Está en la página 1de 2

Sự khác nhau giữa KVA và KW

KVA nghĩa là gì
 Trong mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến S là véctơ tổng của công suất
thực P và công suất phản kháng Q.Volt-Ampere, còn được viết tắt là VA, là đơn
vị đo công suất dòng điện.
 Nó được tính bằng cách nhân hiệu điện thế tính theo Volt với cường độ dòng điện
tính theo Ampere. Đơn vị này thường được sử dụng cho công suất biểu kiến của
mạch điện xoay chiều.
 Trong mạch điện một chiều (DC), VA tương đương với Watt. Tuy nhiên trong
dòng điện xoay chiều, VA thường dùng để tính công suất biểu kiến, còn Watt
dùng để tính công suất thực. Trên cùng một mạch điện xoay chiều, công suất
biểu kiến thường có độ lớn lớn hơn công suất thực.
 KVA được đọc là Kilo Von Ampe, hoặc gọi thông thường là “kí”, KW cũng được
đọc là “kí”

KW nghĩa là gì
 Watt (viết tắt là W) là đơn vị đo công suất P trong hệ đo lường quốc tế, lấy theo tên
của James Watt.
 Công suất cho biết sự thay đổi năng lượng ΔE trong 1 khoảng thời gian Δt.
 1 Watt là sự thay đổi của năng lượng 1 Joule trong 1 giây.
 Công suất điện tại thời điểm t được tính theo P(t) = U(t) · I(t), với U(t), I(t) là
các giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện tại t, khi chúng không
lệch pha.

1KVA bằng bao nhiêu KW


 Công thức tính công suất của máy biến áp: P = U . I. cosØ

Trong đó:

 U: Hiệu điện thế (đơn vị là V)


 I: Cường độ dòng điện (đơn vị là A)
 P: Công suất (đơn vị là VA)
 Ø: góc lệch pha giữa dòng và áp qua thiết bị tiêu thụ điện.

 Thông thường đa số motor có cosØ=0.8, vậy động cơ có công suất 1 KVA tiêu thụ
0.8KW điện thực (điện phải trả tiền)
 Mối quan hệ giữa KVA và KW là: KW = KVA x Cos (Ø)

 Vì Cos (Ø) = 0,2 – 0.8 nên thường 1 KVA = 0,2 – 0,8 KW ( tùy vào hệ số của
từng máy mà nhà sản xuất quy định )
 Nên thường thì 1 KW = 0.8 KVA, cụ thể với máy ổn áp thì Cos (Ø) ~ 0,8
 Ví dụ, với máy ổn áp Standa 10KVA sẽ tương ứng với công suất 8KW.

Cách tính dung lượng Ắc quy và lựa chọn UPS


 Công thức tính dung lượng Ắc quy: Ah = (t * W) / (V * hệ số công suất)
Trong đó :
 Ah là dung lượng Ắc quy
 t là thời gian cần dùng khi mất điện (h)
 W là tổng công suất phụ tải kết nối vào bộ lưu điện.
 V là điện áp nạp sạc của bộ lưu điện.
 Hệ số công suất (pf: power factor) = 0.6, 0.7, 0.8, 0.9,.. tùy theo loại UPS.
 Sau khi tính ra được chỉ số Ah bạn có thể biết được lựa chọn Ắc quy nào tối ưu nhất
về mặt chi phí nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu đã đặt ra.
 Ngược lại, để tính toán thời gian lưu trữ của thiết bị bộ lưu điện ta có thể căn cứ vào
công thức tính dung lượng Ắc quy để suy ra ngược lại thời gian t theo công thức sau:
 t = Ah * V * hệ số công suất / W

También podría gustarte