Está en la página 1de 51

Phân tích nhiễu đồng kênh trên phần mềm

Fosk-Atoll
MUC LUC
1. Nhiễu đồng kênh ........................................................................................................................... 3
1.1. Khái niệm Nhiễu đồng kênh (Co-Channel Interference) .................................................. 3
1.2. Ảnh hưởng của nhiễu đồng kênh đến hệ thống thông tin di động GSM. ......................... 3
2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Atoll trong việc phân tích nhiễu đồng kênh .......................... 4
2.1. Thiết lập mạng trong chương trình Atoll ........................................................................... 4
2.1.1. Tạo Project mới ............................................................................................................. 4
2.1.2. Nhập dữ liệu bản đồ ...................................................................................................... 6
2.1.2.1. Nhập dữ liệu độ cao của địa hình ........................................................................ 6
2.1.2.2. Nhập dữ liệu bản đồ cluster ................................................................................. 7
2.1.3. Thiết lập các thông số Radio Network ...................................................................... 10
2.1.3.1. Thiết lập Frequency Band. ................................................................................. 11
2.1.3.2. Thiết lập Frequency Domain.............................................................................. 12
2.1.3.3. Thiết lập Frequency Group ................................................................................ 13
2.1.3.4. Thiết lập Cell Type .............................................................................................. 13
2.1.3.6. Thiết lập BSIC Groups ....................................................................................... 15
2.1.4. Import cơ sở dữ liệu mạng ......................................................................................... 17
2.1.4.1. Import site: .......................................................................................................... 17
2.1.4.2. Import transmitter:............................................................................................. 18
2.2. Mô phỏng nhiễu đồng kênh trên mạng ............................................................................. 23
2.2.1. Calculate Path Loss Matrices: ................................................................................... 23
2.2.3. Prediction ..................................................................................................................... 25
2.2.3.1. Coverage by C/I (DL) ......................................................................................... 25
2.2.3.2. Interfered C/I....................................................................................................... 29
2.2.4. Phân tích nhiễu đồng kênh trên mạng ...................................................................... 30
2.2.5. Phân bổ tần số tự động. .............................................................................................. 39
2.2.5.1. Thiết lập AFP Module. ....................................................................................... 39
2.2.5.2. Phân bổ tần số tự động ....................................................................................... 45
1. Nhiễu đồng kênh
1.1. Khái niệm Nhiễu đồng kênh (Co-Channel Interference)
Nhiễu đồng kênh xảy ra khi cả hai máy phát trên cùng một tần số hoặc
trên cùng một kênh. Máy thu điều chỉnh ở kênh này sẽ thu được cả hai tín hiệu với
cường độ phụ thuộc vào vị trí của máy thu so với hai máy phát.
Nhiễu đồng kênh thường gặp trong hệ thống thông tin di động cellular,
trong đó để tăng hiệu suất sử dụng phổ bằng cách sử dụng lại tần số. Như vậy có thể coi
nhiễu đồng kênh trong hệ thống cellular là nhiễu gây nên do các cell sử dụng cùng 1
kênh tần số.
Nhiễu đồng kênh liên quan tới việc sử dụng tần số. Có thể ví dụ trong mạng
GSM: Trong mạng GSM, mỗi trạm BTS được cấp phát một nhóm tần số vô tuyến. Các
trạm thu phát gốc BTS lân cận được cấp phát các nhóm kênh vô tuyến không trùng với
các kênh của BTS liền kề.
Đặc trưng cho loại nhiễu này là tỉ số sóng mang trên nhiễu (C/I). Tỉ số này được
định nghĩa là cường độ tín hiệu mong muốn trên cường độ tín hiệu nhiễu sau lọc cao
tần và nó thể hiện mối quan hệ giữa cường độ tín hiệu mong muốn so với nhiễu đồng
kênh từ các BTS khác.

C/I = 10log (P c/Pi)


Pc: là công suất tín hiệu thu mong muốn.
Pi: là công suất nhiễu thu được.
Trong hệ thống thông tin di động C/I được khuyến nghị <=12dB.

Một số giải pháp để hạn chế loại nhiễu đồng kênh trong các hệ thống
cellular như sau:
Không thể dùng bộ lọc để loại bỏ giao thoa này do các máy phát sử dụng cùng
một tần số. Chỉ có thể tối thiểu hóa nhiễu đồng kênh bằng cách thiết kế mạng
cellular phù hợp. Tức là thiết kế sao cho các cell trong mạng có sử dụng cùng nhóm tần
số không ảnh hưởng tới nhau khoảng cách các cell cùng tần số phải đủ lớn.

1.2. Ảnh hưởng của nhiễu đồng kênh đến hệ thống thông tin di động GSM.
- Suy giảm KPI CSSR (Call Setup Success Rate)
- Làm tăng đột biến KPI CDR (Call Drop Rate)
- Giảm chất lượng tín hiệu, giảm chất lượng cuộc gọi RxQuality, SQI
2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Atoll trong việc phân tích nhiễu đồng kênh
2.1. Thiết lập mạng trong chương trình Atoll
2.1.1. Tạo Project mới
Từ Menu file  New  From document template (Ctrl +N) hoặc click vào nút
trên Menu Bar.
Cửa sổ Project Templates xuất hiện và chọn GSM GPRS EDGE  OK

Thiết lập hệ thống tọa độ cho Project.


Chọn Document  Properties như hình bên dưới

Xuất hiện cửa sổ properties và chọn các thông số như sau:


Trong thẻ Coordinates
- Projection: WGS 84/UTS zone 48N (chọn vùng Việt Nam)
- Display: WGS 84 (hiển thị ở hệ quy chiếu WGS 84)
- Degree format: xx.xxxxxS (để chọn hệ tọa độ thập phận)
Thẻ Unit

Thẻ Project
2.1.2. Nhập dữ liệu bản đồ
2.1.2.1. Nhập dữ liệu độ cao của địa hình
Từ Menu File  Import

 Cửa sổ Open xuất hiện và duyệt tìm tới file chứa dữ liệu độ cao địa hình \Digital
Map\heights  “index.txt”
Cửa số Data Type xuất hiện  Altitudes OK

Dữ liệu độ cao địa hình 3D sau khi import

2.1.2.2. Nhập dữ liệu bản đồ cluster


Từ Menu File  Import  Cửa sổ Open xuất hiện và duyệt tìm tới file chứa
dữ liệu độ cao địa hình \Digital Map\clutter  “index.txt”
Cửa số Data Type xuất hiện  Cluster Classes OK

Dữ liệu bản đồ cluster classes sau khi import


Thiết lập hiển thị cho cluster classes. Chọn thẻ Geo  Cluster classes

Chọn “Properties” để thiết lập hiện thị cho cluster classes

Thiết lập các hiển thị trong thẻ Display


Bản đồ cluster classes sau khi hiển thị

2.1.3. Thiết lập các thông số Radio Network


Chọn thẻ Parameter để bắt đầu thiết lập
2.1.3.1. Thiết lập Frequency Band.
Khái quát về băng tần mạng Vietnamobile
Băng tần E-GSM 900, đây là được mở rộng từ băng tần chuẩn GSM900. E-GSM
dùng 880–915 MHz cho đường lên và 925–960 MHz cho đường xuống. Như vậy, đã
thêm được 50 kênh (đánh số 975 đến 1023 và 0) so với băng GSM-900 ban đầu.
Mạng Vietnamobile (VNM) sử dụng băng tần E-GSM 900 sử dụng dụng các
kênh từ 975-1023. Theo quy hoạch tần số của cục tần số sẽ không được sử dụng các
kênh trong các khu vực sân bay.
- Với các vùng đệm sân bay: 982 – 996
- Với các vùng lõi trong khu vực sân bay: 978 – 996
Theo quy hoạch mạng VNM sẽ re-farm (4MHz) các kênh trong băng tần E-
GSM để sử dụng cho việc phát triển mạng UMTS 900 và LTE 900
Site Zone BCCH TCH
Retune not airport 975-992 993-1023
Re-farm not airport 975-981 & 997-1001 997-1002
Re-farm airport 975-977 & 997-100 997-1002

Từ thẻ Parameter  Radio Network Settings  Frequencies  Bands


Click đúp Bands để mở cửa sổ Frequency Bands

Thiết lập các miền tần số như hình bên dưới với kênh đầu tiên (First Channel),
Kênh cuối cùng (Last Channel) và các kênh bị loại trừ (Excluded Channels) trong
băng
2.1.3.2. Thiết lập Frequency Domain
Từ thẻ Parameter  Radio Network Settings  Frequencies  Domains
Click đúp Domains để mở cửa sổ Frequency Domains

Cửa sổ Frequency Domains xuất hiện  Thiết lập Frequency Domain cho project
Với tên tương ứng với các băng tần tương ứng.
2.1.3.3. Thiết lập Frequency Group
Từ thẻ Parameter  Radio Network Settings  Frequencies  Groups

Của sổ Frequency Groups xuất hiện  tạo group cho project  trỏ Domain
tới Frequency Domain đã tạo trước đấy Và nhập tần số Min, Max, và các tần số bị loại
trừ như hình bên dưới.

2.1.3.4. Thiết lập Cell Type


Từ thẻ Parameter  Radio Network Settings  Cell Type
Tạo Cell Type mới cho project như bên dưới

Chọn Cell type mới tạo  Record Properties để tạo các kênh cho Cell
Thiết lập các kênh BCCH và TCH cho cell như bên dưới, trỏ Frequency domain
tới Frequency domain đã tạo trước đấy

2.1.3.5. Thiết lập BSIC


a. Khái quát về BSIC
BSIC (Base Station Identity Code_Mã nhận diện trạm gốc) là mã được sử dụng
trong GSM để xác định duy nhất một trạm gốc. BSIC bao gồm 6 bit trong đó ba bit đầu
tiên xác định mạng (Mã mạng, NCC). 3 bit khác được toán tử sử dụng để xác định duy
nhất các trạm cơ sở trong một khu vực nhất định. BSIC là các số được đánh số theo hệ
bát phân (Octal).
Tài nguyên số BSIC
BSIC
0 1 2 3 4 5 6 7
10 11 12 13 14 15 16 17
20 21 22 23 24 25 26 27
30 31 32 33 34 35 36 37
40 41 42 43 44 45 46 47
50 51 52 53 54 55 56 57
60 61 62 63 64 65 66 67
70 71 72 73 74 75 76 77

Về mặt tài nguyên số thì BSIC là một cụm dãy số gồm 64 số từ 0 đến 77, vì vậy
trên hệ thống mạng GSM BSIC sẽ được dùng lại ở các cell khác nhau với quy tắc sau.
Một cặp BCCH/BSIC trùng nhau trên hệ thống sẽ phải có khoảng cách nhất định
về mặt địa lý.
Về mặt phương diện quản lý từ BSC. Một cặp BCCH/BSIC trùng nhau. Thì trong
tập Neighbor cell của cell này sẽ không có neighbor cell list của BCCH/BISC của chính
nó (tức cũng là BCCH/BSIC của cell kia).
b. Thiết lập BSIC Domain
Từ thẻ Parameter  Radio Network Settings  BSIC  Domains
Cửa sổ BSIC Domains xuất hiện  tạo BSIC Domain cho project với tên BSIC_VNM

2.1.3.6. Thiết lập BSIC Groups


Từ thẻ Parameter  Radio Network Settings  BSIC  Groups
Cửa sổ BSIC Groups xuất hiện  tạo BSIC Groups cho project với tên “BSIC”
 trỏ Domain tới BSIC Domain đã tạo trước đấy “BSIC_VNM”.
Thiết lập Mô hình truyền sóng
Từ thẻ Parameter  Propagation Models  cửa số Propagation Models xuất
hiện và import mô hình truyền sóng của khu vực địa lý của project (khu vực cần mô
phỏng phân tích)
2.1.4. Import cơ sở dữ liệu mạng
2.1.4.1. Import site:
Dữ liệu site là dự liệu chứa các thông tin tên site và tọa độ long/lat của site.
- Trường dữ liệu Name: tương ứng với tên các site trên mạng và được mapping
với tên site trong cơ sở dữ liệu transmistter.
- Longitude: là kinh độ của vị trí site và có hệ tọa độ trùng với hệ tọa độ khi thiết
lập cho project. (Xem thêm)
- Lattitude: là vĩ độ của vị trí site và có hệ tọa độ trùng với hệ tọa độ khi thiết lập
cho project.

Từ Thẻ Network  Site. Chọn để tiến hành import site. Các định dạng file hỗ trợ
import là .txt, .csv

Dữ liệu site sau khi import


Dữ liệu site hiển thị trên map

2.1.4.2. Import transmitter:


Dữ liệu transmitter là bảng dữ liệu chứa thông tin chi tiết cho các cell. Môt dữ
liệu transmister cần thiết có các trường sau.
Mechanical Main
Height Azimuth Cell Frequency
site Transmitter Antenna Downtilt Propagation Channels BCCH BSIC
(m) (°) Type Band
(°) Model
Tuy nhiên để việc phân tích mô phỏng đạt được kết quả tốt nhất cần điền đầy
đủ thông tin các trường cho transmistter sau khi import

Từ Thẻ Network  Transmitter. Chọn để tiến hành import transmitter. Các


định dạng file hỗ trợ import là .txt, .csv

Các trường thông tin sau khi import


Dữ liệu transmitter trên bản đồ sau khi import
Thay đổi hiển thị của transmitter bằng cách click chuột phải và chọn vào transmitter
2.2. Mô phỏng nhiễu đồng kênh trên mạng
2.2.1. Calculate Path Loss Matrices:
Là việc tính toán ma trận suy giảm tín hiệu cho từng cell trong các khu vực
tương ứng với mô hình truyền song.

Quá trình chạy calculate path loss matrices cho các cell
2.2.2. Interference Matrices:
Tạo giả lập một ma trận nhiễu với các yếu tố nhiễu, suy hoa dựa trên các tham
số antenna và môi trường truyền sóng trong khu vực các site cần mô phỏng, phân tích.

Ta sẽ thiết lập các thông số như bên dưới


2.2.3. Prediction
Sau khi đã thiết lập xong các tham số cho các cell, môi trường truyền truyền sóng
và các yếu tố ảnh hưởng như suy hao và nhiễu. Ta có thể thực hiện các mô phỏng cho
các cell như vùng phủ (Coverage), Vùng chồng lấn (Overlapping), Nhiễu (Interference),
Phân tích, đánh giá chất lượng dịch vụ trong cell. Trong bài hướng dẫn này sẽ mô phỏng
việc nhiễu đường downlink trong khu vực của các cell trên mạng.
- Coverage by C/I (DL)
- Ỉnterfered Zone (DL)

2.2.3.1. Coverage by C/I (DL)


Từ thẻ Predictions  New Prediction…

Xuất hiện cửa sổ Prediction Types  Coverage by C/I Level (DL)  OK

Cửa số Coverage by C/I Level (DL) 0 Properties xuất hiện


Chọn Actions  Shading để để thay đổi phân bố dãi các giá trị C/I
Dãi màu sau khi đã thay đổi
Sau khi tạo xong new prediction “Coverage by C/I Level DL” sẽ xuất hiện
Coverage by C/I Level DL (0) trong mục Prediction  right click và chọn Calculate
để bắt đầu tính toán vùng mô phỏng

Mô phỏng C/I trên map sau khi được tính toán


2.2.3.2. Interfered C/I
Đây là việc mô phỏng giúp đánh giá mức nhiễu, các khu vực nhiễu còn tồn tại
trên mạng

Thực hiện các bước tương tự như khi mô phỏng Coverage by C/I Level DL
Sau khi chương trình tính toán các vùng nhiễu sẽ hiển thị trên map với các mức
nhiễu theo dãi màu thiết lập tương ứng
2.2.4. Phân tích nhiễu đồng kênh trên mạng
Trường hợp 1.
Nhiễu đồng kênh của nhiều sector có chung khu vực vùng phủ dẫn đến tỉ số C/I
rất tồi tại các khu vực này.

C/I trước khi điều chỉnh thay đổi tần số


Danh sách các sector cần thay đổi tần số
Cell Cell New
Old BCCH
Name Name BCCH
247061C 977 247061C 996
247066A 1001 247066A 990
247004A 998 247040A 979
247008A 977 247008A 981
247008B 975 247008B 991
247050A 1001 247050A 984
247041B 975 247041B 981
247041C 999 247041C 987
247069A 976 247069A 985
247065C 976 247065C 985
215048B 1001 215048B 982
247066A 1001 247066A 993
247007A 1000 247007A 996
247061B 998 247061B 987
C/I sau khi điều chỉnh thay đổi tần số
Trường hợp 2.
C/I trước khi điều chỉnh thay đổi tần số
Danh sách các sector cần thay đổi tần số
Cell Cell New
Name Old BCCH Name BCCH
215096A 976 215096A 982
215096C 1000 215096C 996
215084C 975 215084C 981
215092B 975 215092B 983
247073A 999 247073A 987
247022B 977 247022B 991
247030C 1001 247030C 993
247030B 999 247030B 995
247043A 1002 247043A 997
247046C 1000 247046C 983

C/I sau khi điều chỉnh thay đổi tần số


Trường hợp 3

C/I trước khi điều chỉnh thay đổi tần số


Danh sách các sector cần thay đổi tần số
Cell Cell New
Old BCCH
Name Name BCCH
247004C 1001 247004C 989
247007B 998 247007B 987
247009A 977 247009A 981
247035A 998 247035A 996
247004A 998 247004A 983
247045C 998 247045C 996
247045A 977 247045A 994
247043B 1000 247043B 991
247070A 1000 247070A 981
247044B 998 247044B 983
247002B 981 247002B 984
247002C 998 247002C 987
247083B 975 247083B 997
247057A 1000 247057A 1002
247070B 976 247070B 996
C/I sau khi điều chỉnh thay đổi tần số
Trường hợp 4.
C/I trước khi điều chỉnh thay đổi tần số
Danh sách các sector cần thay đổi tần số
Cell Name Old BCCH Cell Name New BCCH
247039C 1001 247039C 982
247049A 978 247049A 985
247039B 978 247039B 987
247001B 979 247001B 989

C/I sau khi điều chỉnh thay đổi tần số


Trường hợp 5.

C/I trước khi điều chỉnh thay đổi tần số


Danh sách các sector cần thay đổi tần số
Cell Name Old BCCH Cell Name New BCCH
247086A 980 247086A 982
247003C 998 247003C 996
247038B 975 247038B 983
247003A 1000 247052A 995
247060A 976 247060A 978
247026B 1000 247026B 982
247026C 980 247026C 984
247047C 978 247047C 992
247042A 1000 247042A 991
247042A 1000 247042A 982
247038C 998 247038C 994
C/I sau khi điều chỉnh thay đổi tần số
Trường hợp 6.
C/I trước khi điều chỉnh thay đổi tần số
Danh sách các sector cần thay đổi tần số
Cell Name Old BCCH Cell Name New BCCH
247056A 1001 247056A 990

C/I sau khi điều chỉnh thay đổi tần số


Các khu vực nhiễu còn lại trên mạng trước và sau khi thay đổi tần số.
2.2.5. Phân bổ tần số tự động.
Atoll cung cấp tính năng phân bổ tần số tự động thông qua AFP Module, Bên
cạnh đó, Atoll cung cấp cho bạn một kế hoạch tần số bán tự động để bạn có thể tối ưu
hóa giải pháp của mình bằng cách điều chỉnh tần số. Để thực hiện việc này cần tính toán
một ma trận nhiễu (Interference Matric), công suất (Tx Power) và các mối quan hệ
Neighbor (Neighbor Relation) trước khi bắt đầu phân bổ tần số tự động.
2.2.5.1. Thiết lập AFP Module.
Từ thẻ Parameters  Radio Network Setting  AFP Modules

Click chuột phải Atoll AFP Module  Properties


a. Thẻ Cost
Trong thẻ Cost, bạn có thể xác định các thông số trong hàm chi phí. Atoll sẽ xem xét
lưu lượng bị cản trở do tất cả các loại lý do. Trong thẻ chi phí, bạn có thể xác định cách
xem xét tất cả các lý do có thể có

b. Thẻ Separations
Trong Separations bạn có thể xác định trọng số cho các tình huống tách khác nhau.
c. Thẻ Interference Matrices
Trong thẻ Interference Matrices, bạn có thể xác định trọng số kết hợp cho nguồn khác
nhau của ma trận nhiễu

d. Thẻ HSN
Bạn có thể chọn chiến lược phân bổ việc nhảy tần trong thẻ HSN.
e. Thẻ MAL

f. Finalisation
Bạn có thể xác định cách xem xét thời gian tính toán đích và phân bổ kết quả trong
thẻ Finalsation

g. Thẻ Reuse
Bạn có thể xác định mẫu trong thẻ Reuse sẽ được lặp lại trên mỗi site trong lúc AFP
và cũng có thể phân bổ chiến lược cho BSIC, MAIO và tần số

h. Thẻ Protection
Trong thẻ Protection, bạn có thể xác định việc bảo vệ bổ sung đối với định
nghĩa Tái sử dụng và nhiễu của kênh liền kề theo ngưỡng chất lượng được yêu cầu.

i. Thẻ Advanced
Trong thẻ Advanced, bạn có thể định nghĩa tăng sự đa dạng của nhiễu và tăng
độ đa dạng tần số theo độ dài MAL khác nhau. Ngoài ra, bạn có thể chọn xem xét tác
động của DTX và bảo vệ kênh lân cận bổ sung trong chi phí nhiễu hay không. Kinh
nghiệm thu được trong quá trình hiệu chỉnh nội bộ mô hình có thể được bảo toàn để
tăng tốc độ của AFP trong lần tiếp theo bạn sử dụng trong một mạng tương tự.
2.2.5.2. Phân bổ tần số tự động
Click chuột phải vào Transmitter  Frequency Plan  Automatic Allocation…
Cửa sổ AFP xuất hiện. Trong thẻ AFP Model and Allocations Tick chọn các thông
số như hình bên dưới  Chọn Next
Chú ý: Nếu nó không nhảy tần trong mạng, sẽ không chọn MAL, MAIO và HSN.
Nếu bạn chọn phân bổ thông số nhảy tần trong một mạng không nhảy tần nó có thể
dẫn đến sự cố cho AFP
Trong thẻ Sparations, đặt quy tắc cho từng sự kết hợp các loại Subcell khác nhau.
Chọn Next để tiếp tục
Chọn loại TRX nào sẽ bị đóng băng trong thẻ Global Parameters. Khi bị đóng
băng, chúng sẽ không được phân bổ lại. Tuy nhiên, ảnh hưởng sẽ vẫn được tính đến.
Xác định cách xem xét tải lưu lượng và DTX trong AFP.

Chon OK để tiếp tục


Đặt đặt thời gian đích cho việc tính toán trước AFP. AFP sẽ tìm hiểu mạng và
phân bổ tần số theo thời gian bạn đặt, vì vậy nếu bạn muốn có kết quả tốt hơn, cần đặt
thời gian dài hơn.
Generator Initialization là chế độ tính toán. 0 đại diện cho chế độ ngẫu nhiên.
Nếu bạn chọn số khác, thì bạn sẽ nhận được cùng một kết quả với cùng một thông số
cài đặt, cùng thời gian tính toán

 Chọn Calculate để bắt đầu tính toán


Tiến trình AFP thực hiện việc tính toán việc phân bổ

Quá trình tính toán phân bổ kết thúc


Danh sách các cell đã được phân bổ BSIC/BCCH trong thẻ Allocation

Click chọn Comit để áp dụng các thay đổi phân bổ BCCH/BSIC


Sử dụng việc mô phỏng C/I và Interfered Zones để kiểm tra việc phân bổ tần số

Chú ý:
- Trong tài liệu này việc điều chỉnh và phân bổ tự động tần số đang áp dụng với
các site thuộc các site retune (BCCH: 975-992; TCH: 993 – 1023)
- Phần mềm sử dụng Fosk – Atoll:
https://pednow-
my.sharepoint.com/:u:/g/personal/loihut_anh365_com/EfXX4LtCpkNOtZyWpt
N_vPQBk4b9vi2bqa9O1Ia0y3WJ3A?e=CxB92m

- Bản độ địa hình 3D Việt Nam:


https://pednow-
my.sharepoint.com/:u:/g/personal/loihut_anh365_com/EeJ_xvJ3tpZDgNtp0Vq
xikwBBQ-Pr2hq8RkOQj3ne2kZKQ?e=IysUmg

- Mô hình truyền sóng các tỉnh thành Việt Nam:


https://pednow-my.sharepoint.com/:u:/g/personal/loihut_anh365_com/EY-
OG6sTAZxPq6_oGqbgOzQBowNqugPkQC0MnV9b0nHUjQ?e=P6gUDK

- Phân bổ vùng mạng VNM:


https://pednow-
my.sharepoint.com/:x:/g/personal/loihut_anh365_com/EX3p7KNr2xBMmb-
JTsVg21QBNgEZ0OzfNKsAcn7NbS1_ew?e=j2F2DP

También podría gustarte