử
lý (trạm xử lý).
3- Trạm xử lý: dùng để làm sạch nước theo yêu cầu của đối tượng sử dụng
nước.
4- Các bể chứa nước sạch: dùng để chứa nước đã làm sạch, dự trữ nước chữa
cháy và điều hòa áp lực giữa xử lý (trạm bơm 1) và trạm bơm 2.
5- Trạm bơm 2: dùng để bơm nước từ bể chứa nước sạch lên đài hoặc vào
mạng phân phối cung cấp cho các đối tượng sự dụng.
6- Đài nước: dùng để dự trữ nước, điều hòa áp lực cho mạng giữa các giờ dùng
nước khác nhau.
7- Các đường ống chuyển tải: dùng để vận chuyển nước từ trạm bơm cấp 2 đến
điểm đầu tiên của mạng lưới phân phối nước.
8- Mạng lưới phân phối nước: dùng để vận chuyển và phân phối nước trực tiếp
đến các đối tượng phân phối nước.
Chương 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Động cơ bơm nước


2.1.1 Khái niệm
Máy bơm nước là một loại máy thủy lực, nhận năng lượng từ bên ngoài ( cơ
năng, điện năng, thủy năng ..vv.. ) và truyền năng lượng cho dòng chất lỏng, nhờ
vậy đưa chất lỏng lên một độ cao nhất định hoặc dịch chuyển chất lỏng theo hệ
thống đường ống.

2.1.2 Phân loại máy bơm nước


Người ta chia máy bơm nước ra nhiều loại dựa vào những đặc điểm như:
nguyên lý tác động của cánh bơm vào dòng nước, dạng năng lượng làm chạy máy
bơm, kết cấu máy bơm, mục đích bơm, loại chất lỏng cần bơm ...
Trong đó thường dùng đặc điểm thứ nhất để phân loại máy bơm; theo đặc điểm
này máy bơm được chia làm hai nhóm: Bơm động học và Bơm thể tích.

1 Bơm động học


Trong buồng công tác của máy bơm động học, chất lỏng được nhận năng lượng
liên tục từ cánh bơm truyền cho nó suốt từ cửa vào đến cửa ra của bơm. Loại máy
bơm này gồm có những bơm sau:

- Bơm cánh quạt ( gồm máy bơm nước li tâm, hướng trục, cánh chéo ): Trong
loại máy bơm này, các cánh quạt gắn trên bánh xe công tác ( BXCT ) sẽ truyền trực
tiếp năng lượng lên chất lỏng để đẩy chất lỏng dịch chuyển. Loại bơm này thường
có lưu lượng lớn, cột áp thấp ( trong bơm nước gọi cụ thể là cột nước ) và hiệu suất
tương đối cao, do vậy thường được dùng trong nông nghiệp và các
ngành cấp nước khác

- Bơm xoắn: Chất lỏng qua các rãnh BXCT của máy bơm sẽ nhận được năng
lượng để tạo dòng chảy xoắn và được đẩy khỏi cửa ra BXCT. Người ta dùng máy
bơm này chủ yếu trong công tác hút nước hố thấm, tiêu nước, cứu hỏa...

- Bơm tia: Dùng một dòng tia chất lỏng hoặc dòng khí bên ngoài có động năng
lớn phun vào buồng công tác của bơm nhờ vậy hút và đẩy chất lỏng. Loại bơm này
bơm được lưu lượng nhỏ, thường được dùng để hút nước giếng và dung trong thi
công trong thi công.

- Bơm rung: Cơ cấu công tác của bơm này là pít tông-van giao động qua lại
với tầng số cao gây nên tác động rung cơ học lên dòng chất lỏng để hút đẩy chất
lỏng. Loại bơm này có lưu lượng nhỏ, thường được dùng bơm nước giếng và giếng
mỏ.

- Bơm khí ép: Loại bơm này nhờ tạo hỗn hợp khí và nước có trọng lượng riêng
nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước để dâng nước cần bơm lên cao. Loại bơm
này thường dùng để hút nước bẩn hoặc nước giếng.

- Bơm nước va ( bơm Taran ): Lợi dụng hiện tượng nước va thủy lực để đưa
nước lên cao. Loại bơm này bơm được lưu lượng nhỏ, thường được dùng cấp nưóc
cho vùng nông thôn miền núi.

2 Bơm thể tích


Nguyên lý làm việc của loại bơm này là thay đổi có chu kỳ thể tích của buồng
công tác truyền áp lực hút đẩy chất lỏng. Máy bơm nước thể tích có những loại
sau:
- Bơm pít tông: Pít tông chuyển động tịnh tiến qua lại có chu kỳ trong buồng
công tác để hút và đẩy chất lỏng. Loại bơm này tạo được cột áp cao, lưu lượng nhỏ
nên trong nông nghiệp ít dùng, thường được dùng trong máy móc công nghiệp.

- Bơm rô to: Dùng cơ cấu bánh răng hoặc bánh vít, cánh trượt đặt ở chu vi
phần quay của bơm để đẩy chất lỏng. Bơm này gồm có: bơm răng khía, bơm pít
tông quay, bơm tấm trượt, bơm vít, bơm pít tông quay, bơm chân không vòng nước
... Bơm rô to có lưu lương nhỏ thường được dùng trong công nghiệp.

Ngoài ra còn có rất nhiều loại bơm động học và bơm thể tích khác được sử
dụng trong thực tế sản xuất và đời sống.

2.1.3 Cấu tạo của máy bơm nước


Hình 2.1 Cấu tạo của máy bơm nước

Gồm có bốn bộ phận:


Bánh công tác: kết cấu có 3 dạng chính là cánh mở hoàn toàn, mở một phần
và cánh kín. Bánh công tác được lắp trên trục của bơm cùng với các chi tiết khác cố
định với trục tạo nên phần quay của bơm gọi là Rôto. Bánh công tác được đúc bằng
gang hoặc thép theo phương pháp đúc chính xác. Các bề mặt cánh dẫn và đĩa bánh
công tác yêu cầu có độ nhẵn tương đối cao (tam giác 3 đến 6) để giảm tổn thất.
Bánh công tác và Rôto của máy bơm nước đều phải được cân bằng tĩnh và cân
bằng động để khi làm việc bánh công tác không cọ xát vào thân bơm.
Trục bơm: thường được chế tạo bằng thép hợp kim và được lắp với bánh
công tác thông qua mối ghép then.
Bộ phận dẫn hướng vào: Hai bộ phận này thuộc thân máy bơm thường
Bộ phận dẫn hướng ra: (buồng xoắn ốc) đúc bằng gang có hình dạng tương
đối phức tạp.

2.2 Contactor
2.2.1 Định nghĩa
Contactor là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, tạo liên lạc
trong mạch điện bằng nút nhấn. Như vậy khi sử dụng Contactor ta có thể điều
khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp đến 500V và dòng là 600A (vị trí điều
khiển, trạng thái hoạt động của Contactor rất xa vị trí các tiếp điểm đóng ngắt mạch
điện).
2.2.2 Cấu tạo
Contactor được cấu tạo gồm các thành phần: Cơ cấu điện từ (nam châm điện
hệ thống dập hồ quang, hệ thống tiếp điểm (tiếp điểm chính và phụ).
a) Nam châm điện:
Nam châm điện gồm có 4 thành phần:
- Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm.
- Lõi sắt (hay mạch từ) của nam châm gồm hai phần: Phần cố định và phần nắp di
động. Lõi thép nam châm có thể có dạng EE, EI hay dạng CI.
- Lò xo phản lực có tác dụng đẩy phần nắp di động trở về vị trí ban đầy khi
ngừng cung cấp điện vào cuộn dây.

b) Hệ thống dập hồ quang điện:


Khi Contactor chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị
cháy, mòn dần. Vì vậy cần có hệ thống dập hồ quang gồm nhiều vách ngăn làm
bằng kim loại đặt cạnh bên hai tiếp điểm tiếp xúc nhau, nhất là ở các tiếp điểm
chính của Contactor.

c) Hệ thống tiếp điểm của Contactor


Hệ thống tiếp điểm liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận liên động về cơ.
Tuỳ theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia các tiếp điểm của
Contactor thành hai loại:
- Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua (từ 10A đến vài nghìn A,
thí dụ khoảng 1600A hay 2250A). Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng
lại khi cấp nguồn vào mạch từ của Contactor làm mạch từ Contactor hút lại.

- Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn
5A.Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường hở.
Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với
nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong Contactor ở trạng thái nghỉ
(không được cung cấp điện). Tiếp điểm này hở ra khi Contactor ở trạng thái hoạt
động. Ngược lại là tiếp điểm thường hở.
Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính thường được lắp trong mạch điện động
lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển (dùng điều khiển
việc cung cấp điện đến các cuộn dây nam châm của các Contactor theo quy trình
định trước).
Theo một số kết cấu thông thường của Contactor, các tiếp điểm phụ có thể
được liên kết cố định về số lượng trong mỗi bộ Contactor, tuy nhiên cũng có một
vài nhà sản xuất chỉ bố trí cố định số tiếp điểm chính trên mỗi Contactor, còn các
tiếp điểm phụ được chế tạo thành những khối rời đơn lẻ. Khi cần sử dụng ta chỉ
ghép thêm vào trên Contactor, số lượng tiếp điểm phụ trong trường hợp này có thể
bố trí tuỳ ý.

2.3 Rơle nhiệt


2.3.1 Khái niệm và công dụng
Rơle nhiệt là một loại thiết bị điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi
bị quá tải. Thường dùng kèm với khởi động từ, công tắc tơ. Dùng ở điện áp xoay
chiều đến 500V, tần số 50 Hz, loại mới Iđm đến 150A điện áp một chiều tới 400V.
Rơle không tác động tức thời theo trị dòng điện vì có quán tính nhiệt lớn phải có
thời gian để phát nóng. Thời gian làm việc khoảng vài giây đến vài phút, nên không
dùng để bảo vệ ngắn mạch đợc. Muốn bảo vệ ngắn mạch thường
dung kèm cầu chì.

2.3.2 Cấu tạo chung

1. Đòn bẩy
2. Tiếp điểm thường đóng
3. Tiếp điểm thường mở
4. Vít chỉnh dòng điện tác động
5. Thanh lưỡng kim
6. Dây đốt nóng
7. Cần gạt
8. Nút phục hồi

Hình 2.2 Cấu tạo của rơle nhiệt


2.3.3 Ký hiệu

Hình 2.3 Ký hiệu của rơle nhiệt

2.3.4 Nguyên lý làm việc

Ở chế độ định mức, không tải.


Itv  Iđm Đi qua thanh lưỡng kim và dây đốt nóng .
- Nhiệt lượng trên thanh lưỡng kim tăng ít làm thanh lưỡng kim cong
không đáng kể, rơ le chưa tác động.
- Mạch làm việc bình thường
Xảy ra sự cố quá tải:

Ilv = Iqt> Iđm Đi qua thanh lưỡng kim và dây đốt nóng
- Nhiệt độ trên dây đốt nóng và thanh lưỡng kim tăng cao
- Thanh lưỡng kim bị cong về phía trái đẩy cần gạt sang trái tác động và đòn
bẩy
- Mở tiếp điểm thường đóng, đóng tiếp điểm thường mở
- Ngắt điện khỏi mạch bảo vệ an toàn cho thiết bị.

2.4 Aptomat
2.4.1 Khái niệm và yêu cầu cần thiết của aptomat
a) khái niệm
Aptomat còn có tên gọi khác là CB( Circuit Breaker ),hay cầu dao tự
động.Aptomat là loại khí cụ dùng để tự động ngắt mạch điện, bảo vệ quá tải,
ngắn mạch, sụt áp v.v…Thường gọi là aptomat không khí vì hồ quang dập tắt trong
không khí.Aptomat làm việc ở chế độ dài hạn nghĩa là chỉ số dòng điện chạy qua
aptomat tùy ý.Aptomat ngắn mạch được trị số dòng điện lớn đến vài chục
Kiloampe.
Nhiều người khi lựa chọn các thiết bị điện thường bị nhầm lẫn giữa Aptomat và
cầu dao. Bởi hai thiết bị này có nhiều điểm tương đồng cả về công năng sử dụng
lẫn thiết kế.

Cầu dao điện có chức năng chính là dùng để đóng ngắt mạch điện bằng tay. Thiết
bị này giúp cho hệ thống điện trở lại được điều kiện bình thường. Còn Aptomat là
thiết bị để bảo vệ nguồn điện.

b) Yêu cầu
Yêu cầu đối với aptomat như sau:
- Chế độ làm việc ở định mức của aptomat phải là chế độ làm việc dài hạn,
nghĩa là trị số dòng điện định mức chạy qua aptomat lâu bao nhiêu cũng được.
Mặt khác mạch vòng dẫn điện của aptomat phải chịu được dòng điện ngắn mạch
lớn khi có ngắn mạch lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang đóng.
- Aptomat phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn có thể đến vài chục
Kiloampe. Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch, aptomat phải đảm bảo vẫn làm việc
tốt ở dòng định mức.
- Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện dòng của các thiết bị điện, hạn chế sự phá
hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, aptomat phải có thời gian cắt bé. Muốn
vậy thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong
aptomat. Để thực hiện yêu cầu thao tác có chọn lọc aptomat cần phải có khả năng
điều chỉnh dòng điện tác động và thời gian tác động.
Những thông số cơ bản của aptomat bao gồm: Dòng điện định mức Iđm, điện
áp định mức Uđm, dòng điện ngắt giới hạn và thời gian tác động. Thời gian tác
động của aptomat là thông số quan trọng. Thời gian này được tính từ lúc xảy ra sự
cố đến khi mạch điện bị ngắt hoàn toàn:
t = t0 + t1 + t2
Trong đó:
t0 : thời gian từ thời điểm xảy ra ngắn mạch đến khi dòng điện đạt tới trị số
tác động I = Itđ. Thời gian t0 phụ thuộc vào giá trị của dòng điện khởi động và tốc
độ tăng của dòng điện di/dt phụ thuộc vào thông số của mạch điện ngắt.
t1 : thời gian kể từ khi I = Itđ đến khi tiếp điểm của aptomat bắt đầu chuyển
động, thời gian này phụ thuộc vào các phần tử bảo vệ, cơ cấu ngắt, kết cấu của
tiếp điểm, trọng lượng phần động. Nếu t1 ≥ 0,01 thì aptomat có thời gian tác động
bình thường. Đối với aptomat tác động nhanh, thời gian t1 = 0,002 đến 0,008s.
t2 : thời gian cháy của hồ quang, phụ thuộc vào giá trị của dòng điện ngắt và
biện pháp dập hồ quang.

C) Phân loại aptomat


Thiết bị Aptomat được chia ra thành nhiều chức năng. Và mỗi chức năng lại
được thiết kế khác nhau. vậy, Aptomat là gì thì đã được phân tích ở mục trên, còn
dưới đây là các loại Aptomat.
Để phân loại Aptomat thì cần dựa vào chức năng của từng loại cụ thể. Thông
thường sẽ có các loại Aptomat như sau:

Hình 2.4 Các loại aptomat

Loại bảo vệ dòng điện hay còn gọi là MCB: Aptomat này được chế tạo với tính
năng duy nhất là bảo vệ dòng điện. Với dòng điện làm việc định mức thường không
quá 100A ở điện áp dưới 1000V. Loại này được sử dụng rộng rãi trong mạng điện
dân dụng, từ văn phòng cho tới nhà ở.
Loại bảo vệ điện áp hay còn gọi là RCCB: Đây là một loại Aptomat với tính năng
cơ bản là chống dòng điện rò. Hay còn được gọi là Aptomat chống giật. Người sử
dụng thường hay nhầm lẫn giữa Aptomat này với loại MCB ở trên vì không có tính
năng bảo vệ quá dòng điện.
Loại thứ ba là Aptomat cả bảo vệ dòng và bảo vệ điện áp, hay còn có tên gọi là
RCBO. Loại Aptomat này được chế tạo vừa có tính năng chống dòng điện rò, đồng
thời có thêm tính năng bảo vệ quá tải. Bởi vậy, loại này thường có giá thành cao
hơn so với các loại Aptomat thông thường.
Để có thể lựa chọn được thiết bị tốt nhất cho gia đình. Bên cạnh việc hiểu rõ
Aptomat là gì? thì cần phải tìm hiểu các thông số kỹ thuật, chức năng của từng loại
cho phù hợp.
Ngoài việc lựa chọn Aptomat theo mục đích sử dụng, các điều kiện nêu trên. Thì
người tiêu dùng nên lựa chọn những thiết bị có rõ nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Đồng
thời cần lựa chọn thiết bị có thương hiệu để đảm bảo việc sử dụng được hiệu quả,
an toàn.
Muốn lựa chọn được một chiếc Aptomat tốt thì nó phải đáp ứng được nhu cầu sử
dụng, phù hợp với nguồn điện hay các thiết bị điện. Các tiêu chí không thể bỏ qua
như là: dòng điện quá tải, dòng điện tính toán để đi trong mạch, tính thao tác có
chọn lọc.
Trong quá trình chúng ta lựa chọn Aptomat cần dựa vào những đặc tính làm việc
mà phụ tải Aptomat thể hiện. Không được phép cắt khi à quá tải ngắn hạn xảy ra
thường xuyên trong điều kiện làm việc không có gì bất thường. Khi chọn Aptomat
thì điều quan trọng là dòng điện định mức của móc bảo vệ luôn luôn lớn hơn dòng
điện trong tính toán của mạch.

d ) Cấu tạo của aptomat

Hình 2.5:cấu tạo aptomat

1) Cần gạt
2) Cơ cấu ngắt mạch
3) Hệ thống tiếp điểm
4) Ngõ vào dây điện .
5) Thanh lưỡng kim ( rơle nhiệt )
6 ) Hiệu chỉnh vít ( do nhà sản xuất quy định )
7 ) Cuộn dây nam châm điện ( rơle từ )
8 ) Buồng dập hồ quang

e ) Tiếp điểm .
Hệ thống tiếp điểm gồm tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động . Yêu cầu của tiếp
điểm là trạng thái đóng điện trở tiếp xúc phải nhỏ để giảm tốn hao do tiếp xúc . Khi
ngắt dòng điện rất lớn các tiếp điểm phải đủ độ bền nhiệt , độ bền điện động để
không bị hư hỏng do dòng điện ngắt gây nên .
Tiếp điểm của atptomat thường làm bằng hợp kim gốm chịu được hồ quang như
bạc - Vonfram , đồng - vonframbạc niken . . .
Aptomat thường được chế tạo có hại cấp tiếp điểm ( tiếp điểm chính và tiếp
điểm hồ quang ) hoặc có ba cấp tiếp điểm ( tiếp điểm chính tiếp điểm phụ và tiếp
điểm hồ quang ) .

Hai cấp tiếp điểm


Tiếp điểm hồ quang có vai trò bảo vệ tiếp điểm chính trong quá trình đóng ngắt
mạch điện . Khi đóng mạch thì tiếp điểm hồ quang sẽ được đóng trước sau đó đến
tiếp điểm chính và ngược lại đối với khi cắt mạch .

Ba cấp tiếp điểm


Trong quá trình làm việc nếu mạch điện xảy ra sự cố thì tiếp điểm chính sẽ được
mở ra trước , sau đó đến tiếp điểm phụ , cuối cùng là tiếp điểm hồ quang . Ngược
lại nếu đóng mạch , tiếp điểm hồ quang đóng trước tiếp theo là tiếp điểm phụ và
cuối cùng là tiếp điểm chính . Do vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang
nên bảo vệ được tiếp
điểm chính để dẫn điện . Như vậy , tiếp điểm phụ có nhiệm vụ bảo vệ tiếp điểm
chính không cho hồ quang cháy lan vào làm hư hỏng .

2 . 4 . 2 Hộp dập hồ quang .


Để aptomat dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện thì
người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là :
• Kiểu nửa kín : Thiết bị được đặt trong vỏ kín của atptomat và có lỗ thoát khí .
Kiều này có giới hạn dòng điện cắt nhỏ hơn 50kA .
• Kiểu hở : Kiểu này được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50kA hoặc điện
áp lớn hơn 1000V .
Trong buồng dập hồ quang người ta thường xếp những tấm thép thành lưới
ngăn để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập tắt hồ
quang .
Việc dập tắt hồ quang còn phụ thuộc vào tính chất của lưới điện . Ví dụ như :
củng một thiết bị dập hồ quang , khi làm việc ở mạch xoay chiều với điện áp 500V
thì có thể dập tắt được hồ quang của dòng điện đến 40kA , nhưng khi làm việc ở
mạch điện một chiều với điện áp 440V thì có thể cắt được dòng điện đến 20kA .

2 . 4 . 3 Cơ cấu truyền động cắt aptomat .


Cơ cấu truyền động cát aptomat gôm : cơ cấu đóng cắt và khâu truyền động
trung • Truyền động đóng cắt aptomat có 2 cách : bằng tay và bằng cơ điện ( điện
tử .
• Điều khiển bằng tay ( núm gạt ) : được thực hiện với các aptomat có dòng định
mức không lớn hơn 600A .
• Điều khiển bằng cơ điện : được sử dụng trong các aptomat có dòng điện lớn hơn (
đến 1000A ) .
Truyền động trung gian : cơ cấu tự do trượt khớp được sử dụng rộng rãi trong
các aptomat

Hình 2.6: cơ cấu nhà khớp tự do của aptomat

2 . 4 . 4 Móc bảo vệ .
Móc bảo vệ là một bộ phận quan trọng của aptomat , nhờ có nó mà khi mạch
điện có sự cố xảy ra thì nó sẽ tự động cắt dòng để bảo vệ thiết bị .
• Móc bảo vệ quá dòng điện ( quá tải )
Để bảo vệ thiết bị không bị quá tải và ngắn mạch thì dòng điện của móc bảo vệ
phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ . Do vậy người ta thường
dùng hệ thống điện từ và rơle nhiệt làm móc bảo vệ và được đặt bên trong aptomat
Móc kiểu điện tử : cuộn dây được mắc nối tiếp với mạch chính , cuộn dây này có
tiết diện lớn chịu dòng tải và có ít vòng . Khi dòng điện vượt quá trị số cho phép thì
phần ứng bị hút và móc sẽ dập vào khớp rơi tự do , làm cho tiếp điểm của aptomat
mở ra . Móc kiểu rơle nhiệt : kiểu này có kết cấu giống như rơle nhiệt có phần tử
phát nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính , tấm kim loại kép dãn nở làm nhà khớp
rơi tự do để mở tiếp điểm của aptomat khi có quá tai . Tuy vậy , khi có dòng quá tải
tăng vọt một cách đột ngột thì kiểu này không thể ngắt nhanh được dòng điện .
Vì vậy để aptomat thục hiện tốt được nhiệm vụ thì người ta thường tổng hợp cả
móc kiểu điện từ và kiểu móc rơle nhiệt.

+ Móc bảo vệ sụt áp ( điện áp thấp)


Kiểu móc này có kết cấu tương tự như rơle điện áp , cuộn dây được mắc song song
với mạch điện chính . Cuộn dây này được quản ít vòng và dây có tiết diện nhỏ để
chịu điện áp nguồn . Khi có sự cố sụt áp , lực hút điện từ không đủ để hút phần ứng
, lò xo phản lực đẩy phần cứng làm nhà khớp tự do và tiếp điểm được mở ra .

1 . 4 . 5 Nguyên lý làm việc của aptomat .


Nguyên lý hoạt động

Hình 2.7 nguyên lý hoạt động aptomat chung


Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, Aptomat được giữ ở trạng thái đóng
tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động. Bật Aptomat ở
trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút.
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút
phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng,
kết quả các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt

a ) Nguyên lý làm việc của aptomat dòng điện cực đại :

Hình 2.8:sơ đò làm việc của aptomat dòng điện cực đại

Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện , aptomat được giữ ở trạng thái
đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm với tiếp điểm động .
Bật aptomat ở trạng thái ON , với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần
ứng 4 không hút .
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch , lực hút điện từ ở nam châm điện 5 lớn
hơn lực lò xo 6 làm cho nam châm điện 5 sẽ hút phần ửng 4 xuống làm bật nhà ,
móc 3 , móc 2 được thả tự do , lò xo 1 kéo tiếp điểm động ra khỏi tiếp điểm tĩnh ,
kết quả các tiếp điểm của aptomat được mở ra , mạch điện bị ngắt .

b ) Nguyên lý làm việc của aptomat điện áp thấp :


Hình 2.9: sơ đồ nguyên lý aptomat diện áp thấp

Bật aptomat ở trạng thái ON , với điện áp định mức nam châm điện 11 và phần
ứng 10 hút lại với nhau .
Khi sụt áp quá mức , nam châm điện 11 sẽ nha phản ứng lò xo 9 kéo móc 8 bật
lên , móc 7 tha tự do , tha long , lò xo 1 được thả lỏng , kết quả các tiếp điểm của
aptomat được mở ra , mạch điện bị ngắt .

c ) Nguyên lý làm việc của aptomat dòng điện cực tiểu :

Hình 2.10: sơ đồ làm việc aptomat dòng điện cực tiểu

Nguyên lý làm việc của aptomat dòng điện cực tiểu : nó tự động ngắt khi dòng
điện trong mạch nhỏ hơn dòng điện chỉnh định . Khi I < Là lực điện từ của nam
châm điện 1 không đủ sức giữ nắp 2 nên lực kéo của lò xo 3 sẽ kéo tiếp điểm động
ra khỏi tiếp điểm tĩnh , mạch điện bị ngắt . Aptomat dòng điện cực tiêu dùng để bảo
vệ máy phát khỏi chuyển sang chế độ động cơ khi nhiều máy phát làm việc Song
Song Vì có nhiều nhược điểm nên ít sử dụng , đang dần thay thế bằng aptomat
công suất ngược .

d ) Nguyên lý làm việc của aptomat công suất ngược :

Hình 2.11: sơ đồ nguyên lý cuat aptomat công xuát ngược

Nguyên lý làm việc của aptomat công suất ngược , nó tự động cắt mạch điện khi
hướng truyền công suất thay đổi ( khi dòng điện thay đổi chiều ) . Nếu năng lượng
truyền thuận chiều , từ thông của cuộn dây dòng điện và cuộn dây điện áp của nam
châm 1 cùng chiều với nhau , lực điện tử lớn hơn lực của lò xo 3 , aptomat đóng .
Khi chiều dòng điện thay đổi ( công suất truyền ngược ) , lực điện từ của nam châm
điện tỷ lệ với bình phương hiệu hai từ thông do dòng điện và điện áp sinh ra , do đó
lực điện từ giảm đi rất nhiều , không thắng nổi lực kéo của lò xo 3 , mấu giữa thanh
4 và đòn 5 bật ra , lò xo ngắt 6 kéo tiếp điểm động rời khỏi tiếp điểm tĩnh , mạch
điện bị ngắt.

Các thông số kỹ thuật của Aptomat:


- In: Dòng điện định mức. Ví dụ: MCCB 3P 250A 36kA, In = 250A.
- Ir: là dòng hoạt động được chỉnh trong phạm vi cho phép của Aptomat. Ví dụ
aptomat chỉnh dòng 250A có thể điều chỉnh từ 125A đến 250A.
- Ue: Điện áp làm việc định mức.
- Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm
trong 1 giây.
- Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.
- Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả năng này phụ thuộc
vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế tạo khác nhau. Ví dụ cùng một hãng sản
xuất nhưng có 2 loại MCCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu.
- AT: Ampe Trip (dòng điện tác động)
- AF: Ampe Frame (dòng điện khung). Ví dụ NF250A 3P 200A và NF250A 3P
250A đều có AF = 250A nhưng một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A,
một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 250A. Thông số AT/AF cho biết độ
bền của tiếp điểm đóng cắt. Ví dụ Aptomat 250AT/400AF sẽ có độ bền cao hơn
Aptomat 250AT/250AF, kích thước aptomat 400AF cũng lớn hơn, giá thành cao
hơn.
- Characteritic cuver: là đường cong đặc tính bảo vệ của CB (đường cong chọn
lọc của CB). Đây là thông số rất quan trọng, quyết định cho việc chọn CB ở vị trí
nào trong hệ thống điện.
- Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng
cắt điện cho phép.

2 . 5 Rơle thời gian


2 . 5 . 1 Khái niệm
Rơ le thời gian là thiết bị có tiếp điểm (đóng lại hoặc mở ra) chậm hơn so với
thời điểm nhận (được) tín hiệu điều khiển. Có thể điều chỉnh độ trì hoãn về thời
gian của RTG. Dùng trong các sơ đồ bảo vệ và tự động, trong những hệ thống điều
khiển các quá trình công nghệ. Rơle thời gian là có chức năng tạo ra thời gian duy
trì cần thiết khi truyền tín hiệu từ một thiết bị này sang một thiết bị khác.

2. 5 . 2 Cấu trúc chung của rơle thời gian

Hình 2.12: sơ đồ cấu trúc của rơle thời gian

2.5.3 phân loại


Các loại role thời gian:
- Rơ le thời gian điện tử
- Rơle thời gian cơ
- Rơ le thời gian 24h : Với dòng timer tuần hoàn 24h, đơn giản về tính năng
nên rơle thời gian 24h được sử dụng rất nhiều vào hệ thống chiếu sáng hoặc nhiều
ứng dụng khác.

Hình 2.13: sơ đồ phân loại role thời gian

2.5.4 kí hiệu rơ le thời gian trong sơ đồ mach điện

Hình 2.14: ký hiệu của rơle thời gian trong mạch điện
Chương3:
THIẾT KẾ MACH ĐIỀU KHIỂN BƠM NƯỚC TỰ ĐỘNG

3.1 Sơ đồ nguyên lý

Hình 3.1: sơ đồ nguyên lý của mạch điều khiển nước tự động

Nguyên lý hoạt động :


- Khởi động từ sử dụng loại 1 pha , có tiếp điểm thường đóng .
- công tắc phao tại bể chứa sử dụng loại công tắc phao kín nước , phao bơm chìm
- Vì thiết kế của phao này là :
+ Khi nước đầy , phao được dựng đứng lên , bị trong phao sẽ nén công tắc nằm ở
dưới phao làm cho 2 tiếp điểm thông nhau ,
+ Khi cạn nước , phao sẽ hạ dần xuống và viên bi lăn ra khỏi công tắc làm 2 tiếp
điểm bị " đứt quãng " .

1 . Khi bể chứa đầy nước .


Khi nước đầy , phao ở dưới bể được dựng đứng lên , bị trong phao sẽ nén công
tắc nằm ở dưới phao làm cho 2 tiếp điểm thông nhau , làm cho tiếp điểm thưởng
mở của khởi động từ đóng lại . Nếu bồn chứa phía trên hết nước , phao trong bốn
trụt xuống , đóng tiếp điểm , mạch điện được khép kín tử CB cấp nguồn đến máy
bơm Máy bơm hoạt động . Đến khi bồn đầy nước , phao trong bồn nổi lên , tiếp
điểm mở , máy bơm ngừng hoạt động .
2 . Khi bể chứa hết nước :
Khi cạn nước , phao sẽ hạ dần xuống và viên bi lăn ra khỏi công tắc làm 2 tiếp
điểm bị đứt quãng lúc này nguồn điện được cấp đến cuộn điều khiển của khởi động
từ sẽ bị ngắt . Tiếp điểm thường đóng của khởi động từ được mở ra . Mạch điện cấp
nguồn cho máy bơm bị ngắt . Lúc này máy bơm sẽ không hoạt động cho dù bồn hết
nước .

3.2 Mạch điều khiển

Hình 3.2: mạch điều khiển bơm nước tự động

Chú thích :
CB : Aptomat tổng bảo vệ mạch điều khiển
S : Công tắc 3 chấu
NOMAL : chế độ điều khiển bằng tay
AUTO : chế độ điều khiển tự động ON : nút nhấn khởi động mạch điều khiển
OFF : nút nhấn tắt mạch điều khiển
RLN1, RLN2, RLN3 ( NC ): các tiếp điểm thường đóng của rơle nhiệt 1, 2 và 3
RLN1, RLN2, RLN3 ( NO ) : các tiếp điểm thưởng hở của rơle nhiệt 1, 2 và 3
K1 , K2 , K3 : các cuộn dây contactor điều khiển động cơ 1 , 2 và 3
CTP1 , CTP2 : tiếp điểm thường đóng của công tắc phao 1 và 2
RUN1 , RUN 2 : đèn báo động cơ 1 và 2 đang hoạt động
TM , TM1 , TM2 : kí hiệu của các rơle thời gian
SCI , SC2 : đèn báo có sự cố của động cơ 1 và 2
Nguyên lý hoạt động :

1 . Ở chế độ điều khiển bằng tay.


Khi công tắc S đang bật ở chế độ NOMAL nghĩa là đang ở chế độ điều khiển
bằng tay , khi đó ta nhấn nút điều khiển ON thì cuộn dây của contactor K1 được
cấp điện hút tiếp điểm K1 đóng lại làm động cơ 1 hoạt động , đèn báo RUN1 sẽ
sáng báo là động cơ 1 đang hoạt động bình thường , rơle thời gian TM cũng bắt đầu
hoạt động , sau 10s tiếp điểm thường hờ TM đóng lại , làm cuộn dây của contactor
K2 hút tiếp điểm K2 đóng lại , cấp nguồn cho động cơ 2 hoạt động , khi đó đèn báo
RUN2 sảng báo động cơ 2 đang hoạt động bình thường .

Khi có sự cố xảy ra ở động cơ 1 thì tiếp điểm thường hờ của rơle nhiệt RLNl (
NO đóng lại làm đèn báo sự cố SC1 sáng , báo là động cơ 1 đang bị sự cố để cho
người vận hành biết mà sửa chửa , đồng thời khi đó rơle thời gian TM1 cũng được
cấp nguồn và bắt đầu hoạt động , nếu sau 10s mà động cơ 1 không hoạt động bình
thường lại được , thì tiếp điểm TM1 của rơle thời gian sẽ đóng lại làm cho động cơ
bơm dự phòng hoạt động . Khi có sự cố xảy ra ở động cơ 2 thì tiếp điểm thưởng hơ
của rơle nhiệt RUN2 ( NO ).

Khi có sự cố xảy ra ở động cơ 2 thì tiếp điểm thường hở của rơle nhiệt RLN2 (
NO ) đóng lại làm đèn báo sự cố SC2 sáng , báo là động cơ 2 đang bị sự cố để cho
người vận hành biết mà sửa chửa , đồng thời khi đó rơle thời gian TM2 cũng được
cấp nguồn và bắt đầu hoạt động , nếu sau 10s mà động cơ 1 không hoạt động bình
thường lại được thi tiếp điểm TM2 của rơle thời gian sẽ đóng lại làm cho động cơ
bơm dự phòng hoạt động .

2 . Ở chế độ điều khiển tự động


+ Khi bể chứa đầy nước :
Khi công tắc S đang bật ở chế độ AUTO nghĩa là đang ở chế độ điều khiển tự
động , lúc này nếu nước ở bể chứa đầy thi tiếp điểm của công tắc phao CTPT sẽ
đóng lại , đồng thời khi trên bồn chứa hết nước thì tiếp điểm của công tắc phao
CTP2 cũng đóng lại , khi đó mạch điện được khép kín từ CB đến máy bơm làm
máy bơm hoạt động . Đến khi bồn đầy nước , phao trong bốn nổi lên , tiếp điểm mở
, máy bơm ngừng hoạt động .

+ Khi bể chứa hết nước :


Khi công tắc S đang bật ở chế độ AUTO nghĩa là đang ở chế độ điều khiển tự
động , lúc này nếu nước ở đưới bể chứa hết thì tiếp điểm của công tắc phao CTP2
sẽ hở Ta , Mạch điện cấp nguồn cho máy bơm bị ngắt . Lúc này máy bơm sẽ không
hoạt động cho dù bồn hết nước .
3. 3 Mạch động lực

Hình 3.3: Mạch động lực của mạch bơm nước tự động

3.4 Chọn thiết bị phù hợp


1. Chọn máy bơm nước
Máy bơm được sử dụng là Máy bơm Pentax CM 80-200B có lớp vỏ chắc chắn
, thân bơm động cơ được cấu tạo bằng sắt đúc, có khả năng chống va đập cực
mạnh, rơi hoặc hoạt động tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và mọi loại
thời tiết.
Với động cơ cảm ứng hai cực : 3 Pha 230/400V-50Hz cùng với lớp cách điện
F và lớp bảo vệ IP55. Máy bơm Pentax CM 80-200B với lưu lượng MAX lên tới
225 mét khối / 1 giờ làm việc, cùng với đó là cột áp max lên tới 50.8 mét.

Hình3.4:Máy bơm nước Pentax CM80- 200B


Thông số kĩ thuật Máy bơm công nghiệp Pentax CM80-200B

-Xuất xứ: Italy


-Công suất: 30Kw/40Hp
-Điện áp sử dụng: 380v
-Lưu lượng: 84-240 m3/h
-Chiều cao bơm: 50,8-38,6 cm
-Kích thước họng hút -xả: 100- 80 mm
-Vật liệu chế tạo bơm: Nhôm
-Cường độ dòng điện: 63,5A
-Nhiệt độ chất lỏng bơm: -10-900c

2. Chọn aptomat
Sử dụng aptomat (cầu dao tự động) Schneider Easy9 chuyên bảo vệ chống dòng
quá tải và ngắn mạch, Aptomat EZ9F34340 bảo vệ 3 pha, dòng định mức 40A,
dòng cắt tối đa 4.5kA. Thiết bị có khả năng vận hành trong các điều kiện môi
trường khác nhau.

Hình 3.5: Aptomat Schneider EZ9F34340 3 pha


Thông số kỹ thuật aptomat Schneider EZ9F34340 3 pha, dòng định mức 40A,
dòng tối đa 4.5kA
-Dòng sản phẩm: Easy9 MCB
-Mã sản phẩm: EZ9F34340
-Số pha bảo vệ: 3
-Dòng cắt định mức: 40A
-Dòng cắt tối đa: 4.5kA
-Nguyên lý hoạt động: Nhiệt- Từ
-Đường cong chọn lọc: C
-Điên áp: 230V AC 50Hz
-Kích thước: 54 x 81 x 66.5mm
-Số lần đóng cắt tay cho phép: 10000
-Số lần đóng cắt tự động cho phép: 4000
-Chế độ lắp đặt: Cài vào tủ
-Tiêu chuẩn điện: IEC 60898-1

3. Chọn relay nhiệt


Chọn Relay Nhiệt GTH-40 được thiết kế bảo vệ dòng phụ thuộc của tải với khởi
động thông thường dựa vào nhiệt độ tăng quá mức mức do quá tải hoặc lỗi pha.

Hình 3.6: Relay Nhiệt GTH-40


Rơle nhiệt được gắn vào contactor hoặc dùng độc lập có tiếp điểm phụ
1NO+1NC , RESET tự động hoặc bằng tay , có nút STOP , có chức năng TEST
- Dãi Dòng điện chỉnh: từ 28 đến 40A .
- Điện áp định mức : 230/400VAC , tần số 50/60Hz .
- Kích thước (W*H*D)mm : 53×70.8×96
- Lắp đặt : Contactor GMC32, GMC40 .

4. Chọn relay thời gian


Chọn Relay thời gian Hanyoung T48N-A. Điều khiển thiết bị ON/OFF tự động
bật/tắt theo thời gian định sẵn. Điều khiển các thiết bị luân phiên theo thời gian đặt
sẵn.. Rơle thời gian lặp theo chu kỳHiển thị số, cài đặt dạng cơNguồn cấp AC 100-
240V/50Hz.

Hình 3.7: Relay thời gian Hanyoung T48N-A

Thông số kỹ thuật Relay thời gian Hanyoung T48N-A


- Rơle thời gian lặp theo chu kỳ (relay tuần tự)
- Cài đặt thời gian dạng phím cơ chỉ thị số
- Dải thời gian đặt là : 60 giây, 60 phút và 60 Giờ
- Hai dải thời gian cài đặt và hoạt động riêng biệt
- Điện áp sử dụng 220VAC/50HZ
- Công suất tiếp điểm Max: 5A (tải thuần trở)\
- Kích thước: 48H x 48W x 84D mm
- Trọng lượng: 180g
5. Chọn Contactor

Chọn Contactor Khởi Động Từ LS GMC-22

Hình 3.8: Contactor Khởi Động Từ LS GMC-22

Thông số kỹ thuật Contactor Khởi Động Từ LS GMC-22


- Công suất/dòng điện định mức (AC3): < > 220~240VAC: 5.5kW/32A<
> 380~480VAC: 11kW/32A
- Số cực: 3 cực
- Điện áp Coil điều khiển: 220VAC
- Tiếp điểm phụ 1NO + 1NC
Chương 4:
KẾT LUẬN

Sau hơn một thời gian tìm kiếm tài liệu , thông tin qua mạng internet , sách ,
báo . . . cùng với sự hướng dẫn , tận tình chỉ bảo của thầy cô đến nay em đã hòan
thành được Đồ án môn học . Đó là thiết kế được mạch bơm nước tự động , kết quả
cuối cùng là mạch hoạt động tốt đúng theo như yêu cầu đề ra , mạch này nếu được
áp dụng vào thực tế sẽ khá gọn , tiết kiệm được chi phí , dễ quan sát , sửa chửa .
Đây là bước khởi đầu cho sự phấn đấu , cố gắng cho quá trình học tập và làm việc
sau này của em . Sau thời gian làm đồ án em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ
ích , thật sự cảm thấy đam mê các công nghệ , nắm bắt và tổng hợp lại nhiều kiến
thức đã học được ở trường .

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy, người thầy đã động viên
và giúp đỡ em nhiều về mặt tinh thần cũng như kiến thức để em có thể vượt qua
những khó khăn từ đó có thể tìm tòi được những kiến thức về lĩnh vực mới và hoàn
thành được bản Đồ án như ngày hôm nay .

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn những chỉ bảo , quan tâm quý báu của
thầy đã tạo cho em sự tự tin cũng như tinh thần nỗ lực hết mình vào công việc .

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa đã cho em kiến thức
chuyên ngành và những kinh nghiệm quý báu để cùng với sự nỗ lực của bản thân
để có thể hoàn thành được bản đồ án môn học này .

HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Thiết kế ra mạch điều khiển này em cũng rất mong được ứng dụng hiệu quả vào
thực tế và được mọi người sử dụng và đánh giá cao . Để làm được điều này em
không chỉ dừng lại ở những gì đã có mà em còn không ngừng nghiên cứu suy nghĩ
để cải tiền nâng cao chất lượng của mạch để nó thực sự được hoàn thiện hơn khi sử
dụng trong thực tế , cụ thể như em có thể thay thế các công tắc phao thông thường
bằng các cảm biến để có thể đo được mức nước trong bể một cách chính xác và có
thể hiển thị trên LED hay PLC hay có thể thiết kế thêm các đồng hồ đo nước gắn
vào các bể để người dùng tiện quan sát và có thể thiết kế thêm các bộ chống quá tài
cho động cơ cũng như các bộ phận bảo vệ quá áp , quá dòng cho động cơ .
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . http : / / tailieu . vn / doc / cap - nuoc - sinh - hoat - va - cong - nghiep - chuong -
1 . 272046 . html
2 . http : / / webdien . com / d / showthread . php ? t = 46429
3 . Đo lường không điện - Đại học bách khoa Hà Nội 1971
4 . http : / / doc . edu . vn / tai - lieu / do - an - nghien - cuu - su - dung - bien - tan -
dieu - khien - toc - do - cac may - bom - nuoc - Va - on - dinh - ap - suat - trong -
duong - ong - scada - cho - tram - 2968 /
5 . http : / / baigiang . violet . vn / presen / show / entry _ id / 5323895 / cm id /
2902426

También podría gustarte