Está en la página 1de 71

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................


LỜI GIỚI THIỆU ......................................................................................................
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT..........................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................
MỤC LỤC ..................................................................................................................
Chương 1 : MỞ ĐẦU ................................................................................................ 4
Chương 2 : GIỚI THIỆU VỀ MẠNG WDM........................................................... 8
2.1. Giới thiệu hệ thống WDM ................................................................................. 8
2.1.1. Công nghệ WDM......................................................................................... 8
2.1.2. Đặc điểm chính của hệ thống WDM............................................................. 9
2.2. Cấu trúc mạng WDM ...................................................................................... 10
2.2.1. Cấu trúc mạng WDM điểm nối điểm.......................................................... 10
2.2.2. Cấu trúc mạng WDM có định tuyến bước sóng quang ............................... 11
2.3. Cấu trúc mạng WDM toàn quang .................................................................... 13
2.4. Mạng truy nhập toàn quang WDM................................................................... 14
2.4.1. Mạng truy nhập toàn quang thụ động WDM ............................................. 14
2.4.2. Mạng truy nhập toàn quang tích cực WDM............................................... 14
2.5. Tổng quan về mạng định tuyến bước sóng....................................................... 15
2.6. Cấu trúc phân lớp của mạng quang .................................................................. 16
2.7. Lớp quang ....................................................................................................... 18
2.7.1. Định nghĩa ................................................................................................. 18
2.7.2. Các đường quang (Lightpaths) ................................................................... 20
2.7.3. Dịch vụ ...................................................................................................... 20
2.7.4. Cấu trúc của lớp quang............................................................................... 21
2.8. Kết cấu topo của mạng WDM.......................................................................... 23
2.8.1. Topo là gì? ................................................................................................. 23
2.8.2. Topo vật lý................................................................................................. 23
2.8.2.a. Hình tuyến tính ............................................................................................... 23
2.8.2.b. Hình sao ......................................................................................................... 23
2.8.2.c. Hình vòng....................................................................................................... 24
2.8.2.d. Hình cây......................................................................................................... 24
2.8.2.e. Hình lưới ........................................................................................................ 24
2.8.3. Topo logic................................................................................................. 26
2.8.3.a. Hình sao ......................................................................................................... 26
2.8.3.b. Topo kiểu cân bằng ........................................................................................ 26
2.8.3.c. Topo hình lưới ................................................................................................ 27
2.8.4. So sánh topo vật lý với topo logic............................................................ 27

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 1 SVTH : Trần Văn Sang


2.9. Ứng dụng của WDM trong mạng viễn thông ngày nay ............................... 28
Chương 3 : BÀI TOÁN TÁI CẤU HÌNH TOPO LOGIC..................................... 30
3.1. Các công thức sử dụng trong bài toán thiết kế topo logic ................................. 30
3.1.1. Thông số đầu vào ....................................................................................... 30
3.1.2. Hàm mục tiêu............................................................................................. 30
3.1.3. Các điều kiện ràng buộc ............................................................................. 30
3.2. Phân tích bài toán tái cấu hình ......................................................................... 31
3.2.1. Tương hợp hai mục tiêu bài toán tái cấu hình............................................. 31
3.2.2. Chuyển tiếp cấu hình từ topo logic cũ sang topo logic mới......................... 32
Chương 4 : THUẬT TOÁN DI TRUYỀN GA ( GENERIC ALGORITHM ) ..... 36
4.1. Giới thiệu về GA ............................................................................................ 36
4.2. Cấu trúc của thuật toán di truyền ..................................................................... 38
4.3. Các tính chất đặc thù của thuật toán di truyền .................................................. 40
4.4. Các bước quan trọng trong việc áp dụng thuật toán di truyền........................... 40
4.5. Các phép toán và các thông số của GA ............................................................ 41
4.5.1 Các phép toán ............................................................................................. 41
4.5.1.a. Phép chọn lọc ................................................................................................. 41
4.5.1.b. Phép lai ghép ( trao đổi chéo ) ........................................................................ 42
4.5.1.c. Phép đột biến.................................................................................................. 42
4.5.2. Các thông số của thuật toán di truyền......................................................... 43
4.5.2.a. Kích thước quần thể ( Population size )........................................................... 43
4.5.2.b. Xác suất lai ghép Pc ........................................................................................ 43
4.5.2.c. Xác suất đột biến Pm ....................................................................................... 43
4.6. Các toán tử của thuật toán di truyền................................................................ 43
4.6.1. Toán tử chọn lọc cá thể ........................................................................... 43
4.6.1.a. Phương pháp chọn lọc bánh xe Roulettle ........................................................ 44
4.6.1.b. Phương pháp chọn lọc xếp hạng( Rank selection ) .......................................... 44
4.6.1.c. Phưong pháp chọn lọc bằng trạng thái ổn định ( Steady state selection ) ......... 44
4.6.1.d. Phương pháp đấu tranh ................................................................................... 44
4.6.1.e. Phương pháp Top-Mate .................................................................................. 45
4.6.2. Toán tử lai ghép ...................................................................................... 45
4.6.2.a. Lai tại một điểm.............................................................................................. 45
4.6.2.b. Phép lai tại hai điểm ....................................................................................... 45
4.6.2.c. Phép lai tại nhiều điểm................................................................................... 46
4.6.2.d. Phép lai tự điều chỉnh phân bố các điểm bắt chéo ........................................... 46
4.6.2.e. Phép lai Segmented Crossover ........................................................................ 46
4.6.2.f. Phép lai đồng nhất........................................................................................... 46
4.6.2.g. Phép lai nhiều cha mẹ ..................................................................................... 47
4.6.3. Toán tử đột biến ...................................................................................... 47
4.6.3.a. Đảo bit............................................................................................................ 47
4.6.3.b. Thay đổi trật tự............................................................................................... 48
4.6.3.c. Đột biến đảo ngược......................................................................................... 48
4.6.3.d. Đột biến chèn ................................................................................................. 48
4.6.3.e. Đột biến thay thế............................................................................................ 49
4.7. Ưu nhược điểm và ứng dụng của thuật toán di truyền ...................................... 49

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 2 SVTH : Trần Văn Sang


4.7.1. Ưu điểm..................................................................................................... 49
4.7.2. Nhược điểm ............................................................................................... 49
4.7.3. Ứng dụng ................................................................................................... 49
Chương 5 : ÁP DỤNG GA VÀO BÀI TOÁN TÁI CẤU HÌNH TOPO LOGIC .. 51
5.1. Mã hóa ............................................................................................................ 51
5.2. Hàm thích nghi (fitness function)..................................................................... 53
5.2.1. Hàm phạt ................................................................................................... 53
5.2.1.a. Hàm phạt tĩnh ................................................................................................. 53
5.2.1.b. Hàm phạt động ............................................................................................... 54
5.3. Các giải pháp thực hiện trong thuật toán GA ................................................... 54
5.4. Tiêu chuẩn kết thúc điều kiện dừng ................................................................. 55
5.5. Các bước áp dụng thuật toán GA vào bài toán tái cấu hình topo logic......... 55
5.5.1. Khởi tạo quần thể....................................................................................... 55
5.5.2. Kiểm tra điều kiện dừng............................................................................. 55
5.5.3. Chọn lọc..................................................................................................... 55
5.5.4. Lai tạo........................................................................................................ 56
5.5.5. Đột biến ..................................................................................................... 57
Chương 6 : KẾT QUẢ MÔ PHỎNG ..................................................................... 58
6.1. Kết quả mô phỏng mạng 5 node ...................................................................... 58
6.2. Kết quả mô phỏng mạng 7 node ...................................................................... 63
6.3. Ảnh hưởng của số lightpath thay đổi đến giá trị hàm mục tiêu ......................... 66
6.4. Quá trình tiến hóa của thuật toán GA............................................................... 67
KẾT LUẬN – HẠN CHẾ - HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 71

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 3 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 1 : Mở đầu

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

Gần đây với sự phát triển nhanh chóng của internet cần phải có một dung lượng
mạng rất lớn. Kĩ thuật WDM ra đời đã hiện thực hóa khả năng tận dụng dải thông vô
cùng lớn của sợi quang, có thể xây dựng mạng diện rộng với dung lượng hàng
terabit/s, đặc biệt là kĩ thuật DWDM ( Dense WDM ). Mạng WDM cung cấp tốc độ dữ
liệu rất cao, xác suất lỗi và độ delay thấp có thể đáp ứng với các ứng dụng như
supercomputer visualization, medical imaging, và CPU interconnect [11].
Sự ra đời của các bộ khuếch đại quang OA ( Optical Amplifier ), bộ ghép kênh
xen-rẽ quang OADM ( Optical Add-Drop Multiplexer ) và nối chéo quang OXC
( Optical Cross-Connect ) đã làm chuyển biến các mạng thông tin quang từ mạng
WDM điểm nối ( Point-to-Point ) sang mạng toàn quang ( all optical ).

Hình 1.1 : Optical Transport to Optical Networking: Evolution of


the Phototonics Layer

Trong các mạng WDM điểm nối điểm, tín hiệu quang phải được chuyển sang
tín hiệu điện, qua các bộ đệm rồi phát lại tín hiệu quang tại các node trung gian trước
khi đạt đến node đích. Quá trình chuyển đổi quang-điện-quang tại các node trung gian
đã làm gia tăng thời gian trễ của tín hiệu. Mặt khác quy trình chuyển đổi này đòi hỏi
các node phải có bộ đệm đủ lớn cũng như làm tăng số lượng các bộ thu phát quang tại
mỗi node. Trong mạng toàn quang, mỗi thông tin được chuyển từ node nguồn đến
node đích thông qua một đường quang ( lightpath ). Một lightpath là một đường dẫn
quang thiết lập giữa 2 node trong mạng, được tạo ra bằng cách phân cùng bước sóng
trong suốt đường dẫn. Điều kiện mà cùng bước sóng được lưu trữ trên tất cả các liên

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 4 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 1 : Mở đầu
kết của đường dẫn được xem như là “điều kiện ràng buộc liên tục bước sóng”. Hai
lightpath có thể sử dụng trên cùng sợi quang khi và chỉ khi chúng sử dụng bước sóng
khác nhau. Nếu 2 node được kết nối bởi 1 đường quang, bản tin được gởi từ node này
đến node khác mà không cần yêu cầu bất kì bộ đệm và bộ chuyển đổi quang-điện nào
tại node trung gian.
Có 2 lớp topo trong mạng quang: topo vật lý ( physical topology ) và topo ảo
( virtual topology ) hay còn gọi là topo logic ( logical topology ). Topo vật lý gồm
nhiều nút và liên kết trong mạng. Trên topo vật lý của một mạng toàn quang, ta có thể
thiết lập đường quang giữa các cặp nút, trong đó đường quang tượng trưng cho một kết
nối quang trực tiếp mà không có bất kỳ sự biến đổi điện trung gian nào. Tập hợp các
đường quang giữa các nút tạo thành topo logic. Mặc dù các đường quang thuộc topo
logic, việc đinh tuyến phải thông qua các liên kết sợi quang vật lý.
Đối với topo vật lý của mạng đã biết và phân bố lưu lượng ( traffic ) cho trước
giữa một cặp nút nguồn-đích, thiết kế được topo logic và một thuật toán định tuyến
trên topo đó để tối thiểu hoá độ tắc nghẽn trong mạng với các ràng buộc về độ trễ
trung bình giữa cặp nút nguồn-đích và lượng lưu lượng (traffic) yêu cầu xử lý tại các
nút (cấp độ logic của topo logic)[1]. Nếu bỏ qua ràng buộc về độ trễ thì topo logic sẽ
khá phức tạp với các đường quang có độ trễ rất lớn (trong phần này ta chỉ bỏ qua ràng
buộc về số bước sóng sẵn có trong mạng) .
Vấn đề đặt ra khi có sự thay đổi traffic phân bố, topo logic vừa được thiết kế có
lẽ sẽ không tối ưu nữa. Do đó, việc sắp xếp lại topo logic tối ưu để làm giảm hiện
tượng thất thoát ( disruption ) lưu lượng và làm tăng khả năng thực thi của mạng cần
phải được xem xét.
Có nhiều phương pháp khác nhau để kiếm soát sự thay đổi traffic ( được trình
bày rõ hơn trong chương 6 ).
Ø Phương pháp thứ nhất, bất cứ khi nào traffic yêu cầu thay đổi, một topo
mới được thiết kế lại không quan tâm topo ảo hiện hành. Do đó topo
logic thiết kế đạt được sự tốt nhất về giới hạn hàm mục tiêu. Tuy nhiên
số lượng lightpath cần được thay đổi khi chuyển từ trạng thái hiện hành
đến trạng thái mới là rất lớn. Phương pháp này gọi là new-design method.
Ø Phương pháp thứ hai, traffic mới yêu cầu và topo ảo hiện hành được sử
dụng như các thông số đầu vào (are taken as input) để đạt topo mới với
mục tiêu tối thiểu giá trị hàm mục tiêu và số lượng lượng lightpath cần
được thay đổi. Phương pháp này gọi là phương pháp tái cấu hình
( reconfiguration method ).
Không giống như bài toán thiết kế topo logic. Quá trình tái cấu hình topo logic
là cân bằng giữa mục tiêu thực hiện thiết kế topo logic và mục tiêu giảm sự thay đổi
trong topo logic. Bởi vì tái cấu hình không chỉ thực hiện một lần mà nó có thể thực

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 5 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 1 : Mở đầu
hiện nhiều lần bất cứ khi nào traffic thay đổi. Vấn đề đặt ra khi nào thực hiện tái cấu
hình và tái cấu hình bằng cách nào.
Quá trình tái cấu hình là quá trình thiết kế lại topo logic dựa trên topo vật lý,
topo logic trước đó và ma trận lưu lượng mới yêu cầu sao cho topo logic mới không
khác nhiều với topo logic trước đó trong khi vẫn đáp ứng tốt lưu lượng mới.
Topo logic được thiết kế với mục đích “tối thiểu giá trị hàm mục tiêu”. Topo
logic lớp dưới cần phải thay đổi để đáp ứng sự thay đổi nền traffic ở lớp cao. Quá trình
thực hiện việc cân bằng giá trị hàm mục tiêu và số lượng topo logic thay đổi. Giá trị
hàm mục tiêu quyết định topo thế nào là tốt nhất thích hợp với traffic yêu cầu. Số
lượng topo thay đổi quyết định mức disruption nhất định của traffic trong mạng khi
chuyển đến topo ảo mới. Vì bài toán tái cấu hình được thiết lập dưới dạng công thức
theo phương pháp lập trình tuyến tính LP ( Linear Programming ) rất phức tạp, tốn rất
nhiều thời gian. Để khắc phục các khuyết điểm trên nhiều nhà khoa học đã đưa ra
nhiều thuật toán heuristic khác nhau nhằm tìm ra lời giải gần đúng.
Thực tế, bài toán tái cấu hình topo logic đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm và công bố. Có nhiều phương pháp khác nhau để giải bài toán tái cấu hình có thể
là giải chính xác bằng công thức hoặc phương pháp dò tìm. Trong phần này, sẽ trình
bày ngắn gọn những phương pháp này. Giải pháp thực hiện chính xác là Mixed Integer
Linear Programming ( MILP ) được trình bày trong [9]. Phương pháp sử dụng công
thức MILP được tóm tắt như sau. Đặt T1 là traffic cũ. Đặt E là tập hợp các phương
trình tuyến tính mô tả điều kiện ràng buộc của bài toán. Giải pháp V1 của E với T1 là
dữ liệu vào topo ảo tối ưu với luồng traffic T1. Bây giờ với traffic mới T2, giải pháp
tối ưu V2’ được đưa ra bằng cách giải E với dữ liệu đầu vào là T2. Đặt Opt là giá trị
hàm mục tiêu của T2. Bất kì giải pháp tối ưu nào cho T2 nên cần có giá trị hàm mục
tiêu Opt. Để tìm giải pháp tối ưu mà gần với với giải pháp V1 nhất, phương trình E
cần được mở rộng thêm bằng cách thêm vào điều kiện ràng buộc Objective value=Opt,
và đặt hàm mục tiêu mới của việc tối thiểu số lượng lightpath thay đổi. Giả sử rằng sử
chuyển đổi bước sóng diễn ra ở node trung gian. Ý nói rằng, ràng buộc về sự liên tục
bước sóng được giảm đi. Topo ảo được thiết kế với mục tiêu là số hop bình quân, ràng
buộc chính là giới hạn số bộ thu phát tại mỗi node và tính khả dụng của bước sóng dọc
đường truyền mà lightpath được thiết lập. Giải pháp này thì luôn đạt tối ưu ( chú ý đến
traffic mới). Không có dự phòng cho sự cân bằng giữa số lượng lightpath thay đổi và
giá trị hàm mục tiêu. [12] là sự biến thể của công thức MILP đưa ra ở [9], được đưa ra
để cân bằng giữa số lượng lightpath thay đổi và giá trị hàm mục tiêu. Tuy nhiên việc
giải bài toán theo phương pháp MILP rất nặng nề và tốn nhiều thời gian khi số node
của mạng tăng lên.
Trong [10] bài toán tái cấu hình được đưa ra là cân bằng cân bằng tải
( nghẽn )trong mạng. Nếu tải trên lightpath càng cao, thì số lượng traffic xử lý ở mỗi
node định tuyến càng cao, điều này dẫn đến độ trễ ở hàng đợi (queuing delay )sẽ cao.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 6 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 1 : Mở đầu
Cân bằng tải trong mạng có nghĩa là giảm bớt tải trên lightpath và do đó giảm độ trễ
trong hàng đợi ( queuing delay ). Độ trễ sẽ có ảnh hưởng lớn khi tải trên lightpath đạt
đến gần băng thông của nó. Do đó độ trễ được xác định hầu hết bởi tải trên lightpath.
Thuật toán trong [10] mục tiêu là tối thiểu tải trong lightpath. Đây là bài toán tìm kiếm
cục bộ ( local ) bắt đầu bằng xác định một topo và tạo thay đổi cục bộ ( local ) nhỏ cho
topo để làm giảm tải trên lightpath. Thuật toán cố gắng tìm topo mà có một vài điểm
gần giống với topo hiện hành. Các topo lân cận có thể được xác định bằng cách trao
đổi cục bộ ( trao đổi giữa các node và các liên kết. Trong [10] đưa ra nhiều phương
pháp trao đổi trong mạng vòng ring. Bao gồm trao đổi node ( node swap ) trao đổi vị
trí bất kỳ 2 node trong mạng, trao đổi node lân cận ( neighboring node exchange ) đảo
vị trí 2 node lân cận, chèn node ( node insertion ) di chuyển một node đến vị trí mới
trong vòng ring, trao đổi 2-nhánh ( 2-branch exchange ) chọn hai liên kết và trao đổi
node đích chính của chúng. Cũng trong bài báo này, đề ra phương pháp trao đổi 3-
nhánh ( 3-branch exchange ) chọn ba liên kết đánh số thứ tự 1,2,3 và tiến hành trao đổi
nối nguồn của liên kết 1 đến đích của liên kết 2, nguồn của liên kết 2 đến đích của liên
kết 3 và nguồn của liên kết 3 đến đích của liên kết 1. Trao đổi 3-nhánh luôn nhớ được
các kết nối của một topo. Với những biểu đồ khác nhau đạt được ở các topo lân cận,
phương pháp trao đổi 3-nhánh chỉ ra tính mềm dẻo cho việc thay đổi topo với (N/3) sự
lựa chọn và giâm tối đa ba liên kết cho mỗi lần thay đổi. Đối với phương pháp trao đổi
node thì lân cận có (N/2) sự lựa chọn nhưng số thay đổi có thể lên đến N-1. Sự trao đổi
node lân cận có N sự lựa chọn và mỗi thay đổi mất ( disrupt ) ba liên kết. Trao đổi 2-
nhánh có (N/2) sự lựa chọn, nhưng có lẽ bỏ mất một topo không kết nối. Do đó trong
[10] tác giả dùng phương pháp trao đổi 3-nhánh.
Trong [7] đưa ra phương pháp tái cấu hình qua hai tầng ( two-stage approach ),
giới hạn sự khác biệt giữa topo cũ và topo mới để giảm sự thất thoát ( disruption )
trong mạng.
Trong luận văn này, dùng thuật toán di truyền GA để giải bài toán tái cấu hình
topo logic.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 7 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ MẠNG WDM

2.1. Giới thiệu hệ thống WDM


2.1.1. Công nghệ WDM
Công nghệ ghép kênh theo bước sóng quang (WDM) là công nghệ trong cùng
một sợi quang có thể truyền dẫn đồng thời nhiều bước sóng tín hiệu quang. Tín hiệu
quang có bước sóng khác nhau tại đầu phát được tổ hợp lại (ghép kênh) và phối ghép
trên cùng một sợi quang của đường dây cáp quang để truyền dẫn. Ở đầu thu tín hiệu có
bước sóng tổ hợp được phân giải ra (tách kênh) và xử lý thêm một bước, khôi phục lại
tín hiệu gốc rồi đưa vào các đầu cuối khác nhau. Chính vì thế công nghệ này được gọi
là công nghệ ghép kênh chia bước sóng quang, hay còn được gọi tắt là công nghệ ghép
kênh theo bước sóng (WDM).

Tx1 Rx1
DE-
Tx2 MUX MUX Rx2

Truyeàn tín hieäu


EDFA treân sôïi quang EDFA
Tx2 Khueách ñaïi tín Khueách ñaïi tín Rx2
Phaùt tín hieäu Gheùp tín hieäu Taùch tín hieäu Thu tín hieäu

Hình 2.1 : Sơ đồ chức năng hệ thống WDM

Công nghệ WDM đối với sự nâng cấp mở rộng dung lượng, phát triển dịch vụ
băng rộng (như CATV, HDTV và B–ISDN…), khai thác đầy đủ tiềm năng băng rộng
của sợi quang, hiện nay có thêm bộ khuếch đại quang sợi (EDFA) thì WDM càng có
sức hấp dẫn to lớn với mạng thông tin hiện đại.
Để phát triển, nếu tất cả dây kết nối quang truyền dẫn trong một khu vực nào đó
đều nâng cấp thành truyền dẫn WDM, chúng ta sẽ đặt ở chỗ những dây kết nối WDM
này giao nhau những thiết bị đấu chéo quang (OXC) lấy bước sóng làm đơn vị nối
chéo dây đối với tín hiệu quang, hoặc thiết bị ghép/tách kênh quang (OADM) để
ghép/tách, thì ở trên lớp vật lý do đường dây kết nối quang tạo thành sẽ hình thành một
lớp quang mới.
Công nghệ WDM có thể được sử dụng ở nhiều vùng mạng khác nhau trong
mạng viễn thông bao gồm các mạng xương sống (mạng đường trục), mạng truy nhập

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 8 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

nội hạt và các mạng LAN, trong đó mạng đường trục là mạng đầu tiên ứng dụng công
nghệ WDM, sau đó là mạng LAN.

* Vị trí của hệ thống WDM trong mạng truyền dẫn:

Vị trí hệ thống WDM trong mạng truyền dẫn như trong hình 2.2 trong đó quan
hệ giữa SDH và WDM là quan hệ giữa lớp khách hàng và lớp phục vụ. Tương ứng với
công nghệ WDM, tín hiệu SDH, PDH và ATM đều chỉ là tín hiệu dịch vụ của hệ thống
WDM.
Xét từ phương hướng phát triển của hệ thống WDM, kết hợp bộ ghép/tách kênh
(OADM) và bộ nối chéo (OXC) sẽ thành một lớp mạng – mạng truyền dẫn quang. Sự
phát triển tiếp theo của mạng truyền dẫn là phải xây dựng một lớp mạng ở dưới lớp
điện SDH, tức sẽ tách mạng truyền dẫn về topo thành hai lớp quang và điện mà hệ
thống WDM là hạt nhân của “lớp mạng quang”.

Lớp mạch điện


(Như ATM, IP,…)

ATM Bộ định tuyến IP

Lớp kênh SDH

DXC ATM

Lớp kênh quang


WDM

Hệ thống WDM
OAM OXC

Hình 2.2 : Vị trí của hệ thống WDM trong mạng truyền dẫn

2.1.2. Đặc điểm chính của hệ thống WDM


- Hệ thống WDM tận dụng tài nguyên dải tần rất rộng của sợi quang.
- Hệ thống WDM truyền dẫn đồng thời nhiều tín hiệu và sử dụng các bước sóng
độc lập với nhau.
- Thực hiện truyền dẫn hai chiều trên một sợi quang công nghệ WDM có thể
tiết kiệm được lượng đầu tư lớn cho đường dây.
- Hệ thống WDM với công nghệ có nhiều ứng dụng như: mạng xương sống,
mạng quảng bá, mạng cục bộ nhiều đường, nhiều địa chỉ.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 9 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

- Hệ thống WDM ghép kênh những bước sóng truyền dẫn trong sợi đơn mode,
khi truyền đường dài dung lượng lớn có thể tiết kiệm số lượng lớn sợi quang.
- Sử dụng hệ thống WDM có thể giảm yêu cầu siêu cao tốc độ truyền dẫn đối
với linh kiện, đồng thời có thể truyền dẫn dung lượng lớn.
- Có thể thực hiện công nghệ IP trên WDM.
- Hệ thống WDM có tính linh hoạt, tính kinh tế và độ tin cậy cao của cấu hình
mạng trong việc định tuyến, chuyển mạch và khôi phục mạng.
2.2. Cấu trúc mạng WDM
2.2.1. Cấu trúc mạng WDM điểm nối điểm
Cấu trúc mạng WDM điểm nối điểm được xem là đơn giản nhất của mạng
xương sống sử dụng công nghệ WDM.
Mỗi kênh bước sóng được sử dụng để truyền tải một luồng dữ liệu riêng biệt.
Tất cả các kênh bước sóng được tổ hợp thành một chùm sáng tại bộ ghép bước sóng
WDM để đưa vào một sợi quang.
Ở đầu thu chùm sáng sau khi đã tổ hợp nhiều bước sóng lại sẽ được tách ra
bằng bộ tách kênh WDM. Sau đó, những tín hiệu trong mỗi kênh bước sóng sẽ được
chuyển sang miền điện qua bộ tách sóng quang – O/E. Khi đó, một kênh bước sóng có
thể tương đương với truyền dẫn một sợi quang đơn mode trong mạng SDH.
Trong hình thức truyền dẫn hai chiều một sợi quang, các kênh bước sóng có thể
sử dụng cho cả hai hướng đi và về hoặc có thể cho cả hình thức một chiều hai sợi
quang
Ưu điểm của cấu trúc WDM điểm - điểm là cho phép tăng độ rộng băng thông
nhờ truyền được nhiều kênh với chi phí thấp.
Tuy nhiên, hạn chế của cấu trúc này là băng tần của mỗi kênh bước sóng không
được sử dụng hiệu quả vì hạn chế tốc độ của các thiết bị điện tử làm gây ra hiện tượng
nghẽn cổ chai điện - quang. Đồng thời độ linh hoạt của cấu trúc mạng này không cao
do các kết nối chỉ sử dụng một bước sóng cố định

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 10 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

Hình 2.3 : Hệ thống truyền dẫn WDM điểm nối điểm

2.2.2. Cấu trúc mạng WDM có định tuyến bước sóng quang
Công nghệ khả thi cho cấu trúc này là các bộ định tuyến bước sóng trong miền
quang, hiện nay nhiều kiểu bộ định tuyến khác nhau đã có mặt trên thị trường. Khả
năng thiết lập lại cấu hình đã cho phép sử dụng dung lượng băng tần đến mức tối đa.
Mạng WDM định tuyến bước sóng minh hoạ ở hình 2.4, mạng gồm có một
photonic switching fabric, bao gồm “ active switches” kết nối các liên kết sợi quang
trên topo vật lý bất kỳ. Mỗi end-user được kết nối đến một active switch thông qua liên
kết sợi quang. Kết hợp end-user và chuyển mạch tương ứng của nó được xem như là
một node mạng.
Mỗi node ( tại trạm truy nhập ) được trang bị các bộ thu phát, cả hai bộ thu và
phát có thể linh điều hướng bước sóng. Bộ phát tại một node sẽ gởi dữ liệu vào mạng
và bộ thu thu dữ liệu từ mạng.
Cấu trúc căn bản truyền thông trong mạng định tuyến bước sóng là lightpath.
Một lightpath là tất cả các kênh thông tin giữa 2 node trong mạng, và nó có thể nối
nhiều hơn một liên kết sợi quang. Node trung gian trong đường dẫn sợi quang định
tuyến lightpath trong miền quang sử dụng active switch. Node kết cuối của lightpath
truy cập lightpath có bộ phát và bộ thu nắm bắt được bước sóng mà ở đó lightpath vận
hành. Ví dụ trên hình 2.4, lightpath được thiết lập giữa node A và node C trên kênh
bước sóng λ1 , giữa B và F trên kênh bước sóng λ2 , giữa H và G trên kênh bước sóng
λ1 . Lightpath giữa A và C được định tuyến qua active switch 1,6 và 7. ( Chú ý việc sử
dụng lại bước sóng λ1 ).

Vì không có thiết bị chuyển đổi bước sóng nào, một lightpath phải có cùng
kênh bước sóng trong suốt đường truyền trong mạng. Sự ràng buộc này gọi là liên tục

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 11 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

bước sóng Ràng buộc này sẽ không cần thiết nếu có bộ chuyển đổi bước sóng. Ví dụ
trong hình 2.4 lightpath giữa node D và E đi qua (traverse) liên kết sợi quang từ node
D đến switch 10 là bước sóng λ1 , chuyển đổi thành λ2 tại switch 10, đi qua liên kết sợi
quang giữa switch 10 và switch 9 là bước sóng λ2 , chuyển đổi lại bước sóng λ1 tại
switch 9, và đi qua liên kết sợi quang từ switch 9 đến node E là bước sóng λ1 .

Hình 2.4 : Mạng WDM định tuyến bước sóng

Yêu cầu cơ bản trong mạng định tuyến bước sóng quang là hai hoặc nhiều
lightpath đi qua cùng liên kết sợi quang phải có kênh bước sóng khác nhau để chúng
không gây xáo trộn cho nhau.
Hạn chế của cấu trúc này là vấn đề nghẽn cổ chai ở các nút TDM điện tử vẫn
còn tồn tại. Bên cạnh đó, một số vấn đề kĩ thuật vẫn cần được xem xét giải quyết để
hoàn thiện đối với cấu trúc này bao gồm hệ thống điều khiển cho việc thiết lập lại cấu
hình kết nối, đánh giá lưu lượng giữa các kênh WDM và giữa các sợi quang, cũng như
công nghệ chế tạo các bộ định tuyến.
Để giải quyết tốt vấn đề còn tồn tại, cấu trúc mạng WDM toàn quang được ra
đời.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 12 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

2.3. Cấu trúc mạng WDM toàn quang

Hình 2.5 : Cấu trúc mạng toàn quang

Mạng toàn quang phân thành 3 lớp con: level 0, level 1, level 2. Mỗi lớp con là
một vùng toàn quang có khả năng tự hoạt động.
Level 0: Biểu diễn mạng nội hạt (LAN) có số lượng rất lớn.
Level 1: Biểu diễn mạng đô thị (MAN) lấy thành phố hay khu vực hành chính
làm đơn vị, thường có cự ly vài Km đến vài chục Km.
Level 3: Biểu diễn mạng diện rộng (WAN) là mạng đường trục trong phạm vi
quốc gia, cự ly thường vài trăm đến vài nghìn Km.
Hai đặc điểm quan trọng của sợi trong mạng này là suy hao thấp và dải thông
rộng.
Mạng phục vụ 3 lớp dịch vụ: A, B, C. Dịch vụ lớp A và B có thể là điểm nối
điểm hoặc đa điểm nối đa điểm, kết nối đơn công hay song công. Dịch vụ lớp C là
dịch vụ gói.
Hai công nghệ cho việc sử dụng dải thông của sợi quang là WDM và TDM.
Đặc điểm của mạng WDM toàn quang là khả năng định tuyến bước sóng. Định tuyến
cung cấp một đường truyền ánh sáng trong suốt giữa các đầu cuối mạng. Một đường
truyền ánh sáng là đường mà một tín hiệu quang trong mạng từ nguồn đến đích có thể
bao gồm sự thay đổi bước sóng toàn quang. Một đường truyền không có sự thay đổi
bước sóng. Sự trong suốt này cung cấp cách đơn giản nhất cho các user không đồng
nhất chia sẻ tài nguyên.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 13 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

2.4. Mạng truy nhập toàn quang WDM


Về cấu trúc mạng truy nhập quang có thể được chia thành 2 loại: mạng truy
nhập thụ động WDM, và mạng truy nhập tích cực WDM.
2.4.1. Mạng truy nhập toàn quang thụ động WDM
Mạng quang thụ động (PON) WDM sử dụng các kênh bước sóng để kết nối các
users với trạm trung tâm (CO). PON đầu tiên được phát triển cho các dịch vụ băng hẹp.
Tuy nhiên, những mạng PON gần đây dùng cho cả băng hẹp lẫn băng rộng.
Cấu trúc mạng này không sử dụng các thiết bị tích cực bên ngoài CO, nhưng ở
nhà khách hàng thì phải sử dụng các thiết bị này và mỗi bước sóng sẽ mang một dịch
vụ.
Nhiều cấu trúc mạng quang thụ động đã được đề xuất cho công nghệ WDM
bao gồm cấu trúc sao đơn, cấu trúc hình cây, cấu trúc hình sao kép và cấu trúc sao-bus.
2.4.2. Mạng truy nhập toàn quang tích cực WDM
Trong các mạng truy nhập DWDM thụ động, mỗi kênh bước sóng chỉ sử dụng
để mang một dịch vụ tại một thời điểm xác định mà không cần quan tâm đến băng tần
và dung lượng mà dịch vụ yêu cầu, trong khi băng tần của kênh tín hiệu có thể đủ lớn
để mang một số dịch vụ khi thực hiện công nghệ WDM trong mạng đa truy cập.
Trên cơ sở này, kĩ thuật TDM đã được ứng dụng trong mỗi kênh bước sóng tạo
ra mạng truy nhập quang WDM tích cực trong đó các thiết bị TDM được sử dụng để
cung cấp cho các dịch vụ tích hợp và công nghệ ATM được xem như giao thức TDM
nổi bật trong cấu trúc mạng này.
Cấu hình mạng truy nhập quang WDM tích cực cũng giống như trong mạng
truy nhập quang WDM thụ động.
* Hạn chế của mạng truy nhập tích cực WDM so với mạng truy nhập thụ động
WDM:
Mặc dù mạng truy nhập WDM tích cực có thể tận dụng triệt để các kênh bước
sóng và giảm chi phí về sợi quang, nhưng nhà cung cấp mạng cần lưu ý là phải bổ
sung thêm chi phí cho các thiết bị ATM trong hệ thống từ tổng đài đến nhà thuê bao.
Cấu trúc mạng này cũng làm tăng thêm mức độ phức tạp trong quá trình bảo dưỡng và
quản lí hệ thống, làm chi phí vận hành cao.
Do vậy khi công nghệ WDM phát triển, số lượng kênh bước sóng trong một sợi
quang tăng lên thì mạng truy nhập quang WDM thụ động có thể là cấu trúc được ưu
tiên trong cấu trúc mạng truy nhập.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 14 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

2.5. Tổng quan về mạng định tuyến bước sóng


Mạng WDM toàn quang có sử dụng định tuyến bước sóng được xem là ứng cử
viên quan trọng nhất cho các mạng đường trục diện rộng thế hệ tiếp theo. Topo vật lý
của mạng bao gồm các bộ định tuyến quang kết nối với nhau bằng các cặp liên kết sợi
quang điểm nối điểm trong một topo mạng lưới bất kỳ ( hình 2.6 ).Trong hình 2.6 mỗi
cặp liên kết được tượng trưng bằng một cạnh vô hướng giữa các nút định tuyến. Nút ở
đầu cuối kết nối với bộ định tuyến. Mỗi nút đầu cuối có số bộ phát và bộ thu giới hạn.
Trong hình 2.7 nút định tuyến thu tín hiệu tại một bước sóng xác định ở ngõ vào của
nó, sau đó định tuyến tín hiệu này (độc lập với các bước sóng khác) đến một ngõ ra
nào đó. Bộ định tuyến có Dp ngõ vào và Dp ngõ ra có khả năng xử lý L bước sóng
giống như L bộ chuyển mạch bước sóng Dp ×Dp cấu hình lại được.

2
Đường quang
1 3

A C
Nút đầu cuối- chuyển Nút định
mạch ATM tuyến

TOPO VẬT LÝ

Hình 2.6 : Mạng WDM gồm nhiều nút định tuyến kết nối bằng các cặp liên kết sợi
quang điểm nối điểm. Các nút định tuyến gắn với các nút đầu cuối hình
thành các nút nguồn và đích cho lưu lượng trong mạng.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 15 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

l1l2 l1 l1l2
l1 l1
l2 l1
Chuyển mạch quang
l1 l1 l1l2
l1l2
l2
l2
l2
Chuyển mạch quang
l1
l1l2 l2 l1l2
l2
l2
Tách bước sóng Ghép bước sóng

Hình 2.7 : Cấu trúc của bộ định tuyến cấu hình lại. Bộ định tuyến có thể chuyển mạch
mỗi bước sóng ở ngõ vào độc lập với các bước sóng khác.

2.6. Cấu trúc phân lớp của mạng quang


Trong cấu trúc tổng quang bao gồm nhiều lớp từ IP, ATM và SONET/SDH đến
lớp quang.
Khái niệm về lớp có thể được sử dụng để giúp chúng ta phát triển một điểm
mới của cái nhìn về mạng. Lấy ví dụ, toàn bộ mạng có thể được xem như là tập hợp
các dãy lớp, mỗi lớp đại diện cho một hệ thống truyền dẫn, ví dụ là mạng SONET và
ATM. ATM được phát triển cho truyền dẫn qua mạng SONET [11]. Do đó, từ một
quan điểm logic, toàn bộ mạng chỉ có một lớp cao hơn (ATM) và một lớp thấp hơn
(SONET) được trình bày trong ( hình 2.8a ).
Về mặt vật lý, khái niệm này có thể được cho tác động bởi kết nối chuyển mạch
ATM với card adapter (đáp ứng) SONET, đạt được truy nhập ATM đến mạng SONET.
Một nguồn đưa số liệu đến mạng ATM, nơi mà luồng số liệu được chuyển đổi thành
cell ATM. ATM chuyển mạch trực tiếp những cell này đến card SONET. SONET
chuyển đổi cell ATM thành khung STS và truyền những khung này qua mạng. Tại
cuối đầu thu, SONET chuyển đổi những khung này trở lại thành cell ATM và đưa
những cell này đến chuyển mạch ATM, nơi đưa trực tiếp những cell đến đích của nó.
Điều này được trình bày như ( hình 2.8b ).
Vẫn còn một ví dụ nữa là truyền IP qua mạng ATM. Trong trường hợp này, IP
tập trung qua lớp ATM, là lớp nằm ngoài lớp SONET ( hình 2.8c ). Phần vật lý thực
hiện hoàn thành bởi kết nối định tuyến IP đến mạng ATM. Gói IP phát ra từ một
nguồn được phân phát đến những bộ định tuyến IP. Những gói này được chuyển đổi
thành cell ATM. Những cell này được truyền qua mạng ATM và chuyển đổi ngược lại
thành gói IP tại ngoại vi của mạng ATM. Router IP chuyển những gói này đến đích
của chúng (Xem hình 2.8d).

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 16 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

IP

ATM ATM

SONET SONET
a) c)

ATM IP
switch router

SONET IP
SONET network router
network ATM network

ATM ATM IP
switch
b) switch d) router

Hình 2.8 : Mạng IP, ATM và SONET


a) ATM over SONET
b) Kết nối vật lý mạng ATM đến mạng SONET
c) IP over ATM
d)Kết nối vật lý mạng IP đến mạng ATM

Do đó, tổng quát, gói IP được đóng gói thành những cell ATM, sau đó, lần lượt
được bao bọc trong những khung SONET/SDH; những khung STS này chạy xuyên
qua lớp quang sử dụng WDM (ghép kênh theo bước sóng).
Chúng ta cũng đã hiểu rằng cả mạng SONET và ATM đều có cấu trúc lớp của
riêng nó. Một mạng IP cũng có cấu trúc lớp của riêng nó. Do đó, chúng ta có thể phát
hiện ra chi tiết của cấu trúc lớp của toàn bộ giao thức mạng bởi bao gồm những lớp
của mạng SONET, ATM và IP trong hình 2.9 [11].

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 17 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

Network layer

Data Link layer


ATM Adaptation layer

ATM layer

IP
Path layer

ATM
Line layer

SONET
Section layer

Physical layer

Hình 2.9 : Cấu trúc phân lớp mạng IP over ATM over SONET

Khi lưu lượng trong mạng thông tin quang tăng lên, nó cũng làm tăng ước
mong sử dụng IP trực tiếp qua SONET.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tập trung vào việc thiết kế lớp
quang, là lớp cung cấp các đường nối tốc độ cao, thông qua các lightpath.
2.7. Lớp quang
2.7.1. Định nghĩa
ITU-T đã giới thiệu một lớp mới cho mạng viễn thông, là lớp quang. Cấu trúc
lớp của một mạng hiện đại, bao gồm một lớp quang, được trình bày ở hình 14.21. Hình
14.21a và b đưa đến một cái nhìn chung [1], trong khi hình 14.21c kết hợp cả cái nhìn
vật lý và logic để cho thấy lớp SONET được đặt như thế nào với lớp quang và sự kết
nối giữa những điểm của chúng.
Về mặt vật lý, đường truyền WDM là hệ thống điểm nối điểm, nối các thành
phần SONET. Do đó, WDM là một lớp vật lý mà chuyển những khung SONET không
tác động đến overhead SONET.
Có thể hiểu được nếu như vào lúc này bạn đang tự hỏi tại sao chúng ta cần một
lớp quang, đặc biệt là tất cả những gì chúng ta nói cho đến giờ đều nhằm thuyết phục
bạn rằng hầu hết sự truyền dẫn hiện nay đều qua cáp quang. Hãy làm rõ ý này : Truyền
dẫn vật lý trong SONET, ATM và IP được thực hiện bởi hệ thống truyền thông cáp
quang mà chúng ta đang thảo luận. Cấu trúc logic của mạng cáp quang này, tuy thế,
không bao gồm một lớp quang, như hình 2.8c trình bày.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 18 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

Applications

Virtual Virtual SONET


circuits circuits layer
IP
ATM
Connections
ATM

SONET Optical
Connections SONET layer
Lightpaths
Optical layer
c)
a)

SONET ATM IP ... FDDI

Optical layer
b)

Hình 2.10. Cấu trúc phân lớp của mạng fiber-optic trên lớp quang
a) IP over ATM over SONET over Optical layer
b) Network layers immediately over Optical layer
c) SONET layer over an Optical layer

Mặc dù môi trường truyền dẫn cho mạng hiện đại là cáp quang, phần lớn thiết
bị đã cài đặt và bộ ghép kênh xen/rớt vẫn là điện tử. Đó là lý do tại sao chúng ta xem
những mạng này là thế hệ mạng cáp quang đầu tiên. Lớp quang mới này được thiết lập
với thế hệ mạng quang thứ hai. Lớp quang này phục vụ không chỉ như một môi trường
truyền dẫn, mà còn mang lại tất cả những chức năng và dịch vụ đòi hỏi bởi một khái
niệm lớp.
Thế hệ mạng cáp quang thứ hai cung cấp không chỉ kết nối quang điểm nối
điểm mà còn định tuyến và chức năng add/drop (xen/rớt) trong miền quang. Từ khi có
mạng WDM, tất cả các chức năng được kết hợp với kênh bước sóng.
Lý do chúng ta cần một lớp nữa với chức năng và dịch vụ giống như những lớp
đã tồn tại như SONET hoặc ATM là mỗi lớp mạng – Quang, SONET, ATM, IP…-
hoạt động có hiệu quả trong phạm vi bit của nó. Truyền dẫn hàng terabit/s bao gồm
nhiều kênh bước sóng, mỗi kênh bước sóng gồm có nhiều luồng số liệu nhỏ được tạo
bởi công nghệ TDM. Nó có hiệu quả hơn với việc giao cho lớp quang hoạt động ở
mức Tbit/s, mà không bao gồm truyền mức Mbit/s, nơi mà lớp quang hoạt động không
hiệu quả. Ngoài ra, SONET được thiết kế để dòng dữ liệu hoạt động hiệu quả nhất ở
mức Mbit/s, nhưng không hoạt động hiệu quả ở tốc độ Tbit/s. Mong muốn tối ưu hoạt
động của mỗi lớp là động lực cơ bản trong sự phát triển của khái niệm cấu trúc lớp
mạng thông tin quang [11].

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 19 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

Cấu trúc lớp trên hình 2.10a hoạt động hiện nay tốt nhưng nó có một hạn chế cố
hữu : Càng nhiều số lượng giao diện lớp trong truyền dẫn, mạng càng trở nên phức tạp.
Có nghĩa là giảm sự tin cậy và giá thành cao. Tuy vậy, sự phát triển của mạng thông
tin quang ngày nay cho phép nhân viên mạng thực hiện SONET, ATM, IP, FDDI…
trên một mạng quang chung, có nghĩa là tất cả những lớp được đề cập trên được đặt ở
trên một lớp quang, như hình 2.10b mô tả.
2.7.2. Các đường quang (Lightpaths)
Lớp quang cung cấp lightpath đến lớp cao hơn [11]. Lightpath là một kênh
thông tin quang tạm thời được thiết lập trên mạng. Ngoài ra, nó cũng có nghĩa cung
cấp đường truyền end-to-end xuyên qua một mạng quang. Sử dụng lightpath, có thể
truyền dữ liệu dùng bước sóng đơn hoặc thậm chí sử dụng lại bước sóng (xem hình
2.6). Tính linh hoạt của lightpath có thể làm cho lớp quang cung cấp sự sử dụng đầy
đủ dải thông của mạng.
Nhìn lại hình 2.10 lần nữa, chú ý rằng ATM hay LAN – hoặc bất kỳ một lớp
mạng khác, có thể đặt ở phía trên lớp mạng mà không cần dùng lớp xen vào.
2.7.3. Dịch vụ
- Cài đặt lightpath là một kiểu dịch vụ đầu tiên mà lớp quang cung cấp cho
lớp trên. Thiết lập lightpath có nghĩa là thiết lập kết nối ở giữa tất cả người dùng đầu
cuối trong toàn bộ mạng. Chúng ta có thể đưa ra một sự tương tự với PSTN (mạng
điện thoại chuyển mạch công cộng) là thiết lập lightpath trong mạng thông tin quang
giống như thiết lập kết nối vật lý bên trong chuyển mạch mạch PSTN. Thiết lập
lightpath hoàn thành lúc có yêu cầu của người dùng và kết nối kết thúc khi cuộc đàm
thoại xong, một hành động giống như trong hoạt động PSTN, nơi mà kết nối giữa
người gọi và người bị gọi được thiết lập lúc có yêu cầu của người gọi và kết thúc bởi
sự đồng ý chung.
Lightpath thường được kết hợp với bước sóng đơn trong hệ thống thông tin
quang WDM, một kênh bước sóng riêng lẻ tiêu biểu có tốc độ bit cao (2,5 Gbit/s). Bởi
vậy, lightpath biểu thị toàn bộ dải thông của lớp trên.
- Kiểu dịch vụ thứ hai mà lớp quang cung cấp là thiết lập mạch ảo. Mạch ảo
là kết nối chuyển mạch gói giữa những điểm. Sự cần thiết dùng mạch ảo có thể được
hiểu qua việc xét ví dụ : Giả sử rằng băng thông của đường truyền là 2,5 Gbit/s, điển
hình của kênh bước sóng đơn ngày nay; tuy vậy, bạn chỉ cần 155 Mbit/s. Không có
mạch ảo, bạn sẽ chiếm giữ toàn bộ đường truyền, một cách không hiệu quả để sử dụng
khả năng của mạng.
Chia nhỏ toàn bộ dải thông thành những phần nhỏ hơn, một lớp quang sử dụng
công nghệ OTDM (ghép kênh quang theo thời gian).Trở lại với ví dụ trên, dữ liệu sẽ
được truyền giữa 2 điểm với tập hợp những gói truyền với tốc độ 155 Mbit/s. Luồng

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 20 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

này được ghép kênh quang theo thời gian với những dữ liệu khác, do đó tốc độ của
toàn bộ kênh là 2,5 Gbit/s. Điều này cho phép người thiết kế mạng làm đầy toàn bộ
băng thông của đường truyền với những phần nhỏ hơn. Nhưng ngày nay mạng hoạt
động bằng với tốc độ truyền nếu nhưcó một chuyển mạch cá nhân. Do đó, công nghệ
này được gọi là “virtual circuit” (mạch ảo).
- Kiểu dịch vụ thứ ba, mạng quang cung cấp đến lớp trên dịch vụ datagram
(gói dữ liệu) - đưa đến truyền dẫn những gói dữ liệu nhỏ mà không thiết lập kết nối
trước khi truyền dẫn thật sự.
2.7.4. Cấu trúc của lớp quang
Tất cả những lớp mạng SONET, ATM, IP… đều chứa nhiều lớp con. Lớp
quang cũng không ngoại lệ và cấu trúc của nó được trình bày trên hình 2.11.
Chúng ta sẽ xem xét những đoạn “nằm ngang” của hệ thống WDM. Từ quan
điểm này, toàn bộ mạng được chia nhỏ thành những đoạn giữa hai điểm WDM kế
nhau và/hoặc một điểm WDM và một điểm khuếch đại quang. Mỗi điểm có một cấu
trúc lớp riêng, được trình bày trên hình 2.11. Hãy xem xét cấu trúc này [11] :
Optical Transmission Section layer (lớp đoạn truyền dẫn quang), được mô tả
như Amplifier layer (lớp khuếch đại), trong hình 2.11, có tại mỗi điểm và cung cấp
chức năng khuếch đại cho lớp trên.
Lớp đoạn ghép kênh quang ( Optical Multiplex Section layer ) đặc trưng cho
kết nối điểm nối điểm giữa những điểm WDM dọc theo lộ trình của đường quang).
Lớp đoạn kênh ( Channel Section layer ), cũng được gọi là lớp đoạn kênh quang
( Optical Channel Section layer ) hoặc lớp đường quang ( Lightpath layer ) – có nhiệm
vụ định tuyến đường quang end-to-end xuyên qua toàn bộ mạng.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 21 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

OXC OADM OXC


OA OA
a)

SONET, ATM, IP, FDDI, and other clients

Optical Channel Section layer

Optical Multiplex Section layer Optical


layer

Optical Transmission Section layer


(Amplifier layer)

Optical interfaces (OCXs, OADMs, and Oas)

Hình 2.11 :. Cấu trúc của một lớp quang :


a) Các đoạn của một lớp quang (Sections of an optical layer)
b) Các lớp con của một lớp quang ( the sublayers of an optical layer )

Xem lại hình 2.8 và 2.11, mạng IP được chạy trên mạng ATM, và mạng ATM
chạy trên SONET, như hình 2.8c trình bày. Cấu trúc lớp này của toàn bộ mạng được
vẽ chi tiết trên hình 2.9, nơi trình bày tất cả lớp con của lớp mạng. Hình 2.10 tiếp tục
phát triển sự trình bày trên hình 2.8 bằng việc chỉ ra tất cả các lớp chủ yếu, bao gồm cả
lớp quang. Có thể dễ dàng vẽ chi tiết cấu trúc của mạng thông tin quang như hình 2.9
bởi việc kết hợp cả hình 2.9 và 2.14. Chú ý rằng lớp quang phục vụ như lớp vật lý
trong mạng SONET.
Mô hình của lớp quang được giới thiệu bởi ITU-T và được mô tả như trên
không phản ánh tất cả chức năng kết hợp với thế hệ mạng quang thứ hai. Đặc biệt,
trong broadcast (băng rộng) và mạng thông tin quang, chức năng chuyển mạch gói
được hoạt động bởi Media-Access Control layer (lớp điều khiển truy nhập truyền
thông) ; tuy vậy, lớp này không được trình bày trên hình 2.11. Trong mạng định tuyến
bước sóng (wavelength-routing network) ( xem phần 2.2.2), chức năng chuyển mạch
gói được hoạt động bởi Network layer (lớp mạng) - không được trình bày trên hình
2.11. Mô hình của một lớp quang cần được phát triển thêm nữa như mạng thông tin
quang tiến triển. Hãy nhìn vào những tin tức công bố thương mại về sự phát triển mới
nhất các lớp quang, hứa hẹn sẽ nổi lên công nghệ trong quang cảnh truyền thông tin
quang.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 22 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

2.8. Kết cấu topo của mạng WDM


2.8.1. Topo là gì?
Topo tức là hình thù mạng, bất kì mạng thông tin nào cũng có 2 loại kết cấu
topo: topo vật lý và topo logic (hay topo ảo).
Phân loại topo :
- Topo vật lý : mô tả cấu trúc vật lý của điểm nút mạng.
- Topo logic : mô tả sự phân bố dịch vụ giữa 2 điểm nút mạng.
2.8.2. Topo vật lý
Topo vật lý của mạng là một tập các nút đầu cuối, nút định tuyến và các liên kết
sợi quang kết nối các nút với nhau về mặt vật lý mà trên đó, người ta có thể thiết lập
đường quang giữa các nút đầu cuối. Đường quang là một đường dẫn đi qua mạng đã
có cấp phát bước sóng giữa các nút đầu cuối, và được thiết lập bằng cách cấu hình các
nút định tuyến trong mạng. Hai đường quang dùng chung một liên kết phải sử dụng
bước sóng khác nhau. Đường quang cung cấp một đường thông giữa hai nút đầu cuối
với băng thông bằng với băng thông của một kênh, thường là 2.5Gb/s đến 10 Gb/s.
Topo vật lý thực hiện trên bộ ghép/ tách quang (OADM) và bộ kết nối chéo
quang (OXC). Ngoài phương thức kết nối đơn giản điểm nối điểm, các topo vật lý sử
dụng trong mạng quang còn có mấy loại dưới đây :
2.8.2.a. Hình tuyến tính
Khi tất cả các điểm nút của mạng nối với nhau theo kiểu đường dây không khép
kín, ta sẽ có topo hình tuyến.
Điểm nút ở đầu trong cấu trúc này thực hiện chức năng ghép kênh bước sóng,
điểm nút ở giữa là thiết bị OADM.
Ưu điểm : Có thể linh hoạt, dễ lắp đặt các đầu nối trở kháng thấp trên các bus
(thường là đường dây đồng trục) mà không ảnh hưởng đến hoạt động của toàn mạng.
Nhược điểm : Tính tồn tại của nó tương đối thấp bởi vì khi một điểm nút hoặc
đường dây kết nối của mạng bị sự cố thì mạng lưới không thể hoạt động được.
Để truy nhập đến các bus dữ liệu quang phải dùng các bộ couplers.
2.8.2.b. Hình sao
Trong tất cả các điểm nút của mạng chỉ có một điểm nút kết nối với tất
cả các điểm nút còn lại, điểm nút này gọi là điểm nút trung tâm (central node hay hub).
Các điểm nút còn lại gọi là các điểm nút phụ thuộc (outlying), không có các kết nối vật
lý giữa các điểm nút này nên thông tin giữa chúng phải chuyển tiếp qua điểm nút trung
tâm (chuyển tiếp điện hoặc quang).

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 23 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

Điểm nút trung tâm có thể là 1 thiết bị thụ động hay tích cực. Nếu sử dụng 1
thiết bị tích cực, từ điểm nút trung tâm có thể kiểm soát tất cả các đường định tuyến
thông tin trong mạng. Nếu sử dụng 1 thiết bị thụ động, thì tại điểm nút trung tâm phải
đặt bộ tách công suất để chia các tín hiệu quang đầu vào đến tất cả các đường ngõ ra
để đi đến các trạm phụ thuộc.
Ưu điểm: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí tổng hợp băng tần của mạng.
Nhược điểm: Phụ thuộc vào điểm nút trung tâm, nên để đạt được hiệu quả sử
dụng mạng đòi hỏi điểm nút trung tâm phải có khả năng xử lí rất mạnh để lưu thoát
các dịch vụ thông tin giữa điểm nút phụ thuộc với điểm nút trung tâm và giữa các điểm
nút phụ thuộc với nhau.
2.8.2.c. Hình vòng
Các điểm nút mạng liên tiếp nhau được kết nối bằng những liên kết điểm nối
điểm và tạo thành một vòng kín.
Cấu trúc tương tự như topo hình tuyến nhưng hai điểm nút đầu cuối đều dùng
thiết bị OADM và dùng đường dây cáp quang để nối chúng lại với nhau sẽ tạo thành
topo hình vòng.
Trong topo hình vòng, giữa hai điểm bất kì của mạng đều có hai định tuyến dài
ngắn khác nhau, truyền dẫn ngược chiều nhau, điều này tạo nhiều thuận lợi trong vấn
đề bảo vệ mạng.
Dữ liệu di chuyển trong mạng vòng dưới dạng gói từ nút mạng này sang nút
mạng khác. Tại mỗi nút mạng là một thiết bị tích cực có khả năng nhận ra địa chỉ của
các gói dữ liệu để nhận đúng thông tin gửi cho nó hay cho nút mạng khác.
Ưu điểm: Có tính năng bảo vệ tốt, thực hiện đơn giản, hoạt động hiệu quả, có
thể ứng dụng trong mọi trường hợp.
2.8.2.d. Hình cây
Mạng hình cây là kết hợp giữa topo hình sao với topo hình tuyến, có thể xem
như là sự mở rộng của topo hình sao.
2.8.2.e. Hình lưới
Giữa tất cả các điểm nút của mạng ít nhất có 2 đường dây kết nối vật lý khác
nhau, nếu kết nối không có dạng hình vòng sẽ là hình lưới. Nếu như cứ 2 trong tất cả
các điểm nút có kết nối vật lý với nhau thì sẽ tạo ra mạng hình lưới lí tưởng.
Các điểm nút mạng thường là bộ OXC.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 24 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

Station 1 Optical couplers 3 Station Station N

Station attachment lines

Bus trunk line

2 Station N-1 Station

Hình 2.12 : Topo vật lý dạng hình tuyến

Station attachment lines

3 Station
Station 1

Optical coupler

Station 2
Fiber optic trunk
lines i

Station
Station N

Hình 2.13: Topo vật lý dạng hình vòng

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 25 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

Station
3 Station
2

Star trunk lines

Station 1
i Station

Station 1

Hình 2.14: Topo vật lý dạng hình sao

2.8.3. Topo logic


Tập hợp tất cả các đường quang đã được thiết lập giữa các nút đầu cuối tạo
thành topo logic.Topo logic là sự phân bố dịch vụ giữa các điểm nút của mạng. Topo
logic quan hệ mật thiết với topo vật lý, thường có các loại sau :
2.8.3.a. Hình sao
Có 2 loại topo logic hình sao là hình sao đơn và hình sao kép.
Trong kết cấu hình sao đơn: Có 1 điểm nút trung tâm phụ trách kết nối với các
điểm nút khác. Như vậy, mọi liên hệ giữa các điểm nút khác đều phải chuyển tiếp qua
điểm nút trung tâm, điều này làm cho độ tin cậy của mạng thấp vì chỉ có sự mất hiệu
lực của điểm nút trung tâm sẽ làm tê liệt toàn mạng.
Trong cấu trúc hình sao kép : sẽ có thêm một nút mạng trung tâm nữa (mang
tính chất dự phòng), nhờ đó nâng cao độ tin cậy của mạng.
2.8.3.b. Topo kiểu cân bằng
Cấu hình topo này chỉ tồn tại trong mạng hình tuyến và hình vòng.
Quan hệ kết nối dịch vụ chỉ tồn tại trong các điểm nút có kết nối vật lý. Như
vậy, thông tin giữa các điểm nút không có kết nối phải được chuyển tiếp qua tất cả các
điểm nút có kết nối còn lại trong mạng.
Bản chất là phương thức thông tin điểm nối điểm, là hình thức tổ hợp từng đôi
nên làm mất đi tính linh động của mạng thông tin quang.
Thông thường chỉ sử dụng trong trường hợp có dịch vụ giữa 2 điểm nút gần
nhau.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 26 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

2.8.3.c. Topo hình lưới


Tất cả các điểm nút trong mạng đều có thể kết nối thông tin ra, hầu hết các cặp
điểm nút tồn tại kênh thông tin trực tiếp.
Ưu điểm : Linh hoạt, hoạt động rất mạnh.
Nhược điểm : việc điều khiển và quản lí.
2.8.4. So sánh topo vật lý với topo logic

Có liên quan trực tiếp với việc định Có liên quan đến khái niệm kênh
tuyến khi đặt đường cáp quang, tuy nhiên quang với sự phân bố dịch vụ giữa các
topo vật lý không thể theo kịp sự phát điểm nút, có thể thay đổi topo logic từ
triển của dịch vụ vì topo vật lý có thể chương trình phần mềm nên có thể xem
xem là topo “cứng”. topo logic là topo “mềm”.

Cơ sở của topo vật lý là kết nối vật lý Cơ sở thiết kế của topo logic là quan
giữa các điểm nút. hệ kết nối logic giữa các điểm nút.

Phản ánh quan hệ kết nối trong lớp Phản ánh các kết nối trong lớp kênh
vật lý, mức độ phức tạp của topo vật lý quang của mạng. Chất lượng truyền dẫn
phụ thuộc vào số lượng đầu dây của điểm và xử lí, độ phức tạp của kết nối logic
nút mạng. phụ thuộc vào số lượng đầu dây của điểm
nút mạng, số lượng bước sóng ghép kênh,
chức năng và kết cấu của mạng.

Mục đích thiết kế topo vật lý là để Mục đích thiết kế topo logic là để
đáp ứng nhu cầu dịch vụ mạng, do đó yêu nâng cao khả năng vận hành và kinh
cầu thiết kế các kết nối sao cho tối ưu doanh của mạng, tối ưu hoá chức năng
giữa các điểm nút mạng. mạng của lớp kênh quang dựa trên topo
vật lý.

Bảng 2.1: So sánh topo vật lý với topo logic

Hình 2.15 trình bày topo logic ứng với topo vật lý trong hình 2.6, topo logic này
tương ứng với một tập các đường quang trong hình 2.6. Topo logic là một đồ thị với
các nút tương ứng với các nút đầu cuối trong mạng gốc, và một cạnh có hướng từ nút
B đến nút A nếu đường quang được thiết lập từ nút B đến nút A. Cấp độ vật lý
(physical degree) của một nút định tuyến là số lượng các nút định tuyến kết nối trực
tiếp với nó bằng các liên kết sợi quang (ví dụ cấp độ vật lý của tất cả các nút định
tuyến trong hình 2.6 là 2). Cấp độ logic đi (logical out-degree) của một nút đầu cuối là
số đường quang bắt nguồn từ nút đó và cấp độ logic đến (logical in-degree) của một
nút đầu cuối là số đường quang kết cuối tại nút đó, ví dụ, trong hình 2.15, cấp độ logic
GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 27 SVTH : Trần Văn Sang
Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

đi và cấp độ logic đến của mỗi nút đầu cuối đều là 1. Giả sử rằng mỗi nút định tuyến
kết nối với một nút đầu cuối duy nhất và ngược lại, thì đơn giản ta chỉ nói đến cấp độ
logic và cấp độ vật lý của mỗi nút.

A C

Hình 2.15 : Topo logic cho mạng ở hình 2.6. Các cạnh có hướng trong topo này tượng
trưng cho các đường quang giữa các nút đầu cuối tương ứng trong hình 2.6

2.9. Ứng dụng của WDM trong mạng viễn thông ngày nay

Ø Mặc dù đã phát triển trong những năm gần đây nhưng công nghệ WDM
( DWDM ) vẫn là một trong những chủ đề mang tính thời sự của lĩnh vực hạ
tầng cơ sở mạng.
Ø WDM không chỉ được coi là một phương tiện nâng dung lượng cáp quang
mà còn là một công nghệ ứng dụng trong mạng đường trục đa dịch vụ và
các mạng truy nhập di động vì nó có khả năng liên kết với các công nghệ
mới như ATM, IP, ADSL.
Ø Mạng WDM ngày càng được sử dụng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu mạng
của khu vực và những nơi tập trung dân cư và không chỉ để xây dựng các
mạng hiện tại và cung cấp độ bảo mật và tính khả dụng cao.
Ø Tuynh iên,n¿usosánhvÛicácm¡ngcápð°Ýngdà itruyÁn th Ñngth ìcông
tác triển khai trong khu vực đông dân cư lại có những thách thức riêng. Ví
dụ, đặc điểm năng động của các khu vực dân cư thành thị đòi hỏi mạng vật
lý phải đáp ứng nhanh chóng những thay đổi về nhu cầu hoặc lưu lượng như
bổ sung hoặc bớt đi các dữ liệu ở mỗi nút, trong đó chi phí lắp đặt và bảo
dưỡng khi thiết kế mạng WDM là một vấn đề cần quan tâm.
Ø Ở một khía cạnh khác, tính linh hoạt và dung lượng lớn đã khiến cho WDM
trở thành công nghệ lí tưởng để củng cố cho sự phát triển của các mạng dịch
vụ “ thế hệ tiếp theo ” ( mạng NGN ), cho phép WDM đáp ứng yêu cầu lưu
lượng từ các mạng khác nhau, dù là cố định hay di động, dù các dịch vụ
ngày càng phức tạp, số người sử dụng ngày càng vượt trội.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 28 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 2 : Giới thiệu về mạng WDM

Ø Mạng WDM chỉ là một phần trong bức tranh toàn cảnh về thông tin quang
hiện nay, một trong những mảng phát triển nhất là SDH đi kèm với các hệ
thống đã được ITU xác nhận.
Ø Trên thế giới gần đây, Mỹ, nơi thông tin quang phát triển mạnh mẽ, là quốc
gia đầu tiên triển khai mạng WDM, và ngày càng được ứng dụng rộng rãi
trên thị trường Châu Âu, Châu Á và Châu Mĩ La Tinh.
Ø Xây dựng mạng WDM sẽ đưa vào thiết bị kết nối chéo quang OXC và thiết
bị ghép/tách kênh quang OADM và biến đổi bước sóng quang trên điểm nút
nối chéo nhau của mạng đường trục, từ đó hình thành kênh bước sóng ảo từ
đầu đến cuối.
Ø Tại Việt Nam, SDH OFC là mục tiêu phát triển của các nhà khai thác và sẽ
được mở rộng trong cả nước cho đến năm 2010 vì nhu cầu về dung lượng và
tốc độ của dịch vụ nói chung chưa cao lắm. Khi nào đòi hỏi về dung lượng
đường truyền trên tuyến đường trục cao hơn thì giải pháp mạng WDM có
thể là một giải pháp thích hợp.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 29 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 3 : Bài toán tái cấu hình topo logic

CHƯƠNG 3
BÀI TOÁN TÁI CẤU HÌNH TOPO LOGIC

Bài toán tái cấu hình là bài toán tối ưu có ràng buộc. Tái cấu hình được thực
hiện khi có sự thay đổi traffic yêu cầu, không phải là sự không thích hợp của thiết bị
cũng không phải là sự thay đổi trong topo vật lý.Trong chương này tiến hành phân tích
bài toán tái cấu hình và các công thức sử dụng trong bài toán.
3.1. Các công thức sử dụng trong bài toán thiết kế topo logic
Bài toán thiết kế topo logic được đặt ra nhằm xác định các đường nối logic cần thiết để
tạo thành topo logic tối ưu, có khả năng đáp ứng yêu cầu truyền thông tin tốt nhất
trong điều kiện ràng buộc về số lượng bước sóng và khả năng phần cứng của mạng.
3.1.1. Thông số đầu vào
Ø Topo vật lý : topo của mạng cáp quang cụ thể
Ø Traffic yêu cầu : nhu cầu kết nối giữa các node trong mạng
3.1.2. Hàm mục tiêu
Trong đề tài này, hướng đến mục tiêu tối thiểu số hop trung bình

å åt .h sd sd
Havg = s d

å åt s d
sd

Với

Havg : số hop logic trung bình mà luồng traffic phải vượt khi truyền tử nguồn
đến đích
tsd : lượng traffic cần truyền từ nguồn s đến đích d

hsd : số hop mà traffic phải vượt qua khi truyền từ nguồn s đến đích d

3.1.3. Các điều kiện ràng buộc


Ø Số lượng thiết bị thu phát quang tại mỗi node
Ø Dung lượng mỗi đường quang
Ø Số hop logic lớn nhất mà một luồng traffic phải vượt qua khi truyền từ
nguồn đến đích
Ø Số bước sóng tối đa có thể truyền trên mỗi sợi quang

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 30 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 3 : Bài toán tái cấu hình topo logic

Ø Chiều dài vật lý mà các đường quang phải truyền qua.


3.2. Phân tích bài toán tái cấu hình
Bài toán tái cấu hình là bài toán đa mục tiêu mà không chỉ thực thi trong mạng
mà còn kiểm tra sự thay đổi trong topo logic. Hiểu rõ hơn khác biệt so với thiết kế
topo logic thông thường là nó còn yêu cầu mục tiêu khác ( tối thiểu số lightpath thay
đổi trong topo logic ) bên cạnh mục tiêu thực thi trong mạng.
Công thức sử dụng trong bài toán tái cấu hình thì tương tự như bài toán thiết kế,
nhưng trong phần tái cấu hình chúng ta không chỉ thực hiện đơn thuần trong mạng mà
còn phải giảm tối đa sự thay đổi được tạo ra trong quá trình tái cấu hình
Bài toán thực hiện qua 2 phần
Ø Phần 1 : tương hợp hai mục tiêu bài toán toán tái cấu hình tạo topo logic
mới
Ø Phần 2 : chuyền tiếp cấu hình từ topo logic cũ sang topo logic mới
3.2.1. Tương hợp hai mục tiêu bài toán tái cấu hình
Vì bài toán tái cấu hình topo logic có hai mục tiêu, mà hai mục tiêu có xung đột
( conflict ) với nhau, nếu thay đổi của topo mới so với topo cũ tăng thì giá trị hàm mục
tiêu giảm và ngược lại. Nên cần phải tương hợp hai mục tiêu của bài toán.
Do đó đòi hỏi phải có hai thông số đầu vào là ma trận traffic mới yêu cầu và
topo logic hiện hành. Chúng tôi tính toán bài toán tái cấu hình như bài toán lập trình
tuyến tuyến tính LP( Linear Programming ) [9]. Để tương hợp với hai mục tiêu trong
LP, chúng ta phải thiết lập một mục tiêu như một hằng số trong khi LP tối ưu cái khác
và làm lần lượt.
Đầu tiên đặt NoChange là số lightpath thay đổi, mục tiêu bài toán lúc này là tối
thiểu số hop trung bình

å åt .h sd sd
Havg = s d

å åt s d
sd

Tiếp theo thêm vào một ràng buộc mới

åå V '
s d
sd -Vsd £NoChange

Với

V 'sd : số lightpath từ node s đến node d trong topo logic mới

Vsd : số lightpath từ node s đến node d trong topo logic cũ

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 31 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 3 : Bài toán tái cấu hình topo logic

Bài toán lúc này trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Thay vì giải với hai mục tiêu
bài toán lúc này chỉ giải với một mục tiêu là tối thiểu là số hop trung bình với các ràng
buộc.
3.2.2. Chuyển tiếp cấu hình từ topo logic cũ sang topo logic mới
Tập hợp các lightpath trong topo logic mới được xác định bởi
Lnew ={linew | i =1, 2,....n} . Cho rằng các lightpath mà được sử dụng cả hai topo cũ và mới
sẽ không bị thay đổi. Các lightpath cũ mà sử dụng bất kỳ tài nguyên như bước sóng,
bộ thu phát gây xung đột với topo mới sẽ bị xoá bỏ ( torn down ) để thiết lập lightpath
mới. Xung đột giữa topo cũ và topo mới được trình bày rõ trong biểu đồ phụ trợ
( auxiliary grap )

Hình 3.1: Biểu đồ xung đột giữa lightpath cũ và lightpath mới


(a) Lold

(b) Lnew

(c) biểu đồ phụ trợ Ga(Va,Ea)


Va =Lold ÈLnew

Ea ={(linew , l old
j ) | nếu li
new
ÎLnew xung đột với l old
j ÎLold } Va =Lold ÈLnew

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 32 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 3 : Bài toán tái cấu hình topo logic

Chú ý rằng mối xung đột này có lẽ là kết quả xung đột về bước song và bộ thu
phát. Hơn nữa mỗi một lightpath mới có xung đột với các lightpath cũ. ( xem hình vẽ ).
Bởi vì chuyển tiếp tái cấu hình ( reconfiguration transiton ) có lẽ là nguyên
nhân gây ra chỉ số trễ và mất gói tin, nó cũng là điểm cốt lõi để thông báo hiệu quả
phân bố lưu lượng yêu cầu của mạng trong suốt quá trình tái cấu hình. Giả đinh rằng
không có thất thoát lưu lượng, các lưu lượng trên lightpath bị xóa bỏ sẽ được định
tuyến lại đến đường khác bằng cách sử dụng thuật toán tìm đường đi ngắn nhất
( shortest path algorithm ). Việc thiết lập lightpath mới sẽ được dành cho lần thiết lập
sau. Chỉ số delay giữa cặp nguồn – đích ( s-d ) được đo bằng số lightpath ( hoặc số
hop ) từ node s đến node d.
Các kí hiệu
· tsd : Lượng traffic cần truyền từ nguồn s đến đích d
· Lold : Topo logic hiện hành
· Lnew : Topo logic mới
· linew : lightpath trong topo logic cũ

· liold : lightpath trong topo logic mới


· Ga(Va,Ea) : biểu đồ phụ trợ
· S : dãy chuyển tiếp S ={l1 , l2 ,K , ln } với li ÎLnew
· Ti : Topo logic sau khi thực hiện đầu tiên chuyển tiếp tái cấu hình thứ i

· H T ( s, d ) : số hop logic nhỏ nhất mà một luồng traffic phải vượt qua khi
i

truyền từ s đến d trên topo logic Ti


· N (l ) : tập hợp các lightpath cũ mà có xung đột với lightpath l

å å t .H ( s, d ) sd Ti
· α ( S ) : số hop trung bình của dãy chuyển tiếp α ( S ) = s d
n.å åt sd
s d

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 33 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 3 : Bài toán tái cấu hình topo logic

Thuật toán tìm hàm thích nghi


Ø Thông số đầu vào : Lold , Lnew , tsd , S ={l1 , l2 ,K , ln }

Ø Thông số đầu ra : α ( S )
Ø Các bước thực hiện
Bước 1 : T=Lold . Tính ma trận HT dùng thuật toán tìm đường đi ngắn nhất Ford
Bước 2 : Tính số hop logic mà luồng traffic vượt qua từ node s đến node d
H a =ååtsd .H Ti ( s, d )
s d

Bước 3 : Tạo vòng lặp cho i chạy từ 1 đến n ( với n là số lightpath mới xung đột
với lightpath cũ ). Thực hiện lần lượt theo trình tự sau
v Đặt l =lSC [i ] , cộng lightpath l vào topo hiện hành T , xóa ( remove )
N (l ) các lightpath cũ mà có xung đột với lightpath l

v Dùng thuật toán tìm đường đi ngắn nhất tính lại HT


v Tính lại số hop logic H a =H a +ååtsd .H T ( s, d )
s d

Bước 4 : Trả về giá trị α ( S )


Ha
α (S ) =
n.ååtsd
s d

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 34 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 3 : Bài toán tái cấu hình topo logic

Thuật toán Ford tìm ma trận hop logic H


Thuật toán Ford là thuật toán tìm đường đi ngắn nhất từ n node nguồn đến n node đích

Hình 3.2 : Sơ đồ thuật toán Ford

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 35 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

CHƯƠNG 4
THUẬT TOÁN DI TRUYỀN GA
( GENERIC ALGORITHM )

4.1. Giới thiệu về GA


Trong sinh hoạt hằng ngày, thường gặp rất nhiều vấn đề, từ đơn giản đến phức
tạp. Có những vấn đề liên quan đến sinh hoạt cá nhân, như việc bố mẹ tìm đường đi
ngắn nhất đưa con đến trường, những công việc ở cơ quan, cô thư ký xếp lịch biểu
hàng ngày cho giám đốc, anh công nhân kỹ thuật hoạch định chương trình cho máy
móc vận hành với chi phí và thời gian nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo năng suất, chất
lượng,…
Có rất nhiều giải pháp được đưa ra để giải quyết cho các vấn đề nêu trên nhưng
không giải pháp nào đem lại hiệu quả cao nhất. Có những vấn đề quá phức tạp, không
thể thấy được giải pháp trước mắt, hay không gian tìm kiếm quá lớn, không biết phải
bắt đầu từ đâu.
Trong những năm 70, mạng nơron nhân tạo, logic mờ, cùng với thuật toán di
truyền đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong việc giải quyết các trường hợp
phức tạp.
Thuật toán di truyền đã được phát minh ra để bắt trước quá trình phát triển tự
nhiên trong điều kiện quy định sẵn của môi trường. Các đặc điểm của quá trình này đã
thu hút sự chú ý của John Holand (ở đại học Michigan) ngay từ những năm 1970.
Holand tin rằng sự gắn kết thích hợp trong thuật toán máy tính có thể tạo ra một kỹ
thuật giúp giải quyết các vấn đề khó khăn giống như trong tự nhiên đã diễn ra thông
qua quá trình tiến hóa.
Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang đóng vai trò quan trọng trong đời
sống kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, là một phần không thể thiếu trong
một xã hội năng động, ngày càng hiện đại hóa. Vì vậy, việc tin học hóa vào một số
lĩnh vực ứng dụng là hoàn toàn có thể và phù hợp với xu hướng hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, em đã áp dụng thuật toán này vào đề tài luận
văn của mình. Đây là chương trình tin học cho phép người sử dụng tìm ra được kết quả
gần tối ưu nhất mà nếu dùng việc tính toán thông thường sẽ rất phức tạp và tốn rất
nhiều thời gian. Chương trình này không nhằm đưa ra lời giải chính xác tối ưu mà đưa
ra lời giải tương đối tối ưu.
Áp dụng thuật toán di truyền vào máy tính là phương pháp ứng dụng trí tuệ
nhân tạo vào việc giải quyết các bài toán phức tạp. Thông qua tính di truyền, sự lai
ghép, đột biến ngẫu nhiên từ những cá thể có các tính năng, ưu điểm khác nhau. Sau
GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 36 SVTH : Trần Văn Sang
Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

nhiều lần chọn lọc qua nhiều thế hệ, thế hệ cuối cùng sẽ là giống cây, con vật mong
muốn. Vấn đề đặt ra là chi phí thực hiện và kết quả đạt được. Thông thường kết quả
đạt được tương đối tốt, cũng có thể là tốt nhất, đặc biệt đối với những vấn đề nan giải,
các thuật toán thông thường không thể giải quyết được.
Ban đầu, ta sẽ phát sinh một số lượng lớn, giới hạn các cá thể có gen ngẫu nhiên
– nghĩa là phát sinh một tập hợp các chuỗi bit ngẫu nhiên. Tập các cá thể này được gọi
là quần thể ban đầu (initial population). Sau đó, dựa trên một hàm nào đó, ta sẽ xác
định được một giá trị gọi là độ thích nghi - Fitness. Giá trị này, để đơn giản có thể tạm
hiểu chính là độ "tốt" của lời giải hay độ cao trong tìm kiếm theo kiểu leo đồi. Vì phát
sinh ngẫu nhiên nên độ "tốt" của lời giải hay tính thích nghi của các cá thể trong quần
thể ban đầu là không xác định.
Để cải thiện tính thích nghi của quần thể, người ta tìm cách tạo ra quần thể mới.
Có hai thao tác thực hiện trên thế hệ hiện tại để tạo ra một thế hệ khác với độ thích
nghi tốt hơn.
Thao tác đầu tiên là sao chép nguyên mẫu một nhóm các cá thể tốt từ thế hệ
trước rồi đưa sang thế hệ sau (selection). Thao tác này đảm bảo độ thích nghi của thế
hệ sau luôn được giữ ở một mức độ hợp lý. Các cá thể được chọn thông thường là các
cá thể có độ thích nghi cao nhất.
Thao tác thứ hai là tạo các cá thể mới bằng cách thực hiện các thao tác sinh sản
trên một số cá thể được chọn từ thế hệ trước – thông thường cũng là những cá thể có
độ thích nghi cao. Có hai loại thao tác sinh sản : một là lai tạo (crossover), hai là đột
biến (mutation). Trong thao tác lai tạo, từ gen của hai cá thể được chọn trong thế hệ
trước sẽ được phối hợp với nhau (theo một số quy tắc nào đó) để tạo thành hai gen mới.
Thao tác chọn lọc và lai tạo giúp tạo ra thế hệ sau. Tuy nhiên, nhiều khi do thế
hệ khởi tạo ban đầu có đặc tính chưa phong phú và chưa phù hợp nên các cá thể không
rải đều được hết không gian của bài toán . Từ đó, khó có thể tìm ra lời giải tối ưu cho
bài toán. Thao tác đột biến sẽ giúp giải quyết được vấn đề này. Đó là sự biến đổi ngẫu
nhiên một hoặc nhiều thành phần gen của một cá thể ở thế hệ trước tạo ra một cá thể
hoàn toàn mới ở thế thệ sau. Nhưng thao tác này chỉ được phép xảy ra với tần suất rất
thấp (thường dưới 0.1), vì thao tác này có thể gây xáo trộn và làm mất đi những cá thể
đã chọn lọc và lai tạo có tính thích nghi cao, dẫn đến thuật toán không còn hiệu quả.
Thế hệ mới được tạo ra lại được xử lý như thế hệ trước (xác định độ thích nghi
và tạo thế hệ mới) cho đến khi có một cá thể đạt được giải pháp mong muốn hoặc đạt
đến thời gian giới hạn.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 37 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

4.2. Cấu trúc của thuật toán di truyền


Trong GA, các cá thể (hay còn gọi là nhiễm sắc thể viết tắt là NST) được mã
hóa bởi các chuỗi nhị phân, mỗi vị trí trên chuỗi nhị phân chỉ nhận một trong hai giá
trị “1” hoặc “0”. Một NST trong GA cổ điển có dạng như sau:

0 0 0 1 1 1 0 1 0

Mỗi kiểu gen (một NST cụ thể) biểu thị một lời giải có thể của bài toán; một
quá trình tiến hóa được thực hiện trên một quần thể (một tập hợp NST) tương đương
với sự tìm kiếm trong một không gian các lời giải có thể. Sự tìm kiếm này đòi hỏi có
sự cân bằng giữa hai mục đích: tìm lời giải tốt nhất và khám phá không gian tìm kiếm.
Thuật toán di truyền cổ điển tìm kiếm theo nhiều hướng bằng cách duy trì một tập lời
giải có thể, khuyến khích sự hình thành và trao đổi thông tin giữa các hướng. Tập hợp
các lời giải trải qua các quá trình tiến hóa và cuối cùng cho ta một tập hợp các lời giải
đủ tốt tùy theo yêu cầu. Tại mỗi thế hệ, các lời giải tương đối tốt được tái sinh, trong
đó các lời giải tương đối tồi bị loại bỏ. Để phân biệt giữa các lời giải khác nhau, người
ta dùng một hàm gọi là hàm thích nghi để đánh giá độ tốt, xấu của từng lời giải, hàm
này đóng vai trò của một môi trường sống trong thuyết tiến hóa.
GA cổ điển được J. H Holland giới thiệu để giải bài toán tối ưu: max {f(x) / x Î
M}, trong đó M là một miền trong không gian n-chiều, f(x) > 0 với mọi x ÎM. Cấu
trúc của GA cổ điển như sau:

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 38 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

Procedure GA
Begin
T=0
Khởi tạo P(t)
Đánh giá P(t)
While ( not( điều kiện dừng )) do
Begin
T=T+1
Chọn P(t) từ P(t-1)
Thay đổi P(t)
Đánh giá P(t)
End
End.

Các quá trình tiến hóa được diễn ra trong vòng lặp While, tại thế hệ thứ t, thuật
toán duy trì một tập lời giải P(t) = {xt1, …, xtn}. Mỗi lời giải xti được đánh giá “độ
thích nghi”. Một tập lời giải mới được xây dựng bằng cách “chọn lọc” các cá thể thích
nghi hơn, ta được một tập lời giải trung gian. Tiếp theo, một số cá thể trong tập lời giải
này được biến đổi bằng phương pháp “lai ghép” và “đột biến” để tạo thành các lời giải
mới cho thế hệ t + 1.

Hình 4.1 : Ví dụ minh họa thuật toán và toán tử di truyền

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 39 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

Trong ví dụ minh họa bằng hình 9.18, ta thấy tại thế hệ thứ n ta có một lời giải có
độ thích nghi rất thấp (2), và vì vậy, nó không được sử dụng trong quá trình tái sản
xuất. Thay vào đó, lời giải có độ thích nghi cao nhất (13) sẽ được nhân đôi và đưa
vào quá trình tái sản xuất.
4.3. Các tính chất đặc thù của thuật toán di truyền
· GA lập luận mang tính chất ngẫu nhiên, thay vì xác định như toán học giải
tích.
· GA duyệt xét toàn bộ các giải pháp, sau đó chọn lấy giải pháp tương đối tốt
nhất dựa trên hệ số thích nghi.
· GA không để ý đến chi tiết vấn đề, trái lại chỉ chú ý đến giải pháp, đặc biệt
là dãy số tương trưng cho giải pháp.
· GA rất thích hợp cho việc tìm kiếm giải đáp các vấn đề, hay tìm điều kiện
tối ưu cho việc điều hành, và phân nhóm những giải pháp có được.
4.4. Các bước quan trọng trong việc áp dụng thuật toán di truyền
Để giải quyết vấn đề (bài toán) bằng thuật toán di truyền, chúng ta cần thực
hiện bảy bước quan trọng sau đây:
- Bước 1: chọn mô hình cho giải pháp của vấn đề: chọn một số tượng trưng cho
toàn bộ các giải pháp (quần thể) có thể có cho vấn đề.
- Bước 2: chỉ định cho mỗi giải pháp (cá thể) một ký hiệu. Ký hiệu có thể là
một dãy các số 0, 1 thuộc hệ nhị phân, hay dãy các số thập phân, dãy các chữ hay
hỗn hợp của số và chữ. Ký hiệu đơn giản nhất và thường dùng nhất là dãy các số
nhị phân 0, 1.
- Bước 3: tìm hàm số thích nghi cho vấn đề và tính hệ số thích nghi cho từng
giải pháp (lời giải)
- Bước 4: dựa trên hệ số thích nghi của các giải pháp để thực hiện sự tạo sinh
(reproduction) và biến hóa các giải pháp. Các phương thức biến hóa bao gồm: lai
ghép (crossover), đột biến (mutation).
- Bước 5: tính các hệ số thích nghi cho các giải pháp mới và loại bỏ những giải
pháp kém nhất để chỉ còn giữ lại một số nhất định các giải pháp.
- Bước 6: nếu chưa tìm được giải pháp tối ưu hay tương đối khá nhất hay chưa
hết kỳ hạn ấn định, trở lại bước thứ tư để tìm giải pháp mới.
- Bước 7: tìm được giải pháp tối ưu hoặc nếu thời gian cho phép đã chấm dứt
thì kết thúc thuật toán và báo cáo kết quả tìm được.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 40 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

Hình 4.2 : Sô đổ thuật toán di truyền

4.5. Các phép toán và các thông số của GA


4.5.1 Các phép toán
4.5.1.a. Phép chọn lọc

Phép chọn lọc là một quá trình trong đó cá thể được chọn để tham gia vào
các pha tiếp theo của quá trình tiến hóa. Việc chọn lựa này tùy thuộc vào độ
thích nghi của cá thể đó, nghĩa là những cá thể nào có giá trị hàm thích nghi cao
hơn sẽ có khả năng có nhiều con cháu trong thế hệ tiếp theo. Phép chọn lọc có
thể được biểu diễn dưới dạng một bánh xe xổ số Roulettle, đó là một hình tròn
trong đó mỗi cá thể trong thế hệ hiện hành chiếm một phần tương ứng với giá trị
của hàm thích nghi của nó. Các giá trị này chính là xác suất chọn lọc của mỗi cá
thể, được tính theo công thức:
pi = f(vi) / F
Trong đó: f(vi) là giá trị của hàm thích nghi của mỗi cá thể vi.

F là tổng của các giá trị thích nghi của quần thể.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 41 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

Hình 4.3 sau đây minh họa bánh xe xổ số của quá trình lựa chọn. Trong hình, cá
thể 1 có xác suất chọn lọc là 25%, mỗi lần quay bánh xe xổ số nó có khả năng
được chọn là 0.25. Tương tự như vậy đối với các cá thể 2, 3, 4.

15%
25%
4
1
20%
3
37.5%
2

Hình 4.3: Bánh xe xổ số mô tả quá trình lựa chọn

4.5.1.b. Phép lai ghép ( trao đổi chéo )


Phép trao đổi chéo hay còn gọi là phép lai ghép, kết hợp các đặc tính trên
NST của bố và mẹ để tạo thành hai cá thể mới, bằng cách tráo đổi các đoạn gen.

Ví dụ: Cha 1 0 1 1 0 1 1 0 0
Mẹ 0 0 0 1 1 1 0 1 0

Thì việc trao đổi chéo các NST sau gen thứ 5 sẽ tạo ra hai con:
Con 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0

Con 2 0 0 0 1 1 1 1 0 0

4.5.1.c. Phép đột biến

Sự kết hợp của các phép chọn lọc và lai tạo đôi khi làm thất những NST có
tiềm năng. Phép đột biến được đặt ra nhằm khắc phục thiếu sót trên.
Phép đột biến là sự sửa đổi một vài gen của một NST được chọn, bằng cách
thay đổi ngẫu nhiên với xác suất là tỷ lệ đột biến.
Ví dụ:
V1 1 0 1 1 0 1 0 1 0

V2 1 0 1 1 1 1 0 1 0

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 42 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

NST V1 được chọn để đột biến tại vị trí gen thứ năm, gen này hiện tại là 0,
sau khi đột biến sẽ trở thành 1. Khi đó NST V1 trở thành V2.
4.5.2. Các thông số của thuật toán di truyền
4.5.2.a. Kích thước quần thể ( Population size )
Kích thước quần thể chính là số lượng NST trong quần thể ( tính trong một
thế hệ ). Nếu số lượng NST là quá ít thì bằng phép lai ghép sẽ cải thiện số lượng
NST. Trong trường hợp số lượng NST ít thì chúng ta chỉ khảo sát một phần nhỏ
trong không gian tìm kiếm, ngược lại nếu số lượng NST quá lớn thì thời gian xử
lý của thuật giải di truyền tại mỗi thế hệ sẽ chậm. Theo thực nghiệm, kích thước
quần thể có giá trị từ vài chục đến vài trăm. Kích thước quẩn thể sẽ không đổi
qua từng thế hệ
4.5.2.b. Xác suất lai ghép Pc
Không phải bất kỳ NST nào sau khi qua chọn lọc cũng được lai ghép. Lai
ghép chỉ thực hiện với một xác suất nhỏ hơn 1. Xác suất lai ghép biểu diến mức
độ xảy ra thường xuyên để thực hiện việc lai ghép. Nếu không có phép lai ghép
thì cá thể con được chọn ra chính là bản sao từ cá thể cha mẹ, trong trường hợp
này thì không phải quần thể mới hoàn toàn giống với quần thể trước đó vì còn
phải phụ thuộc vào cách chọn NST để tiến hành sao chép. Nếu xác suất lai ghép
là 1 thì toàn bộ các cá thể con được tạo ra bằng phép lai ghép.
4.5.2.c. Xác suất đột biến Pm
Đột biến chỉ được thực hiện với một xác suất rất thấp ( thường nhỏ hơn 0.1 ).
Xác suất đột biến biểu diễn mức độ xảy ra thường xuyên của NST bị đột biến
tại gen đó. Nếu không có sự đột biến thì các cá thể được chọn sẽ không có sự
thay đổi nào trừ ảnh hưởng của phép lai.
4.6. Các toán tử của thuật toán di truyền
4.6.1. Toán tử chọn lọc cá thể
Toán tử chọn lọc cá thể là thao tác xử lý trong mỗi cá thể được bảo lưu cho
vòng tạo sinh tiếp sau tùy thuộc vào giá trị thích nghi của nó. Toán tử này giống như
quá trình chọn lọc tự nhiên. Giá trị thích nghi f(i) là các giá trị được tính toán xác định
và gán cho mỗi NST (f(i) là giá trị thích nghi gán cho NST thứ i), nếu NST có giá trị
thích nghi càng lớn thì khả năng được lựa chọn của nó càng lớn và NST càng được coi
là hợp lý. Hàm thích nghi là một hàm bất kỳ có thể không liên tục, dương hay phi
tuyến.
Có nhiều phương pháp chọn lọc cá thể như: Chọn bằng bánh xe Roulettle
( Roulettle wheel selection ), lựa chọn bằng phương pháp bằng phuơng pháp xếp hạng
( Rank selection )….

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 43 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

4.6.1.a. Phương pháp chọn lọc bánh xe Roulettle


Xử lý chọn lọc cá thể cha mẹ được chọn ra theo mô hình tái sinh trên vòng
tròn Roulttle ( Roulttle wheel ). Vòng quay của có kích cỡ khác nhau ứng với
những giá trị hợp lý của từng cá thể. Kĩ thuật này gọi là lựa chọn cha mẹ trên
vòng quay ( Roulttle wheel parent selection ). Mỗi khi cần tái sinh một cá thể
con mới thì chỉ cần quay vòng trên vòng tròn Roulttle để chọn ra được những cá
thể cha mẹ “sang giá” ra làm ứng cử viên cho việc tái sinh mới.
Để thực hiện kĩ thuật này ta theo các bước sau:
v [Sum] Tính tổng tất cả các giá trị thích nghi của cá thể trong quẩn thể gọi
là tổng thích ngi ( total fitness ).
v [Select] Lấy ngẫu nhiên một số r có giá trị trong khoản từ 0 đến tổng
thích nghi.
v [Loop] Chon được một thành viên đầu tiên trong quần thể có độ thích
nghi bằng tổng tích lũy của nó với độ thích nghi của các cá thể trước nó
lớn hơn hoặc bẳng r.
Nhược điểm của phương pháp này là khi giữa các cá thể có độ thích nghi
lớn thì xác suất được chọn của các cá thể có độ thích nghi nhỏ hơn khác là rất ít.
Chẳng hạn nếu trong quần thể có một cá thể có độ thích nghi lớn hơn 90% các cá
thể khác thì xác suất lựa chọn của các cá thể khác nó là rất thấp.
4.6.1.b. Phương pháp chọn lọc xếp hạng( Rank selection )
Trong cách lựa chọn này ta xếp hạng các cá thể trong quần thể theo thứ tự
về độ ưu tiên tăng dần, và số thứ tự của nó trong bảng xếp hạng được gán cho là
chỉ số thích nghi của cá thể đó. Ví dụ: cá thể xấu nhất sẽ đứng đầu danh sách và
được gán chỉ số thích nghi là 1, cá thể xấu kế tiếp đứng thứ hai kế đó và được
gán chỉ số thích nghi là 2, và cá thể tốt nhất sẽ có số thứ tự là n và có chỉ số thích
nghi là n ( n chính là kích thước quần thể ).
4.6.1.c. Phưong pháp chọn lọc bằng trạng thái ổn định ( Steady state
selection )
Phương pháp lựa chọn bằng trạng thái ổn định không phải là một phương
pháp cụ thể để lựa chọn cá thể cha mẹ. Ý tưởng của phương pháp này là hầu hết
các cá thể được chọn để tham gia vào thế hệ kế tiếp.
4.6.1.d. Phương pháp đấu tranh
Phương pháp này khá đơn giản ở chỗ là ta lựa chọn ra một tập nhỏ các cá
thể trong quần thể và cá thể nào có chỉ số thích nghi tốt nhất sẽ được chọn làm cá
thể cha mẹ.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 44 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

4.6.1.e. Phương pháp Top-Mate


Trong phương pháp này một cá thể cha mẹ được lựa chọn theo trật tự độ
thích nghi, còn các cá thể còn lại được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
4.6.2. Toán tử lai ghép
Lai ghép nhằm nâng cao kết quả cá thể, do đó, toán tử lai ghép sẽ tạo điều kiện
cho tiến trình hội tụ nhanh hay chậm. Còn tùy thuộc vào cách tổ chức và phân bố các
nhiễm sắc thể mà chúng ta có xác suất lai ghép nhanh hay chậm. Sau đây là vài
phương pháp lai ghép thông dụng trong kỹ thuật di truyền:
4.6.2.a. Lai tại một điểm
Như đã đề cập ở trên ( phần 4.5.1b ), chúng ta cắt ngẫu nhiên một vị trí
trong NST, tiến hành trao đổi chéo các cá thể cha mẹ tại điểm cắt này.
Tuy nhiên công việc này vẫn còn một số hạn chế trong việc tìm kiếm lược
đồ. Ví dụ: giả sử ta có hai lược đồ trên trung bình sau [4]:
S1 = (01******01) và S2 = (****11****)
Trong tập lời giải có hai chuỗi ứng với hai lược đồ trên là:
v1 = (0110011001) và v2 = (1110110100)
Rõ ràng, với hai chuỗi trên, phép lai không thể tạo ra một chuỗi nào ứng với
lược đồ sau đây: S3 = (01**11**01), hơn nữa lược đồ thứ nhất sẽ bị loại bỏ.
Sự hạn chế thứ hai đối với phép lai cổ điển (áp dụng một điểm trao đổi
chéo) là: sự không đối xứng giữa phép lai và phép đột biến. Phép đột biến phụ
thuộc vào độ dài của chuỗi, còn phép trao đổi chéo thì không. Thật vậy, giả sử
xác suất đột biến là pm = 0.01, nếu độ dài của chuỗi là 100 thì trong mỗi chuỗi có
khoảng một bít bị đột biến, còn nếu độ dài chuỗi là 1000 thì trong mỗi chuỗi có
khoảng 10 bít bị đột biến. Trong khi đó, trong cả hai trường hợp trên, phép lai cổ
điển vẫn kết hợp hai chuỗi chỉ tại một điểm.
Do đó nhằm loại bỏ các lỗi có thể trong các phương pháp lấy lược đồ, nâng
cấp tìm kiếm lời giải tối ưu trong quá trình tiến hóa, khắc phục sự hội tụ sớm của
GA cổ điển. Trong vài năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu theo nhiều
hướng khác nhau để tìm cách đưa ra cách xử lý lược đồ tốt hơn. Sau đây ta sẽ
xem xét một số trong các tiếp cận phép trao đổi chéo ( phép lai tạo )
4.6.2.b. Phép lai tại hai điểm
Chọn ngẫu nhiên hai điểm trong một NST, sau đó trao đổi chéo các đoạn gen
nằm giữa hai điểm đó của hai NST cha, mẹ để nhận được hai NST con.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 45 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

Ví dụ: với hai chuỗi v1, v2 và hai điểm được chọn để trao đổi chéo là 3 và 7,
ta được các NST con như sau:
v1 = ( 0 1 1| 0 0 1| 1 0 0 1 )
v2 = ( 1 1 1| 0 1 1| 0 1 0 0 )
v1’=( 0 1 1| 0 1 1| 1 0 0 1 )
v2’=( 1 1 1| 0 0 1| 0 1 0 0 )

Với cách trao đổi chéo này, cho ta chuỗi v1’ phù hợp với lược đồ S3 và lược
đồ S1 không bị loại bỏ.
4.6.2.c. Phép lai tại nhiều điểm
Một ý tưởng khác là, nếu phép lai hai điểm không thể kết hợp để tạo ra một
cá thể phù hợp với một lược đồ nào đó, thì ta có thể áp dụng phép lai nhiều điểm
được không? Người ta đã đưa ra thử nghiệm này. Tuy nhiên, phép lai nhiều điểm
rắc rối hơn, vì phải nối luân phiên giữa các đoạn tương ứng của cha, mẹ sau khi
đã cắt thành nhiều đoạn và số điểm cắt phải là số chẵn.
4.6.2.d. Phép lai tự điều chỉnh phân bố các điểm bắt chéo
Hai nhà khoa học Schaffer và Morishima đã đưa ra một thí nghiệm về phép
lai có khả năng tự điều chỉnh phân bố của các điểm bắt chéo dựa vào “sự tồn tại
của cá thể thích nghi cao nhất và sự tái kết hợp”. Ý tưởng này được thực hiện
bằng cách mã hóa bản đồ bắt chéo và gán vào biểu diễn chuỗi. Những bản đồ
này đánh dấu các điểm bắt chéo khi thực hiện các phép lai. Trong quá trình tiến
hóa, nếu cách lai tạo nào tạo ra cá thể con chất lượng xấu, cách lai tạo đó sẽ bị
loại bỏ và ngược lại. Các thí nghiệm lai tạo trên đã cho kết quả khả quan hơn so
với phương pháp trao lai tạo cổ điển.
4.6.2.e. Phép lai Segmented Crossover
Đây có thể xem là cải tiến của phép lai nhiều điểm. Trong cải tiến này, số
điểm bắt chéo không phải là một số cố định, mà là một tỉ lệ ngắt đoạn. Tỉ lệ này
xác định một đoạn gen trong chuỗi kết thúc tại một điểm bất kỳ nào đó.
Ví dụ: cho tỷ lệ ngắt đoạn s = 0,2; khi đó kể từ đầu một đoạn, khả năng kết
thúc đoạn này của mỗi bít là 0,2. Hay ta có thể hiểu rằng, số các điểm bắt
chéo của chuỗi là m/5 (m là độ dài chuỗi). Một sự khác biệt so với phép lai
nhiều điểm là số điểm bắt chéo không phải là cố định.
4.6.2.f. Phép lai đồng nhất
Phép lai này có thể được xem là sự mở rộng của phép lai một điểm, hai
điểm và nhiều điểm. Nội dung của phép lai này như sau: gọi p là xác suất mỗi
bít trên cá thể con thứ nhất lấy từ cá thể cha hoặc mẹ, bít tương ứng trên cá thể
con thứ hai sẽ lấy trên cá thể cha hoặc mẹ còn lại (ví dụ: nếu bít một của cá thể
GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 46 SVTH : Trần Văn Sang
Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

con thứ nhất lấy bít một của cá thể cha, thì bít một của con thứ hai sẽ lấy bít
một của mẹ). Sau đây là một ví dụ minh họa:
Cho hai cá thể cha, mẹ lần lượt là:
v1 = (0 1 0 0 0 1 1 0 0 1)
v2 = (1 1 0 1 1 0 0 0 1 0)
Ta có thể có cặp cá thể con như sau:
v1 = (01 11 02 01 12 11 02 01 01 02)
v2 = (12 12 01 11 01 12 01 02 12 11)
Các chỉ số 1 và 2 đều chỉ bít đó là của v1 hoặc v2
Về đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp này, trong một công trình
nghiên cứu, Spears và De Jong đã kết luận là: “vì phép lai đồng nhất trao đổi
theo bit cho nên nó có ưu điểm là ít có nguy cơ phá vỡ các khối cơ bản, nhưng
trong một số bài toán khác, nó lại kém hiệu quả hơn phép lai hai điểm”.
4.6.2.g. Phép lai nhiều cha mẹ
Hai nhà khoa học Muhlenbein và Voigt đã đưa ra một toán tử tái kết hợp
mới được gọi là “tái kết hợp quỹ gen”, trong đó các gen của một cá thể con được
chọn một cách ngẫu nhiên từ quỹ gen của các cá thể cha, mẹ được chọn. Phép lai
này cho phép một cá thể con có thể có nhiều cha, mẹ.
Tóm lại, trong vài năm gần đây, nhiều cải tiến của phép trao đổi chéo đã xuất
hiện. Nó đã được khẳng định hơn hẳn phép trao đổi chéo cổ điển, nhưng chưa có phép
nào vượt trội hơn các phép đã công bố. Qua thử nghiệm, Eshelman đã đưa ra một kết
luận tổng quát là: mỗi loại trao đổi chéo chỉ thích hợp với một loại bài toán cụ thể nào
đó, điều này càng khẳng định thêm ý tưởng về các thuật toán di truyền có các toán tử
phụ thuộc bài toán.
4.6.3. Toán tử đột biến
Cũng giống như lai ghép, toán tử đột biến làm tăng nhanh quá trình hội tụ,
nhưng tăng một cách đột ngột, cũng có khi sẽ không gây tác dụng gì một khi không
thành công. Không ai có thể đánh giá được phương pháp đột biến nào tốt hơn, do đó
có một vài phương pháp đơn giản, cũng có vài trường hợp khá phức tạp. Người ta
thường chọn một trong những phương pháp sau :
4.6.3.a. Đảo bit
Chọn ra bit với xác suất cho trước, đảo giá trị của bit đó từ 0 thành 1 và
ngược lại

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 47 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

Ví dụ :

1 1 0 1 1 0 0 0 1 0

1 1 1 0 1 0 0 0 1 0

4.6.3.b. Thay đổi trật tự


Hai bit được chọn sẽ thay đổi vị trí cho nhau
Ví dụ:

1 0 0 1 0 1 0 0 0 1

1 0 1 1 0 0 0 0 0 1

Các thao tác xử lý này được áp dụng lặp lại cho đến khi các NST con cháu
của chúng tăng trưởng tới kích cỡ mong muốn của quần thể.
4.6.3.c. Đột biến đảo ngược
Chọn hai vị trí ngẫu nhiên trong một nhiễm sắc thể và sau đó, nghịch đảo
chuỗi giữa hai vị trí này.
Ví dụ:
Nhiễm sắc thể: 938571642
Sau khi đột biến: 931758642

4.6.3.d. Đột biến chèn


Chọn ngẫu nhiên một gen và sau đó chèn nó vào vị trí ngẫu nhiên.
Ví dụ:
Nhiễm sắc thể: 938571642
Sau đột biến: 935781642

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 48 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

4.6.3.e. Đột biến thay thế


Chọn ngẫu nhiên một chuỗi con và chèn nó vào một vị trí ngẫu nhiên. Đột
biến chèn có thể được xem như trường hợp đặc biệt của đột biến thay thế, trong
đó, chuỗi con chỉ chứa một gen.
Ví dụ:
Nhiễm sắc thể: 938571642
Sau đột biến: 936857142

4.7. Ưu nhược điểm và ứng dụng của thuật toán di truyền


4.7.1. Ưu điểm
Ưu điểm của thuật toán di truyền là ở tính song song của nó. GA trong không
gian tìm kiếm với nhiều cá thể hơn ( và với kiểu di truyền hơn là kiểu hình ), vì vậy
thuật toán này ít khi bị rơi vào các lời giải tối ưu cục bộ như những phương pháp khác.
Thuật toán di truyền cũng dễ thực hiện , chúng ta chỉ phải biểu diễn NST mới để giải
quyết các bài toán khác nhau và nếy bài toán nào đó có phương pháp mã hóa NST thì
chúng ta chỉ cần viết lại hàm số tính độ thích nghi cho bài toán đó mà thôi.
4.7.2. Nhược điểm
Khuyết điểm của thuật giải di truyền là ở thời gian tính toán của nó, có thể là
chậm hơn so với các phương pháp khác, nhưng ngày nay với tốc độ phát triển máy
tính như vũ bão thì đó không còn là vấn đề lớn nữa.
4.7.3. Ứng dụng
Thuật giải di truyền được ứng dụng cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau
v Trong lĩnh vực thiết kế
· Tối ưu hóa việc thiết kế các bộ phận cho máy bay, tuabin nhà máy nhiệt
điện
v Trong lĩnh vực tin học
· Tìm điề kiện tối ưu cho việc thiết kế mạng Neutral nhân tạo.
· Thực hiện chương trình tin học đặc biệt IA ( Intelligent Agent ) giúp
hướng dẫn, cố vấn người sử dụng trong các lĩnh vực giáo dục, quản trị,
thiết và truyền thông.
v Trong lĩnh vực hóa học
· Mô phỏng quá trình chiết dung môi.
· Tìm điều kiện cân bằng tối ưu cho hóa chất.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 49 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 4 : Thuật toán di truyền GA

v Trong lĩnh vực giao thông


· Hoạch định lộ trình xe chở hang từ các kho đến các công trường sao cho
nhanh và ngắn nhất.
· Hoạch định chương trình trình bảo trì các xa lộ.
· Điều hành mạng lưới neon báo hiệu tại các trục giao thông chính.
v Trong ngành khai thác hầm mỏ, dầu khí
· Vận hành dầu khí
· Tìm địa điểm để khoan dầu tại đại dương.
· Thiết kế máy biến thế cho các nhà máy điện
v Trong xây dựng
· Quản lý các công trình xây dựng.
v Một số ứng dụng khác
· Sáng tác âm nhạc
· Sắp xếp thời khóa biểu

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 50 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 5 : Áp dụng GA vào bài toán tái cấu hình topo logic

CHƯƠNG 5
ÁP DỤNG GA VÀO BÀI TOÁN TÁI CẤU HÌNH TOPO LOGIC

5.1. Mã hóa
Dạng topo của một mạng N node có thể được diễn tả bằng ma trận kết nối N x
N, trong đó mỗi phần tử xi,j diễn tả số đường kết nối từ node i đến node j [xem 5]

æx11 x12 x13 L x1n ö


çx x22 x23 L x2 n ÷
ç21 ÷
X =çx31 x32 x33 L x3n ÷
ç ÷
çM M M L M÷
çx xn 2 xn 3 L xnn ÷
èn1 ø
Trên thực tế không có dường kết nối từ nó đến chính nó nên ma trận kết nối lúc
này là

æ0 x12 x13 L x1n ö


ç ÷
çx21 0 x23 L x2n ÷
X =çx31 x32 0 L x3n ÷
ç ÷
çM M M L M÷
çxn1 xn2 xn3 L 0÷
è ø
Ta cũng có thể topo của mạng N node dưới dạng một vector hàng N(N-1) phẩn
tử như sau:
X= [x12 x13…. x1n x23 x24…. x2n….x(n-1)n x21 x31 x32 …. xn1 xn2 xn3 …. x(n-1)n ]

Ví dụ một topo logic của một mạng 5 node ( hình dưới ) được diễn tả dưới dạng
ma trận kết nối và chuỗi nhị phân tương ứng như sau :

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 51 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 5 : Áp dụng GA vào bài toán tái cấu hình topo logic

Hình 5.1 : Topo logic của mạng 5 node

- Ma trận kết nối


0 0 1 1 0
0 0 1 1 0
L = 1 0 0 0 1
0 1 0 0 1
1 1 0 0 0
- Chuỗi nhị phân

1,2 1,3 1,4 1,5 2,3 2,4 2,5 3,4 3,5 4,5 2,1 3,1 3,2 4,1 4,2 4,3 5,1 5,2 5,3 5,4
0 1 1 0 1 1 0 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 0

Mối quan hệ khái niệm của mạng và khái niệm của thuật toán di truyền được tóm tắt
trong bảng

Khái niệm của GA Khái niệm của mạng


- Một cá thể ( individual ) - Một topo cụ thể
- Quần thể ( population ) - Tập hợp nhiều topo
- Nhiễm sắc thể ( Chromosome ) - Chuỗi nhị phân diễn tả các kết nối tạo
nên topo
- Gen trong nhiễm sắc thể - Bit trong chuỗi nhị phân thể hiện
đường nối trong mạng
- Vị trí của gen trong nhiễm sắc thể - Vị trí đường nối trong mạng
- Nội dung của gen - Số lượng đường nối

Bảng 5.1 : So sánh các khái niệm của mạng và khái niệm của GA

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 52 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 5 : Áp dụng GA vào bài toán tái cấu hình topo logic

5.2. Hàm thích nghi (fitness function)


Dùng để đánh giá một cá thể có tốt hay không. Một cá thể càng tốt nghĩa là độ
thích nghi của nó càng cao và tiến đến trở thành lời giải đúng của bài toán. Việc thiết
kế một hàm thích nghi tốt là rất quan trọng trong thuật toán di truyền. Một hàm đánh
giá không chính xác có thể làm mất đi các cá thể tốt trong quần thể.
Trong luận văn này, xây dụng hàm thích nghi theo công thức

Havg max -Havg


F =A. +1
Havg max -Havg min
Với
A: là một số dương, quyết định biên độ của F
Havg là giá trị hop trung bình của mạng
Khi Havg = Havgmax = N-1 thì F=Fmin=1
Khi Havg = Havgmin = 1 thì F=Fmax=A+1

Như đã phân tích ở chương 3, bài toán tái cấu hình là bài toán tối uu có ràng
buộc nên trong quá trình chọn lọc dựa vào hàm thích nghi có thể có những cá thể
không thỏa điều kiên ràng buộc. Có nhiều cách để xử lý tình huống này. Cách thông
dụng nhât là dùng kĩ thuật phạt ( penalty technique ). Đây là phương pháp nhằm
chuyển bài toán tối ưu có ràng buộc sang bài toán tối ưu không ràng buộc bằng cách
thêm hệ số phạt vào hàm thích nghi đối với những trường hợp vi phạm điều kiện ràng
buộc.

Một số hàm phạt thường được dùng như sau:


5.2.1. Hàm phạt
5.2.1.a. Hàm phạt tĩnh
- Dùng hệ số cộng
m
f p (x) =f (x) +åCai i
i=1

Trong đó :
f(x) là hàm thích nghi ban đầu của cá thể x ,
ai =1 nếu ràng buộc thứ i vi phạm

ai =0 nếu ràng buộc thứ i thỏa

Ci hệ số phạt tương ứng khi ràng buộc thứ i vi phạm

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 53 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 5 : Áp dụng GA vào bài toán tái cấu hình topo logic

- Dùng hệ số nhân

f p (x) =f (x)P(x)

Trong đó P( x ) thỏa điều kiện

P( x ) =1, nếu x thỏa các điều kiện ràng buộc.

0< P( x ) <1, nếu x không thỏa các điêu kiện ràng buộc.

5.2.1.b. Hàm phạt động


m
fp (x,t) =f (x) +åSi (t)dik
i=1

Trong đó
dik = ai g i ( x ) với i = 1, q

dik = hi ( x) với i =q +1, m

gi ( x ) , hi ( x ) là các phương trình ràng buộc

gi ( x ) £0 với i =1,..,q

hi ( x ) =0 với i =q+1,..m
µ
si (t ) =(
Ci t )

t : thế hệ vào thời điểm tính toán


µ : hằng số, có giá trị bằng 1 hoặc 2

Trong luận văn này, dùng phương pháp hàm phạt tĩnh với hệ số nhân.

5.3. Các giải pháp thực hiện trong thuật toán GA


Ø Phép sao chép : sau mỗi thế hệ chọn cá thể tốt nhất truyền sang thế hệ sau để
đảm bảo giữ được cá thể ( topo ) tốt nhất qua từng thế hệ
Ø Phép chọn lọc: chọn lọc theo bánh xe Roulette
Ø Phép lai tạo : lai tạo đơn điểm hoặc hai điểm
Ø Phép đột biến : Đột biến đảo bit

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 54 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 5 : Áp dụng GA vào bài toán tái cấu hình topo logic

5.4. Tiêu chuẩn kết thúc điều kiện dừng


Để kết thúc vòng lặp GA, thường có thể chỉ định trước số thế hệ cần tạo ra sau
đó kiểm tra lại độ thích nghi những phần tử tốt nhất bằng cách so sánh với bài toán ban
đầu.

Có các điều kiện cho GA theo những tiêu chuẩn sau :


o Theo số thế hệ định trước
o Thời gian chạy định trước
o Sau một khoảng thế hệ mà qua đó hàm thích nghi không được cải thiện
o Sau một khoảng thời gian mà qua đó hàm thích nghi không được cải
thiện
o Một giá trị thích nghi định trước
Trong luận văn này, chọn điều kiện dừng là chạy theo số thế hệ định trước.
5.5. Các bước áp dụng thuật toán GA vào bài toán tái cấu hình topo logic
5.5.1. Khởi tạo quần thể
Tạo quần thể ban đầu bằng cách tạo ngẫu nhiên. Bài toán tái cấu hình đặt ra là
áp dụng cho mạng n node, nên tạo quần thể ngẫu nhiên n node với kích thước quần thể
xác định trước. Tuy nhiên để rút ngắn không gian tìm kiếm,dùng topo logic hiện hành
gán vào quần thể ban đầu.
5.5.2. Kiểm tra điều kiện dừng
Sau khi khởi tạo quần thể, tính giá trị hop trung bình và kiểm tra điều kiện ràng
buộc.
Giá trị hop trung bình được tính theo công thức:

å åt .h sd sd
Havg = s d

å åt s d
sd

5.5.3. Chọn lọc


Mỗi cá thể được chọn lọc dựa vào giá trị thích nghi của nó. Nếu giá trị thích
nghi càng cao thì xác suất chọn lọc càng lớn.
Giá trị thích nghi của mỗi cá thể được tính theo công thức
Havgmax -Havg
F =A. +
1
Havgmax -Havgmin

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 55 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 5 : Áp dụng GA vào bài toán tái cấu hình topo logic

Chọn lọc theo bánh xe Routtle với các rãnh được định kích thước theo độ thích
nghi.
Quá trình xây dựng bánh xe Routtle
o Tính độ thích nghi eval(Ni) của mỗi nhiễm sắc thể Ni ( i=1...pop_size)
o Tìm tổng giá trị thích nghi toàn quần thể
popsize
Tong = å eval(Ni)
i =1

o Tính xác suất chọn pi cho mỗi nhiễm sắc thể Ni:

pi =eval(Ni)/Tong

o Tính vị trí xác suất qi cho mỗi nhiễm sắc thể Ni:
i
qi =å p j
j =1

Tiến trình chọn lọc bằng cách quay bánh xe Routtle popsize lần, mỗi lần chọn
một nhiễm sắc thể theo cách sau:
o Phát sinh ngẫu nhiên một số r trong khoảng [0..1]
o Nếu r<q1 thì chọn nhiễm sắc thể đầu tiên ( N1); ngược lại thì chọn
nhiễm sắc thể thứ i ( Ni ) sao cho qi-1<r<qi.
5.5.4. Lai tạo
Lai tạo đơn điểm: với xác suất lai tạo là pc
o Tạo ngẫu nhiên số r trong khoảng [0..1]
o Nếu r<pc, chọn nhiễm sắc thể đó lai tạo
o Nếu số nhiễm sắc thể được chọn là lẻ cộng thêm một nhiễm sắc thể nữa
rồi tiến hành lai tạo
o Chọn cặp nhiễm sắc thể làm cha mẹ, cắt ngẫu nhiên vị trí lai tạo
o Tiến hành lai tạo
Lai tạo hai điểm: giống như quá trình lai tạo đơn điểm nhưng phải cắt ngẫu
nhiên hai vị trí lai tạo

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 56 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 5 : Áp dụng GA vào bài toán tái cấu hình topo logic

5.5.5. Đột biến


Đột biến đảo bit : với xác suất đột biến pm.
Với mỗi bít trên một NST của tập lời giải:
o Sinh một số ngẫu nhiên r Î[0, 1].
o Nếu r < pm ta đảo bít đó (đổi 1 thành 0 và ngược lại).

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 57 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 6 : Kết quả mô phỏng

Chương 6
KẾT QUẢ MÔ PHỎNG

Kết quả bài toán được viết bằng phần mềm Matlab 6.5 để xây dựng thuật toán
di truyền cho bài toán tái cấu hình topo logic.
6.1. Kết quả mô phỏng mạng 5 node

6.1.1 Bài toán thiết kế topo logic LTD ( logical topology design )
- Mạng vật lý: mạng ring 5 node
- Traffic
0 24 18 4 2
30 0 32 6 8
T1 = 2 10 0 16 22
5 14 7 0 28
23 3 9 20 0

Kết quả

- Ma trận kết nối


0 1 1 0 0
1 0 1 0 0
L1 = 0 0 0 1 1
0 1 0 0 1
1 0 0 1 0

- Topo logic

Hình 6.1 : Topo logic được xây dựng từ T1


bằng phương pháp LTD

- Giá trị hop trung bình: H1= 1.1979

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 58 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 6 : Kết quả mô phỏng

6.1.2. Bài toán reconfiguration

- Dữ liệu đầu vào:

o Topo logic vừa mới thiết kế


o Thay đổi traffic với traffic mới là
0 2 18 50 24
3 0 32 51 30
T2 = 2 10 0 16 22
1 1 7 0 28
23 3 9 20 0
o Số lightpath thay đổi: NoChange
- Điều kiện ràng buộc:
o Số port tại mỗi node : TRmax = 2
o Số hop logic tối đa : Hopmax=3
o Số lightpath thay đổi so với topo logic cũ: NoC<=NoChange
- Dữ liệu đầu ra:
Topo logic sau khi reconfiguration

Chạy mô phỏng

Với sự thay đổi traffic, giá trị hop trung bình ứng với topo logic hiện hành lúc
này là : H1’ = 1.53125. Giá trị này là khá lớn.
Trong khi bài toán đưa ra nhằm mục đích là tối thiểu số hop trung bình nhằm
giảm tải đi qua lightpath đồng thời giảm việc xử lý luồng traffic trên mỗi node định
tuyến. Nên nhất thiết phải tìm phương pháp để làm giảm bớt giá trị số hop trung bình.
Nếu dùng phương pháp thiết kế lại từ đầu ( new-design method ) sẽ cho ra kết
quả
- Ma trận kết nối
0 0 1 1 0
0 0 1 1 0
L2 =0 1 0 0 1
1 0 0 0 1
1 1 0 0 0

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 59 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 6 : Kết quả mô phỏng

- Topo logic

Hình 6.2 : Topo logic được xây dựng từ T2 bằng


phương pháp new-design method

- Giá trị hop trung bình : H2 = 1.323863

So sánh giá trị hop trung bình nhận thấy rằng phương pháp new-design method
có giá trị nhỏ hơn nhiều ( H2 = 1.323863 ) so với ( H1’ = 1.53125 ). Tuy nhiên nếu so
sánh số lightpath thay đổi ở hình 6.1 và hình 6.2 ta thấy có 5 lightpath bị xóa và 5
lightpath được cộng vào. Do đó tổng số lightpath thay đổi khi chuyển từ trạng thái
hiện hành ( hình 6.1 ) đến trạng thái mới ( hình 6.2 ) là rất lớn ( NoChange =10 ) phải
mất nhiều thời gian chuyển đổi và có thể làm thất thoát traffic.
Do đó bài toán đặt ra tìm topo mới sao cho số lightpath thay đổi ít hơn so với
phương pháp new-design method trong khi giá trị hop trung bình có thể chấp nhận
được.
Với cùng một kích thước quần thể là 200, số thế hệ là 200. Tiến hành thay đổi
số lightpath cho phép thay đổi
Ø Lần chạy thứ nhất: với số lightpath cho phép thay đổi tối đa là 4.
Kết quả
- NoChange=4:
- Ma trận kết nối
0 0 1 1 0
1 0 1 0 0
L2,4 =0 1 0 0 1
0 1 0 0 1
1 0 0 1 0

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 60 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 6 : Kết quả mô phỏng

- Topo logic

Hình 6.3 : Topo logic được xây dựng từ L2 bằng


phương pháp tái cấu hình ( reconfiguration )

- Giá trị hop trung bình : H2,4 = 1.4119


Số lightpath thay đổi so với topo logic ở hình 6.1 lúc này là 4, số hop trung binh
là 1.4119 khá gần so với giá trị tối ưu ở bài toán design-method ( 1.323863 ), trong khi
cải thiện số được 6 lightpath thay đổi. Điều này làm nổi bật lên ưu điểm của bài toán
tái cấu hình.

Traffic T1 T2

New-Design Reconfiguration
Phương pháp LTD
Method Method

Topo logic L1 L1 L2 L2,4

Giá trị hop


H1= 1.1979 H1’ = 1.53125 H2 = 1.323863 H2,4 = 1.4119
trung bình

Số lightpath thay
10 4
đổi so với L1

Bảng 6.1 : So sánh các phương pháp kiểm soát sự thay đổi traffic
trong mạng 5 node

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 61 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 6 : Kết quả mô phỏng

Ø Lần chạy thứ 2: số lightpath cho phép thay đổi tối đa là 8


Kết quả
- NoChange=8
- Ma trận kết nối

0 0 1 1 0
0 0 1 1 0
L2,8 =1 0 0 0 1
0 1 0 0 1
1 1 0 0 0

- Topo logic

- Giá trị hop trung bình : H2,8 = 1.34659

Ø Lần chạy thứ 3: số lightpath thay đổi tối đa là 10


Cho ra kết quả
- NoChange=10
- Ma trận kết nối
0 0 1 1 0
0 0 1 1 0
L2,10 =0 1 0 0 1
1 0 0 0 1
1 1 0 0 0

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 62 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 6 : Kết quả mô phỏng

- Topo logic

- Giá trị hop trung bình H2,10=1.323863 ( bằng với phương pháp design-
method )
Sau ba lần chạy thí nghiệm mô phỏng, nhận ra rằng cứ sau mỗi lần tăng giá trị
lightpath thay đổi thì giá trị hop trung bình càng đạt đến gần giá trị tối ưu ( hình 6.4 )
6.2. Kết quả mô phỏng mạng 7 node
- Traffic yêu cầu

0 30 50 5 6 18 3
35 0 16 2 28 5 6
17 5 0 19 18 7 32
T1 =16 4 24 0 22 8 1
4 19 6 5 0 25 31
20 8 7 30 7 0 9
4 22 9 17 3 13 0

Điều kiện ràng buộc


o Số thiết bị thu phát tại mỗi node : 4
o Số hop logic tối đa : 4
Kết quả
- Ma trận kết nối
0 1 1 0 1 1 0
1 0 1 0 1 0 1
1 0 0 1 1 0 1
L1 =1 0 1 0 1 1 0
0 1 0 1 0 1 1
1 1 0 1 0 0 1
0 1 1 1 0 1 0

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 63 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 6 : Kết quả mô phỏng

- Topo logic

- Giá trị hop trung bình : H1=1.10227

Khi thay đổi traffic với


- Traffic mới
0 3 5 50 6 18 30
5 0 16 6 28 35 42
17 5 0 19 18 7 32
T2 =16 4 24 0 22 8 1
4 19 6 5 0 25 31
20 8 7 30 7 0 9
4 22 9 17 3 13 0

Chạy luồng traffic mới trên topo logic L1 được giá trị hop trung bình
H1’ = 1.2576
Dùng phương pháp Design-method
- Ma trận kết nối
0 0 0 1 1 1 1
0 0 1 0 1 1 1
1 0 0 1 1 0 1
L2 =1 1 1 0 1 0 0
1 1 0 0 0 1 1
1 1 1 1 0 0 0
0 1 1 1 0 1 0

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 64 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 6 : Kết quả mô phỏng

- Topo logic

- Giá trị hop trung bình H2= 1.1128 ( lúc này số lightpath thay đổi là 12 )
Dùng phương pháp reconfiguration
- Nochange = 4
- Ma trận kết nối
0 1 0 1 1 1 0
1 0 1 0 1 0 1
1 0 0 1 1 0 1
L2,4 =1 0 1 0 1 1 0
0 1 1 0 0 1 1
1 1 0 1 0 0 1
0 1 1 1 0 1 0
- Topo logic

- Giá trị hop trung bình H2,4 = 1.1875

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 65 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 6 : Kết quả mô phỏng

Traffic T1 T2
New-Design Reconfiguration
Phương Pháp LTD
Method Method

Topo logic L1 L1 L2 L2

Giá trị hop H1’ = 1.2576


H1=1.10227 H2= 1.1128 H2,4 = 1.1875
trung bình
Số lightpath
12 4
thay đổi

Bảng 6.2 : So sánh các phương pháp kiểm soát sự thay đổi traffic
trong mạng 7 node

6.3. Ảnh hưởng của số lightpath thay đổi đến giá trị hàm mục tiêu

(a) Mạng 5 node

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 66 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 6 : Kết quả mô phỏng

(b) Mạng 7 node

Hình 6.4 : Tái cấu hình với số lightpath thay đổi khác nhau

6.4. Quá trình tiến hóa của thuật toán GA


Với kích thước quần thể là 200, số thế hệ là 500 và số lightpath thay đồi là 10. Chạy
GA với mạng 5 node

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 67 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 6 : Kết quả mô phỏng

Sau 2 lần chạy nhận thấy rằng đường đi để đạt đến kết quả của thuật toán GA là
khác nhau vì GA là thuật toán tìm kiếm ngẫu nhiên.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 68 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 6 : Kết quả mô phỏng

KẾT LUẬN – HẠN CHẾ -


HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Kết luận
Công nghệ WDM đem lại nhiều cơ hội cho các nhà khai thác mạng, giảm chi
phí và tăng dung lượng đáp ứng nhu cầu phát triển trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, khi
sử dụng công nghệ mới cũng sẽ có nhiều thử thách cho việc ứng dụng hiệu quả các đặc
tính tiên tiến mà vẫn duy trì được tính liên tục trong phát triển mạng lưới. Do vậy, một
trong những vấn đề quan trọng được trình bày trong đề tài là thay đổi cấu hình topo
logic. Đề tài đã vận dụng thuyết tiến hóa trong sinh học của Darwin thay đổi cấu hình
topo logic cho mạng WDM thông qua thuật toán di truyền GA.
Áp dụng GA để giải bài toán tái cấu hình topo logic trong mạng quang WDM
đã đạt được kết quả tương đối trong một thời gian có thể chấp nhận được. Tùy theo
điều kiện cụ thể mà ta có thể cân nhắc giữa thời gian tìm kiếm và mức độ tối ưu của
bài toán. Thời gian tìm kiếm càng dài thì mức độ tối ưu càng cao.
Số lightpath thay đổi lớn thì không gian tìm kiếm càng rộng, kết quả càng gần
tối ưu hơn.
Hạn chế của đề tài
o Tập trung vào thuật toán để giải quyết bài toán tái cấu hình, không đi sâu
vào lý thuyết mạng WDM.
o Vẫn chưa giải quyết được bài toán với mạng động.
o Không có sự so sánh thuật toán GA với thuật toán khác nên chưa làm nổi
bật được ưu điểm của thuật toán GA.
o Vẫn chưa giải quyết được bài toán chuyển tiếp cấu hình từ topo logic cũ
sang topo logic mới
o Chỉ mới giải quyết bài toán với luồng traffic là STM-1
o Chưa giải quyết được vấn đề thời gian khi sử dụng bài toán tái cấu hình
o Không gian tìm kiếm không mềm dẻo nên khi số node mạng tăng lên
dẫn đến khó khăn.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 69 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 6 : Kết quả mô phỏng

Hướng phát triển của đề tài


o Có thể chạy chương trình cho một mạng cụ thể.
o Vận dụng thuạt toán giải quyết bài toán với mạng động.
o Giải quyết thêm bài toán cấp phát bước sóng.
o Giải bài toán bằng các thuật toán khác, so sánh và đưa ra kết luận về các
ưu điểm của thuật toán di truyền GA.

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 70 SVTH : Trần Văn Sang


Chương 6 : Kết quả mô phỏng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

v Tài liệu luận văn tốt nghiệp

[1] ThS. Ngô Thanh Ngọc, ThS. Võ Nguyễn Quốc Bảo “Thiết kế topo logic cho
mạng quang WDM dùng thuật toán di truyền”, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính
Viễn Thông, 2005.
[2] Đặng Trần Phương, “Dùng thuật toán di truyền giải bài toán tái cấu hình topo
logic mạng quang WDM”, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, 2005.
[3] Lê Huỳnh Bích Ngân, “Định tuyến bước sóng trong mạng WDM”, Học Viện
Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, 2003.

v Tài liệu khác

[4] TS. Nguyễn Đình Thúc ( chủ biên ), “Trí tuệ nhân tạo – Lập trình tiến hóa – Cấu
trúc dữ liệu + Thuật giải di truyền = Chương trình tiến hóa”, NXB Giáo Dục,
2001.
[5] “Lý Thuyết Đồ Thị”, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên.
[6] Passakon Prathombutr, “Virtual Topology Reconfiguration in Wavelength-Routed
Optical Networks”
[7] N. Sreenath, C. S. R. Murthy, B. H. Gurucharan, and Mohan, “A Two-stage
Approach for Virtual Topology Reconfiguation of WDM Optical Networks”
[8] Der-Rong Din, “A Generic Algorithm for Solving Virtual Topology
Configuaration Transition Problem in WDM Networks”
[9] D. Banerjee and B. Mukherjee, “Wavelength-Routed Optical Networks: Linear
Formualation, Resource Budgeting Tradeoffs, and A Reconfiguration Study”,
IEEE/ACM Transactions on Networking, vol.8, no.5, pp.684-696, October 1996.
[10] A. Narula-Tam and E. Modiano, “Dynamic Load Balancing in WDM-based
Packet Networks With and Without Wavelength Constrains”, IEEE Journal on
Selected Areas in Communications, vol.18, no.10, pp 1972-1979, October 2000.
[11] Rajiv Ramaswami and Kumar Sivarajan, “Optical Networks”, A Practical
Perspective, San Francisco : Morgan Kaufman, 1998.
[12] B. Ramamurthy and A. Ramakrishman, “Virtual Topology Reconfiguration of
Wavelength-Routed Optical Networks”

GVHD : ThS Ngô Thanh Ngọc 71 SVTH : Trần Văn Sang

También podría gustarte