Está en la página 1de 144

!!

K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT


Từ viết
Từ đầy đủ Ý nghĩa
tắt
Triple Data Encryption
3DES Thuật toán mật mã 3DES
Standard
AD Analog to Digital Chuyển đổi tương tự sang số
Asymmetric Digital Công nghệ truy nhập đường
ADSL
Subscriber Line dây thuê bao số bất đối xứng
Advanced Encryption
AES Chuẩn mật mã cao cấp
Standard
AH Authentication Header Giao thức tiêu đề xác thực
Application Programming Giao diện chương trình ứng
API
Interface dụng
Công nghệ truyền tải không
ATM Asynchronous Tranfer Mode
đồng bộ
American Registry for Internet Tiêu chuẩn Mỹ cho địa chỉ
ARIN
Number Internet
Giao thức định tuyến cổng
BGP Border Gateway Protocol
miền
Bearer Independent Call Giao thức điều khiển cuộc gọi
BICC
Control Protocol độc lập với kênh mang
Integrated Services Digital
ISDN Mạng số đa dịch vụ tích hơp
Network
Broadband Integrated Services Mạng số đa dịch vụ tích hợp
B-ISDN
Digital Network băng rộng
CA Certificate Authority Nhà phân phối chứng thực số
CCP Compression Control Protocol Giao thức điều khiển nén
CIR Committed Information Rate Tốc độ thông tin cam kết
CHAP Challenge Handshake Giao thức xác thực bắt tay

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 1 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Authentication Protocol. thách thức


CR Cell Relay Công nghệ chuyển tiếp tế bào
CSU Channel Service Unit Đơn vị dịch vụ kênh
Data Communication
DCE Thiết bị truyền thông dữ liệu
Equipment
DES Data Encryption Standard Thuật toán mật mã DES
Dynamic Host Configuration
DHCP Giao thức cấu hình host động
Protocol
DNS Domain Name System hệ thống tên miền
DSL Digital Subcriber Line Đường dây thuê bao số
DSP Digital Signal Processors Bộ xử lý tín hiệu số
DSU Data Service Unit Đơn vị dịch vụ dữ liệu
Extensible Authentication
EAP Giao thức xác thực mở rộng
Protocol
Encapsulating Security Giao thức tải trọng bảo mật
ESP
Payload đóng gói
FCS Frame Check Sequence Chuỗi kiểm tra khung
FTP File Tranfer Protocol Giao thức truyền tệp
FR Frame Relay Chuyển tiếp khung dữ liệu
GVPNS Global VPN Service Dịch vụ VPN toàn cầu

GRE Generic Routing


Đóng gói định tuyến chung
Encapsulation
HTTP Hypertext Tranfer Protocol Giao thức truyền siêu văn bản
Internet Control Message Giao thức bản tin điều khiển
ICMP
Protocol Internet
ICV Integrity Check Value Giá trị kiểm tra tính toàn vẹn
Internet Engineering Task
IETF Cơ quan chuẩn Internet
Force

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 2 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

IKE Internet Key Exchange Giao thức trao đổi khoá Internet
Giao thức định tuyến trong
IGP Interior Gateway Protocol
miền
IN Intelligent Network Mạng thông minh
IP Internet Protocol Giao thức Internet
IP-Sec Internet Protocol Security Giao thức an ninh Internet
Internet Security Asociasion
Giao thức quản lý khoá và kết
ISAKMP and Key Management
hợp an ninh Internet
Protocol
Integrated Service Digital
ISDN Mạng số đa dịch vụ
Network
International Standard
ISO Tổ chức chuẩn quốc tế
Organization
ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ internet
L2F Layer 2 Forwarding Giao thức chuyển tiếp lớp 2
L2TP Layer 2 Tunneling Protocol Giao thức đường ngầm lớp 2
LAC L2TP Access Concentrator Bộ tập trung truy cập L2TP
LAN Local Area Network Mạng cục bộ
LCP Link Control Protocol Giao thức điều khiển liên kết
LNS L2TP Network Server Máy chủ mạng L2TP
MAC Message Authentication Code Mã xác thực bản tin
MD5 Message Digest 5 Thuật toán MD5
MG Media Gateway Cổng kết nối phương tiện
MGC Media Gateway Controller Thiết bị điều khiển truy nhập
Media Gateway Control Giao thức điều khiển cổng kết
MGCP
Protocol nối phương tiện
Management Information
MIB Cơ sở dữ liệu thông tin quản lý
Base

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 3 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Multi Protocol Laber Bộ định tuyến chuyển mạch


MPLS
Switching nhãn
Microsoft Point-to-Point Mã hoá điểm-điểm của
MPPE
Encryption Microsoft
MTU Maximum Transfer Unit Đơn vị truyền tải lớn nhất
NAS Network Access Server Máy chủ truy nhập mạng
NAT Network Address Translation Biên dịch địa chỉ mạng
NCP Network Control Protocol Giao thức điều khiển mạng
Network Driver Interface
NDIS Xác định giao diện mạng
Specification
NFS Network File System Hệ thống tệp mạng
NGN Next Generation Network Mạng thế hệ sau
NSA National Security Agency Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ
Passwork Authentication
PAP Giao thức xác thực mật khẩu.
Protocol
PDU Protocol Data Unit Đơn vị dữ liệu giao thức
PKI Public Key Infrastructure Cơ sở hạ tầng khoá công khai
POP Point of presence Điểm truy cập truyền thống.
PPP Point to Point Protocol Giao thức điểm tới điểm
Point to Point Tunneling Giao thức đường ngầm điểm tới
PPTP
Protocol điểm
PVC Permanrnent Virtual Circuit Mạng ảo cố định
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
RAS Remote Access Service Dịch vụ truy nhập từ xa
Remote Authentication Dial- Dịch vụ xác thực người dùng
RADIUS
In User Service quay số từ xa
Routing and Remote Access Máy chủ truy cập định hướng
RRAS
Server và truy cập từ xa.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 4 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Giao thức truyền tải thời gian


RTP Real-time Tranport Protocol
thực
SA Securty Association Kết hợp an ninh
SAD Security Association Database Cơ sở dữ liệu kết hợp an ninh
SDH Synchronous Digital Hierachy Phân cấp số đồng bộ
SG Signling Gateway Cổng kết nối báo hiệu
SIG Session Initiation Protocol Giao thức khởi tạo phiên
Simple Network Management Giao thức quản lý mạng đơn
SNMP
Protocol giản
SMTP Simple Mail Tranfer Protocol Giao thức truyền thư đơn giản
SONET Synchronous Optical Network Mạng quang đồng bộ
Cơ sở dữ liệu chính sách an
SPD Security Policy Database
ninh
SPI Sercurity Parameter Index Chỉ số thông số an ninh
SVC Switched Virtual Circuit Mạch ảo chuyển mạch
Terminal Access Control Hệ thống điều khiển truy nhập
TACACS
System đầu cuối
Giao thức điều khiển truyền
TCP Transmission Control Protocol
thông
TE Terminal Equipment Thiết bị đầu cuối
UNI User Network Interface Giao diện mạng người sử dụng
Giao thức gói dữ liệu người
UDP User Datagram Protocol
dùng
VC Virtual Circuit Kênh ảo
VCI Virtual Circuit Identifier Nhận dạng kênh ảo
VNS Virtual Network Service Dịch vụ mạng ảo
VPI Virtual Path Identifier Nhận dạng đường ảo

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 5 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

VPN Virtual Private Network Mạng riêng ảo


WAN Wide Area Network Mạng diện rộng

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ thì nhu cầu
trao đổi dữ liệu và các dịch vụ tiện ích của con người cũng tăng theo. Các phương
thức truyền dẫn hiện nay như là ADSL, leased-line, Frame-Relay… tuy đã phần nào
đáp ứng được nhu cầu đó nhưng hạn chế của mạng này là tính di động không cao và
triển khai ở những nơi địa hình phức tạp vẫn còn là một trở ngại lớn. Và mạng vệ tinh
thực sự là một giải pháp tối ưu giải quyết được cả 2 vấn đề trên với việc cung cấp
mạng băng rộng thế hệ mới cung cấp đa dịch vụ trên một thiết bị đầu cuối với nền IP
tốc độ cao, với các dịch vụ được cung cấp trực tiếp đến khách hàng qua vệ tinh tránh
được xảy ra tắc nghẽn đường truyền làm giảm tốc độ kết nối chi phí ,ko mắc hơn các
dịch vụ truyền thống quá nhiều , vệ tinh trong tương lai không chỉ hướng tới hoạt
động công ích mà là cung cấp dịch vụ cho khách hàng vùng sâu vùng xa khó khăn về
địa hình, với những ưu thế trên thì vệ tinh ngày càng được triền khai rộng rãi trên
toàn thế giới ,một trong những công nghệ hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến
đó là truyền thông IP qua mạng vệ tinh.
Với đồ án “liên kết mạng IP qua hệ thống vệ tinh thế hệ sau” em hi vọng sẽ
góp phần làm rõ những đặc điểm chính về công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi
này.
Nội dung đồ án gồm 6 chương:
─ Chương 1: Lịch sử phát triển của vệ tinh. giới thiệu sơ lược về lịch sử
phát triển của dịch vụ vệ tinh, ứng dụng của dịch vụ vệ tinh cũng như
các định nghĩa của ITU-R về các dịch vụ mạng.
─ Chương 2:Mạng vệ tinh và các đặc điểm. giới thiệu về mạng vệ tinh
như phần không gian của vệ tinh, trạm mặt đất, quỹ đạo, dải tần cũng
như các đặc điểm của mạng vệ tinh.
─ Chương 3:Khái niệm mạng và quỹ đạo vệ tinh trong chương này ta tìm
hiểu về quỹ đạo, tham số quỹ đạo, đặc điểm liên kết vệ tinh các phương
thức điều chế cũng như kỹ thuật đa truy nhập trong vệ tinh.
─ Chương 4: Liên kết mạng vệ tinh với mạng trái đất. các thành phần và
kết nối mạng, báo hiệu , lưu lượng, chuyển tiếp, truy nhập mạng. mạng
điện thoại kỹ thuật số, mạng số tích hợp đa dịch vụ qua vệ tinh sẽ được
trình bày ở chương 4.
─ Chương 5: Giao thức internet (IP) qua vệ tinh. Trong chương này ta sẽ
tìm hiểu về việc đóng gói IP, nối mạng vệ tinh IP, phát đa điểm IP qua
mạng vệ tinh.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 6 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

─ Chương 6: Bảo mật. Một vấn đề chính trong tất cả các mạng đó là vấn
đề bảo mật, do đó trong chương này ta sẽ tìm hiểu về các giao thức
cũng như cách thức bảo mật trong mạng vệ tinh.
Mặc dù đã cố gắng trong khi làm đồ án nhưng với khả năng và kiến thức còn
hạn chế do đó không thể tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được sự góp ý sửa
chữa của các thầy cô và các bạn
Em xin cảm ơn các thầy cô trường Đại Học Giao Thông Vận Tải đã dạy
bảo và truyền cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt 5 năm qua. đặc biệt
em xin chân thành cảm ơn thầy Võ Trường Sơn và các thầy cô trong liên bộ môn
Điện-Điện tử đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

TP.HCM Tháng 12 năm 2008


Sinh viên thực hiện
Vũ Văn Trực

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 7 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1.1. Lịch sử phát triển của vệ tinh


Vệ tinh đã có mối liên hệ chặt chẽ với viễn thông và truyền hình ngay từ khi nó
mới hình thành, nhưng chỉ vài người chú ý điều này. Ngày nay,vệ tinh truyền những
chương trình truyền hình trực tiếp tới từng nhà và cho phép chúng ta truyền những tin
nhắn và truy cập Internet. Sau đây sẽ cho ta một tổng quan nhanh lịch sử của vệ
tinh.
1.1.1. Sự khởi đầu của kỉ nguyên vệ tinh và không gian
Công nghệ vệ tinh đã tiến bộ một cách đáng kể từ khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên
Sputnick được phóng lên bởi Liên Xô vào 4/10/1957 và Courier-1B được thí nghiệm
đầu tiên tại Mỹ vào Tháng tám 1960.
Hợp tác quốc tế đầu tiên để nghiên cứu vệ tinh cho dịch vụ truyền hình và ghép
kênh thoại được đánh dấu bởi thí nghiệm truyền thông ở bên kia bờ Đại tây dương
giữa Mỹ, Nước Pháp, Đức và Vương quốc Anh vào 1962
1.1.2. Truyền thông vệ tinh đầu tiên: TV và điện thoại
Tổ chức Intelsat được thành lập ban đầu với 19 quốc gia và các bên đã ký kết
ban đầu vào Tháng tám 1964. Việc giới thiệu REARLY BIRD (Intelsat-1) đánh dấu
vệ tinh thông tin địa tĩnh thương mại đầu tiên. Nó cung cấp 240 mạch điện thoại và
một kênh Ti vi giữa Mỹ, Nước Pháp, Đức và Vương quốc Anh trong Tháng tư 1965.
Vào 1967, vệ tinh Intelsat- II cung cấp dịch vụ tương ứng qua Đại tây dương và
những vùng Thái Bình Dương. Từ 1968 đến 1970, Intelsat- III đạt được hoạt động
toàn thế giới với 1500 mạch điện thoại và bốn kênh Ti vi. Lần đầu tiên vệ tinh
IntelsatIV cung cấp 4000 mạch điện thoại và hai kênh Ti vi trong Tháng giêng 1971
và Intelsat- IVa cung cấp 20 bộ phát-đáp (của) 6000 mạch và hai kênh Ti vi với việc
sử dụng phân tách chùm tia để sử dụng lại tần số
1.1.3. Sự phát triển của truyền dẫn vệ tinh số
Vào năm 1981, lần đầu tiên vệ tinh Intelsat V đạt được dung lượng 12000 mạch
với hoạt động FDMA và TDMA, bộ phát-đáp băng rộng 6/4 GHz và 14/11 GHz, và
sử dụng lại tần số bằng cách tách ra chùm tia và phân cực kép. Vào năm 1989, Vệ
tinh Intelsat VI cung cấp chuyển mạch TDMA trong vệ tinh lên đến 120000 mạch.
Vào năm 1998, Intelsat VII, VIIa và vệ tinh Intelsat VIII được phóng. Vào 2000, vệ
tinh Intelsat- IX đạt được 160000 mạch
1.1.4. Sự phát triển của truyền hình kỹ thuật số qua vệ tinh(Direct To Home-DTH)
Trong năm 1999 lần đầu tiên Vệ tinh K-Ti vi cung cấp 30 bộ phát đáp 14/ 11-
12 GHz cho 210 chương trình truyền hình có khả năng truyền hình trực tiếp đến từng
hộ dân và dịch vụ VSAT.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 8 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

1.1.5. Sự phát triển của truyền thông vệ tinh biển


Trong Tháng sáu 1979, tổ chức Vệ tinh Biển Quốc tế (Inmarsat) đã được thiết
lập để cung cấp thông tin vệ tinh Biển toàn cầu với 26 bên ký kết ban đầu. Nó mở ra
đặc tính di động của thông tin vệ tinh.
1.1.6. Thông tin vệ tinh trong vùng và trong nước
Tại cấp độ khu vực,tổ chức viễn thông vệ tinh Châu Âu(Eutelsat) được thành
lập với 17 quốc gia và được kí kết vào tháng 6/1977.Nhiều nước cũng phát triển hệ
thống truyền thông vệ tinh nội địa của riêng mình, bao gồm Mỹ, Liên Xô, Canada,
Nước Pháp, Đức, Vương quốc Anh, Nhật bản, Trung quốc và một số nước khác
1.1.7. Mạng vệ tinh băng thông rộng và mạng di động
Kể từ năm 1990, những phát triển quan trọng đã được thực hiện trên những
mạng băng thông bao gồm kỹ thuật chuyển mạch trong vệ tinh. Những vệ tinh không
địa tĩnh khác nhau đã được phát triển cho dịch vụ vệ tinh di động (MSSs) và dịch vụ
vệ tinh băng thông rộng cố định (FSSs)
1.1.8. Internet qua mạng vệ tinh
Từ cuối những năm 1990 và đầu thế kỷ 20, chúng ta đã thấy một sự gia tăng 1
cách kịch tính trong lưu lượng Internet qua truyền thông mạng. Mạng Vệ tinh đã
được sử dụng để truyền dẫn lưu lượng Internet tới điện thoại và truyền hình cho truy
cập và chuyển tiếp mạng.và điều này mang lại những cơ hội lớn cũng như những
thách thức tới nền công nghiệp vệ tinh.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 9 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

1.2. Các ứng dụng và các dịch vụ mạng vệ tinh

Hình1.1 các ứng dụng và dịch vụ của mạng vệ tinh


Vệ tinh nhân tạo hay còn được gọi là các ngôi sao do con người chế tạo ra trên
bầu trời, và đôi khi thường bị nhầm với những ngôi sao thật. Đối với nhiều người thì
nó đầy bí ẩn. Những nhà khoa học và kỹ sư thì lại hay ví von, thường gọi chúng là
các con chim hay tương tự chim, các vệ tinh có thể tới những nơi rất xa mà các sinh
vật không tồn tại ở đó. Chúng có thể quan sát trái đất từ bầu trời, chúng giúp chúng ta
tìm thấy đường trên khắp thế giới, mang đến cho chúng ta các cuộc điện thoại,
emails, duyệt web ,chuyển tiếp các chương trình tivi qua bầu trời. Thật sự độ cao của
vệ tinh xa bên ngoài khả năng của bất kỳ loài chim thật nào. Khi những vệ tinh được
sử dụng cho nối mạng, độ cao của nó cho phép thực hiện một vai trò duy nhất trong
cơ sở hạ tầng mạng toàn cầu (GNI). Nối mạng vệ tinh là 1 lĩnh vực mở rộng ,và đã
phát triển một cách có ý nghĩa từ lần đầu tiên ra đời của hệ thống thông tin vệ tinh,
từ dịch vụ phát quảng bá điện thoại và truyền hình truyền thống tới mạng internet và
băng thông rộng hiện đại và truyền quảng bá vệ tinh số. Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong
vùng nối mạng dựa trên nối mạng vệ tinh. Với việc yêu cầu gia tăng băng thông và
sự di động tới chân trời thì vệ tinh là một lựa chọn hợp lý để cung cấp dải thông lớn
hơn với phạm vi toàn cầu ,bên ngoài mạng quả đất, và hứa hẹn 1 buổi trình diễn ấn
tượng trong tương lai. Với sự phát triển của kỹ thuật nối mạng, mạng vệ tinh đang
trở nên ngày càng tích hợp vào trong GNI . Vì vậy, những mạng trái đất và những
giao thức làm việc với Internet là một phần quan trọng của nối mạng vệ tinh. Mục
đích cuối cùng của nối mạng vệ tinh là cung cấp những dịch vụ và những ứng
dụng.cung cấp những dịch vụ đầu cuối người sử dụng và các ứng dụng trực tiếp đến
người sử dụng. Mạng Cung cấp dịch vụ truyền tải để mang thông tin giữa những
người dùng với một khoảng cách nhất định. Hình 1.1 minh họa một cấu hình mạng
vệ tinh tiêu biểu gồm có những mạng trái đất, những vệ tinh với một mối liên kết liên

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 10 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

vệ tinh (ISL), những trạm mặt đất cố định, những trạm mặt đất di động, những thiết
bị đầu cuối xách tay và cầm tay, và những thiết bị đầu cuối người dùng kết nối tới vệ
tinh 1 cách trực tiếp hay thông qua những mạng trái đất.
1.2.1. Vai trò mạng vệ tinh
Trong mạng trái đất, các nút và mối liên kết được cần đạt đến những khoảng
cách xa và những vùng bao phủ rộng. Chúng được tổ chức để đạt được sự bảo trì và
vận hành mạng 1 cách kinh tế. Bản chất của vệ tinh đã làm cho chúng trở nên về
khác nhau về căn bản với những mạng trái đất dưới dạng những khoảng cách, chia sẻ
tài nguyên băng thông, kỹ thuật truyền dẫn, thiết kế, sự phát triển và hoạt động, và
những chi phí và nhu cầu của những người sử dụng.
Về chức năng, mạng vệ tinh có thể cung cấp kết nối trực tiếp giữa đầu cuối
người dùng, kết nối cho những thiết bị đầu cuối để truy nhập vào mạng trái đất và
những kết nối giữa các mạng trái đất. đầu cuối người dùng cung cấp cung cấp những
dịch vụ và ứng dụng tới mọi người thường độc lập từ mạng vệ tinh ví dụ cùng một
thiết bị đầu cuối có thể dùng để truy nhập mạng vệ tinh cũng như truy cập mạng trái
đất
Những thiết bị đầu cuối vệ tinh, cũng được gọi là trạm mặt đất, và là phạm vi
trái đất của mạng vệ tinh, cung cấp những điểm truy nhập tới mạng vệ tinh cho đầu
cuối người dùng thông qua trạm mặt đất người dùng(USE) Và cho những mạng trái
đất qua trạm cổng trái đất(GES). Vệ tinh là hạt nhân của mạng vệ tinh và trung tâm
của các mạng dưới dạng cả những chức năng lẫn những kết nối vật lý . Hình 1.2
minh họa mối quan hệ giữa đầu cuối người dùng, mạng mặt đất và mạng vệ tinh
Điển hình,mạng vệ tinh gồm có các vệ tinh liên kết vài GES lớn và nhiều UES
nhỏ. Những GES nhỏ được sử dụng để truy nhập trực tiếp bởi đầu cuối người dùng
và GES lớn dùng cho kết nối mạng trái đất . Những vệ tinh UES và GES được định
nghĩa là ranh giới của mạng vệ tinh., Đối với đầu cuối xách tay và di động, chức năng
đầu cuối người dùng và vệ tinh USE được tích hợp trong cùng 1 đơn vị, nhưng đối
với đầu cuối xách tay anten của chúng có thể phân biệt được.
Vai trò quan trọng nhất của mạng vệ tinh là cung cấp sự truy nhập bởi đầu cuối
người dùng và liên kết tới mạng trái đất mà các ứng dụng và dịch vụ cung cấp bởi
mạng trái đất là điện thoại, truyền hình ,truy cập băng thông rộng và kết nối internet
có thể mở rộng đến những nơi mà cáp và sóng mặt đất không thể lắp đặt và bảo trì.
Thêm vào đó, mạng vệ tinh cũng mang đến các dịch vụ và ứng dụng cho các
tàu bè, máy bay,xe cộ, không gian và những nơi ngoài tầm của mạng mặt đất những
vệ tinh cũng đóng vai trò quan trọng trong quân đội, khí tượng thủy văn hệ thống
định vị toàn cầu(GPS), quan sát môi trường, dịch vụ truyền thông tin và những dữ
liệu riêng tư và sự phát triển trong tương lai của các úng dụng và dịch vụ mới cho
phạm vi toàn cầu chẳng hạn mạng băng thông rộng, thế hệ mới của mạng di động và
dịch vụ phát quảng bá số trên toàn thế giới.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 11 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 1.2 Mối quan hệ chức năng đầu cuối người dùng,mạng vệ tinh và mạng mặt
đất
1.2.2. Phần mềm và phần cứng mạng
Dưới dạng xử lý,đầu cuối người dùng bao gồm phần mềm và phần cứng mạng
và các phần mềm ứng dụng. phần mềm và phần cứng mạng cung cấp các chức năng
và cơ chế để truyền gửi thông tin trong 1 khuôn dạng đúng và sử dụng đúng các giao
thức tại điểm truy nhập mạng tương ứng, chúng cũng có thể nhận các thông tin từ
điểm truy nhập. Phần cứng Mạng cung cấp những sự truyền tín hiệu sử dụng có hiệu
quả và chi phí thấp tài nguyên băng thông và những kỹ thuật truyền. Dĩ nhiên , một
liên kết vô tuyến thường được làm để liên kết đầu cuối người sử dụng còn cáp quang
dung lượng lớn được dùng để liên kết với trục chính.
Với sự tiến bộ của xử lý tín hiệu số (DSP), việc sử dụng phần cứng truyền
thống đang được càng ngày càng thay thế bởi phần mềm để tăng tính linh hoạt của
cấu hình lại, từ đây giảm bớt những chi phí. Bởi vậy tỉ lệ của sự thực hiện càng ngày
càng cao trong phần mềm và ít trong phần cứng. Nhiều sự thực hiện phần cứng lần
đầu tiên được thực hiện và mô phỏng trong phần mềm, Phần cứng là nền tảng của bất
kỳ việc thực hiện hệ thống nào.
Chẳng hạn, những hệ thống điện thoại truyền thống chủ yếu là phần cứng; và
những hệ thống điện thoại hiện đại và những mạng dữ liệu ,máy tính và Internet hiện
chủ yếu là phần mềm
1.2.3. Giao diện mạng vệ tinh
Điển hình,mạng vệ tinh có hai kiểu giao diện ngoài: một giữa vệ tinh USE và
đầu cuối người dùng; và mặt khác là giữa vệ tinh GES và mạng trái đất. Hiện tại, có
ba kiểu giao diện: giữa UES và hệ thống trọng tải tối đa thông tin vệ tinh; Giữa GES
và hệ thống trọng tải tối đa thông tin vệ tinh; liên kết (ISL) giữa những vệ tinh. Tất cả

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 12 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

sử dụng những liên kết vô tuyến, ngoại trừ ISL chỉ có thể sử dụng những mối liên kết
quang học .
Cũng như cáp vật lý,băng tần vô tuyến là những một trong số nhiều tài nguyên
quan trọng và khan hiếm nhất cho sự truyền thông tin qua mạng vệ tinh. Không
giống những cáp, dải thông không thể là sản xuất, nó chỉ có thể dùng chung và sử
dụng nó tối ưu. Tài nguyên quan trọng khác là công suất truyền. Nói riêng, công suất
bị giới hạn cho đầu cuối người dùng yêu cầu sự di động
Băng thông và công suất truyền cùng nhau trong điều kiện truyền dẫn và môi
trường xác định khả năng của mạng vệ tinh. Nối mạng vệ tinh chia sẻ nhiều khái
niệm với nối mạng chung .Trong cấu trúc liên kết nó có thể cấu hình trong cấu trúc
hình sao hoặc hình lưới. Trong kĩ thuật truyền dẫn nó có thể thiết lập kết nối điểm
điểm, điểm –đa điểm,đa điểm- đa điểm.
Dưới dạng giao diện, chúng ta có thể dễ dàng vẽ sơ đồ mạng vệ tinh Trong
điều kiện khái quát như giao diện người sử dụng mạng ( UNI) và giao diện nút mạng
(NNI).
Khi hai mạng cần được nối cùng nhau, một giao diện từ mạng tới mạng được
thiết lập, mà nó chính là giao diện của một nút mạng trong một mạng với một nút
mạng trong mạng khác. Chúng có những chức năng tương tự như NNI. Bởi vậy, NNI
cũng có thể được dùng để biểu thị một giao diện từ mạng tới mạng.
1.2.4. Dịch vụ mạng
USE và GSE cung cấp các dịch vụ mạng, trong mạng truyền thống chẳng hạn
dịch vụ được phân làm 2 loại là dịch vụ thoại và dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thoại là
1 dịch vụ cấp cao có thể được sử dụng trực tiếp bởi người dùng như: điện thoại, dịch
vụ Fax, dịch vụ video và dữ liệu .chất lượng của dịch vụ (QoS) tại mức này là người
dùng trung tâm, ví dụ QoS chỉ cho người sử dụng thấy được chất lượng dịch vụ
chẳng hạn điểm số trung bình khách quan(MOS), dịch vụ truyền tải là dịch vụ mức
thấp hơn cung cấp bởi mạng để hỗ trợ cho dịch vụ thoại,QoS tại mức này là mạng
trung tâm, ví dụ: độ trễ truyền dẫn, méo trễ , truyền dẫn lỗi và tốc độ truyền dẫn….
Có các phương pháp để ánh xạ giữa 2 mức của dịch vụ. mạng cần cấp phát tài
nguyên để yêu cầu QoS và tối ưu hoá các hoạt động của mạng, QoS mạng và QoS
người dùng có mâu thuẫn với điều chỉnh khách quan lưu lượng mạng ví dụ :chúng ta
có thể tăng QoS bằng cách giảm lưu lượng trong mạng hoặc gia tăng nguồn mạng tuy
nhiên điều này có thể làm giảm các dịch vụ mạng cho người khai thác mạng, người
khai thác mạng cũng có thể làm tăng các dịch vụ mạng bằng cách gia tăng lưu lượng
mạng nhưng điều này có thể làm ảnh hưởng tới QoS người dùng
1.2.5. Ứng dụng
Ứng dụng là sự kết hợp của một hoặc nhiều dịch vụ mạng. Chẳng hạn,những
ứng dụng giáo dục từ xa và điều trị từ xa là những ứng dụng được xây dựng dựa trên
việc kết hợp dịch vụ thoại, hình ảnh và dữ liệu. Sự kết hợp của thoại, hình ảnh và dữ
liệu còn được gọi là những dịch vụ đa phương tiện. Một số ứng dụng có thể sử dụng

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 13 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

với những dịch vụ mạng để tạo ra những ứng dụng mới.Dịch vụ là một thành phần cơ
bản do mạng cung cấp. Những ứng dụng được xây dựng từ những thành phần cơ bản
này .Thông thường thuật ngữ ứng dụng và dịch vụ có thể thay thế cho nhau được
trong câu văn ,nhưng đôi khi phân biệt chúng cũng tốt.
1.3. ITU-R sự định nghĩa dịch vụ mạng
Những ứng dụng của vệ tinh được dựa trên những dịch vụ cơ bản của vệ tinh.
Do bản chất của truyền thông vô tuyến,các dịch vụ của vệ tinh bị giới hạn bởi tần số
vô tuyến sẵn có . Những dịch vụ vệ tinh khác nhau được định nghĩa, bao gồm: dịch
vụ vệ tinh cố định (FSS) ,dịch vụ vệ tinh di động (MSS) và dịch vụ vệ tinh quảng bá
do ITU- R lập kế hoạch cấp phát và quản lý băng thông.
1.3.1. Dịch vụ vệ tinh cố định
FSS được định nghĩa là một dịch vụ thông tin vô tuyến giữa một vị trí đã cho
trên bề mặt trái đất với một hoặc nhiều vệ tinh được sử dụng. Những trạm tại mặt đất
được gọi là trạm mặt đất FSS, trạm được đặt trên những vệ tinh , chủ yếu gồm có bộ
phát-đáp vệ tinh và những anten, được gọi là những trạm không gian FSS.
Tuy nhiên, những vệ tinh thế hệ mới có cả những hệ thống thông tin liên lạc
phức tạp onboard bao gồm cả chuyển mạch onboard. Truyền thông giữa những trạm
mặt đất là kết nối một vệ tinh hay nhiều vệ tinh thông qua ISL(inter-satellite link).
Cũng có thể hai vệ tinh được nối thông qua một trạm mặt đất chung mà không có một
ISL. FSS cũng bao gồm những liên kết fiđơ chẳng hạn liên kết giữa trạm mặt đất cố
định và vệ tinh cho dịch vụ phát thanh vệ tinh (BSS) và dịch vụ vệ tinh di động
(MSS). FSS hỗ trợ tất cả mọi loại dịch vụ kĩ thuật viễn thông và dữ liệu mạng như
điện thoại, Fax, dữ liệu, video, Tivi, Internet và rađiô.
1.3.2. Dịch vụ vệ tinh di động
MSS được định nghĩa như một dịch vụ thông tin vô tuyến giữa những trạm mặt
đất di động với một hoặc nhiều vệ tinh, bao gồm MSS biển, hàng không và đất liền.
Vì những yêu cầu di động, nên các thiết bị đầu cuối mặt đất di động thường nhỏ, và
thậm chí là những thiết bị đầu cuối cầm tay.
1.3.3. Dịch vụ phát thanh vệ tinh
BSS là một dịch vụ thông tin vô tuyến mà trong đó những tín hiệu truyền đi
hay truyền ngược lại bằng vệ tinh nhằm mục đích là thu trực tiếp bởi người dùng sử
dụng anten truyền hình chỉ thu (TVRO).Vệ tinh thực hiện cho BSS thường được gọi
là những vệ tinh phát thanh trực tiếp ( DBS). Thu trực tiếp bao gồm trực tiếp tới từng
hộ dân (DTH) và truyền hình cáp(CATV). Thế hệ mới của BSS có thể truyền ngược
lại thông qua vệ tinh.
1.3.4. Các dịch vụ vệ tinh khác
Một số dịch vụ vệ tinh khác được thiết kế cho những ứng dụng đặc biệt như
quân đội, xác định bằng vô tuyến, định vị, khí tượng học, nghiên cứu trái đất và thăm
dò không gian. Một bộ gồm những trạm không gian và những trạm mặt đất làm việc

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 14 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

cùng nhau để cung cấp thông tin vô tuyến được gọi là một hệ thống vệ tinh. Để tiện
hơn, đôi khi 1 hệ thống vệ tinh hay một phần của nó được gọi là một mạng vệ tinh.
Chúng ta thấy rằng trong phạm vi của giao thức mạng, hệ thống vệ tinh có thể không
cần hỗ trợ tất cả các lớp chức năng của ngăn xếp giao thức(lớp vật lý,lớp liên kết, lớp
mạng).

CHƯƠNG 2. MẠNG VỆ TINH VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM

2.1. Mạng vệ tinh


Có hai loại kỹ thuật truyền: truyền broadcast và truyền điểm-điểm. Mạng vệ
tinh có thể hỗ trợ cả broadcast và kết nối từ điểm tới điểm. Mạng vệ tinh thực sự hữu
ích nhất ở những nơi có đặc điểm phạm vi rộng quan trọng. Thực hiện nối mạng vệ
tinh đóng một vai trò quan trọng trong cung cấp phủ sóng toàn cầu. Có ba loại vai trò
mà những vệ tinh có thể có trong mạng thông tin: mạng truy nhập , mạng chuyển tiếp
và broadcast
2.1.1. Mạng truy nhập
Truy nhập mạng cung cấp sự truy nhập cho đầu cuối người dùng hay những
mạng riêng tư. Trong lịch sử mạng điện thoại, nó cung cấp những kết nối từ điện
thoại hay tổng đài nội bộ (PBX) đến những mạng điện thoại. thiết bị đầu cuối người
dùng kết nối tới thiết bị đầu cuối trái đất vệ tinh dùng để truy nhập kết nối trực tiếp
vệ tinh. Ngày nay, ngoài mạng truy nhập điện thoại, truy nhập mạng cũng có thể là
truy nhập ISDN, truy nhập B-ISDN và truy nhập Internet
2.1.2. Mạng chuyển tiếp
Mạng chuyển tiếp cung cấp kết nối giữa những mạng hay chuyển mạch mạng.
Nó thường có dung lượng lớn để hỗ trợ một số lượng lớn kết nối cho lưu lượng
mạng. Những người sử dụng không sự truy nhập trực tiếp tới nó. Bởi vậy nó thường
trong suốt đối với người sử dụng. Một ví dụ vệ tinh làm nhiệm vụ mạng chuyển tiếp

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 15 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

bao gồm nối mạng điện thoại quốc tế,ISDN,B-ISDN,mạng trục chính internet.Băng
thông chia sẻ thường sử dụng kĩ thuật đa truy nhập gán cố định.
2.1.3. Mạng quảng bá
Vệ tinh hỗ trợ cả dịch vụ viễn thông lẫn dịch vụ phát thanh. Vệ tinh có thể cung
cấp những dịch vụ truyền thông rất hiệu quả bao gồm phát quảng bá thoại và video số
( DVB- S) Và DVB với kênh trở về thông qua vệ tinh (DVB- RCS).
2.1.4. Phần không gian của hệ thống vệ tinh
Thành phần chính của một hệ thống vệ tinh thông tin gồm có phạm vi không
gian:vệ tinh, và phạm vi trái đất: trạm mặt đất. Thiết kế của mạng vệ tinh liên quan
tới những yêu cầu dịch vụ, quỹ đạo,vùng phủ sóng và sự chọn lọc dải tần số.
Vệ tinh là lõi của mạng vệ tinh gồm có một hệ thống con và nền hệ thống
truyền thông. Nền hệ thống, còn gọi là bus cung cấp cấu trúc hỗ trợ và cấp nguồn
cho hệ thống con truyền thông,và cũng bao gồm điều chỉnh độ cao, điều khiển quỹ
đạo, điều khiển nhiệt, theo dõi, đo lường và điều khiển từ xa (TT & T) để bảo dưỡng
những hoạt động bình thường của hệ thống vệ tinh.

Hình 2.1 Minh hoạ phạm vi không gian và phạm vi mặt đất
Hệ thống con viễn thông gồm có những bộ phát-đáp và anten.Anten được ghép
với những bộ phát-đáp được thiết kế đặc biệt để cung cấp vùng phủ sóng cho mạng
vệ tinh. Vệ tinh thế hệ mới có thể có bộ xử lý onboard (OBP) và bộ chuyển mạch
onboard (OBS). Các loại bộ phát đáp khác nhau:

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 16 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

─ Những bộ phát-đáp Trong suốt cung cấp chức năng chuyển tiếp những
tín hiệu vô tuyến , (sự) tiếp sức. Chúng nhận tín hiệu truyền từ trạm mặt
đất và truyền ngược lại từ chúng tới các trạm mặt đất sau khi đã khuếch
đại và biến đổi tần .Những vệ tinh với những bộ phát-đáp trong suốt
được gọi là những vệ tinh trong suốt.
─ Bộ phát-đáp OBP cung cấp những chức năng bổ sung bao gồm xử lý tín
hiệu số (DSP), khôi phục và xử lý tín hiệu băng tần cơ sở trước khi
truyền lại tín hiệu từ vệ tinh.tới trạm mặt đất. Những vệ tinh với bộ phát-
đáp OBP được gọi là vệ tinh OBP.
─ Bộ phát-đáp OBS có những chức năng bổ sung so với những bộ phát-đáp
OBP, cung cấp chức năng chuyển mạch. Tương tự như vậy ,vệ tinh với
bộ phát-đáp OBS được gọi là vệ tinhOBS.
Ngoài ra, trung tâm điều khiển vệ tinh (SCC) và trung tâm điều khiển mạng
(NCC) hay trung tâm quản lý mạng (NMC)là một phần của phạm vi không gian được
đặt tại mặt đất:
─ Trung tâm điều khiển Vệ tinh (SCC): nó là hệ thống đặt ở mặt đất chiụ
trách nhiệm về hoạt động của vệ tinh. Nó theo dõi tình trạng của hệ thống
con vệ tinh khác nhau thông qua liên kết đo từ xa,điều khiển vệ tinh hoạt
động theo quỹ đạo danh định của nó thông qua mối liên kết điều khiển từ
xa. Nó (SCC) liên kết với vệ tinh thông qua những liên kết dành riêng,
khác với những mối liên kết truyền thông.Nó thường bao gồm một trạm
mặt đất và hệ thống vệ tinh GEO hay không GEO, nhận đo lường từ xa
từ trạm vệ tinh và gửi lệnh điều khiển từ xa cho vệ tinh. Đôi khi, một
trung tâm sao lưu được xây dựng tại một vị trí khác để cải thiện độ tin
cậy và tính sẵn sàng
─ Trung tâm điều khiển mạng (NCC) hay trung tâm quản lý mạng (NMC):
có các chức năng khác với SCC. Những chức năng chính của nó là quản
lý lưu lượng mạng và liên kết tài nguyên trong vệ tinh và trên mặt đất để
đạt được hiệu quả sử dụng mạng vệ tinh cho truyền thông.
Chi tiết về phần không gian của hệ thống thông tin vệ tinh
• BỘ PHÁT ĐÁP
─ Tổ chức kênh của bộ phát đáp
Bộ phát đáp bao gồm tập hợp các khối nối với nhau để tạo nên một kênh
thông tin duy nhất giữa anten thu và anten phát trên vệ tinh thông tin. Một số khối
trong bộ phát đáp có thể được dùng chung cho nhiều bộ phát đáp khác.Trước khi
trình bày chi tiết các khối khác nhau cuả bộ phát đáp, ta sẽ xét ngắn gọn tổ chức tần
số cho thông tin vệ tinh băng C. Băng thông ấn định cho dịch vụ băng C là 500 MHz
và băng thông này được chia thành các băng con, mỗi băng con dành cho một bộ
phát đáp. Độ rộng băng tần thông thường của bộ phát đáp là 36 MHz với đoạn băng
bảo vệ giữa các bộ phát đáp là 4MHz.Vì thế băng tần 500 MHz có thể đảm bảo cho

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 17 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

12 bộ phát đáp. Bằng cách ly phân cực, ta có thể tăng số bộ phát đáp lên hai lần.
Cách ly phân cực cho phép sử dụng cùng một tần số nhưng với phân cực ngược
chiều nhau cho hai bộ phát đáp. Để thu được kênh của mình, các anten thu phải có
phân cực trùng với phân cực phát của kênh tương ứng. Đối với phân cực tuyến tính,
ta có thể cách ly phân cực bằng phân cực đứng và phân cực ngang. Đối với phân cực
tròn, cách lý phân cực nhận được bằng cách sử dụng phân cực tròn tay phải và phân
cực tròn tay trái. Vì các sóng mang với phân cực đối nhau có thể chổng lần lên nhau,
nên kỹ thuật này được gọi là tái sử dụng tần số.
Hình 2.2 cho thấy quy hoạch tần số và phân cực cho vệ tinh thông tin băng C

Hình 2.2 Quy hoạch tần số và phân cực(tần số trên hình tính bằng MHz)

Cũng có thể tái sử dụng tần số bằng các anten búp hẹp, và phương thức này có
thể kết hợp với tái sử dụng theo phân cực để cung cấp độ rộng băng tần hiệu dụng
2000 MHz trên cơ sở độ rông thực tế 500 MHz.
Đối với một trong số các nhóm phân cực, hình 2.3 cho thấy chi tiết hơn sơ đồ
phân kênh cho 12 bộ phát đáp. Dải tần thu hay dải tần đường lên là 5,925 đến 6,425
GHz. Các sóng mang có thể được thu trên một hay nhiều anten đồng phân cực. Bộ
lọc vào cho qua toàn bộ băng tần 500 MHz đến mày thu chung và loại bỏ tạp âm
cũng với nhiễu ngoài băng (nhiễu này có thể gây ra do các tín hiệu ảnh). Trong dải
thông 500 MHz này có thể có rất nhiều sóng mang được điều chế và tất cảc các sóng
mang này đều được khuyếch đại, biến đổi tần số trong máy thu chung. Biến đổi tần
số chuyển các sóng mang này vào băng tần số đường xuống 3,7 đến 4,2 MHz với độ
rộng 500 MHz. Sau đó các tín hiệu được phân kênh vào các độ rộng băng tần của
từng bộ phát đáp. Thông thường độ rộng băng tần cấp cho mỗi bộ phát đáp là 36
MHz với đoạn băng bảo vệ 4 MHz, vì thế 500MHz có thể đảm bảo kênh cho 12 bộ
phát đáp. Bộ phát đáp có thể xử lý một sóng mang được điều chế như tín hiệu TV

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 18 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

chẳng hạn hay có thể xử lý nhiều sóng mang đồng thời với mỗi sóng mang được điều
chế bởi tín hiệu điện thoại hay kênh băng gốc nào đó.

Hình 2.3 Các kênh của bộ phát đáp vệ tinh


─ Các thiết bị của bộ phát đáp bao gồm: máy thu băng rộng, bộ phân kênh,
bộ khuếch đại và bộ ghép kênh.
• Phân hệ anten
Anten trên vệ tinh thực hiện chức năng kép: thu đường lên và phát đường xuống.
Chúng có nhiều loại: từ các anten dipole có đặc tính vô hướng đến các anten tính
hướng cao phục vụ cho viễn thông, chuyển tiếp truyền hình và phát quảng bá.
Búp sóng của anten thường được tạo ra bởi các anten kiểu phản xạ, thường là bộ phản
xạ parabol tròn xoay. Hệ số khuếch đại của anten phản xạ parabol so với bộ phát xạ
đẳng hướng được xác định theo phương trình sau:

πD 2
G = η1 ( )
λ
trong đó λ là bước sóng của tín hiệu, D là đường kính bộ phản xạ và ηI
là hiệu suất mặt mở (thường có giá trị bằng 0,55). Độ rộng búp sóng -3dB được xác
định gần đúng như sau:

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 19 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

λ
θ 3dB ≅ 70
D
Tỷ số D/λ được coi là hệ số chủ chốt của các phương trình trên: hệ số khuếch
đại tỷ lệ thuận với (D/λ)2 và độ rộng búp sóng tỷ lệ nghịch với D/λ. Vì thế hệ số
khuếch đại sẽ tăng khi độ rộng búp sóng hẹp hơn bằng các tăng kích thước bộ phản
xạ và giảm bước sóng. Các bộ phản xạ kích thước lớn là các bộ phản xạ băng
6/4GHz. Các bộ phản xạ trong băng tần 14/12GHz với cùng hiệu năng sẽ có kích
thước nhỏ hơn nhiều
• Phân hệ thông tin
Hình 2.4 cho thấy phân hệ thông tin vệ tinh Morelos của Mexico để làm thí dụ.
Tải trọng trên Morelos được gọi là tải trọng lai ghép hay lưỡng băng vì nó mang các
bộ phát đáp băng C và băng K. Trong băng C nó cung cấp 12 kênh mỗi kênh rộng
36 MHz và sáu kênh băng rộng với mỗi kênh rộng 72 MHz. Trong băng K, nó cung
cấp bốn kênh với mỗi kênh rộng 108 MHz. Các kênh 36 MHz sử dụng các TWTA
7-W với dự phòng 12:14. Nghĩa là 12 bộ dự phòng cho 14 bộ hoạt động. Các kênh
72 MHz sử dụng các TWTA 10,5 W với dự phòng 6:8. Các máy thu được thiết kế
bằng linh kiện bán dẫn và với dự phòng 2:4cho băng C và 1:2 cho băng K.
Anten với bộ phản xạ tròn đường kính 180 cm được sử dụng cho băng C. Đây
là anten hai phân cực với tiếp sóng riêng băng C cho các phân cực ngang và đứng.
Anten băng K có bộ phản xạ Elip. Nó có dàn tiếp sóng riêng để tạo ra vùng
phủ sóng trên Mexico.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 20 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Bán cầu 6/4GHz


Vùng rộng 6/4GHz phân cực vuông góc
Vùng hẹp 14/11GHz phân cực đơn

Hình 2.4 Các khả năng phủ sóng của vệ tinh Atlantic INTELSAT VI (lưu ý: các
búp sóng hẹp 14/11GHz có thể khai thác và chuyển dịch theo yêu cầu)
• Phân hệ đo bám và điều khiển từ xa (TT&C)
Phân hệ TT&C (Telemetry, Tracking and Command: Đo từ xa, bám và điều
khiển) thực hiện một số chức năng thường xuyên trên vệ tinh. Chức năng đo từ xa
có thể hiểu như là đo trên một cự ly xa. Chẳng hạn tạo ra một tín hiệu điện tỷ lệ với
chất lượng được đo, mã hoá nó và phát nó đến trạm xa (trạm mặt đất). Dữ liệu trong
tín hiệu đo từ xa có cả thông tin độ cao nhận được từ các bộ cảm biến mặt trời và trái
đất, thông tin môi trường như cường độ từ trường và phương, tần suất ảnh hưởng
của thiên thạch.... và các thông tin về tầu vũ trụ như: nhiệt độ, điện áp nguồn, áp
suất nhiên liệu. Một số tần số được quốc tế quy định để phát tín hiệu đo từ xa cho
vệ tinh. Trong giai đoạn phóng vệ tinh, một kênh đặc biệt được sử dụng cùng với
anten vô hướng. Khi vệ tinh đã vào quỹ đạo ổn định, một trong số các bộ phát đáp
thường được sử dụng cùng với anten có hướng, khi xảy ra trình trạng khẩn cấp kênh
này sẽ được chuyển mạch trở về kênh đặc biệt khi phóng vệ tinh.
Có thể coi đo từ xa và điều khiển là các chức năng bù lẫn cho nhau. Phân hệ đo
từ xa phát thông tin về vệ tinh đến trạm mặt đất, còn phân hệ điều khiển thu các tín
hiệu, thường là trả lời cho thông tin đo từ xa. Phân hệ điều khiển giải điều chế và khi

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 21 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

cần thiết giải mã các tín hiệu điều khiển rồi chuyển chúng đến thiết bị thích hợp để
thực hiện hành động cần thiết. Vì thế có thể thay đổi độ cao, đấu thêm hoặc cắt
bớt các kênh, định hướng lại anten hoặc duy trì quỹ đạo (maneuvers) theo
lệnh từ mặt đất. Để tránh thu và giải mã các lệnh giả, các tín hiệu điều khiển được
mật mã hoá.
Bám vệ tinh được thực hiện bằng các tín hiệu hải đăng được phát đi từ vệ
tinh. Các tín hiệu này được TT&C trạm mặt đất thu. Bám đặc biệt quan trong trong
các giai đoạn chuyển và dịch quỹ đạo của quá trình phóng vệ tinh. Khi vệ tinh đã ổn
định, vị trí của vệ tinh địa tĩnh có xu thế bị dịch do các lực nhiễu khác nhau. Vì thế
phải có khả năng bám theo sự xê dịch của vệ tinh và phát đi các tín hiệu hiệu chỉnh
tương ứng. Các hải đăng bám có thể được phát trong kênh đo từ xa hay bằng các
sóng mang hoa tiêu tại các tần số trong một trong số các kênh thông tin chính hay bởi
các anten bám đặc biệt. Định kỳ cũng cần có thông tin về khoảng cách từ vệ tinh đến
trạm mặt đất. Thông tin này được xác định bằng cách đo trễ truyền các tín hiệu phát
riêng cho mục đích đo cự ly.
Ta thấy rằng các chức năng đo từ xa, bám và điều khiển là các khai thác phức
tạp đòi hỏi các phương tiện đặc biệt dưới đất ngoài các phân hệ TT&C trên vệ tinh.
Hình 2.5 cho thấy sơ đồ khối cho các phương tiện TT&C ở hệ thống vệ tinh Telesat
của Canada.

Hình 2.5 Hệ thống điều khiển vệ tinh

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 22 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

2.1.5. Phạm vi mặt đất


Trạm mặt đất là một phần của mạng vệ tinh. Nó cung cấp những chức năng
phát và nhận các tín hiệu lưu lượng từ và tới những vệ tinh. Nó cũng trực tiếp cung
cấp những giao diện cho mạng trái đất hay tới những đầu cuối người dùng. Trạm mặt
đất có thể gồm có những phần sau đây:
─ Anten phát và thu là những phần rõ ràng nhất của trạm mặt đất. Có nhiều
kích thước khác nằm trong phạm vi từ 0,5m tới 16 mét và hơn nữa.
─ Bộ khuếch đại tạp âm thấp của hệ thống thu với độ ồn nằm trong khoảng
từ 30 K tới vài trăm K
─ Bộ khuếch đại công suất cao (HPA) của máy phát với công suất từ vài
oát đến vài kilôoat phụ thuộc vào dung lượng
─ Điều chế,giải điều chế và dịch tần
─ Xử lý tín hiệu
─ Giao diện mạng mặt đất hoặc đầu cuối người dùng
Chi tiết về phần mặt đất của hệ thống thông tin vệ tinh.
• CÁC HỆ THỐNG TV GIA ĐÌNH, TVRO
─ Sơ đồ khối tổng quát của TVRO
Theo quy định truyền hình quảng bá trực tiếp đến máy thu TV gia đình được
thực hiện trong băng tần Ku (12 GHz). Dịch vụ này được gọi là dịch vụ vệ tinh
quảng bá trực tiếp (DBS: direct broadcast satellite). Tuỳ thuộc vào vùng địa lý ấn
định băng tần có thể hơi thay đổi. Ở Mỹ, băng tần đường xuống là 12,2 đến
12,7GHz. Tuy nhiên, hiện này nhiều gia đình sử dụng các chảo khá to (đường kính
khoảng 3m) để thu các tín hiệu TV đường xuống trong băng C (GHz). Các tín hiệu
đường xuống này không chủ định để thu gia đình mà dành cho việc chuyển đổi mạng
đến các mạng phân phối truyền hình (các đài phát VHF, UHF và cáp truyền hình).
Mặc dù có vẻ như thực tế thu các tín hiệu TV hiện nay được thiết lập rất tốt, nhưng
nhiều nhân tố kỹ thuật, thương mại và pháp lụât ngăn cản việc thu này. Các khác
biệt chính giữa các hệ thống TVRO (TV recieve only: chỉ thu TV) băng Ku và
băng C là ở tần số công tác của khối ngoài trời và các vệ tinh dành cho DBS ở băng
Ku có EIRP (công suất phát xạ đẳng hướng tương đương) cao hơn nhiều so với băng
C.
Hình 2.6 cho thấy các khối chính trong một hệ thống thu DBS của đầu cuối gia
đình. Tất nhiên cấu trúc này sẽ thay đổi trong các hệ thống khác nhau, nhưng sơ đồ
này sẽ cung cấp các khái niệm cơ sở về máy thu TV tương tự (FM). Hiện nay TV số
trực tiếp đến gia đình đang dẫn thay thế các hệ thống tương tự, nhưng các khối ngoài
trời vẫn giống nhau cho cả hai hệ thống.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 23 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 2.6 Sơ đồ khối đầu cuối thu DBS-TV/FM gia đình


─ Khối ngoài trời
Khối này bao gồm một anten thu tiếp sóng trực tiếp cho tổ hợp khuếch đại tạp
âm nhỏ/ biến đổi hạ tần. Thông thường bộ phản xạ parabol được sử dụng với loa thu
đặt ở tiêu điểm. Bình thường thiết kế có tiêu điểm đặt ngay trước bô phản xạ, nhưng
trong một số trường hợp để loại bỏ nhiễu tốt hơn, bộ tiếp sóng (Feed) có thể được đặt
lệch như thấy trên hình vẽ.
Kinh nghiệm cho thấy rằng có thể thu chất lượng đảm bảo bằng các bộ phản xạ
có đường kính từ 0,6 đến 1,6m (1,97-5,25 ft) và kích thước chỉ dẫn thông thường là
0,9m (2,95ft) và 1,2m (3,94 ft). Trái lại đường kính bộ phản xạ băng C (4GHz)
thường vào khoảng 3m (9,84 ft). Lưu ý rằng hệ số khuếch đại anten tỷ lệ thuận với
(D/ λ )2. So sánh khuếch đại của chảo 3m tại 4GHz với chảo 1m tại 12 GHz, ta thấy
trong cả hai trường hợp tỷ số D/ λ =40, vì thế khuếch đại của chúng bằng nhau. Tuy
nhiên mặc dù suy hao truyền sóng tại 12 GHz cao hơn nhiều so với 4GHz, nhưng ta
không cần anten thu có khuếch đại cao hơn vì các vệ tinh quảng bá trực tiếp làm việc
ở công suất phát xạ đẳng hướng tương đương cao hơn nhiều.
Băng tần đường xuống dải 12,2 đến 12,7 GHz có độ rộng 500 MHz cho phép
32 kênh TV với mỗi kênh có độ rộng là 24 MHz. Tất nhiên các kênh cạnh nhau sẽ
phần nào chồng lấn lên nhau, nhưng các kênh này được phân cực LHC và RHC đan
xen để giảm nhiễu đến các mức cho phép. Sự phân bố tần số như vậy được gọi là

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 24 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

đan xen phân cực. Loa thu có thể có bộ lọc phân cực được chuyển mạch đến phân
cực mong muốn dưới sự điều khiển của khối trong nhà.
Loa thu tiếp sóng cho khối biến đổi tạp âm nhỏ (LNC: low noise converter)
hay khối kết hợp khuếch đại tạp âm nhỏ (LNA: low noise amplifier) và biến đổi
(gọi chung là LNA/C). Khối kết hợp này được gọi là LNB (Low Noise Block: khối
tạp âm nhỏ). LNB đảm bảo khuếch đại tín hiệu băng 12 GHz và biến đổi nó vào dải
tần số thấp hơn để có thể sử dụng cáp đồng trục giá rẻ nối đến khối trong nhà. Dải
tần tín hiệu sau hạ tần là 950-1450 MHz (xem hình 2.6). Cáp đồng trục hoặc cáp
đôi dây được sử dụng để truyền công suất một chiều cho khối ngoài trời. Ngoài ra
cũng có các dây điều khiển chuyển mạch phân cực.
Khuếch đại tạp âm nhỏ cần được thực hiện trước đầu vào khối trong nhà để
đảm bảo tỷ số tín hiệu trên tạp âm yêu cầu. Ít khi bộ khuếch đại tạp âm nhỏ được đặt
tại phía đầu vào khối trong nhà vì nó có thể khuếch đại cả tạp âm của cáp đồng trục.
Tất nhiên khi sử dụng LNA ngoài trời cần đảm bảo nó hoạt động được trong điều
kiện thời tiết thay đổi và có thể bị phá hoại hoặc đánh cắp
─ Khối trong nhà cho TV tương tự (FM)
Tín hiệu cấp cho khối trong nhà thường có băng tần rộng từ 950 đến 1450
MHz. Trước hết nó được khuếch đại rồi chuyển đến bộ lọc bám để chọn kênh cần
thiết (xem hình 2.6). Như đã nói, đan xen phân cực được sử dụng vì thế khi thiết lâp
một bộ lọc phân cực ta chỉ có thể thu được một nửa số kênh 32 MHz. Điều này giảm
nhẹ hoạt động của bộ lọc bám vì bây giờ các kênh đan xen được đặt cách xa nhau
hơn.
Sau đó kênh được chọn được biến đổi hạ tần: thường từ dải 950 MHz vào 70
MHz, tuy nhiên cũng có thể chọn các tần số khác trong dải VHF. Bộ khuếch đại 70
MHz khuếch đại tín hiệu đến mức cần thiết cho giải điều chế. Sự khác biệt chính giữa
DBS và TV thông thường ở chỗ DBS sử dụng điều tần còn TV thông thường sử dụng
điều biên (AM) ở dạng đơn biên có nén (VSSB: Vestigal Single Sideband). Vì thế
cần giải điều chế sóng mang 70 MHz và sau đó tái điều chế AM để tạo ra tín hiệu
VSSB trước khi tiếp sóng cho các kênh VHF/UHF của máy TV tiêu chuẩn.
Máy thu DBS còn cung cấp nhiều chức năng không được thể hiện trên hình 2.6.
Chẳng hạn các tín hiệu Video và Audio sau giải điều chế ở đầu ra V/A có thể cung
cấp trực tiếp cho các đầu V/A của máy thu hình. Ngoài ra để giảm nhiễu người ta còn
bổ sung vào sóng mang vệ tinh một dạng sóng phân tán năng lượng và máy thu DBS
có nhiệm vụ loại bỏ tín hiệu này. Các đầu cuối cũng có thể được trang bị các bộ lọc
IF để giảm nhiễu từ các mạng TV mặt đất và có thể phải sử dụng bộ giải ngẫu nhiên
hoá (giải mã) để thu một số chương trình.
─ Hệ thống anten chủ
Hệ thống TV anten chủ (MATV: Master- Antena TV) đảm bảo thu các kênh
DBS/TV cho một nhóm người sử dụng, chẳng hạn cho các người thuê căn hộ trong
toà nhà. Hệ thống này gồm một khối ngoài trời (anten và LNA/C) tiếp sóng cho

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 25 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

nhiều khối trong nhà (xem hình 2.7). Hệ thống này căn bản giống như hệ thống
gia đình đã trình bầy ở trên nhưng cho phép từng người sử dụng truy nhập độc lập
đến tất cả các kênh. Ưu điểm của hệ thống này là chỉ cần một khối ngoài trời, nhưng
phải có các LNA/C và cáp tiếp sóng riêng cho từng phân cực. So với hệ thống một
người sử dụng, cần có anten lớn hơn (đường kính 2 đến 3 m) để đảm bảo tỷ số tín
hiệu trên tạp âm cho tất cả các khối trong nhà.

Nhóm kênh phân cực


LHC

LNA/C
Diplexer phân
cực Bộ phản xạ
LNA/C parabol

Nhóm kênh phân


cực RHC
Khối ngoài trời

Bộ chia Khối trong nhà


công suất
Bộ chọn
Bộ điều
nhóm Máy thu 1
chế 1
kênh

Hình 2.7 Hệ thống anten chủ


─ Hệ thống anten tập thể
Hệ thống TV anten tập thể (CATV: Community Atenna TV) sử dụng một khối
ngoài trời với các tiếp sóng riêng cho từng phương phân cực giống như hệ thống
MTAV để có thể cung cấp tất cả các kênh đồng thời tại máy thu trong nhà. Thay vì
sử dụng một máy thu riêng cho từng người sử dụng, tất cả các sóng mang đều được
giải điều chế tại một hệ thống lọc-thu chung như ở hình 2.8. Sau đó tất cả các kênh
được kết hợp vào một tín hiệu ghép chung để truyền dẫn theo cáp đến các thuê bao.
Đối với các vùng xa, thay vì dùng cáp phân phối, người ta có thể phát lại quảng bá tin
hiệu bằng một đài phát TV ở xa với sử dung anten đường kính 8m (26,2 ft) để thu tín
hiệu vệ tinh trong băng C.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 26 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Cũng có thể phân phối chương trình thu từ vệ tinh bằng hệ thống CATV.

950-1450 từ các khối ngoài trời

Máy thu Máy thu


băng rộng băng rộng

Các bộ lọc kênh

1 3 5 2 4 6
Các bộ giải điều chế

Bộ kết hợp

Cáp phân
phối

Hình 2.8 Cấu trúc khối trong nhà cho hệ thống TV anten tập thể(CATV)
• Các trạm mặt đất phát thu
Trong các phần trước ta đã xét các trạm TV chỉ thu. Tất nhiên, ở một nơi nào
đó ta cần có một tram phát để hoàn thiện đường truyền. Trong một số trường hợp chỉ
cần trạm chỉ phát, chẳng hạn khi chuyển tiếp tín hiệu truyền hình đến các trạm chỉ thu
TV ở xa.. Các trạm phát thu đảm bảo cả hai chức năng và thường được sử dụng cho
viễn thông với lưu lượng bao hàm cả mạng TV.
Các phần tử cơ bản của một trạm mặt đất có dự phòng được cho trên hình 2.9.
Nhắc lại rằng dự phòng có nghĩa một số khối được nhân đôi. Một khối được dự
phòng kép này khi bị sự cố sẽ tự động chuyển mạch đến khối dự phòng. Các khối dự
phòng được vẽ trên hình 2.9 ở dạng đường ngắt quãng.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 27 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 2.9 Các phần tử căn bản của một trạm mặt đất có dự phòng
Sơ đồ khối chi tiết của trạm phát thu mặt đất được cho ở hình 2.10, trong đó
để dễ nhìn ta không trình bày các khối dự phòng.

Hình 2.10 Sơ đồ chi tiết một trạm thu phát


Nhìn từ phía dưới sơ đồ, trước hết ta thấy thiết bị kết nối trạm vệ tinh mặt đất
với mạng viễn thông mặt đất. Để giải thích ta sẽ xét lưu lượng điện thoại. Lưu lượng
này có thể gồm nhiều kênh điện thoại được ghép với nhau theo tần số, hoặc thời gian.
Ghép kênh này có thể khác với ghép kênh cần thiết để truyền dẫn vệ tinh, vì thế khối
tiếp theo là thiết bị ghép kênh thực hiện lập khuôn dạng lại cho lưu lượng. Sau đó

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 28 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

luồng ghép được điều chế ở trung tần (IF), thường là 70 MHz. Nhiều tầng trung tần
song song được sử dụng cho từng sóng mang được phát. Sau khuyếch đại IF 70 MHz,
tín hiệu sau điều chế được biến đổi nâng tần đến tần số sóng mang cần thiết. Nhiều
sóng mang có thể được phát cùng một lúc và mặc dù đây là các tần số khác nhau, các
sóng mang được đặc tả theo tần số: các sóng mang 6GHz hay các sóng mang 14
GHz.
Cần lưu ý rằng mỗi sóng mang có thể được sử dụng cho nhiều điểm nhận.
Nghĩa là chúng mang lưu lượng đến các trạm khác nhau. Chẳng hạn một sóng mang
vi ba có thể mang lưu lượng đến Boston và New York. Cùng một sóng mang được
thu tại hai điểm, được lọc ra bởi các bộ lọc tại trạm mặt đất thu.
Sau khi đi qua bộ biến đổi nâng tần, các sóng mang được kết hợp và tín hiệu
tổng băng rộng được khuếch đại. Tín hiệu băng rộng sau khuếch đại đựơc tiếp sóng
đến anten qua bộ ghép song công: Diplexer. Diplexer cho phép anten xử lý đồng thời
nhiều tín hiệu phát và thu.
Anten trạm làm việc ở cả hai chế độ phát thu đồng thời nhưng tại các tần số
khác nhau. Trong băng C, đường lên danh định hay tần số phát là 6GHz và đường
xuống hay tần số thu là 4GHz. Trong băng Ku, tần số đường lên danh định là 14 GHz
và đường xuống là 12 GHz. Do các anten khuếch đại cao được sử dụng cho cả hai
đường, nên chúng có các búp sóng rất hẹp. Búp sóng hẹp này cần thiết để ngăn chặn
nhiễu giữa các đường vệ tinh lân cận. Trong trường hợp băng C, cũng cần tránh nhiễu
đến từ các tuyến vi ba mặt đất . Các tuyến vi ba mặt đất không hoạt động tại các tần
số băng Ku.
Trong nhánh thu (phía phải của hình 2.10), tín hiệu thu được khuếch đại trong
bộ khuếch đại tạp âm nhỏ sau đó được chuyển đến bộ chia để tách thành các sóng
mang khác nhau. Các sóng mang này được biến đổi hạ tần đến băng IF rồi được
chuyển đến khối ghép kênh để được chỉnh lại khuôn dạng cần thiết cho mạng mặt
đất.
Cần lưu ý rằng dòng lưu lượng phía thu khác với dòng này ở phía phát. Số
lượng sóng mang, khối lượng lưu lượng được mang sẽ khác nhau và luồng ghép đầu
ra không nhất thiết phải mang các kênh điện thoại được mang ở phía phát.
Tồn tại nhiều loại trạm mặt đất khác nhau phụ thuộc vào các yêu cầu dịch vụ.
Theo nghĩa rộng có thể phân loại lưu lượng thành: tuyến lưu lượng cao, tuyến lưu
lượng trung bình và tuyến lưu lượng thấp. Trong kênh tuyến lưu lượng thấp, một
kênh phát đáp (36 MHz) có thể mang nhiều sóng mang và mỗi sóng mang liên kết
với một kênh thoại riêng. Chế độ hoạt động này được gọi là một sóng mang trên một
kênh (SCPC: Single Carrier per Channel). Ngoài ra còn có chế độ đa truy nhập. Cụ
thể về các chế độ này sẽ được xét ở chương các hệ thống thông tin vệ tinh FDMA và
TDMA. Kích thước anten thay đổi từ 3,6 m (11,8ft) đối với các trạm di động trên xe
đến 30 m (98,4ft) đối với đầu cuối chính.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 29 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Kênh tuyến lưu lượng trung bình cũng đảm bảo đa truy nhập hoặc theo FDMA
hoặc theo TDMA. Các chế độ đa truy nhập này cũng được xét trong chương tương
ứng. Kích thước anten từ 30 m (89,4ft) cho trạm chính đến 10 m (32,8 ft) cho các
trạm xa.
Trong hệ thống tuyến lưu lượng cao, mỗi kênh vệ tinh (độ rộng băng tần 36
MHz) có thể mang 960 kênh thoại cho một đường hoặc một kênh TV kết hợp với
kênh tiếng. Như vậy kênh phát đáp cho kênh tuyến lưu lượng lớn mang một tín hiệu
băng rộng: có thể là TV hay luồng ghép các kênh thoại. Đường kính anten của hệ
thống này ít nhất là 30 m (98,4ft) được thiết kế cho trạm mặt đất tiêu chuẩn A của
INTELSAT. Các anten lớn này có trọng lương đến 250 tấn vì thế phải có nền đỡ rất
chắc chắn và ổn định. Các anten đường kính lớn này đảm bảo các búp sóng rất hẹp và
vì thế phải tránh xê dịch để không làm lệch hướng anten. Đối với vùng có băng và
tuyết rơi cần có lò sưởi bên trong.
Mặc dù các anten này được sử dụng cho các vệ tinh địa tĩnh, nhưng vẫn xẩy ra
trôi vệ tinh. Ảnh hưởng này cùng với búp sóng anten rất hẹp vì thế cần đảm bảo một
giới hạn nhất định về độ bám. Điều chỉnh từng nấc theo phương vị và góc ngẩng
được thực hiện dưới sự điều khiển của máy tính để đạt được tín hiệu thu cực đại.
Việc đảm bảo liên tục nguồn nuôi cũng là một vấn đề quan trọng khi thiết kế
các trạm mặt đất phát thu. Trừ các trạm nhỏ nhất, cần thể sử dụng nguồn dự phòng từ
điện mạng hoặc acquy và các máy phát điện. Nếu điện lưới bị sự cố, các acquy lập
tức thay thế. Đồng thời máy nổ được đề và nhanh chóng thay thế các acqui.
2.1.6. Quỹ đạo vệ tinh
Quỹ đạo là một trong những tài nguyên quan trọng cho vệ tinh trong không
gian. Có nhiều cách khác nhau để phân loại quỹ đạo vệ tinh ( xem hình 2.6)
Theo độ cao của những vệ tinh, quỹ đạo vệ tinh có thể được phân loại theo
những kiểu sau đây:
─ Quỹ đạo (vệ tinh) thấp (LEO) có một phạm vi độ cao nhỏ hơn 5000 km.
Những vệ tinh nằm trong quỹ đạo này được gọi là những vệ tinh LEO.
Chu kì của vệ tinh là khoảng 2-4 giờ
─ Quỹ đạo (vệ tinh) trung bình (MEO) có phạm vi độ cao nằm trong
khoảng từ 5000-20.000Km .những vệ tinh nằm trong quỹ đạo này gọi là
vệ tinh MEO. Chu kỳ của vệ tinh là khoảng 4-12 giờ
─ Quỹ đạo Elip cao (HEO) có độ cao lớn hơn 20.000Km ,những vệ tinh
nằm trong quỹ đạo này gọi là vệ tinh HEO,chu kì của vệ tinh lớn hơn 12h
─ GSO (Geostationary Orbit) hay GEO (Geostatinary Earth Orbit): quỹ đạo
địa tĩnh

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 30 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 2.11 Quỹ đạo của vệ tinh


2.1.7. Dải tần số phát của vệ tinh
Dải tần số là tài nguyên quan trọng khác của liên kết mạng vệ tinh và cũng là
một tài nguyên khan hiếm.
Phân bố tần số cho các dịch vụ vệ tinh là một quá trình rất phức tạp đòi hỏi sự
cộng tác quốc tế và có quy hoạch. Phân bố tần được thực hiện dưới sự bảo trợ của
Liên đoàn viễn thông quốc tế (ITU). Để tiện cho việc quy hoạch tần số, toàn thế giới
được chia thành ba vùng:
Vùng 1: Châu Âu, Châu Phi, Liên xô cũ và Mông Cổ
Vùng 2: Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Đảo Xanh
Vùng 3: Châu Á (trừ vùng 1), Úc và Tây nam Thái Bình Dương
Trong các vùng này băng tần được phân bổ cho các dịch vụ vệ tinh khác nhau,
mặc dù một dịch vụ có thể được cấp phát các băng tần khác nhau ở các vùng khác
nhau. Các dịch vụ do
vệ tinh cung cấp bao gồm:
─ Các dịch vụ vệ tinh cố định (FSS)
─ Các dịch vụ vệ tinh quảng bá (BSS)
─ Các dịch vụ vệ tinh di động (MSS)
─ Các dịch vụ vệ tinh đạo hàng
─ Các dịch vụ vệ tinh khí tượng
Từng phân loại trên lại được chia thành các phân nhóm dịch vụ; chẳng hạn dịch
vụ vệ tinh cố định cung cấp các đường truyền cho các mạng điện thoại hiện có cũng

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 31 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

như các tín hiệu truyền hình cho các hãng TV cáp để phân phối trên các hệ thống cáp.
Các dịch vụ vệ tinh quảng bá có mục đích chủ yếu phát quảng bá trực tiếp đến gia
đình và đôi khi được gọi là vệ tinh quảng bá trực tiếp (DBS:direct broadcast setellite),
ở Châu Âu gọi là dịch vụ trực tiếp đến nhà (DTH: direct to home). Các dịch vụ vệ
tinh di động bao gồm: di động mặt đất, di động trên biển và di động trên máy bay.
Các dịch vụ vệ tinh đạo hàng bao gồm các hệ thống định vị toàn cầu và các vệ tinh
cho các dịch vụ khí tượng thường cung cấp cả dịch vụ tìm kiếm và cứu hộ
Phạm vi tần số vô tuyến nằm trong khoảng từ 3 kHz đến 300 GHz, truyền
thông trên 60 GHz nói chung không thực hiện được vì yêu cầu công suất cao và chi
phí tốn kém cho thiết bị. Phần băng thông này được sử dụng cho những mối liên kết
truyền thông sóng cực ngắn (vi ba) mặt đất và cho truyền thông di động mặt đất như
mạng GSM và 3G và mạng LAN không dây ngày nay
Ngoài ra, môi trường truyền dẫn giữa vệ tinh và trạm mặt đất như mưa
,tuyết,khí và các nhân tố khác giới hạn đến công suất vệ tinh cũng như băng tần trong
quá trình truyền thông vệ tinh.Hình sau cho ta thấy sự suy hao của các băng tần khác
nhau do do mưa, sương mù và khí.

Hình 2.12 sự suy hao của các băng tần khác nhau do A:mưa,B:sương mù,C: khí
Liên kết công suất hạn chế bởi băng thông và công suất truyền được dùng cho
truyền dẫn.Dải thông tần số được cấp phát bởi ITU. Có vài băng tần được cấp phát
cho truyền thông vệ tinh. Bảng 1.1 cho thấy các băng thông khác nhau dành cho
truyền thông vệ tinh.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 32 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Các loại băng tần Giá trị(GHz)

VHF 0,1-0,3

UHF 0.3–1.12

L band 1.12–2.6

S band 2.6–3.95

C band 3.95–8.2

X band 8.2–12.4

Ku band 12.4–18

K band 18.0–26.5

Ka band 26.5–40

V 40,0-75

W 75-110

mm 110-300

µm 300-3000

Bảng 2.1 Các loại băng tần của truyền thông vệ tinh
Băng Ku là băng nằm dưới băng K còn băng Ka là băng nằm trên K. Ku là
băng hiện nay được sử dụng cho các vệ tinh quảng bá trực tiếp và nó cũng được sử
dụng cho một số dịch vụ vệ tinh cố định. Băng C được sử dụng cho các dịch vụ vệ
tinh cố định và các dịch vụ quảng bá trực tiếp không được sử dụng băng này. Băng
VHF được sử dụng cho một số dịch vụ di động và đạo hàng và để truyền số liệu từ
các vệ tinh thời tiết. Băng L được sử dụng cho các dịch vụ di động và các hệ thống
đạo hàng. Đối với các dịch vụ vệ tinh cố định trong băng C, phần băng được sử dụng
rộng rãi nhất là vào khoảng từ 4 đến 6 GHz. Hầu như các tần số cao hơn được sử
dụng cho đường lên và thường băng C được ký hiệu là 6/4 GHz trong đó con số viết
trước là tần số đường lên. Đối với dịch vụ quảng bá trực tiếp trong băng Ku, dải
thường được sử dụng là vào khoảng từ 12 đến 14 GHz và được ký hiệu là 14/12 GHz.
Mặc dù các ấn định tần số được thực hiện cụ thể hơn và chúng có thể nằm ngoài các
giá trị được trích dẫn ở đây (chẳng hạn các ấn định tần số băng Ku có thể là 14,030
GHz và 11,730 GHz), các giá trị gần đúng được đưa ra ở trên hoàn toàn thoả mãn cho
các tính toán có liên quan đến tần số

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 33 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

2.2. Đặc điểm của mạng vệ tinh


Hầu hết hiện nay truyền thông vệ tinh sử dụng bộ lặp tần số vô tuyến(RF) hay
vệ tinh ”ống cong”.Hoạt động của 1 vệ tinh tối thiểu là khôi phục lại tín hiệu số đã
nhận ,nó có thể mã hoá hoặc giải mã các chuỗi bit , nó cũng có thể có một số khối
chuyển mạch lớn và đường truyền giữa các vệ tinh(ISL)
Đường truyền vô tuyến (sử dụng sóng cực ngắn LOS) Cung cấp đường truyền
thực cho các bit và byte tại lớp vật lý của mô hình quy chiếu phân lớp. Có ba vấn đề
kỹ thuật cơ bản trong đường truyền vô tuyến vệ tinh tới vệ tinh được định vị ở
khoảng cách rất xa từ những trạm đầu cuối mặt đất .
Downlink Typical utilisation in FSS for
Denomination Uplink (bandwith)
(bandwith) GEO

International domestic satellite:


5.540-6.425
6/4C band 3.625-4.2MHz intelsat,USA,canada,china,france
(575MHz)
Japan, indonesia

7.925-8.425 7.25-
8/7 X band Govermental ,military satellites
(500MHz) 7.75(500MHz)

International domestic satellite:


10.95-11.2
Intelsat in region 1 and 3

11.45-11.7
Intelsat, Eutelsat,
12.2-12.75
France,German,Spain,Russia
(1000MHz)

13-14/11-12 13.75- 10.95-11.2 International domestic satellite


Ku band 14.5(750MHz) Intelsat in region 2

11.45-11.7
12.5-12.75 Intelsat, USA,Canada, Spain
(700MHz)

17.3- BSS band


18/12 Feeder link for BSS
18.1(800MHz)
30/20
27.5-30.0 17.7- International domestic satellite
Ka band 20.2(2500MHz)
(2500MHz) Intelsat EUROPE,USA,Japan

42.5-45.5 18.2-21.2
40/20 Ka band Govermental ,military satellites
(3000MHz) (3000MHz)

Bảng 2.2 ví dụ về sử dụng dải băng tần trong GEO

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 34 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

2.2.1. Độ trễ truyền sóng


Vấn đề đầu tiên cần giải quyết đó là đối với khoảng cách xa. Đối với vệ tinh
GEO, thời gian yêu cầu truyền giữa những khoảng cách _ chẳng hạn, từ trạm mặt đất
này tới trạm mặt đất khác là 250 ms. Thời gian truyền đi về sẽ là 2 x 250 hay 500
ms.Thời gian truyền sóng này lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn hệ thống mặt đất .
Một trong những vấn đề chính đó là thời gian truyền sóng và kết quả tiếng vọng trên
mạch điện thoại. Độ đáp ứng trễ của những mạch dữ liệu nào đó cho các hệ thống
truyền khối hay gói và yêu cầu lựa chọn cẩn thận của hệ thống báo hiệu điện thoại
hoặc độ trễ do nối có thể trở nên thừa
2.2.2. Suy hao đường truyền và giới hạn công suất
Vấn đề thứ hai là với khoảng cách càng xa thì suy hao càng nhiều. Với sóng
ngắn LOS ta có sự suy hao trong không gian tự do vào khoảng 145 dB. Trong trường
hợp vệ tinh nằm ở độ cao 22 300 miles hoạt động trong tần số 4.2 GHz, thì suy hao
trong không gian tự do là 196 dB và tại 6 GHz là 199 dB và tại 14 GHz thì suy hao
khoảng 207 dB. Vấn đề này hiện nay không thể khắc phục được từ trái đất đến vệ
tinh,Trong trường hợp này thì việc truyền với công suất cao và các anten có độ lợi
cao sẽ là một giải pháp tốt
Đường truyền từ vệ tinh tới trái đất bị giới hạn công suất vì hai lý do sau:
─ Trong băng tần chia sẻ với những dịch vụ tại mặt đất, phổ biến nhất là dải
tần 4- GHz, để bảo đảm không giao thoa với những dịch vụ khác; Và.
─ Trong bản thân vệ tinh, chúng có thể thu được năng lượng chỉ từ pin mặt
trời. Vệ tinh nhận được một nguồn năng lượng rất lớn từ mặt trời để điều
chế ra năng lượng cần thiết RF ; như vậy,ở đường truyền xuống, từ vệ
tinh đến trái đất, mức tín hiệu nhận được sẽ là thấp hơn nhiều so với trên
những đường truyền vô tuyến tương ứng, và cụ thể là thấp hơn khoảng
150 dBW
2.2.3. Không gian quỹ đạo và băng thông giới hạn đối với vùng bao phủ của vệ
tinh
Vấn đề thứ ba là sự tập trung nhiều vệ tinh . Quỹ đạo xích đạo của chúng ta bị
lấp đầy bởi những vệ tinh địa tĩnh. Giao thoa tần số sóng vô tuyến của hệ thống vệ
tinh này sang hệ thống vệ tinh khác đang ngày càng gia tăng. Điều này thì càng đúng
hơn đối với những hệ thống dùng anten nhỏ tại trạm đất với việc mở rộng độ rộng
chùm tia sẵn có của nó. Chính điều này làm bùng nổ sự tắc nghẽn tần số từ những
trạm phát.
2.2.4. Hoạt động phức tạp của vệ tinh tầm thấp(LEO)
Ngoài vệ tinh GEO, chúng ta cũng thấy hoạt động của hệ thống vệ tinh quỹ đạo
tầm thấp, nó có thể mở ra tiềm năng của những vệ tinh. Những vệ tinh loại này có
quỹ đạo có độ cao thấp nhất ở trên trái đất. Chính điều này có thể giảm bớt vấn đề độ

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 35 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

trễ và suy hao đường truyền , nhưng phát sinh nhiều sự phức tạp hơn trong việc bảo
trì những đường truyền dữ liệu giữa những thiết bị đầu cuối mặt đất và vệ tinh vì sự
chuyển động nhanh của tập hợp các vệ tinh LEO.

CHƯƠNG 3. KHÁI NIỆM MẠNG VÀ QUỸ ĐẠO VỆ TINH

3.1. Các định luật vật lý


Cũng như các trạm mặt đất di động cơ sở, hệ thống những thông tin vệ tinh
cũng phải được đặt trên một nền tảng hay kênh truyền. Những định luật vật lý cho
phép chúng ta xác định đặt các trạm cơ sở trên bầu trời để hình thành một phần của
mạng ở chỗ nào và như thế nào.
3.1.1. Ba định luật vật lý của Kepler
a. Định luật Kepler thứ nhất: quỹ đạo vệ tinh
Định luật Kepler thứ nhất phát biểu rằng đường chuyển động của một vệ tinh
xung quang vật thể sơ cấp sẽ là một hình elip. Một hình elip có hai tiêu điểm F1 và
F2 như thấy ở hình 3.1. Tâm khối lượng của hệ thống hai vật thể này được gọi là tâm
bary luôn luôn nằm tại một trong hai tiêu điểm. Trong trường hợp được xét do sự
khác biệt rất lớn giữa khối lượng của quả đất và vệ tinh, tâm khối lượng trùng với
tâm của trái đất và vì thế tâm trái đất luôn nằm trong một tiêu điểm.

Trục
phụ

Trục Tâm
chính elip

Hình 3.1 Các tiêu điểm F1,F2 bán trục chính a và bán trục phụ b của elip
Bán trục chính của Elip được ký hiệu là a và bán trục phụ được ký hiệu là b.
Độ lệch tâm e được xác định như sau:
a − b2
e=
a
Độ lệch tâm (tâm sai) và bán trục chính là hai thông số để xác định các vệ tinh
quay quanh trái đất. 0<e<1 đối với một quỹ đạo vệ tinh. Khi e=0 quỹ đạo trở thành
đường tròn.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 36 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

b. Định luật Kepler thứ hai: vùng được quét bởi vectơ vệ tinh.
Định luật Kepler thứ hai phát biểu rằng trong các khoảng thời gian bằng nhau,
vệ tinh sẽ quét các diện tích bằng nhau trong mặt phẳng quỹ đạo của nó với tiêu
điểm tại tâm bary (hình 3.2)

A2

S2

A2

S2
vệ tinh

Hình 3.2 Định luật kepler thứ 2


Từ hình 2.2 ta thấy nêú coi rằng vệ tich chuyển dịch các quãng đường là S1 và
S2 mét trong 1 giây thì các diện tích A1 và A2 bằng nhau. Do S1 và S2 là tốc độ
bay của vệ tinh nên từ định luật diện tích bằng nhau này, ta rút ra rằng tốc độ S2 thấp
hơn tốc độ S1. Từ đây ta suy ra rằng vệ tinh phải mất nhiều thời gian hơn để bay hết
một quãng đường cho trước khi nó cách xa quả đất hơn. Thuộc tính này được sử
dụng để tăng khoảng thời gian mà một vệ tinh có thể nhìn thấy các vùng quy định của
quả đất.
c. Định luật Kepler thứ ba: chu kỳ quỹ đạo
Định luật Kepler thứ ba phát biểu rằng bình phương chu kỳ quỹ đạo tỷ lệ
mũ ba với khoảng cách trung bình giữa hai vật thể. Khoảng cách trung bình bằng
bán trục chính a. Đối với các vệ tinh nhân tạo bay quanh quả đất, ta có thể trình bày
định luật Kepler thứ ba như sau:
u
3
A=
n
trong đó n là chuyển động trung bình của vệ tinh đo bằng radian trên giây và
μ là hằng số hấp dẫn địa tâm quả đất. Với a đo bằng mét, giá trị này là:

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 37 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

μ = 3,986005×1014m3/sec2
Phương trình 2.2 chỉ áp dụng cho trường hợp lý tưởng khi một vệ tinh quay
quanh một quả đất cầu lý tưởng có khối lượng đồng đều và không bị tác động
nhiễu chẳng hạn sự kéo trôi của khí quyển.
Với n đo bằng radian trên giây, chu kỳ quỹ đạo đo bằng giây được xác định
như sau:

p=
n
Ý nghĩa của định luật Kepler thứ ba là nó cho thấy quan hệ cố định giữa chu
kỳ và kích thước. Một dang quỹ đạo quan trọng là quỹ đạo địa tĩnh chu kỳ của quỹ
đạo này được xác định bởi chu kỳ quay của quả đất. Thí dụ dưới đây cho thấy sự
xác định bán kính gần đúng của quỹ đạo địa tĩnh.
3.1.2. Ba định luật của Newton về chuyển động và định luật hấp dẫn
a. Một vật thể trong trạng thái tĩnh sẽ chỉ chuyển động khi chịu ảnh hưởng của
lực. Nó sẽ chuyển động mãi theo chiều thẳng với vận tốc không đổi (tức là
chuyển động thẳng đều) chừng nào không có một lực khác tác động vào nó và
làm thay đổi đường đ
b. Khi một lực tác động vào một vật thể, nó sẽ thay đổi động năng của vật theo
đúng hướng mà nó tác dụng. Gia tốc (vận tốc tăng theo thời gian khi vật
chuyển động) sẽ tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác động.
d2r
F =m 2
dt
Hay F = m.a
c. Khi một vật thể tác dụng một lực vào một vật thể khác thì vật bị tác dụng này
cũng sẽ tác dụng lại một lực theo chiều ngược lại.
FAB = FBA
Quan trọng hơn Newton còn đưa ra chứng minh toán học về lực hút của trái đất
và đã trở thành định luật trọng lực phổ biến:
1 r
F = gm1 m2
r2 r
Vectơ F là vectơ lực của vật m1 tác dụng lên vật m2 theo hướng từ m1 tới m2,
r
g=6,672.10-11m3/kg/s2 là hằng số gia tốc trọng lực , r là khoảng cách giữa 2 vật, và
r
là vectơ đơn vị biểu diễn hướng từ m1 đến m2, chúng ta cũng có thể sử dụng công

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 38 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

thức này để biểu diễn lực giữa mặt trời và trái đất bằng cách cho m1 là khối lượng của
mặt trời và m2 là khối lượng của trái đất.
3.2. Tham số quỹ đạo của vệ tinh.
Để định nghĩa quỹ đạo của một vệ tinh trong không gian, yêu cầu tham số quỹ
đạo. Hình dạng của một quỹ đạo được mô tả bởi hai tham số: nửa trục chính (a) và độ
lệch tâm (E). vị trí của mặt phẳng quỹ đạo trong không gian được xác định bằng
những tham số khác: độ nghiêng (i), độ xích kinh của nút ( Ω ) và đối số điểm cận
điểm ( ϖ ). Nửa trục chính (a) cũng xác định chu kỳ (T) của quỹ đạo vệ tinh mặt đất.
3.2.1. Nửa trục chính (a)
Tham số này xác định kích thước của quỹ đạo (Km). Nó được định nghĩa là
một nửa của trục chính, với chiều dài của dây cung là qua 2 tiêu điểm của quỹ đạo
ellipse .Đối với quỹ đạo vòng tròn, nửa trục chính (a) đơn giản đó là bán kính của
vòng tròn. Hình 2.2 minh họa nửa trục chính và những tham số quỹ đạo khác.
3.2.2. Độ lệch tâm (e)
Độ lệch tâm (e) xác định hình dạng của quỹ đạo.Là một hằng số hình học
không có đơn vị với một giá trị là 0 và 1.Quỹ đạo vòng tròn thuần tuý có độ lệch tâm
bằng 0. Những giá trị sau đây của E định nghĩa những kiểu quỹ đạo vệ tinh:
─ Đối với e=0 =>quỹ đạo là hình tròn
─ Đối với e<1 =>quỹ đạo là ellipse
─ Đối với e=1=> quỹ đạo là parabol
─ Đối với e>1=>Quỹ đạo là hiperbol
3.2.3. Độ nghiêng của quỹ đạo(i)
Độ nghiêng (i) xác định độ nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo đối với mặt phẳng
xích đạo trái đất và là một góc được đo bằng độ. Nó được định nghĩa là 1 góc giữa
hai mặt phẳng xem hình 2.3. Một quỹ đạo với độ nghiêng bằng 0 được gọi là quỹ
đạo xích đạo , quỹ đạo với độ nghiêng bằng 900 được gọi là quỹ đạo cực.Độ nghiêng
của quỹ đạo nhỏ hơn 90 độ thì cùng chiều quay với thiên thế chủ và với độ nghiêng
(i) nằm trong khoảng 900-1800 thì ngược chiều với thiên thể chủ .Độ nghiêng giới hạn
cực đại là 180 độ.
Theo góc nghiêng (i) của mặt phẳng quỹ đạo, góc nghiêng giữa mặt phẳng trái
đất và mặt phẳng quỹ đạo vệ tinh, quỹ đạo vệ tinh trình bày ở hình 2.4 có thể phân
loại thành các loại sau:
─ Quỹ đạo xích đạo với điều kiện i=0 chẳng hạn xích đạo trái đấtd
─ Quỹ đạo nghiêng với điều kiện 0<i<900 .Mặt phẳng quỹ đạo và mặt
phẳng xích đạo trái đất nghiêng với nhau 1 góc là i
─ Quỹ đạo cực nếu I = 900 . Mặt phẳng quỹ đạo chứa cực của trái đất.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 39 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

mặt phẳng quỹ đạo trùng mặt phẳng xích đạo


mặt phẳng quỹ đạo nghiêng 1 góc i (0<i<900)
Hình 3.3 Độ nghiêng của quỹ đạo(i)

Quỹ đạo cực

Quỹ đạo nghiêng

Quỹ đạo xích đạo

Hình 3.4 Quỹ đạo cực,nghiêng và xích đạo


3.2.4. Độ xích kinh của điểm (Ω) và đối số cận điểm (ω)
Độ xích kinh của điểm (Ω) là việc xác định độ quay của mặt phẳng quỹ đạo, và
nó là một góc được đo bằng độ. Nó được định nghĩa là một góc trong mặt phẳng xích
đạo , là góc giao của 2 đường thẳng nằm trong mặt phẳng xích đạo và mặt phẳng quỹ
đạo xem Hình 3.5

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 40 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 3.5 Độ xích kinh của điểm(0 ≤ Ω ≤ 360) Hình 3.6 Đối số cận
điểm(0 ≤ Ω ≤ 360)
Đối số cận điểm (ω) xác định độ quay của cận điểm trên mặt phẳng quỹ đạo
xem hình 3.6 và đơn vị được tính bằng độ
3.3. Quỹ đạo hữu ích
Theo định luật Kepler thứ 3, chu kì quay của quỹ đạo vệ tinh là tỷ lệ với
khoảng cách từ nó đến trái đất.Những vệ tinh nằm trong quỹ đạo thấp, độ cao của nó
nằm khoảng vài trăm tới một nghìn Km có chu kỳ quỹ đạo nhỏ hơn 2 giờ, từ đó ta
thấy rằng mặt trăng có độ cao 380.000Km và chu kỳ quay của nó khoảng 27 ngày
đây chính là cơ sở tính toán lịch của người Trung Quốc và trái đất có chu kỳ quỹ đạo
khoảng 365 ngày đây là cơ sở tính toán 1 năm.
3.3.1. Quỹ đạo địa tĩnh trái đất
Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo tròn ngay phía trên xích đạo Trái Đất (vĩ độ 0º).
Bất kỳ điểm nào trên mặt phẳng xích đạo đều quay tròn xung quanh Trái Đất theo
cùng một hướng và với cùng một chu kỳ (vận tốc góc) giống như sự tự quay của Trái
Đất. Nó là trường hợp đặc biệt của quỹ đạo địa đồng bộ, và là quỹ đạo được những
người khai thác hoạt động của vệ tinh nhân tạo ưa thích (bao gồm các vệ tinh viễn
thông và truyền hình). Các vị trí vệ tinh chỉ có thể khác nhau theo kinh độ.
Các quỹ đạo địa tĩnh là hữu ích do chúng làm cho vệ tinh dường như là tĩnh đối
với điểm cố định nào đó trên Trái Đất. Kết quả là các ăng ten có thể hướng tới theo
một phương cố định mà vẫn duy trì được kết nối với vệ tinh. Vệ tinh quay trên quỹ
đạo theo hướng tự quay của Trái Đất ở độ cao khoảng 35.786 km (22.240 dặm) phía
trên mặt đất. Độ cao này là đáng chú ý do nó tạo ra chu kỳ quỹ đạo bằng với chu kỳ
tự quay của Trái Đất, còn được biết đến như là ngày thiên văn
Nếu mặt phẳng quỹ đạo của một vệ tinh không trùng với mặt phẳng xích đạo
của trái đất, thì quỹ đạo đó được gọi là nghiêng, và góc giữa mặt phẳng quỹ đạo và
mặt phẳng xích đạo được gọi là góc nghiêng.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 41 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Độ trễ lan truyền giữa trạm mặt đất và vệ tinh vào khoảng 0.125ms, một nhược
điểm lớn của quỹ đạo địa tĩnh là lực hút của mặt trăng và mặt trời ảnh hưởng đến quỹ
đạo làm cho độ nghiêng quỹ đạo ngày càng tăng ,sức đẩy của vệ tinh có thể làm giảm
sự xáo trộn này,nhưng kể từ khi vệ tinh chỉ có thể mang số lượng nhiên liệu giới hạn
thì việc gia tăng độ nghiêng của quỹ đạo là một vấn đề cần được lưu tâm đến trong
một số dự án. Dung lượng hạn chế của quỹ đạo địa tĩnh là một nhược điểm khác ,các
vệ tinh sử dụng cùng tần số phải được tách biệt với nhau nhằm tránh ảnh hưởng lẫn
nhau. Để bao phủ ở độ cao lớn (lớn hơn 750) là không khả quan vì vậy để bao phủ
toàn bộ trái đất không thể thực hiện được với 1 chòm điểm địa tĩnh mà theo tính toán
để có thể bao phủ được toàn bộ trái đất cần 3 chòm điểm địa tĩnh.
3.3.2. Quỹ đạo ellipse cao
Quỹ đạo hình ellipse cao (HEO) khác với những quỹ đạo vòng tròn. Nó chỉ có
thể phủ sóng khi vệ tinh chuyển động rất chậm so với bề mặt trái đất điều đó có nghĩa
là khi nó nằm tại viễn điểm, điểm xa nhất so với bề mặt trái đất . Hình 3.7 minh họa
một quỹ đạo ellipse tiêu biểu:
Những quỹ đạo này nói chung nghiêng một góc 63.40 vì vậy quỹ đạo này gần
như đứng yên so đối với bề mặt của trái đất. Độ nghiêng này cao cho phép bề rộng
bao phủ cao và Nga đã sử dụng những quỹ đạo ellipse Molnya và Tundra cho truyền
hình vệ tinh tới những vùng cao của Nga rất tốt.
Những quỹ đạo ellipse là một ngoại lệ so với nguyên tắc chung, nói chung nó
chỉ nhắm tới cung cấp có chọn lọc hơn là phạm vi chung toàn thế giới.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 42 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Vệ tinh di chuyển chậm


Quỹ đạo Ellipse nhất tại điểm này

Quỹ đạo địa


tĩnh

Vệ tinh di chuyển nhanh


nhất tại điểm này
a) b)

Hình 3.7 Quỹ đạo ellipse cao


3.3.3. Quỹ đạo thấp (LEO)
Vệ tinh LEO di chuyển nhanh hơn vòng quay của trái đất, vì vậy chúng xuất
hiện 1 cách liên tục trong vòng quay của trái đất. Hình 3.8 minh hoạ quỹ đạo và vùng
phủ sóng của vệ tinh LEO.
Chòm vệ tinh là số lượng vệ tinh cần thiết để bao phủ hết toàn bộ trái đất
Mặt phẳng quỹ đạo vệ tinh và điểm trên quỹ đạo có thể xác định vị trí của vệ
tinh. Đối với chòm vệ tinh, có các kí hiệu và quy tắc đơn giản để miêu tả vùng bao
phủ trái đất. có 2 dạng kí hiệu được dùng để mô tả chòm vệ tinh đó là:
─ Kí hiệu Walker (N/P/p): kí hiệu này chỉ: (số lượng vệ tinh trên mỗi mặt
phẳng /số mặt phẳng/số pha riêng biệt của mặt phẳng để điều khiển).
─ Kí hiệu Ballard (NP,P,m): kí hiệu này chỉ (tổng số vệ tinh NP ,số mặt
phẳng P, hệ số điều hoà m mô tả sự dịch pha giữa các mặt phẳng)

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 43 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 3.8 Đường di chuyển của vệ tinh LEO


3.3.4. Các lực gây nhiễu quỹ đạo.
Có nhiều tác động phụ gây ra nhiễu quỹ đạo vệ tinh trái đất. Một số nhân tố gây
nhiễu quỹ đạo :
• Ảnh hưởng của trái đất không phải hình cầu.
Đối với một mặt đất hình cầu, định luật Kepler thứ ba xác định chuyển động
trung bình như sau:
μ
n0=
a3
Chỉ số 0 để biểu thị rẳng kết quả được áp dụng cho trái đất cầu có khối lượng
đồng đều lý tưởng. Tuy nhiên ta biết rằng trái đất không hoàn toàn hình cầu, xích đạo
hơi phình ra còn cực thì hơi dẹt vào và vì thế nó có dạng hình cầu dẹt. Khi xét đến
đặc điểm này của trái đất, chuyển động trung bình bị thay đổi và được xác định theo
công thức sau:

n=n0 ⎢1 + K 1 (1 − 1.5 sin i )⎤


⎡ 2

⎥ (a)
⎢⎣ (2 1.5
a 1− e ) ⎥⎦
trong đó hằng số K1 = 66063,1704 km2. Sự dẹt của quả đất gần như không ảnh
hưởng lên bán trục chính a và nếu biết được a ta dễ dàng tính được chuyển động
trung bình. Chu kỳ quỹ đạo khi có xét đến tính dẹt của trái đất được gọi là chu kỳ
dị thường (từ cận điểm đến cận điểm). Chuyển dộng trung bình được đặc tả trong
công bố của NASA là nghịch đảo của chu kỳ dị thường. Chu kỳ dị thường được xác
định như sau:

pA= sec
n
trong đó n đo bằng được đo bằng radian trên giây.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 44 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Nếu ta biết được n (như cho ở thông báo của NASA) ta có thể giải phương
trình (a) với lưu ý rằng n0 cũng phụ thuộc vào a. Ta có thể giải phương trình (a) để
tìm a bằng cách tìm nghiệm của phương trình sau:

n-
μ ⎡
⎢1 +
(
K 1 1 − 1.5 sin 2 i ⎤
⎥=0
)
( )
3
a ⎢⎣ a 1 − e2
1.5
⎥⎦
Sự dẹt của quả đất gây ra hai sự quay của mặt phẳng quỹ đạo. Quay thứ nhất
được gọi là sự dịch lùi (regression of nodes) các nút, trong đó dường như các nút
trượt dọc xích đạo. Kết quả là đường các điểm nút trong mặt xích đạo bị quay xung
quanh tâm trái đất. Như vậy góc lên đúng nút lên Ω bị dịch.
Nếu quỹ đạo là đồng hướng thì các nút trượt sang tây và nếu quỹ đạo là ngược
hướng thì chúng trượt sang đông. Nếu nhìn từ nút lên, vệ tinh trong quỹ đạo đồng
hướng bay sang đông và trong quỹ đạo ngựơc hướng bay sang tây. Như vậy các nút
di chuyển ngược chiều chuyển động vệ tinh, vì thế ta có thuật ngữ dịch lùi. Đối với
quỹ đạo cực (i=900) dịch lùi bằng không.
Ảnh hưởng thứ hai là sự quay của đường giữa các điểm cực trong mặt
phẳng quỹ đạo dưới đây ta sẽ xét ảnh hưởng này. Cả hai ảnh hưởng đều phụ thuộc
vào chuyển động trung bình n,bán trục chính a và độ lệch tâm e. Các thông số này
được nhóm chung và một hệ số K xác định như sau:
nK 1
K=
(
a2 1 − e2 )
2

K sẽ có cùng đơn vị như n. Vậy với n đo bằng rad/ngày, K sẽ đo bằng


rad/ngày và với n đo bằng 0/ngày K cũng đo bằng 0/ngày. Biểu thức gần đúng cho sự
thay đổi Ω theo thời gian được xác định như sau:

= − K cos i (b)
dt
trong đó i là góc nghiêng
Tốc độ dịch lùi các nút sẽ có cùng đơn vị như n.
Khi tốc độ thay đổi xác định theo phương trình (b) có giá trị âm, dịch lùi về
phía tây còn khi tốc độ này dương dịch lùi về phía đông. Vì thế đối với dịch lùi về
phía đông, i phải lớn hơn 900 hay quỹ đạo phải ngược hướng. Ta có thể chọn giá trị
a, e và i sao cho tốc độ quay là 0,98560/ngày về phía đông. Quỹ đạo này được gọi là
quỹ đạo đồng bộ mặt trời.
Một trong số các ảnh hưởng gây ra do sự phình xích đạo là sự quay đường các
điểm cực, dẫn đến sự thay đổi agumen cận điểm xác định theo công thức sau:

= K (2 − 2.5 sin 2 i ) (c)
dt
ở đây đơn vị cho tốc độ quay của đường các điểm cực cũng là đơn vị cho n

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 45 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Khi góc nghiêng i bằng 63,4350; thành phần trong ngoặc bằng không và sẽ
không xảy ra quay. Góc nghiêng này được lựa chọn cho quỹ đạo vệ tinh Molnya của
Nga.
Nếu ta ký hiệu thời gian kỷ nguyên là t0, góc lên đúng của nút lên là Ω 0 và
agumen cận điểm là ω0 tại kỷ nguyên, ta được các giá trị mới cho Ω và ω tại t như
sau:

Ω = Ω0 (t − t 0 )
dt

ω = Ω0 (t − t 0 )
dt
Cần nhớ rằng quỹ đạo không phải là một thực thể vật lý và chính các lực do
quả đất dẹt gây ra tác dụng lên vệ tinh làm thay đổi các thông số quỹ đạo. Vậy
khác với việc bay theo một quỹ đạo elip khép kín trong một mặt phẳng cố định, vệ
tinh bị trôi do dịch lùi các điểm nút và vĩ độ của điểm gần nhất (cận điểm) thay đổi
do sự quay của đường các điểm cực. Hiểu được điều này cho phép ta nhìn nhận vệ
tinh bay theo một quỹ đạo elip khép kín nhưng với quỹ đạo chuyển động tương đối
so với mặt đất do sự thay đổi của Ω và ω. Như đã nói ở trên, chu kỳ PA là thời
gian cần thiết để vệ tinh bay từ cận điểm đến cận điểm mặc dù cận điểm đã dịch
chuyển so với quả đất.
Để làm thí dụ, giả thiết rằng góc nghiêng bằng 900 sao cho dịch lùi các nút bằng
không (từ phương trình b) và tốc độ quay của đường các điểm cực là -K/2 (từ phương
trình c) ngoài ra xét trường hợp cận điểm tại thời điểm quan trắc ban đầu nằm ngay
trên nút lên. Một chu kỳ sau, cận điểm sẽ ở góc -KPA/2 so với nút lên hay nói một
cách khác nó sẽ ở phía Nam so với xích đạo. Thời gian giữa hai lần đi qua nút lên sẽ
là PA(1+K/2n), đây sẽ là chu kỳ được quan sát từ trái đất. Nhắc lại rằng K sẽ có cùng
đơn vị như n, nghĩa là radian trên giây.
Ngoài việc phình ra của xích đạo, trong mặt phẳng xích đạo trái đất không
hoàn toàn là hình tròn, nó có một độ lệch tâm rất nhỏ bậc 10-5. Độ lệch này được
gọi là tính elip xích đạo (equatorial ellipcity). Ảnh hưởng của tính elip xích đạo là
nó sẽ tạo ra một gradien hấp dẫn gây ảnh hưởng đáng kể lên các vệ tinh trên quỹ
đạo địa tĩnh. Nói một các ngắn gọn, lý tưởng vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh phải cố
định so với trái đất. Gradien hấp dẫn gây ra do tính elip xích đạo sẽ làm cho các vệ
tinh trên quỹ đạo địa tĩnh trôi đến một điểm ổn định, điểm này trùng với trục phụ
của elip xích đạo. Hai điểm này phân cách nhau bởi một góc 1800 trên xích đạo nằm
vào khoảng kinh độ 750E và 1050W. Để tránh cho các vệ tinh đang phục vụ bị trôi
các thao tác giữ trạm được thực hiện (Station Keeping Maneuvers). Vì các vệ tinh
cũ dần dần bị trôi vào các điểm này nên chúng được gọi là "nghĩa trang vệ tinh".
Lưu ý rằng ảnh hưởng tính elip xích đạo là không đáng kể đối với hầu hết các
quỹ đạo vệ tinh khác.
• Sự kéo khí quyển

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 46 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Đối với các vệ tinh nằm gần trái đất thì ảnh hưởng của sự kéo khí quyển
(Atmospheric Drag) là đáng kể . Do lực kéo lớn nhất tại cận điểm và sự kéo này làm
giảm tốc độ của vệ tinh tại điểm này nên vệ tinh không đạt đến cùng độ cao viễn
điểm ở các vùng tiếp theo. Kết quả là bán trục chính và độ lệch tâm giảm. Sự kéo hầu
như không thay đổi các thông số khác của quỹ đạo bao gồm cả độ cao cận điểm.
Biểu thức gần đúng để xác định sự thay đổi bán trục chính như sau:
2
⎡ n0 ⎤ 3

a=a 0 ⎢ ⎥
⎢⎣ n 0 + n 0 (t − t 0 ) ⎥⎦
'

Độ dị thường trung bình cũng thay đổi biểu thức gần đúng xác định sự thay đổi
này như sau :
'
n0
δ= (t − t 0 ) 2
2
Số vệ tinh: 25338
Năm kỷ nguyên (hai chữ số cuối cùng của năm): 00
Ngày kỷ nguyên (ngày và ngày phân đoạn của năm): 223,79688452
Đạo hàm thời gian bậc nhất của chuyển động trung bình(vòng quay trung
bình/ngày2): 0,000000307
Góc nghiêng (độ): 98,6328
Góc lên đúng của nút lên (độ): 251,5324
Độ lệch tâm: 0,0011501
Agumen cận điểm (độ) : 113,5534
Độ dị thường trung bình (độ): 246,6853
Chuyển động trung bình (vòng/ngày): 14,23304826
Số vòng quay tại kỷ nguyên (vòng quay/ngày): 11663

Từ bảng trên ta thấy đạo hàm theo thời gian bậc nhất của chuyển động trung
bình (n0') là một số rất nhỏ bằng 0,00000307 vòng/ngày. Như vậy sự thay đổi gây
ra do sự kéo chỉ đáng kể đối với khoảng thời gian dài và vì thế đối với mục đích hiện
thời ta có thể bỏ qua nó.
• Ảnh hưởng của mặt trăng và mặt trời
Lực hấp dẫn chính là ảnh hưởng lớn nhất của mặt trăng và mặt trời lên vệ tinh
trái đất bên cạnh những chức năng của chính nó.
• Áp suất bức xạ mặt trời
Áp suất bức xạ mặt trời chính là nguyên nhân gây ra những sự chạm giữa vệ
tinh và những phôtôn bức xạ từ Mặt trời, mà chúng hút được hay phản xạ.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 47 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

3.3.5. Độ cao của quỹ đạo và vùng bao phủ


Độ cao của vệ tinh càng cao thì vùng bao phủ càng lớn đồng nghĩa với việc đó
thì khoảng cách càng xa thì đòi hỏi công suất truyền càng lớn Hình 3.9 sẽ minh hoạ
mối liên hệ đơn giản này:

Hình 3.9 Mối liên hệ giữa độ cao và vùng bao phủ

Từ đây ta có thể thấy được vệ tinh GEO có độ cao cao nhất nên có vùng bao
phủ rộng nhất, vệ tinh LEO có độ cao thấp nhất nên có vùng bao là nhỏ nhất và vệ
tinh MEO nằm ở giữa. Vệ tinh GEO có vùng bao phủ là cố định và liên tục, nhưng vệ
tinh LEO và MEO sẽ dần dần di chuyển ra xa khỏi vùng bao phủ. Điều này đã chứng
minh rằng vệ tinh LEO và MEO thuận lợi trong việc cung cấp cho thiết bị đầu cuối
nhỏ và thấp của hệ thống vệ tinh nhưng điều này cũng làm xuất hiện chi phí cao trong
việc phát triển và vận hành.
Tuy nhiên những nghiên cứu và phát triển của những chòm vệ tinh trong năm
gần đây đã đạt được tiến bộ vượt bậc trong khía cạnh kỹ thuật, kinh tế . Sẽ phải mất
một thời gian để có thể khai thác đầy đủ lợi ích của chòm sao bằng việc giảm giá
thành của hệ thống để tăng thêm doanh thu từ các dịch vụ và ứng dụng mới.
Nối mạng vệ tinh sẽ cung cấp vùng phủ sóng cho trái đất, đặc biệt là những
vùng bên ngoài phạm vi phủ sóng của mạng mặt đất. Bởi vậy, trong mục này chúng
ta cần phải lấy quan điểm trái đất là trung tâm để xem xét mối quan hệ giữa nối mạng
vệ tinh và trái đất
3.3.6. Độ lợi của anten và độ rộng của chùm tia
Trong thông tin vô tuyến, anten là một phần rất quan trọng của liên kết truyền
dẫn. Nó giúp tập trung năng lượng bức xạ về phía anten thu, nhưng thiết bị thu nhận
chỉ nhận được một phần công suất. Hầu hết công suất trải đều lên trên một vùng rộng.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 48 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 3.10 minh họa một đồ thị bức xạ anten tiêu biểu được xác định bởi kích thước
của anten và tần số truyền được dùng.
Độ tăng ích cực đại của anten được biểu thị như sau:
4π ⎞
G= ⎛⎜ 2 ⎟
ηA
⎝λ ⎠
c
Trong đó λ = và vận tốc của ánh sáng là 3.108m/s và f là tần số sóng điện từ ,
f
diện tích anten là A= πD 2 với D là đường kính
Theo phương của θq ,giá trị của độ lợi là: (tương đối đối với anten đẳng hướng)
G (θ )dBi = Gmax,dBi − 12(θ − θ 3dB )
Độ rộng chùm tia của đồ thị bức xạ là:
λ c
θ 3dB = 70 = 70
D fD

Hình 3.10 Đồ thị đẳng hướng của anten


3.3.7. Tính toán vùng bao phủ
Độ cao của vệ tinh xác định vùng bao phủ của anten trái đất và khoảng cách
của trạm mặt đất từ mép vùng bao phủ đến vệ tinh:

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 49 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

β
RE
β
α
θ

RE

Hình 3.11 Mối quan hệ giữa góc ngẩng và độ cao


Trong hình 3.11 OPS là tam giác vuông góc, ta có thể tính toán như sau:
S p = (hE + RE ) sin α (a)
O p = (hE + R E ) cos α
Ap = S p tan β (b)
Như vậy ta cũng có Ap=ASsin β với phương trình (a) và (b) ta có được:
tan β sin α
AS = S p = (hE + R E )
sin β cos β
Đối với trường hợp đặc biệt khi β = 0 ,AS=(hE + RE)sin α ta cũng có thể tính
2
RE ⎛ 1 − RE ⎞
cos α = sau đó tính sin a = (1 − cos 2 a) = ⎜⎜ ⎟⎟ vì vậy
hE + R E ⎝ hE + R E ⎠
(AS)2 = (hE+RE)2 - RE2 (c)
Ta có thể tính trực tiếp ,OAS trở thành tam giác vuông khi β = 0
(AS)2 + RE2= (hE + RE)2
Từ công thức này đưa đến kết quả giống như công thức (c).
Vùng bao phủ cực đại có thể tính như sau:
⎛ 1 − RE ⎞
Vùng bao phủ = 2 πR E H = 2πR E 2 ⎜⎜ ⎟⎟
⎝ hE + R E ⎠
3.3.8. Khoảng cách và độ trễ lan truyền từ trạm mặt đất đến vệ tinh
Hai góc được dùng để định vị vệ tinh từ bất kỳ điểm nào trên bề mặt của trái
đất.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 50 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

─ Góc ngẩng ( β ): Góc ngẩng là góc giữa 1 điểm được xem xét là ở vô
cùng và vệ tinh, được đo trong mặt phẳng chứa điểm được xét là vệ tinh
và trung tâm của trái đất.
─ Góc phương vị( α ):Góc phương vị là góc được đo trong mặt phẳng
ngang được xác định là góc giữa hướng bắc địa lý và giao của mặt
phẳng chứa điểm được xem xét, vệ tinh và trung tâm của trái đất
N

sattelite
R
P
T
θ ϕ
O l h
ξ A
RE
L
B

Hình 3.12 Khoảng cách giữa trạm mặt đất và vệ tinh


Khoảng cách từ trung tâm trái đất tới vệ tinh là : r = h + RE
Khoảng cách giữa trung tâm trái đất và vệ tinh có thể tính như sau:
R 2 = R E + r 2 − 2 R E r cos θ
2

R
cos θ − E
tan β = r
sin θ
sin L cos ϕ
sin α =
sin θ
với cos θ = cos L cos ϕ cos l = sin ϕ sin l cho GEO ta có ϕ = 0 thì cos ϕ = 1 và sin ϕ = 0
Độ trễ do truyền từ trạm mặt đất đến vệ tinh có thể tính như sau:
R
TP =
c
với C là vận tốc ánh sáng và bằng 3.108m/s
vì vậy độ trễ truyền theo 1 hướng từ một trạm này đến trạm khác là:
R1 + R 2
TP =
c
với R1 và R2 là khoảng cách giữa trạm mặt đất và vệ tinh

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 51 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

3.4. Đặc điểm liên kết vệ tinh và điều chế cho truyền dẫn
Thành phần tín hiệu truyền dẫn cơ bản bao gồm sóng mang và tín hiệu điều
chế. Sóng mang là một sóng hình sin liên tục, không chứa đựng thông tin. Tín hiệu
điều chế là tín hiệu mang thông tin và sẽ được truyền qua sóng mang. Nó có thể điều
chế (thay đổi) Biên độ, tần số hay pha của sóng mang dẫn tới những sơ đồ điều chế
khác nhau: điều chế biên độ(AM), điều chế tần số(FM) và điều chế pha (PM). Tại
đầu thu bộ giải điều chế có thể tách tín hiệu mang thông tin ra từ sóng mang bằng
cách xử lý giải điều chế và điều này phụ thuộc vào sơ đồ mã hoá được sử dụng trong
quá trình truyền, hình 3.13 minh hoạ các quá trình điều chế khác nhau . Quá trình
điều chế cho phép truyền các tín hiệu mang thông tin trên các tần số mang , người ta
có thể sử dụng phương pháp đa truy nhập tới tần số vô tuyền trong miền tần số.
Bên cạnh tín hiệu điều chế, những điều kiện kênh truyền vệ tinh cũng có thể
gây ra những sự thay đổi tới biên độ, tần số hay pha của sóng mang vì vậy nó có thể
là nguyên nhân gây ra lỗi truyền dẫn do đó cần phải có những mã sửa lỗi để khôi
phục lại nội dung có thể bị sai trong quá trình truyền dẫn.
3.4.1. Đặc điểm liên kết vệ tinh
Không giống với truyền bằng cáp, chất lượng của liên lạc vệ tinh không thể
điều khiển. Liên lạc vệ tinh có thể là nguyên nhân gây ra suy hao truyền sóng ,điều
này phụ thuộc vào những nhân tố sau đây:
─ Tần số làm việc: suy hao của tín hiệu bởi sự hấp thụ khí, sự khắc nghiệt
của tầng đối lưu càng làm tăng độ suy hao đối với tần số.
─ Góc ngẩng của Anten và sự phân cực: chiều dài của đường truyền sóng
qua tầng đối lưu biến đổi tỷ lệ nghịch với góc ngẩng. Tương ứng, suy
hao truyền dẫn, tiếng ồn cũng tăng khi góc ngẩng giảm.
─ Độ cao của trạm mặt đất:đường truyền giữa trạm mặt đất và vệ tinh sẽ
ngắn hơn nếu chiều cao của trạm mặt đất càng cao , do đó sẽ càng ít suy
hao hơn
─ Nhiệt độ tạp âm trạm mặt đất: đây là mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ
tạp âm khí quyển tới nhiệt độ tạp âm hệ thống vì vậy ảnh hưởng của tạp
âm khí quyển lên đường xuống gọi là tỷ số tín hiệu/nhiễu.
─ Vị trí địa lý :Lượng mưa và thời tiết gần trạm mặt đất là những nhân tố
ban đầu trong việc xác định tần số và suy hao đường truyền.
G
─ Hệ số phẩm chất :hệ số tăng ích biểu thị hiệu suất của đầu thu G; G
T
là thành phần khuếch đại tính bằng dexiben (dB) và T là nhiệt độ tạp
âm của hệ thống. Tỷ số này dùng để biểu thị chất lượng của trạm mặt
đất còn gọi là hệ số phẩm chất trạm mặt đất.
Suy hao trong không gian tự do là suy hao công suất chính do truyền lan xa của
liên kết vệ tinh. Tuy nhiên đó là suy hao lớn hơn so với mọi suy hao khác, những suy
hao khác cũng chỉ thêm vào suy hao chính vài dB. Tại những tần số 10 GHz và lớn

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 52 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

hơn, suy hao vì sự hấp thụ khí quyển và mưa đặc biệt rất đáng quan tâm. Tại những
tần số này, sóng điện từ tương tác và va dội với những phân tử khí của khí quyển nên
gây ra suy hao tín hiệu. Quan trọng nhất là cộng hưởng suy hao xuất hiện tại tần số
22,235 GHz do sự bốc hơi nước và giữa tần số 53-65 GHz là khí oxy . Suy hao tại
những tần số khác thông thường rất nhỏ (nhỏ hơn 1 dB). Những suy hao khí quyển
này có thể được tính toán và cả trong phương trình liên kết để xác định tác động của
nó trên toàn bộ chất lượng của hệ thống.
Tại những tần số thấp hơn , nhỏ hơn 1 GHz,suy hao do fading đa đường có khả
năng xảy ra cao nhất. Sự quay Faraday do tổng số lượng điện tích trong khí quyển trở
nên đáng kể hơn, nhưng với việc sử dụng sự phân cực thích hợp, những suy hao này
có thể kiểm soát trong truyền thông.
3.4.2. Kỹ thuật điều chế
Ta có thể mô tả toán học sóng mang như sau:
C r (t ) = Ac cos(2πf c t )

Trong đó Ac là biên độ sóng mang và fc là tần số sóng mang


• Ta có thể biểu diễn sóng được điều biên như sau:
S (t ) = [ Ac + k a m(t )] cos(2πf c t )

Trong đó m(t) là tín hiệu và ka là độ nhạy biên của bộ điều chế


• Ta có thể biểu diễn sóng được điều tần như sau:
S (t ) = Ac cos[2π ( f c + k f m(t ))t ]

Trong đó fc là độ nhạy tần số của bộ điều chế


• Ta có thể biểu diễn sóng được điều pha như sau:
S (t ) = Ac cos[2πft c + k p m(t )]

Trong đó kp là độ nhạy tần của bộ điều chế


Trong sóng được điều tần đặt θ f (t ) = 2π ( f c + k f m(t ))t có thể xem m(t) là nguyên
nhân gây ra sự thay đổi tần số Δf = k f m(t )Δt , mà nó tương đương với sự thay đổi pha
Δθ f = ( f c + Δf )Δt = 2π [ f c + k f m(t )]Δt do đó:

dθ f (t ) t
= 2πf c + 2πk f m(t ) và θ f (t ) = 2πf c t + 2πk f ∫ m(t )dt
dt 0

Sóng được điều tần được tạo ra bằng cách sử dụng tần số mang kết hợp với tín
hiệu mang thông tin
Trong sóng được điều pha θ p (t ) = 2πf c t + k p m(t ) ví dụ sóng điều pha được tạo ra
bằng cách sử dụng tần số mang và tín hiệu thông tin vì vậy sóng điều pha có thể suy
ra từ sóng điều tần và ngược lại. điều pha và điều tần cũng có thể gọi là điều chế góc.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 53 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

3.4.3. Sơ đồ điều chế khoá dịch pha (PSK) cho truyền dẫn vệ tinh
Những điều kiện liên kết qua vệ tinh có thể thay đổi trong suốt quá trình truyền
dẫn đối với truyền dẫn số, độ cao của truyền dẫn cũng có thể thay đổi với điều kiện
liên kết. AM(Amplitude modulation) thì khó sử dụng. FM (Frequency modulation)
khó trong việc thực thi và không hiệu quả trong tận dụng dải thông. So sánh với sơ đồ
AM và FM, PM(Phase modulation) có những lợi thế của FM và dễ dàng thực hiện vì
vậy đối với truyền dẫn vệ tinh thì PM được sử dụng và có nhiều sơ đồ PM khác nhau
được phát triển để cân bằng các yếu tố như công suất ,tần số và thực hiện hiệu quả.
Điểu chế PSK là một phương pháp hiệu quả nhất để truyền tín hiệu số, có thể
nói phương pháp điều chế PSK là phương pháp điều chế triệt sóng mang do đó băng
thông của tín hiệu PSK nhỏ hơn băng thông của tín hiệu FSK nếu dùng cùng một tín
hiệu dải nền nhưng ở phía thu phải có mạch dao động tạo sóng mang để thực hiện
việc giải điều chế ; tín hiệu dao động này phải có cùng tần số và pha của sóng mang ở
máy phát.
Các điều nói trên có thể thực hiện nhờ một vòng khoá pha biến thể gọi là vòng
Costas
• Băng thông
Ta xét trường hợp đơn giản nhất là PSK nhị phân (Biphase PSK) được minh
hoạ trong hình 3.13 a) nếu là PSK đa pha thì thay tốc độ bit bằng tốc độ baud)
Trong PSK pha của sóng mang thay đổi giữa 2 trị số 00 và 1800 hiệu điện thế
tức thời có thể viết:
V PSK = Vb sin( 2πf c t ) + Vb sin( 2πf c t )

biểu thức VPSK tương tự như VFSK nhưng tần số fm và fs được thay bằng fc nên
băng thông là BW=(fc+2ff)-(fc-2ff)=4ff
BW=2br
Như vậy BWPSK <BWFSK nếu điều chế cùng tín hiệu dải nền hình 3.13 b) cho
phổ tín hiệu PSK

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 54 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

sin( 2πf ct )
VPSK = Vb sin( 2πf ct ) + Vb sin( 2πf ct + π )
sin(2πf ct + π )

Tb

Hình 3.13 a) PSK nhị phân

fc − 2 f fc fc + 2 f
BWPSK = 4 f f = 2br

Hình 3.13 b) Băng thông PSK


3.4.4. PSK 2 pha (BPSK-Binary phase shift keying)
Trong BPSK, ứng với tín hiệu vào là các điện thế biểu diễn các logic 1, 0 ta có
tín hiệu ra là các sóng mang hình sin có pha lệch nhau 180° (Hình 3.14) là sơ
đồ khối mạch điều chế và giải điều chế BPSK

+ cos wc t
− cos wct

cos wc t
Hình 3.14 a)Điều chế BPSK và b) Giải điều chế BPSK
Giả sử logic 1 được đặc trưng bởi điện thế +Vdc và logic 0 được đặc trưng bởi –
Vdc bộ phận chính của mạch điều chế gồm một mạch nhân và một mạch tạo dao động
sóng mang cos ω c t . Tín hiệu logic và sóng mang được đưa đến mạch nhân và ta được
tín hiệu +cos ω c t hoặc -cos ω c t ở ngã ra của mạch này.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 55 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Ở máy thu, sóng mang được tách từ tín hiệu vào, sau đó trộn với tín hiệu vào để
cho ra tín hiệu dạng cos 2 ω c t hoặc - cos 2 ω c t . Phân tích tín hiệu này ta thấy chúng gồm
thành phần một chiều và hoạ tần bậc hai:
1 + cos 2ω c t
cos 2 ω c t =
2
1 + cos 2ω c t
− cos 2 ω c t = −( )
2
Cho vào mạch lọc hạ thông, ta được ở ngã ra các thành phần dc có cùng cực
tính với dữ liệu vào.
Mạch điều chế vòng (ring modulator) là một kiểu mẫu của mạch nhân được
mô tả ở (Hình 3.15)
Các diod A, B, C, D dẫn hay ngưng tùy thuộc hiệu thế đặt vào ngã X,Y trong
lúc tín hiệu vào ngã RS chỉ khiến các diod dẫn mạnh hay yếu mà thôi.
Sóng mang được đưa vào ngã RS, dữ liệu được đưa vào ngã XY. Giả sử bit 1
khiến X dương hơn Y và ngược lại cho bit 0
─ Khi dữ liệu là bit 1 diod A và D dẫn điện, ứng với bán kỳ dương của
sóng mang diod A dẫn mạnh hơn diod D, dòng điện chạy trong nửa
trên của biến thế ra lớn hơn, ta được tín hiệu ra cùng pha sóng mang
vào.
─ Khi dữ liệu là bit 0 diod B và C dẫn điện, ứng với bán kỳ dương của
sóng mang diod B dẫn mạnh hơn diod C, dòng điện chạy trong nửa
trên của biến thế ra lớn hơn nhưng có chiều ngược lại (từ dưới lên), ta
được tín hiệu ra ngược pha sóng mang vào.
─ Khi không có sóng mang hoặc không có dữ liệu vào sẽ không có dòng
điện ở ngã ra.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 56 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 3.15 Mạch điều chế vòng


3.4.5. PSK 4 pha –PSK cầu phương (4 PSK hay QPSK)
PSK 4 pha còn gọi là PSK cầu phương (QPSK : Quadrature PSK) là mạch điều
chế cho tín hiệu ra có 1 trong 4 pha tùy theo trạng thái của một cặp bit (dibit) dữ liệu
vào, độ lệch pha của các tín hiệu ra là 900. (Hình 3.16) là sơ đồ khối mạch điều chế
PSK 4 – pha

fb
2

f c = 1600 Hz sin wc t

fb
2

Hình 3.16 Sơ đồ khối mạch điều chế PSK cầu phương


─ Mạch chia bit (bit splitter) : chuyển dòng dữ liệu vào theo hai ngã I (In-
phase) và Q (Quadrature). Những bit vào ngã I sẽ điều chế sóng mang
có pha ban đầu và những bit vào ngã Q sẽ điều chế sóng mang đã được
làm lệch pha 900
─ Vì các dữ liệu vào có thể là bit 1 hoặc 0, nên tín hiệu ở ngã ra mạch
nhân I có thể là sinwct hoặc – sinwct và ở ngã ra Q có thể là coswct
hoặc -coswct, các tín hiệu này được tổng hợp ở mạch tổng để cho ra 1
trong 4 tín hiệu mô tả ở (Hình 3.17)

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 57 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Thí dụ, với các bit ở ngã vào ab=01, tín hiệu ở ngã ra là - sinwct + coswct, tín
hiệu này có thể thay thế bởi tín hiệu duy nhất có pha là 1350.
− sin wct + cos wct cos wct sin wc t + cos wc t
sin wc t

− sin wc t sin wc t

sin wc t − cos wc t

− cos wc t − sin wct − cos wct − cos wc t sin wct − cos wct
Hình 3.17 Các tín hiệu đầu ra
Giải mã PSK 4 pha:

cos ω c t − sin ω c t sin ω c t

Hình 3.18 Mạch giải mã PSK 4 pha


Mạch phục hồi sóng mang sẽ cho lại 1 sóng mang sin ω c t từ tín hiệu nhận được,
tín hiệu này được cho thẳng vào mạch nhân ngã I và được làm lệch 900 trước khi
được đưa vào mạch nhân ngã Q, tín hiệu ra ở các mạch nhân được đưa vào mạch lọc
hạ thông để loại bỏ thành phần tần số cao, các thành phần DC sẽ được tổng hợp ở
mạch tổng để cho lại dòng dữ liệu.
Giả sử tín hiệu vào là tín hiệu nhận được trong ví dụ trên cos ω c t − sin ω c t
Tín hiệu ra ở mạch nhân ngã I là
1 1
sin ω c t (cos ω c t − sin ω c t ) = sin 2ω c t − (1 − cos 2ω c t )
2 2
Tín hiệu ra sau mạch lọc là điện thế dc -,tương ứng bit 0
Tín hiệu ra ở mạch nhân ngã Q là:
1 1
cos ω c t (cos ω c t − sin ω c t ) = − sin 2ω c t + (1 + cos 2ω c t )
2 2
Tín hiệu ra sau mạch lọc là điện thế dc + ,tương ứng bit 1, mạch tổ hợp bit sẽ
cho lại dữ liệu như đã phát : 01 (viết theo thứ tự ab)

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 58 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Tốc độ truyền thông thường của QPSK là 2400 bps vì vậy ở mạch điều chế tốc
độ của kênh I và Q là 1200 bps. Tốc độ biến đổi lớn nhất của tín hiệu tương ứng
với chuỗi liên tiếp các bit 1 và 0, chuỗi này được biểu diễn bởi tín hiệu hình vuông
tần số 600 Hz, tín hiệu hình vuông bao gồm tần số cơ bản và các họa tần bậc lẻ.
Trong quá trình điều chế xuất hiện các băng cạnh chứa các họa tần này, mạch lọc
BPF có nhiệm vụ loại bỏ thành phần tần số này.
3.4.6. Điều chế dịch pha cực tiểu dùng bộ lọc Gauss (GMSK)
Là kỹ thuật điều chế tín hiệu số cho phép sự thay đổi pha (phase) là tối thiểu
giữa các ký tự liên tiếp nhau. GMSK có đặc tính tương tự như điều chế MSK, tuy
nhiên dạng xung (pulse shape) tín hiệu là hàm Gausian thay vì là hàm Sinuss như
MSK.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng băng thông và thực hiện sửa lỗi, có hai kỹ thuật
có thể được áp dụng đó là:dịch pha tối thiểu và tạo xung vuông thông qua một bộ lọc
Gauss.
Đặt W biểu thị dải thông băng gốc 3 dB của bộ lọc tạo xung. Hàm truyền H(f)
và đáp ứng xung h(t) đáp tuyến xung của bộ lọc xung được định nghĩa tương ứng như
sau:
⎛ log 2 ⎛ f ⎞ 2 ⎞
H ( f ) = exp⎜ − ⎜ ⎟ ⎟⎟
⎜ 2 ⎝ w⎠ ⎠

2π ⎛ 2π 2 2 2 ⎞
Và h( f ) = exp⎜⎜ − w t ⎟⎟
log 2 ⎝ log 2 ⎠
Đáp ứng của bộ lọc cho đơn vị biên độ và thời gian xung Tb của xung vuông
được cho bởi công thức:
TTb Tb
2
2π 2
⎛ 2π 2 2 ⎞
g (t ) = ∫ (t − τ )dτ = w ∫ exp⎜⎜ − w (t − τ ) 2 ⎟⎟dτ
Tb log 2 Tb ⎝ log 2 ⎠
2 2

Đáp ứng xung g(t) tạo thành tần số tạo dạng xung của bộ điều chế GMSK, với
WTb là bề rộng dải thời gian không thứ nguyên thực hiện vai trò của một tham số
thiết kế.
Chẳng hạn ,khi WTb giảm thì thời gian trải ra của tần số tạo xung tương ứng
tăng lên. Điều kiện giới hạn WTb = ∞ tương ứng với trường hợp MSK bình thường,
và khi WTb nhỏ hơn phần tử đơn vị thì việc gia tăng hơn nữa của công suất truyền
tập trung vào bên trong dải thông của tín hiệu GMSK.
3.4.7. Tỷ lệ lỗi bit (BER) :tham số đánh giá chất lượng của sơ đồ mã hoá
Lỗi bit xuất hiện trong kênh vệ tinh trong quá trình truyền dẫn. Tỷ lệ lỗi bit
(BER) phụ thuộc vào tỷ số tín hiệu/tạp âm (S/N) tại thiết bị thu. Như vậy mức chấp
nhận được của tỷ lệ lỗi bit, tỷ số tín hiệu/tạp âm tối thiểu nhất định phải được bảo
đảm tại thiết bị thu và từ đó bảo trì trong chuyển phát.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 59 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Mối quan hệ giữa C/N và tỷ lệ lỗi bit của kênh là một biện pháp thực hiện cho
mối liên kết số. Nó được tính toán từ tỷ số sóng mang trên mật độ tạp âm, tỷ số C/N0,
đối với sơ đồ điều chế đặc biệt bằng:
⎧C
E b ⎪ N 0 − 10 log10 (datarate)
=⎨
N 0 ⎪C − 10 log (datarate / bandwidth)
⎩ N 10

Tỷ số tốc độ bit (data rate) trên băng thông, R/B, được gọi là hiệu suất phổ hay
hiệu suất băng thông của điều chế. Đối với một băng thông đã cho, giá trị Eb/N0 phải
đủ lớn để đạt được tốc độ truyền bit với hiệu suất lỗi tốt nằm trong giới hạn tỷ lệ lỗi
bit hay xác suất lỗi bit.
Có những hàm sai số dùng để tính toán tỷ lệ lỗi symbol. Số bit trên symbol là
log2M, trong đó M là mức của sơ đồ điều chế. Tỷ lệ lỗi bit Pp thì liên hệ với tỷ lệ lỗi
symbol Ps bằng công thức:
Ps
Pb =
log ( M )

Trên lý thuyết, hiệu suất lỗi có thể được tính toán bằng cách sử dụng xác suất
Gauss như sau:

1 −z
2

P ( X > μx + σ x ) = Q( y ) = ∫
dz
e 2

y 2π
Q(0) = 1 / 2, Q(− y ) = 1 − y , khi y ≥ 0

( )

2
∫e
− z 2 dz
erfc( y ) ≡ = 2Q 2 y
π y

Bảng 3.1 cho ta hiệu suất lỗi chung cho một số sơ đồ điều chế thông dụng và
hình 3.19 cho ta một số kết quả tính toán sử dụng thông số trong bảng

Sơ đồ điều chế PE symbol

QPSK nhất quán


1 Eb
BPSK nhất quán erfc( )
2 N0
MPSK nhất quán

1 Eb
MSK erfc( )
2 N0

1 αE b
erfc( ) với α là hằng số phụ
GMSK 2 2N 0
thuộc vào bề rộng dải thời gian WTb

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 60 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

1 Eb
BFSK nhất quán erfc( )
2 2N 0

1 ⎛ E ⎞
DPSK không nhất quán exp⎜⎜ − b ⎟⎟
2 ⎝ N0 ⎠

1 ⎛ E ⎞
BFSK không nhất quán exp⎜⎜ − b ⎟⎟
2 ⎝ N0 ⎠

Bảng 3.1 Hiệu suất lỗi cho 1 số sơ đồ điều chế thông dụng
• QPSK: Quaternary Phase Shift Keying- điều chế pha trực giao hay điều chế
pha cầu phương .QPSK là 1 kỹ thuật điều chế tín hiệu số, mã hóa 2 bit thành
1 symbols.
• BPSK: Binary phase shift keying-điều chế pha nhị phân, là kỹ thuật điều chế
tín hiệu số với bit 0 tương ứng với tín hiệu sóng có pha = -90° và bit 1 tương
ứng sóng mang có pha = 90° (hoặc ngược lại).
• MPSK: multiple phase shift keying
• MSK: Minimum Shift Keying
─ Điều chế dịch pha tối thiểu , là kỹ thuật điều chế tín hiệu số cho phép
sự thay đổi pha (phase) là tối thiểu giữa các ký tự liên tiếp nhau.
─ Ưu điểm của MSK chính là biên độ tín hiệu ít thay đổi do tối thiểu sự
dịch pha, vì vậy sẽ tối ưu hiệu quả của bộ khuếch đại công suất phía
sau.
─ MSK có đặc điểm gần giống với điều chế OQPSK là trì hoãn thành
phần trực giao của tín hiệu đi 1/2 chu kỳ . Điểm khác biệt với OQPSK
là MSK sử dụng xung (pulse shape) điều chế là tín hiệu sinus thay vì là
tín hiệu raised cosinus như OQPSK.
• GMSK: Gausian Minimum Shift Keying
• BFSK: Binary frenquency shift keying
─ sử dụng 2 tần số sóng mang, tần số cao tương ứng mức 1 tần số thấp
tương ứng mức 0
⎧ A cos(2πf 1t + θ c ) Binary1
S (t ) = ⎨
⎩ A cos(2πf 2 t + θ c ) Binary 0
─ Ít lỗi hơn so với ASK
─ được sử dụng truyền dữ liệu tốc độ 1200bps hay thấp hơn trên mạng
điện thoại

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 61 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

─ có thể dùng tần số cao 3-3MHz để truyền trên sóng radio hoặc đồng
trục
• DPSK: Differential Phase Shift Keying
─ Điều chế di pha vi phân, là kỹ thuật điều chế không đồng bộ (không cần
xác định pha sóng đến).
─ Để gửi bit 0 cộng thêm pha 180 vào dạng sóng, để gửi 1 ta giữ dạng
sóng không đổi. Bộ thu do vậy phải có nhớ để có thể giải điều chế.

Eb
N0

Hình 3.19 Hiệu suất tạp âm của sơ đồ điều chế


3.4.8. Nối mạng vệ tinh trong lớp vật lý
Trong phạm vi xem xét mô hình giao thức, nối mạng vệ tinh được bắt đầu từ
lớp vật lý. Lớp vật lý tiếp nhận các khung từ lớp liên kết , sau đó truyền các khung
này dưới dạng một chuỗi bit tới các thực thể ngang hàng với nó qua hệ thống vệ tinh.
Phụ thuộc vào sự thực thi của trọng tải tối đa trong truyền thông vệ tinh, mà có thể có
một vệ tinh đơn giản trong suốt chuyển tiếp tín hiệu vô tuyến từ đường xuống tới
đường lên hoặc có thể có bộ xử lý onboard (OBP) để xử lý các tín hiệu số sau đó
chuyển tiếp tới đường xuống thậm chí nó còn cho phép những tải trọng phức tạp hơn
bao gồm chức năng định tuyến và chuyển mạch.
Ở đây tập trung vào xem xét lớp vật lý với việc truyền và nhận những chuỗi bit
và tín hiệu vô tuyến thông qua hệ thống vệ tinh. Hình 3.20 cho thấy những chức năng
lớp vật lý của nối mạng vệ tinh trong phạm vi xem xét mô hình giao thức. Nó có thể
được xem là giữa đầu cuối người dùng phát sinh một chuỗi bit. Xử lý mã hoá chuỗi
với chức năng mã hoá sửa sai và mã hoá kênh. Bộ điều chế sử dụng các tín hiệu đã
được mã hoá để điều chế sóng mang để truyền các tín hiệu thông qua liên kết vệ tinh.
Trong mặt khác của mạng vệ tinh, một xử lý nghịch đảo sẽ được thực hiện
trước khi đưa các chuỗi bit tới đầu cuối người dùng khác. Trong mạng vệ tinh thì quá

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 62 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

trình xử lý là trong suốt đối với người dùng mà có thể bao gồm chức năng OBP khác
hay thậm chí là các đường truyền giữa các vệ tinh.
Trong mạng có dây, chuỗi bit số có thể được mã hóa trong những tín hiệu băng
gốc và được truyền trực tiếp dọc theo dây. Tuy nhiên, vệ tinh sử dụng liên kết vô
tuyến cho truyền dẫn, do đó đòi hỏi cần phải điều chế để tín hiệu có thể được truyền
qua một kênh vô tuyến hay sóng mang
Thêm vào đó, mã sửa lỗi được sử dụng trước mã hoá kênh để sửa chữa những
lỗi truyền có thể xảy ra, từ đó cải thiện chất lượng truyền dẫn bằng việc giảm bớt xác
suất lỗi.

Hình 3.20 Sơ đồ khối chức năng lớp vật lý của mạng vệ tinh
3.5. FEC-Sửa lỗi hướng tới
Sửa lỗi hướng tới trước, là một hệ thống quản lý và sửa lỗi trong truyền thông
kỹ thuật số. Nguyên tắc của FEC là người gửi thêm thông tin trùng lặp vào trong
thông điệp gửi đi, điều đó cho phép người nhận có thể tự kiểm tra và sửa lỗi (nếu có)
gây ra do kênh truyền. Lợi điểm của FEC là không yêu cầu gửi lại thông tin.
FEC có hai loại chính: mã hóa khối và mã hóa chập.
Kỹ thuật FEC là đưa các đoạn dư vào thông tin truyền đi, sau đó khi ở đầu thu
khi nhận được dữ liệu sẽ sử dụng các thông tin dư này để kiểm tra lỗi và sửa lỗi nếu
có lỗi xảy ra trong quá trình truyền dữ liệu được minh hoạ trong hình 3.21
Mã FEC là một lớp rất rộng nên ta chỉ giới thiệu tóm tắt về một số loại của mã
FEC bao gồm mã khối tuyến tính,mã tuần hoàn, mã chập và mắt lưới và mã turbo(Mã
Turbo (hay mã lốc) , là một kỹ thuật mã hóa sửa sai (FEC). Turbo Codes thuộc họ mã
lưới (mã hóa theo Trellis) và được xây dựng dựa trên 1 mã chập (Convolution Codes)
Sở dĩ gọi là mã Turbo (lốc xoáy) vì cấu trúc giải mã được thực hiện theo giải thuật

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 63 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

vòng lặp (iteration) và sau mỗi vòng lặp, tỷ số tín hiệu trên nhiễu SNR sẽ được tăng
dần)

d1 , d 2 ,...., d k c1 , c 2 ,...., c n

d1 , d 2 ,...., d k c1 , c 2 ,...., c n

Hình 3.21 Mã hoá sửa lỗi hướng tới trước


3.5.1. Mã hoá khối tuyến tính
Mã khối tuyến tính là một lớp mã được dùng rất phổ biến trong việc chống
nhiễu ,loại mã này được xây dựng dựa trên các kết quả của đại số tuyến tính ,ở đây ta
chỉ nghiên cứu về mã nhị phân.
• Định nghĩa
Một mã khối có chiều dài n gồm 2k từ mã được gọi là mã tuyến tính c(n,k) nếu
và chỉ nếu 2k từ mã hình thành một không gian vectơ con k chiều của không gian
vectơ n chiều gồm tất cả các vectơ n thành phần trên trường GF(2)
Trường GF(2) (galois field(2)) là trường nhị phân đồng thời phép cộng là phép
cộng modul 2 (í hiệu là ⊕ ) còn phép nhân là phép và (AND)

0 ⊕ 0=0 0 ⊕ 1=1 1 ⊕ 0=1 1 ⊕ 1=1

0.0=0 0.1=0 1.0=0 1.1=1

Mã tuyến tính C(n,k) có mục đích mã hoá những khối tin (hay thông báo) k bit
thành những từ mã n bit. Hay nói cách khác trong n bit của từ mã có chứa k bit thông
tin.
Mã khối là mã “mã không nhớ” Mà ánh xạ k tín hiệu nhị phân vào tới n tín hiệu
nhị phân ra với n > k đối với phần dư.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 64 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Đặt m=[m0,m1,m2,….,mk-1] thành bit dữ liệu, b=[b0,b1,….,bn-k-1] và P thành


k (n − k ) hệ số ma trận thiết bị phát và thiết bị thu . ta có thể tạo ra các bit parity như
sau:
B=mP (*)
Nếu từ mã được truyền là c=[b:m] ta sẽ có thể kiểm tra một số lỗi hoặc thậm
chí sửa một số lỗi bằng cách sử dụng phương trình (*)
Một ví dụ của mã tuyến tính là mã Harming (n,k) với chiều dài mã là n=2r-1 số
bit thông tin là k = 2 r − r − 1 (hoặc k + r − 1 = 2 r ) và số bit parity là r = n − k .
Mã Bose-Chaudhuri-Hocquenghem(BCH) là một loại của mã khối tuyến tính
với các tham số sau:chiều dài khối n = 2 m − 1 số bit thông tin là k ≥ (n − mt ) và khoảng
2m − 1
cách tối thiểu là d min ≥ 2t + 1 với m là các số nguyên và t = là số lỗi lớn nhất có
2
thể phát hiện được.
Mã Reed-Solomon(RS) là một lớp phụ của mã BCH không nhị phân. Mã RS
(n,k) được sử dụng đễ mã hoá m bit symbol trong khối gồm có n = (2 m − 1) symbol
= m(2 m − 1) bit .Mã sửa lỗi RS có các tham số sau :chiều dài khối là n = (2 m − 1)
symbol, độ lớn thông tin là k symbol ,độ lớn kiểm tra parity là (n − k ) = 2t symbol và
khoảng cách tối thiểu là d min ≥ 2t + 1 symbol.
3.5.2. Mã tuần hoàn
Đặt g(X) là đa thức có bậc nhỏ nhất của (n-k) và cũng được gọi là đa thức sinh
của mã tuần hoàn và được định nghĩa như sau:
n − k −1
g( X ) = 1 + ∑g X
i =1
i
i
+ X n−k

Đặt m( X ) = m0 X 1 + m1 X 2 + ..... + m k −1 X k −1 , và b( X ) = b0 X 1 + b1 X 2 + ..... + bn − k −1 X n − k −1


ta có thể chia X n − k m( X ) bằng đa thức sinh g ( X ) để nhận được phần dư b( X ) và cộng
b( X ) vào X n − k m( X ) để nhận được c( X ) .
Mã tuần hoàn thường được sử dụng cho mục đích kiểm tra lỗi vì nó có khả
năng phát hiện nhóm lỗi và cũng được gọi là mã kiểm tra độ dư vòng (CRC)
Bảng 3.2 cho ta một số mã CRC hữu ích.

Generator
Code n−k
polynomial g ( X )

Mã CRC-12 1 + X + X 2 + X 3 + X 12 + X 12 12

Mã CRC-12(USA) 1 + X 2 + X 15 + X 16 16

Mã CRC-ITU 1 + X 5 + X 12 + X 16 16

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 65 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Bảng 3.2 Một số mã CRC hữu ích


Mã CRC nhị phân (n,k) có khả năng phát hiện các mẫu lỗi sau đây:
─ Tất cả các lỗi khối có chiều dài (n − k ) hoặc nhỏ hơn.
─ Một phần của lỗi khối có chiều dài bằng n − k + 1 mà lớn hơn hoặc bằng
1 − 2 − ( n − k −1)
─ Kết hợp của tất cả (d min − 1) hoặc 1 vài lỗi, trong đó dmin là khoảng cách
nhỏ nhất của mã khối tuyến tính. khoảng cách này được định nghĩa là
số các vị trí bit khác nhau giữa 2 chuỗi mã và được gọi là mã hamming.
─ Tất cả các mẫu lỗi với số lẻ của lỗi nếu đa thức sinh g ( X ) cho các mã
có số chẵn với hệ số khác 0.
3.5.3. Mã hoá lưới mắt cáo và mã chập
Mã lưới mắt cáo sử dụng “bộ nhớ” bằng cách nhớ k-1 tín hiệu vào ngay phía
trước khối đích của tín hiệu vào L. những tín hiệu nhị phân đầu vào
( K − 1) + L = (K + L − 1) được sử dụng để tạo ra n[( K − 1) + L ] tín hiệu nhị phân đầu ra
L
tương ứng với tín hiệu vào L. vì vậy chu kỳ mã là .
[n( K + L − 1)]
Mã chập là 1 tập hợp con của mã tuyến tính Trellis( mã lưới mắt cáo). Mã chập
có thể được ghép với máy trạng thái hữu hạn lưu trữ (K − 1) bit thông tin, vào thời
điểm j, phần chứa chuỗi thông tin gần bit k nhất (m j − k +1 , m j − K + 2 ,..., m j −1 , m j ) với m j là bit
hiện tại. bộ giải mã mã chập tính như là bộ nhớ khi thử để đánh giá chuỗi dữ liệu
thích hợp nhất mà cung cấp cho chuỗi mã bit nhận và được gọi là phương pháp tối ưu
cho giải mã mã chập. vào năm 1967 Andrew Viterbi đã phát triển kỹ thuật giải mã
mã chập sử dụng phương pháp này mà kể từ đó trở thành tiêu chuẩn cho việc giải mã
mã chập.
3.5.4. Mã ghép
Những mã khối Tuyến tính hiệu quả hơn trong việc sửa những chuỗi lỗi và mã
chập có hiệu quả hơn trong những lỗi ngẫu nhiên, tuy nhiên,ta có thể gây ra các
chuỗi lỗi nếu như xuất hiện quá nhiều lỗi ngẫu nhiên. Vào năm 1974, Joseph
Odenwalder kết hợp hai kỹ thuật này để hình thành mã ghép.
Theo thứ tự sắp xếp thì mã khối được sử dụng đầu tiên như là mã trong, sau đó
là mã chập được sử dụng như mã ngoài để mã hoá, đối với việc giải mã thì đầu tiên là
mã chập ngoài sau đó là mã khối trong.
Hiệu quả có thể nâng cao hơn nữa nếu có sự đan xen kỹ thuật giữa hai giai
đoạn mã hoá làm giảm bất kỳ nhóm nào mà có thể quá dài đối với mã khối để giải
quyết một cách có hiệu quả. Kỹ thuật ghép xen là những hàm ánh xạ vào ra mà hoán
vị vị trí của các bit hay symbol trong bản tin vì vậy vị trí của chuỗi bit ghép xen độc
lập đối với chuỗi bit gốc, và các lỗi khối có thể được làm ngẫu nhiên trở thành các lỗi

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 66 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

đơn ngẫu nhiên phân bố vào trong chuỗi bit khi giải ghép xen.Một thiết bị hay một
khối chức năng của kỹ thuật ghép xen thường được gọi là interleaver.
3.5.5. Mã Turbo
Vào năm 1993 Berrou, Glavieux và Thitimajashima đã đưa ra một sơ đồ mã
hóa mới cho các mã chập được gọi là mã Turbo (Hình 3.22). Trong sơ đồ này dòng
thông tin vào được mã hóa hai lần với một bộ xáo trộn đặt giữa hai bộ mã hóa nhằm
tạo ra hai dòng dữ liệu được mã hóa có thể xem là độc lập thống kê với nhau.

Hình 3.22 Bộ mã hoá Turbo


Trong sơ đồ này các bộ mã hóa thường được sử dụng là các bộ mã hóa cho mã
chập có tốc độ R = 1/2 .
Các mã này được sử dụng rất hiệu quả trên các kênh phađinh. Người ta đã
chứng tỏ rằng hiệu năng của mã Turbo sẽ tăng khi tăng kích thước của bộ xáo trộn.
Tuy nhiên trong nhiều ứng dụng quan trọng (chẳng hạn khi truyền tiếng nói), kích
thước bộ xáo trộn quá lớn không sử dụng được do kết quả giải mã bị giữ chậm.
Ví dụ: Xét sơ dồ mã hóa Turbo có hàm truyền sau: (Hình 3.23)
1
G(x ) =
1+ x2
với bộ xáo trộn được mô tả bởi phép hoán vị ∏
∏ = {8,3,7,6,9,0,2,5,1,4}
C (1) ( x)

∏ (2 )
∧ ∧ (2 )
C (x ) C (x )

m

∧ (3 )
C (x )

Hình 3.23
giả sử dãy vào là m(x ) = [1,1,0,0,1,0,1,0,1,1] = C (1) (x )
Khi đó dãy ra của bộ mã hoá thứ nhất là :

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 67 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

∧ (2 )
C (x ) = [1,1,1,1,0,1,1,1,0,0]
Dãy bit được hoán vị đưa vào bộ mã hoá thứ 2 là :

m(x ) = [1,0,0,1,1,1,0,0,1,1]
Dãy ra của bộ mã hoá thứ 2 là :
∧ (3 )
C (x ) = [1,0,1,1,0,0,0,1,1]
∧ (2 )
Bộ trích chọn sẽ chọn đưa ra các bít được gạch dưới lần lượt ở các đầu C (x )
∧ (3 )
và C (x )
1
Dãy bít được mã hóa ở đầu ra có giá trị R = là:
2

v( x ) = [1,1,1, 0, 0,1, 0,1,1, 0, 0, 0,1,1, 0, 0,1, 0,1,1]


1
Khi không dùng bộ trích chọn dãy bít ra sẽ có tốc độ R = và sẽ có dạng:
3
v( x ) = [1,1,1,1,1, 0, 0,1,1, 0,1,1,1, 0, 0, 0,1, 0,1,1, 0, 0,1, 0,1, 0,1,1, 0,1]
Dãy ra v(x) được điều chế và phát qua kênh, ở đầu ra kênh tín hiệu nhận được
giải điều chế để tạo ra vectơ r (1) (x ) (tương ứng với C (1) (x ) ) và r (2 ) (x ) (tương ứng với
C (2 ) ( x ) ) và r (1) ( x ) (tương ứng với C (3) ( x ) ),.
Hoạt động chung của thuật toán giải mã Turbo có thể mô tả như sau (xem hình
3.24).
Dữ liệu ( r (1) (x ), r (2 ) (x ) ) được đưa tới bộ giải mã 1. trước tiên bộ giải mã này sử
dụng thông tin tiên nghiệm trên các bit đã phát và tạo ra các bít có xác suất xuất hiện
phụ thuộc vào dữ liệu quan sát được. Đầu ra đánh giá này của bộ giải mã 1 được xáo
trộn theo luật hoán vị ∏ và được đưa tới bộ giải mã 2 và được làm thông tin tiên
nghiệm. Cùng đưa tới bộ giải mã 2 là dữ liệu nhận được ( r (1) (x ), r (3) (x ) ) , cần chú ý
rằng r (1) (x ) cần phải đưa đến bộ xáo trộn ∏. Đầu ra đánh giá của bộ giải mã 2 được
giải xáo trộn bằng luật hoán vị ngược ∏ −1 và được đưa trở lại làm thông tin tiên
nghiệm cho bộ giải mã 1. Quá trình chuyển thông tin tiên nghiệm sẽ được tiếp tục
cho đến khi bộ giải mã quyết định rằng quá trình đã hội tụ (hoặc cho tới khi đạt được
một số lần lặp nhất định)
Phần quan trọng nhất của thuật toán giải mã này là một thuật toán giải mã quyết
định mềm, thuật toán này sẽ cung cấp các đánh giá của các xác suất hiệu nghiệm cho
mỗi bít vào.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 68 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

∏ −1

r (1) ( x )
r (2 ) (x )

r (1) ( x )
−1

r (3 ) ( x )

Hình 3.24 Sơ đồ khối chức năng của bộ giải mã Turbo


3.5.6. Hoạt động của FEC
Thiết bị thu có thể giải mã hoá dữ liệu trong hầu hết các trường hợp ngay cả khi
dữ liệu đã bị hư hỏng trong suốt quá trình truyền, bằng cách sử dụng kỹ thuật FEC .
Thiết bị thu có thể không có khả năng để khôi phục dữ liệu nếu có quá nhiều mẫu bit
bị hư hỏng, từ đó ta chỉ có thể cho phép một mức nhất định của lỗi. Ta thấy rằng tỷ số
Eb
là tham số ảnh hưởng tới hiệu suất lỗi của truyền dẫn vệ tinh đối với mã hoá và
N0
tài nguyên băng thông đã cho. FEC cho phép liên kết qua vệ tinh được phép truyền
dẫn với lỗi cao hơn giải mã dữ liệu trong điều kiện hiệu suất lỗi. Đây là điều rất hữu
ích khi truyền dẫn vệ tinh độc lập khó có thể đạt được mức độ nhất định của hiệu suất
vì sự giới hạn của công suất truyền tại những điều kiện liên kết nhất định.
Lấy một ví dụ : Giả thiết R Là tốc độ truyền thông tin, tốc độ mã hoá dữ liệu
Rc , như được định nghĩa đối với mã khối (n,k) với n bit được gửi cho k bit thông tin
Rn
là Rc = . Mối quan hệ của yêu cầu công suất giữa mã hóa và giải mã dữ liệu cho
k
cùng tỷ lệ lỗi bit là:
C ⎛ k ⎞⎛ C ⎞
⎜ ⎟⎜ ⎟
R c ⎝ n ⎠⎝ R ⎠ ⎛ k ⎞⎛ E b ⎞
= = ⎜ ⎟⎜⎜ ⎟⎟
N0 No ⎝ n ⎠⎝ N 0 ⎠
Những mã này phải trả một giá đó là yêu cầu băng thông lớn hay tổng chi phí
lớn (giảm lưu lượng thông tin) nhằm cung cấp mã hoá có lợi để duy trì chất lượng
Eb
đường truyền mong muốn có thể sử dụng cùng . Không đi sâu vào các phân tích
N0
toán học chi tiết ,ta chỉ đưa ra mô tả ngắn gọn sử dụng hình 3.25.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 69 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Eb
(dB )
N0

Hình 3.25 So sánh của mã FEC


3.6. Kỹ thuật đa truy nhập
Thấy rằng truyền dẫn vệ tinh sử dụng mô hình đa truy nhập trong môi trường
dùng chung. Có 3 dạng chính của mô hình đa truy nhập được trình bày ở Hình 3.26:
─ Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA)
─ Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) và
─ Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA)

Hình 3.26 Kỹ thuật đa truy nhập FDMA,TDMA và CDMA


Ghép kênh khác với đa truy nhập , nó là chức năng tập trung với việc chia sẻ tài
nguyên băng thông từ cùng một vị trí trong khi đa truy nhập chia sẻ cùng một tài
nguyên từ các vị trí khác nhau xem Hình 3.27

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 70 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 3.27 So sánh giữa khái niệm ghép kênh và đa truy nhập
3.6.1. Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA)
Trong phương thức đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA), băng
thông của kênh trạm lặp được chia thành các băng con và được ấn định cho từng
sóng mang phát đi từ trạm mặt đất. Đối với kiểu truy nhập này các trạm mặt đất phát
liên tục một số sóng mang ở các tần số khác nhau và các sóng mang này tạo nên các
kênh riêng. Để tránh nhiễu giữa các kênh lân cận gây ra do phương thức điều chế, sự
không hoàn thiện của các bộ dao động và các bộ lọc, cần đảm bảo khoảng bảo vệ
giữa các băng tần của các kênh cạnh nhau.
Phụ thuộc vào các kỹ thuật ghép kênh và điều chế ta có thể chia các sơ đồ
truyền dẫn FDMA thành các sơ đồ khác nhau. Phần dưới đây ta sẽ xét các sơ đồ này.
a. Các sơ đồ truyền dẫn
Các sơ đồ truyền dẫn khác nhau tương ứng với các tổ hợp ghép kênh và
điều chế khác nhau. Hình 3.28 cho ta thấy các trường hợp chung nhất.
• FDM/FM/FDMA
Ở cấu hình ghép kênh theo tần số, điều tần (FM) và đa truy nhập phân chia
theo tần số (FDM/FM/FDMA trên hình 3.28a) các tín hiệu băng tần gốc của người
sử dụng là tín hiệu tương tự. Chúng được kết hợp để tạo thành một tín hiệu ghép
kênh phân chia theo tần số (FDM). Tần số tín hiệu tương tự được ghép kênh nói trên
sẽ điều chế tần số (FM) cho một sóng mang, sóng mang này sẽ truy nhập đến vệ tinh
ở một tần số nhất định đồng thời cùng với các tần số khác từ các trạm khác. Để
giảm thiểu điều chế giao thoa, số lượng của các sóng mang định tuyến lưu lượng
được thực hiện theo nguyên lý 'một sóng mang trên một trạm phát'. Như vậy tín
hiệu ghép kênh FDM bao gồm tất cả các tần số dành cho các trạm khác. Hình 3.29
cho ta thấy thí dụ về một mạng có ba trạm.
• TDM/PSK/FDMA

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 71 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Ở cấu hình ghép kênh theo thời gian, điều chế khoá chuyển pha (PSK) và đa
truy nhập phân chia theo tần số (TDM/PSK/FDMA ở hình 3.28b) tín hiệu băng gốc
của người sử dụng là tín hiệu số. Chúng được kết hợp để tạo ra một tín hiệu ghép
kênh phân chia theo thời gian (TDM). Luồng bit thể hiện tín hiệu được ghép này điều
chế một sóng mang theo phương pháp điều chế pha PSK , tín hiệu này truy nhập đến
vệ tinh ở một tần số nhất định đồng thời cùng với các sóng mang từ các trạm khác ở
các tần số khác. Để giảm tối thiểu các sản phẩm của điều chế giao thoa số lượng các
tần số mang định tuyến lưu lượng được thực hiện theo phương pháp 'một sóng mang
trên một trạm phát'. Như vậy tín hiệu ghép kênh TDM bao gồm tất cả các tín hiệu phụ
thuộc thời gian cho các trạm khác. Hình 3.29 cho thấy ví dụ của một mạng có ba
trạm.
• SCPC/FDMA
Ở cấu hình một kênh trên một sóng mang (SCPC: Single Channel per Carrier)
và đa truy nhập phân chia theo tần số (SCPC/FDMA ở hình 3.28c) từng tín tín hiệu
băng gốc của người sử sẽ điều chế trực tiếp một sóng mang ở dạng số (PSK) hoặc
tương tự (FM) tuỳ theo tín hiệu được sử dụng. Mỗi sóng mang truy nhập đến vệ tinh
ở tần số riêng của mình đồng thời với các sóng mang từ cùng trạm này hay từ các
trạm khác ở các tần số khác. Như vậy định tuyến được thực hiện trên nguyên lý 'một
sóng mang trên một đường truyền'.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 72 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 3.28 Các cấu hình truyền dẫn FDMA.


a)FDM/FM/FDMA;b)TDM/PSK/FDMA;c)SCPC/FDMA

b) Ghép kênh tín hiệu băng gốc

c) Sơ đồ khối trạm mặt đất a


Hình 3.29 Ví dụ về một hệ thống FDMA ba trạm sử dụng định tuyến “một sóng
mang trên một trạm”
3.6.2. Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA)

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 73 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Trong TDMA mỗi trạm mặt đất được phân bố 1 khe thời gian của băng thông
cho việc truyền thông tin. mỗi khe thời gian có thể được dùng để đồng bộ hoá quá
trình truyền, điều khiển và thông tin người dùng. TDMA thuận lợi hơn trong việc
truyền và xử lý các tín hiệu số. Hình 3.30 cho ta 1 ví dụ của TDMA .
Đối với TDMA thì chỉ có 1 sóng mang được truy cập vào bộ thu phát vệ tinh
tại một thời điểm và toàn bộ công suất đường xuống sẵn sàng cho việc truy nhập
.TDMA có thể đạt được hiệu suất cao trong việc tận dụng công suất cũng như tận
dụng băng thông nếu thời gian bảo vệ bị mất được giữ ở mức tối thiểu khi sử dụng kỹ
thuật điều chỉnh thời gian chính xác hơn.
Thật vậy các khối TDMA truyền bởi trạm đầu cuối mặt đất phải không được
giao thoa với nhau bởi vậy mỗi trạm mặt đất phải được bố trí thích hợp và sau đó
điều khiển khối thời gian trong suốt quá trình truyền. Mỗi khối phải đến trạm thu phát
vệ tinh đúng thời gian tiêu chuẩn tương xứng với thời gian tham khảo .Điều này để
đảm bảo rằng không có 2 khối chồng lên nhau và khoảng thời gian bảo vệ giữa 2 khối
bất kỳ là đủ nhỏ để đạt được hiệu quả truyền là cao nhất nhưng đủ lớn để tránh những
chồng lấn giữa 2 khe thời gian.
Đồng bộ hoá là quá trình xử lý của việc cung cấp các thông tin định giờ tại tất
cả các trạm và điều khiển các khối TDMA do đó chúng chỉ còn lại trong khe quy
định tất cả điều này phải hoạt động thậm chí thông qua mỗi trạm mặt đất là cố định
trong mối quan hệ với vệ tinh GEO bởi vì vệ tinh GEO được đặt tại kinh tuyến danh
định và được xác định đặc trưng để di chuyển trong 1 “cửa sổ” với mỗi cạnh 0.002 độ
như đã thấy từ trung tâm của trạm mặt đất. hơn nữa độ cao của vệ tinh biến thiên là
kết quả của độ dư lệch tâm quỹ đạo do đó vệ tinh có thể ở mọi nơi trong 1 hộp có
phạm vi là 75*75*85 Km3
Hiện tượng thuỷ triều của vệ tinh là nguyên nhân làm cho độ cao của vệ tinh
biến thiên khoảng 85Km dẫn đến kết quả là quay 1 vòng độ trễ thay đổi khoảng 500s
và sự thay đổi tần số của tín hiệu được biết như hiệu ứng Doppler
3.6.3. Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA)
CDMA là một kỹ thuật truy cập sử dụng các kỹ thuật trải phổ, nơi mà mỗi trạm
mặt đất chỉ sử dụng duy nhất sự trải mã để truy cập băng thông chia sẻ. Tất cả các mã
này trực giao với nhau. Để phục vụ một số lượng lớn người dùng, các mã phải bao
gồm một số lượng lớn các bit dẫn đến kết quả là đạt được tín hiệu băng thông rộng từ
tất cả người dùng. Nó cũng được biết đến như đa truy nhập trải phổ (SSMA) đặc
điểm của trải phổ là hoạt động này là có thể xảy ra trong mức cao của giao thoa
không tương quan và đây là đặc tính quan trọng chống nhiễu trong truyền thông quân
đội.
Hàm trải băng thông rộng được suy ra từ chuỗi mã giả ngẫu nhiên và kết quả là
tín hiệu được truyền dẫn khi đó chiếm giữ tương tự băng thông rộng . Tại phía thu,
những tín hiệu đầu vào là tương quan với cùng một hàm trải , đồng bộ cho các tín
hiệu, để khôi phục lại tín hiệu ban đầu. Tại đầu thu tín hiệu ra, một phần nhỏ sản

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 74 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

phẩm tương quan dư không mong muốn từ tín hiệu người dùng đưa đến kết quả là
tiếng ồn được coi là tự giao thoa.
Như vậy khi số lượng người sử dụng trong hệ thống tăng lên, mức độ tiếng ồn
sẽ tăng lên và làm suy hao hiệu suất tỷ lệ lỗi bit . Điều này sẽ gây ra một giới hạn với
số lượng kênh tối đa cùng lúc có thể được cung cấp trong cùng một tổng thể tần số
phân bổ. CDMA cho phép giảm dần dần hiệu suất với việc tăng số lượng kết nối.
3.7. Phân bố dải tần
Sơ đồ đa truy nhập cung cấp kỹ thuật để phân chia băng tần thành các băng tần
thích hợp đáp ứng yêu cầu của các ứng dụng và dịch vụ. Sơ đồ phân bố dải tần cung
cấp kỹ thuật để phân bố băng thông trong điều kiện truyền dẫn băng thông và thời
gian
Sơ đồ phân bố dải tần có thể phân chia thành 3 lớp đặc trưng là :truy cập theo
ấn định trước, truy cập theo yêu cầu đa truy nhập đa thích ứng và truy nhập ngẫu
nhiên .Những phương pháp này có thể được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu của lưu
lượng người sử dụng khác nhau trong điều kiện của khoảng thời gian và tốc độ
truyền. Những chương trình có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp, tùy thuộc vào
các ứng dụng.
3.7.1. Phân phối truy cập theo ấn định trước
Với phân phối cố định, kết nối đầu cuối là 1 kết nối thường xuyên với một
lượng lớn nguồn băng thông không đổi cho toàn bộ chu kỳ sống của thiết bị đầu cuối
hoặc cho một chu kỳ thời gian dài (như năm.tháng,tuần hoặc ngày). Điều đó có nghĩa
là khi kết nối này rảnh rỗi thì các khe không được sử dụng (dẫn đến lãng phí)
3.7.2. Phân phối theo yêu cầu
Phân phối theo yêu cầu chỉ phân bố nguồn băng thông khi có nhu cầu, nó có 2
biến là :khoảng thời gian và tốc độ dữ liệu ,thời gian có thể cố định hoặc thay đổi.
Cho 1 khoảng thời gian, tốc độ dữ liệu có thế cố định hoặc thay đổi.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 75 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

CHƯƠNG 4. LIÊN KẾT MẠNG VỆ TINH VỚI MẠNG TRÁI ĐẤT

4.1. Khái niệm nối mạng


Mạng lưới viễn thông ban đầu đã được thiết kế, phát triển và tối ưu hóa đối với
truyền chất lượng thoại ở băng hẹp 3,1 kHz trong dịch vụ điện thoại thời gian thực.
Trong thế hệ đầu của mạng dữ liệu diện rộng, con người cố gắng sử dụng đầy
đủ băng tần 3,1 kHz cho thông tin liên lạc dữ liệu mà không có thêm chi phí của một
cơ sở hạ tầng mạng lưới.
Vào thời gian này tốc độ truyền dẫn dữ liệu còn tương đối chậm, thêm vào đó
dịch vụ điện thoại, mạng cũng chỉ có thể hỗ trợ truyền tín hiệu không thoại chẳng hạn
Fax ,truyền dẫn điều chế và truyền toàn bộ dữ liệu số. Với một số phạm vi, mạng lưới
bưu chính, viễn thông có thể đáp ứng các nhu cầu truyền dữ liệu, thông tin liên lạc.
Vì sự phát triển của máy vi tính như thiết bị đầu cuối mạng, mạng lưới dữ liệu tốc độ
cao đã được phát triển để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của dữ liệu. Điều này
dẫn đến sự phát triển của các loại mạng khác nhau cho các dịch vụ khác nhau.Lưu
lượng trong mạng liệu ngày càng trở nên lớn hơn. Việc tăng lưu lượng mạng đã dẫn
đến việc tạo ra cơ hội cho truyền dẫn dịch vụ thoại thông qua mạng dữ liệu. Đầu cuối
người dùng dung lượng lớn và kỹ thuật mạng có khả năng hội tụ dịch vụ thoại và
dịch vụ dữ liệu và cũng như dịch vụ phát thanh. Một loại mới của mạng, mạng lưới
băng thông rộng đã được phát triển để hỗ trợ hội tụ các dịch vụ và các mạng.
Tất cả những bước phát triển này là rất to lớn đối với các dịch vụ và ứng dụng
mới nhưng cũng là những thách thức to lớn đối với liên kết mạng giữa các loại mạng
khác nhau.
Một trong những vấn đề lớn trong mạng điện thoại là các thiết bị đầu cuối và
các mạng được thiết kế quá kỹ đến nỗi bất kỳ sự thay đổi nào bên này đều dẫn đến sự
hạn chế từ bên kia . Các mạng mới thử tách riêng chức năng của đầu cuối người dùng
ra khỏi mạng lưới vì vậy các thiết bị đầu cuối người dùng cung cấp các dịch vụ mà
không có quan hệ quá nhiều đến việc làm thế nào lưu lượng được truyền qua mạng và
hệ thống mạng cung cấp các loại mô hình truyền dẫn khác nhau có mối quan hệ ít về
việc làm thế nào các thiết bị đầu cuối phải xử lý lưu lượng.
Chúng ta sẽ theo các nguyên tắc tương tự để thảo luận về vấn đề nối mạng vệ
tinh với mạng trái đất ví dụ những yêu cầu nào từ trạm mặt đất và làm thế nào mạng
vệ tinh sẽ có khả năng đáp ứng những yêu cầu đó cho mục đích nối mạng.
Một mạng riêng lớn và trung bình bao gồm một vài hệ thống liên kết thoại đa
đường (MTLS). Từ ngữ “mạng công ty” hoặc “mạng doanh nghiệp” đôi khi được sử
dụng để mô tả một mạng riêng lớn, tại một số nước trên thế giới những khái niệm này
được dùng để khái niệm cho một nhóm của liên kết giữa các mạng riêng với nhau.Từ
quan điểm của nối mạng , không có sự khác nhau giữa mạng riêng lớn và một vài

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 76 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

mạng liên kết nhỏ vì vậy chỉ có thuật ngữ “mạng riêng” sẽ được sử dụng để xém xét
các loại mạng này.
Mạng riêng có thể là mạng đầu cuối (trong những mạng đó thiết bị đầu cuối
được kết nối). Nó cũng có thể cung cấp các kết nối truyền dẫn giữa các mạng khác, ta
sẽ nhấn mạnh đối với trường hợp của những mạng có kết cuối chẳng hạn trường hợp
truyền dẫn mạng là hoàn toàn tương tự tới mạng công cộng.
Chúng ta sẽ tập trung hơn vào nguyên tắc của tất cả các loại kết nối trong mạng
hoặc ngoài mạng hơn là đi sâu vào chi tiết về cách thức hoạt động bất kể số lượng
của mạng công cộng hay mạng riêng có liên quan hoặc cấu hình đặc trưng trong
mạng mà nó liên kết đến vì vậy sẽ không có hạn chế trong hệ thống mạng đối với
kích thước,cấu hình, phân cấp, kỹ thuật được sử dụng cũng như không phải trên thiết
bị mạng.
Mặc dù tất cả các mạng truyền thông hiện nay đều là kỹ thuật số (hầu hết toàn
bộ ở châu âu) quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến trong miền tần số vẫn còn sử dụng
như là trong mạng tương tự. Dĩ nhiên ta sẽ tập trung hơn vào việc thảo luận mạng kỹ
thuật số do sự phổ biến của việc truyền dẫn tín hiệu số đa phương tiện và xử lý tín
hiệu số trong các thiết bị chuyển mạch.
4.2. Thuật ngữ nối mạng
Trước khi đi sâu vào chi tiết chúng ta sẽ giải thích một số thuật ngữ có liên
quan đến khái niệm:
+ Điểm chuẩn(tham chiếu): là một nhóm khái niệm tại giao 2 nhóm
chức năng không chồng chéo lên nhau. Hai nhóm chức năng trao đổi
thông tin thông qua điểm chuẩn sử dụng cùng nhóm khái niệm đã
được định nghĩa.
+ Nối mạng : là một thuật ngữ chung mô tả 2 hệ thống hoặc phân hệ
trao đổi thông tin và bao gồm cả hai khía cạnh liên kết và dịch vụ nối
mạng.
+ Liên mạng: mô tả các khái niệm của việc liên kết giữa các mạng khác
nhau với nhau để cung cấp các dịch vụ tương thích thông qua các
mạng đó.
+ Dịch vụ nối mạng :mô tả các khái niệm mà toàn bộ hay giới hạn dịch
vụ của một mạng được chuyển đổi hoặc làm cho có giá trị trong dịch
vụ khác (tương tự) của mạng tương tự hoặc mạng khác.
+ Đơn vị nối mạng (IWU): là một thực thể vật lý được xác định giữa
điểm tham chiếu bao gồm một hoặc nhiều chức năng nối mạng, nó
được dùng để kết nối 2 nhóm chức năng. Nếu nó không có các điểm
tham chiếu chung ,ánh xạ ,biến đổi thì yêu cầu 2 nhóm chức năng để
truyền thông với nhau

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 77 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

4.2.1. Mạng riêng


Thuật ngữ 'mạng riêng' được sử dụng để mô tả một mạng lưới cung cấp các
tính năng mà chỉ giới hạn đến một thành viên trong nhóm đối lập là mạng công cộng
(PSTN) có sẵn cho mọi người nói chung.
Nói chung, mạng riêng là một mạng đầu cuối và bao gồm một vài nút liên kết
với nhau (ví dụ như PBXs, routers, gateway), với các liên kết đến các mạng khác
thông qua chủ yếu mạng lưới công cộng.
Một mạng riêng có các đặc điểm sau:
+ Nó thường bao gồm nhiều hơn một yếu tố nút mạng kết nối với nhau
thông qua mạng công cộng hoặc mạng leased line hoặc mạng riêng ảo
(VPN)
+ Nó cung cấp chức năng mạng và tất cả các đặc điểm khác chỉ tới một
người dùng hoặc một nhóm người dùng và nó không thể truy cập vào
mạng chung
+ Nó không bị giới hạn bởi kích thước địa lý hoặc một vùng,miền quốc
gia riêng biệt nào, hầu hết mạng riêng sử dụng kỹ thuật LAN trong
mạng đơn.
+ Nó cũng không giới hạn trong việc chú ý đến số lượng mở rộng và
điểm truy nhập tới các mạng khác
4.2.2. Mạng công cộng
Thuật ngữ mạng công cộng đề cập đến mạng cung cấp chức năng truyền dẫn,
chuyển mạch và định tuyến cũng như các đặc điểm mà mạng công cộng sẵn có và nó
cũng không giới hạn đến nhóm người dùng cụ thể nào. Trong phạm vi này, từ “công
cộng” không bao hàm bất kỳ mối liên hệ nào tới tình trạng hợp pháp của nhà điều
hành mạng
Trong một số trường hợp, mạng công cộng có thể chỉ cung cấp giới hạn một số
tính năng. Trong môi trường cạnh tranh mạng công cộng có thể được giới hạn để
phục vụ có giới hạn người dùng hoặc giới hạn các đặc điểm riêng biệt hoặc các chức
năng. Nói chung mạng công cộng cung cấp điểm truy cập đến các mạng khác hoặc
các thiết bị đầu cuối chỉ trong một khu vực địa lý cụ thể.
Từ quan điểm kết nối end-to-end ,mạng công cộng hoặc có thể là một mạng
chuyển tiếp (liên kết giữa 2 mạng khác nhau với nhau) hoặc như là kết hợp của mạng
chuyển tiếp và mạng đầu cuối trong trường hợp mạng công cộng cung cấp các kết nối
tới các thiết bị đầu cuối chẳng hạn như điện thoại ,PBXs,router và gateway.
4.2.3. Mặt chất lượng của dịch vụ điện thoại
Trong mạng lưới điện thoại, mặt chất lượng được đi vào xem xét ở cả 2 mặt là
máy điện thoại và các thành phần khác nhau trong mạng, sự nhận thức của chất lượng
truyền giọng nói trong suốt quá trình hội thoại là chủ yếu là đánh giá “chủ quan”.
Khái niệm chất lượng có thể không được coi là đại lượng rời rạc duy nhất nhưng có

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 78 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

thể thay đổi phụ thuộc vào kỳ vọng đủ của người dùng “chất lượng truyền thoại” cho
cuộc điện thoại 3.1KHz đối với dạng đầu cuối (ví dụ máy cầm tay) cũng như các dịch
vụ đặc biệt (ví dụ không dây). Sự xem xét từ end-to-end thì được tính đến từ miệng
của người này đến tai người kia.
Đối với việc đánh giá chất lượng trong một cấu hình và hiệu quả hoạt động của
“sự thử nghiệm chủ quan” ITU-T đã phát triển một vài phương pháp. Một trong
những phương pháp phổ biến nhất đó là kiểm tra hoạt động trong phòng thì nghiệm
(ví dụ chỉ kiểm tra nghe) vì vậy những đối tượng kiểm tra được yêu cầu phân loại để
nắm được chất lượng trong bảng liệt kê, ví dụ “đánh giá chất lượng” có thể chia làm
5 cấp là :tệ, kém ,khá, tốt và xuất sắc.
Các điểm số này được dùng để tính toán giá trị trung bình của việc đánh giá thử
nghiệm của một số đối tượng cho kiểm tra cùng một cấu hình. Kết quả đó cũng được
gọi là điểm đánh giá trung bình (MOS) trong đó có thể về mặt lý thuyết là khoảng
giữa 1 và 5. Việc đánh giá về chất lượng truyền thoại cũng có thể đạt được bằng việc
tính toán % của tất cả cá nhân được kiểm định đánh giá cấu hình chẳng hạn “tốt hoặc
rất tốt” “dở hoặc rất dở”. Đối với một kết nối những kết quả này được thể hiện như
“phần trăm tốt hoặc rất tốt” (%GoB) hoặc “phần trăm xấu hoặc rất xấu” (%PoW), vì
vậy đó là một công việc phức tạp để đánh giá chất lượng của các dịch vụ trong mạng
điện thoại, và liên quan đến việc thu thập các thông tin cần thiết trong các thành phần
mạng khác nhau trong việc khảo sát cấu hình. ITU-T đã phát triển một số phương
pháp và công cụ để đánh giá QoS thông qua mạng điện thoại
Trong mạng kỹ thuật số, sự hư hỏng của bất cứ thành phần nào trong mạng
không làm ảnh hưởng từ thành phần đó đến các thành phần khác vì vậy chất lượng
của dịch vụ có thể đánh giá cho mỗi yếu tố riêng rẽ. Ví dụ các thiết bị đầu cuối mạng
hiện đại có khả năng đệm tín hiệu thoại đã được số hoá hoặc đưa âm thanh vào bộ
nhớ trước khi xuất ra ngoài, các thiết bị đầu cuối cũng nên tạo ra sự tự do của thời
gian giữ là bao nhiêu lâu cũng như đệm tín hiệu thoại là bao nhiêu, tương tự trong các
mạng hiện đại việc xử lý các tín hiệu thoại đã được số hoá trong các khung hoặc các
gói cũng nên cho sự tự do của thời gian để xử lý là bao nhiêu và kích thước của
khung hay của gói là bao nhiêu.
4.2.4. Hệ thống mạng IP
Hệ thống mạng IP được phát triển dựa trên giao thức truyền dẫn internet thông
qua các loại kỹ thuật mạng khác nhau bao gồm mạng LAN,WAN,mạng không dây và
mạng vệ tinh. Từ giao thức cổng định tuyến điểm quan sát,thế giới bao gồm hệ thống
tự quản (AS) và các đường kết nối giữa chúng với nhau. Hai hệ thống tự quản có thể
được coi là liên kết với nhau nếu như tồn tại một đường giữa bảng định tuyến trong
mỗi mạng.
Mạng có thể được phân loại thành 3 loại: loại đầu tiên là mạng nhánh rẽ, với
chỉ một BGP định tuyến kết nối ra bên ngoài vì vậy không thể sử dụng cho lưu lượng
chuyển tiếp. Loại thứ 2 là mạng đa kết nối có thể sử dụng cho lưu lượng chuyển tiếp
ngoại trừ chúng từ chối vận chuyển lưu lượng chuyển tiếp, và cuối cùng là mạng

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 79 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

chuyển tiếp. Mỗi AS có cấu trúc tương tự. Mạng rẽ nhánh truyền lưu lượng đi và
nhận lưu lượng từ mạng xương sống, và mạng xương sống truyền lưu lượng giữa AS
Các loại mạng bao gồm:
+ Mạng riêng nội bộ doanh nghiệp (LANs)
+ Nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) thông qua mạng WAN
+ Liên mạng công cộng (kết nối với WAN)
Chúng bao gồm router nội bộ và router biên (ví dụ giữa mạng LAN và WAN).
Mạng điện thoại có thể được dùng để liên kết bộ định tuyến với nhau và liên kết giữa
các thiết bị đầu cuối IP tới ISPs. Hệ thống mạng IP dựa vào giao thức internet (IP) và
cung cấp truyền gói cơ bản của dữ liệu vì vậy số hoá tín hiệu thoại sẽ được chia thành
các segment(đoạn) nhỏ cho giao thức turyền thời gian thực (RTP) trong lớp ứng
dụng, giao thức dữ liệu người dùng tại giao thức lớp truyền dẫn và sau đó là giao thức
liên mạng (IP) tại lớp mạng.
Mào đầu của những lớp giao thức nói chung bao gồm những dữ liệu sau:
+ Thông tin đặc trưng để phân chia ứng dụng với thời gian thực.
+ Số cổng để nhận dạng xử lý các ứng dụng thời gian thực
+ Địa chỉ IP để phân phối các gói
+ Địa chỉ vật lý mạng và các khung để truyền dẫn các gói IP
Cuối cùng bên nhận các đoạn tín hiệu thoại được dùng để khôi phục lại chuỗi
tín hiệu thoại số liên tục. Đối với dịch vụ dữ liệu phi thời gian thực giao thức điều
khiển truyền dẫn (TCP) được sử dụng tại lớp truyền dẫn.
4.3. Các thành phần và kết nối mạng
Các thành phần mạng trong kết nối end-to-end có thể phân loại thành 3 nhóm
chính là :trạm đầu cuối mạng, các kết nối mạng và các nút mạng.
4.3.1. Trạm đầu cuối mạng
Với khía cạnh truyền dẫn thoại, thiết bị đầu cuối là tất cả các loại máy điện
thoại, số hoặc tương tự ,có dây ,vô tuyến hoặc di động bao gồm cả giao diện âm
thanh từ tai và miệng người dùng, các thành phần này được đặc trưng bằng mức âm
lượng thu (SLR) và mức âm lượng phát (RLR) của chúng mà góp phần vào định mức
âm lượng tổng thể của kết nối (OLR). Một thông số khác , chẳng hạn mức âm lượng
đã khử trắc âm (STMR), công suất phụ âm người nghe (LSTR), thiết kế của thiết bị
cầm tay, đáp ứng tần số trong gửi và nhận trực tiếp và mức nhiễu cũng như góp phần
đánh giá kết nối end-to-end của chất lượng truyền dẫn tín hiệu thoại.
Trong trường hợp không dây hoặc hệ thống dựa trên IP, có thể bị tăng thêm sự
biến dạng và trễ phụ thuộc vào thuật toán mã hoá và điều chế được sử dụng trong các
giao diện, tuy nhiên với mạng gói thì có một lợi thế lớn trong thiết bị đầu cuối với
công suất và công suất xử lý vượt qua các vấn đề của mạng điện thoại.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 80 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

4.3.2. Nút mạng


Nút mạng là tất cả các loại thiết bị chuyển mạch ví dụ như PBXs nội bộ và
chuyển mạch trong mạng điện thoại và các router trong mạng internet. Các nút mạng
này có thể sử dụng công nghệ chuyển mạch số hoặc tương tự hoặc dựa trên chuyển
mạch gói ,góp phần chính trong suy hao của hệ thống tương tự là mất và tiếng ồn
trong mạng viễn thông nơi cuộc hội thoại diễn ra trong vòng 2 dây hoặc 4 dây hoặc
giữa các giao diện thiết bị chuyển mạch, tín hiệu phản xạ cũng góp phần vào việc làm
suy hao như là nguồn cho hiệu ứng dội vang. hệ thống chuyển mạch số góp phần vào
độ trễ của đầu cuối tới đầu cuối do xử lý tín hiệu và cũng như số lượng méo lượng tử
hoá kết hợp với bộ đệm số và chuyển đổi mã.
4.3.3. Nút kết nối
Kết nối mạng sử dụng tất cả các loại phương tiện như các bộ phận giữa các nút
mạng và giữa các nút với các thiết bị đầu cuối mạng . Phương tiện vật lý của những
kết nối này có thể là kim loại (đồng), cáp quang hoặc vô tuyến. Dạng của tín hiệu
hoặc là một tín hiệu tương tự hoặc kỹ thuật số. Sự suy hao kết hợp với truyền dẫn tín
hiệu tương tự bao gồm truyền thời gian (nói chung tỷ lệ với khoảng cách),suy hao,
đáp ứng tần số và tiếng ồn (chủ yếu do can nhiễu theo kinh tuyến). Sự suy hao do đáp
ứng tần số và tiếng ồn thông thường có thể bỏ qua khi độ dài đường truyền là nhỏ
hoặc trung bình.
Đối với truyền dẫn tín hiệu số, sự suy hao chủ yếu là nguyên nhân của thời gian
truyền thông qua kim loại, quang và truyền thông vô tuyến, đối với phần không dây
độ trễ được đưa ra thêm, phụ thuộc vào việc sử dụng thuật toán mã hoá và điều chế.
Nơi kết nối bao gồm chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số, tổn hao và méo là
các nhân tố suy giảm thêm vào. Ghép kênh nói chung được dùng để truyền nhiều
kênh thông qua một môi trường vật lý.
Độ đa dạng của các hệ thống ghép kênh được sử dụng trong các mạng lưới hiện
nay như:
+ Ghép kênh phân chia theo thời gian(TDM)
+ Thiết bị nhân mạch số(DCME)
+ Các mạng gói ,hướng kết nối (ATM), và không kết nối
(Ethernet,LAN,IP…)
Trong mạng điện thoại, các kết nối hỗ trợ hoặc điều chế xung mã 64Kbit/s hoặc
gần đây hơn giới thiệu công nghệ nén dựa trên mã hoá tốc độ bit thấp. Trong mạng
băng thông rộng, các kết nối sẽ có khả năng hỗ trợ lưu lượng của dữ liệu và hình ảnh
tại tốc độ cao hơn đặc biệt là đối với các dịch vụ thoại qua điện thoại.
4.3.4. Kết nối end-to-end
Các kết nối end-to-end giữa 2 đầu cuối người dùng có thể gần như trước mắt
nhưng cũng có thể xa tận chân trời, các kết nối này có thể chỉ bao hàm một mạng

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 81 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

riêng hoặc tổng đài nội hạt hoặc mạng riêng và tổng đài nội bộ kết nối với khoảng
cách xa trong trong mạng công cộng và kết nối quốc tế.
Trong mạng điện thoại,ưu điểm của cuộc gọi đến và cuộc gọi đi là khởi đầu
hoặc kết thúc chỉ bên trong vùng cuộc gọi nội hạt. Chúng ta có thể phân chia lưu
lượng thành vùng gọi,cuộc gọi nội hạt khoảng cách xa và cuộc gọi quốc tế vì vậy số
lượng lớn của đầu cuối người dùng có thể được hỗ trợ bởi một số lương nhỏ kết nối
nội hạt khoảng cách xa ,tương tự ta có thể sử dụng các kết nối quốc tế nhỏ hơn để hỗ
trợ cho các cuộc gọi trong nước.
Kết nối end-to-end cũng có thể bao gồm các loại kỹ thuật mạng khác nhau bao
gồm cáp,quang, mạng không dây hoặc mạng vệ tinh trái đất, tất cả các kỹ thuật này
góp phần vào các cách thức hoạt động khác nhau của mạng và chất lượng của dịch vụ
kết nối. Đánh đổi có thể tạo ra sự khác nhau giữa các kỹ thuật vì vậy chất lượng kết
nối end-to-end có thể được chấp nhận bởi người dùng.
Ví dụ đối với mức của chất lượng điện thoại có thể chấp nhận được, một mong
chờ hợp lý có thể là sự suy hao của kết nối không nên làm ảnh hưởng hoặc méo quá
trình truyền thông bình thường bởi độ trễ ,tiếng ồn, tiếng vang hoặc các nhân tố hư
hỏng khác,tuy nhiên cùng một mức chất lượng có thể không được chấp nhận cho
nghe nhạc. Mức chất lượng có thể chấp nhận được biến đổi cũng phụ thuộc vào việc
xem xét đến vấn đề kinh tế.
4.3.5. Cấu hình tham khảo
Cấu hình tham khảo cho ta một cái nhìn tổng quát về kết nối đầu cuối-đầu cuối
và xem xét tất cả các thiết bị đầu cuối, nút và các kết nối mà gây ra suy hao của hạot
động và chất lượng dịch vụ của kết nối end-to end.
Do tính đa dạng của phân cấp, cấu trúc, routing ,số lượng và loại kỹ thuật khác
nhau trong hệ thống mạng. Các kỹ thuật mạng khác nhau (như không dây,cáp và vệ
tinh) có thể đóng các vai trò khác nhau trong cấu hình tham khảo. Ở đây chúng ta chỉ
xem xét một số cấu hình tham khào tiêu biểu mà có thể sử dụng trong việc đánh giá
hoạt động cũng như chất lượng dịch vụ của mạng với các kỹ thuật khác nhau và vai
trò của chúng trong việc cung cấp các dịch vụ mạng.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 82 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 4.1 Cấu hình cơ bản của truy cập và truyền dẫn mạng
Hình 4.1 cho ta thấy cấu hình tham khảo cơ bản của mạng điện thoại. Nói
chung bao gồm mô hình quốc tế ,mạng công cộng , mạng riêng và toàn bộ kết nối ,
Giả định là cho phép suy hao giữa các điểm truy nhập đối với cuộc gọi nằm
trong mạng công cộng quốc gia được phân bố một cách đối xứng với sự tham chiếu
từ kết nối quốc tế mà có thể xem như trung tâm ảo của mạng công cộng cho cuộc gọi
quốc tế. Đối với các kết nối không gồm kết nối quốc tế các trung tâm ảo tưong đương
có thể giả định là nằm trong phần của một mạng có phạm vi lớn như là mạng công
cộng trong hình 4.1
Mạng riêng bình thường kết nối với tổng đài nội bộ (ví dụ LEC) thường phân
cấp thấp và điểm kết nối chung vào mạng công cộng . Nó cũng có thể kết nối trực
tiếp với mạng công cộng thông qua mức phân cấp cấp cao ví dụ một kết nối quốc tế ,
phân nhánh tổng đài nội bộ .Trong một số trường hợp, đặc biệt là các mạng riêng lớn
nhánh rẽ có thể cho phép sự phân bố các tham số truyền dẫn đặc trưng nhiều hơn ví
dụ độ trễ .
Mạng riêng ảo (VPN) mặc dù được cung cấp bởi nhà điều hành mạng công
cộng nên có thể được coi là một phần riêng của mạng riêng, tương tự đối với kênh
thuê riêng liên kết mạng riêng thường cung cấp bởi mạng công cộng. Mạng riêng với
kết nối VPN và đường dây thuê riêng có một số quan hệ mật thiết đến chất lượng
dịch vụ và hoạt động của end-to-end.
4.4. Báo hiệu và lưu lượng mạng
Liên mạng bao gồm các loại lưu lượng sau: lưu lượng người dùng ,lưu lượng
báo hiệu và lưu lượng quản lý . lưu lượng người dùng thì được tạo ra và dùng trực
tiếp tại đầu cuối người dùng . Lưu lượng báo hiệu được truyền cho các thuê bao kết
nối với các thuê bao khác thông qua mạng. Lưu lượng quản lý cung cấp thông tin
trong mạng cho việc điều khiển có hiệu quả của lưu lượng người dùng và nguồn tài
nguyên mạng để đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ mạng của lưu lượng người
dùng. Lưu lượng người dùng phụ thuộc vào lớp ứng dụng cái mà tiêu thụ chính một
lượng lớn nguồn tài nguyên mạng (chẳng hạn băng thông). Lưu lượng quản lý cũng

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 83 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

tiêu thụ một lượng đáng kể tài nguyên. Hình 4.2 minh hoạ mối quan hệ giữa chức
năng người dùng ,báo hiệu và quản lý
Quản lý mạng

Lưu lượng quản Các chức năng của hệ thống khai


Quản lý mạng
lý thác(OSF)
Chức năng trung gian(MF)

Lưu lượng báo hiệu


Điều khiển cuộc gọi
Báo hiệu và điều khiển mạng

Lưu lượng Khối chuyển mạch


người dùng Mạng truyền dẫn lưu lượng người
dùng

Chuyển mạch

Hình 4.2:Mối quan hệ giữa chức năng người dùng,báo hiệu và quản lý
4.4.1. Lưu lượng người dùng và các dịch vụ mạng
Lưu lượng người dùng được tạo ra bởi một loạt các dịch vụ của người sử dụng.
Mạng vệ tinh có khả năng hỗ trợ phạm vi rộng của dịch vụ viễn thông bao gồm điện
thoại ,Fax,dữ liệu, ISDN,B-ISDN… . Hình 4.3 mô tả một số loại kết nối và giao diện
mạng. Điện thoại, Fax và các dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ thấp khác nhau thường
dựa trên truyền dẫn tương tự ngày nay chúng được triển khai thực hiện và phát triển
dựa trên công nghệ kỹ thuật số . Trong truyền dẫn tương tự băng thông của mạng thì
được phân phối trong vùng tần số trong suốt thời gian kết nối mạng ,trong lĩnh vực kỹ
thuật số băng thông mạng được phân bố trong miền thời gian.

Hình 4.3: ví dụ của kết nối và giao diện mạng.


Việc sử dụng sóng mang ghép kênh phân chia theo thời gian kỹ thuật số, đặc
biệt khi kết hợp với kỹ thuật chẳng hạn điều xung mã vi sai thích ứng (ADPCM), mã
hoá bit tốc độ thấp và nội suy tiếng nói kỹ thuật số (DSI) với thiết bị nhân mạch số
(DCME) có thể làm tăng lưu lượng truyền dẫn trong điều kiện một số lượng lớn kênh
trên cùng sóng mang.
Đối với dịch vụ ISDN truy cập người dùng cơ bản gồm 2 kênh là kênh B
64kbps và kênh D 16kbps nó có thể hỗ trợ dịch vụ thoại kỹ thuật số ,dữ liệu 64kbps
trong chế độ chuyển mạch gói và chuyển mạch mạch ,điện báo,Fax và video quét

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 84 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

chậm . Truy cập chính với tốc độ 2.048Mbps ở châu Âu và 1.544Mbps tại bắc mỹ và
Nhật Bản nó có thể hỗ trợ Fax nhanh, hội nghị truyền hình ,truyền dẫn dữ liệu tốc độ
cao và âm thanh chất lượng cao hoặc các kênh chương trình âm thanh và dịch vụ
chuyển mạch gói dữ liệu ,nó cũng có thể hỗ trợ ghép luồng dữ liệu thấp hơn 64kbps.
Đối với dịch vụ băng rộng ISDN người dùng có thể truy cập tốc độ cao 155.520Mbps
hoặc cao hơn, nó có thể hỗ trợ tích hợp thoại, hình ảnh và dữ liệu hoặc kết hợp tất cả
các điều này như là dịch vụ đa phương tiện.
Sử dụng vệ tinh phải đi đến một tính toán yêu cầu của thuê bao end-to-end
cũng như liên kết báo hiệu/định tuyến của cấu hình mạng đặc trưng .Các yêu cầu của
các dịch vụ này cũng có thể khác nhau tuỳ thuộc vào việc hoặc chúng được mang đi
trên các mạch riêng trong mạng chính hoặc kết nối chuyển mạch
4.4.2. Hệ thống tín hiệu và báo hiệu lưu lượng
Theo truyền thống, nói chung mạng điện thoại được phân loại thành báo hiệu
thuê bao và báo hiệu liên chuyển mạch và về mặt chức năng phân thành báo hiệu âm
hiệu ,báo hiệu giám sát và báo hiệu địa chỉ. Báo hiệu thuê bao nói chuyển mạch nội
bộ rằng thuê bao muốn kết nối tới thuê bao khác bằng cách bấm số xác định thuê bao
xa. Báo hiệu liên chuyển mạch cung cấp thông tin cho phép chuyển mạch để định
tuyến đúng cuộc gọi, nó cũng cung cấp giám sát cuộc gọi trong suốt đường đi, báo
hiệu cung cấp thông tin cho nhà điều hành mạng để tính phí cho việc sử dụng các
dịch vụ mạng
Báo hiệu âm hiệu cung cấp các cảnh báo (như chuông, tin nhắn, tín hiệu gác
máy) và xử lý cuộc gọi (như tín hiệu quay số, âm bận và chuông hồi báo ). Báo hiệu
giám sát cung cấp điều khiển hướng tới từ đầu cuối người dùng tới chuyển mạch nội
bộ để chiếm ,giữ hoặc giải phóng kết nối và trạng thái ngược lại bao gồm rỗi ,bận và
ngắt kết nối. Báo hiệu địa chỉ được tạo ra từ đầu cuối người dùng bằng cách quay số
hoặc quay số kỹ thuật số và được dùng bởi mạng để định tuyến cuộc gọi.
Hai yếu tố cần được cân bằng là độ trễ tín hiệu sau khi người dùng quay số và
báo hiệu tính cước cho thiết lập cuộc gọi như mạng cần đảm bảo nhu cầu liên kết cho
đến khi cuộc gọi được thiết lập thành công hay thất bại
4.4.3. Báo hiệu trong dải
Trong mạng điện thoại, báo hiệu trong dải đề cập đến hệ thống báo hiệu sử
dụng trong âm thoại ,hoặc âm trong kênh âm tiêu chuẩn để truyền thông tin báo hiệu.
Nó cũng được chia thành 3 loại :một tần số (SF),hai tần số (TF) và đa tần số (MF).
Như kênh thoại tiêu chuẩn chiếm băng tần số từ 300-3400Hz, hệ thống tín hiệu SF và
TF sử dụng băng tần tập trung năng lượng thoại thấp .
Tín hiệu SF thì hầu hết được sử dụng cho giám sát. Thông thường hầu hết sử
dụng tần số 2600Hz đặc biệt là Bắc Mỹ. Trong truyền dẫn 2 dây tần số 2600Hz được
sử dụng cho một hướng và 2400Hz theo hướng khác và hình 4.4 a mô tả khái niệm
báo hiệu trong băng của tần số 2600Hz, hình 4.4b minh hoạ 2 báo hiệu ngoài dải

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 85 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

3700Hz sử dụng ở Bắc Mỹ hoặc 3825Hz dùng cho ITU .Tương tự trong mạng số
cũng có báo hiệu trong dải và báo hiệu ngoài dải như ở hình 4.5.

Hình 4.4 Báo hiệu trong băng và báo hiệu ngoài băng mạng tương tự

Hình 4.5 Báo hiệu trong băng và báo hiệu ngoài băng mạng kỹ thuật số
Báo hiệu 2 tần số thì được sử dụng cho cả giám sát (đường tín hiệu) và báo
hiệu địa chỉ. Hệ thống báo hiệu SF và TF thì thường liên kết với hoạt động sóng
mang (FDM). Dòng báo hiệu giám sát “rỗi” đề cập đến điều kiện gác máy trong khi
trạng thái bận đề cập đến điều kiện nhấc máy vì vậy đối với báo hiệu đường dây có 2
tín hiệu âm chuông là tín hiệu âm khi rảnh và tín hiệu âm khi bận.
Ta có thể nhận thấy rằng một vấn đề lớn với báo hiệu trong dải là khả năng “
nói át ”,điều này đề cập đến sự kích hoạt sớm hoặc là mất tác dụng của thiết bị giám
sát do một chuỗi âm thanh không mong muốn thông qua việc sử dụng kênh thông
dụng. Âm thanh như vậy có thể mô phỏng theo âm SF (thiết bị giám sát sẽ chuyển
kênh trở về trạng thái rỗi) Để tránh khả năng “ nói át ” trong mạch SF mạch trễ thời
gian hoặc bộ lọc khe có thể được sử dụng để bỏ qua âm tín hiệu, chẳng hạn bộ lọc có

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 86 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

thể là nguyên nhân làm giảm thoại trừ khi chúng được tắt trong cuộc đàm thoại,
chúng phải được tắt nếu mạch dùng cho truyền dữ liệu . Vì vậy hệ thống tín hiệu TF
hoặc MF có khả năng giải quyết được các vấn đề mà hệ thống SF mắc phải.Tín hiệu
TF được sử dụng rộng rãi cho báo hiệu địa chỉ .
Báo hiệu đa tần MF được sử dụng rộng rãi trong báo hiệu địa chỉ giữa các
chuyển mạch, nó là một phương pháp trong băng sử dụng 5 hay 6 âm tần, 2 lần cùng
một thời điểm với mỗi thời điểm có 4 tần số khác nhau tạo ra tín hiệu đặc trưng của
16 nút bấm của điện thoại
4.4.4. Báo hiệu ngoài dải
Với báo hiệu ngoài dải thì thông tin giám sát được truyền trên 3400Hz của dải
thoại thông thường . Trong tất cả các trường hợp nó là hệ thống báo hiệu đơn tần.
Thuận lợi của báo hiệu ngoài dải là hệ thống có thể sử dụng hoặc “âm mở” hoặc “âm
tắt” khi rảnh. “talk-down” có thể không xảy ra vì tất cả các thông tin giám sát vượt ra
xa khỏi dải từ đoạn thông tin thoại của kênh.
Tần số ngoài dải được ưu tiên là 3825Hz trong khi tần số 3700Hz thì được sử
dụng rộng rãi tại US (xem hình 4.4b). Báo hiệu ngoài dải thì được ưa chuộng hơn
nhưng hạn chế là khi có yêu cầu nối kênh thì tín hiệu đầu ra cũng phải được nối theo.
4.4.5. Báo hiệu kênh liên kết và không liên kết
Thông thường, báo hiệu thường đi cùng với lưu lượng trên cùng một kênh. Nó
được liên kết với cùng một môi trường, tín hiệu này có thể đi cùng hoặc không đi
cùng trên một đường truyền hoặc một môi trường . Thông thường loại tín hiệu này
thường được truyền trên kênh riêng để điều khiển một nhóm kênh. Một ví dụ điển
hình là luồng PCM E1 ở Châu Âu trong đó một kênh truyền số riêng biệt hỗ trợ tất cả
báo hiệu giám sát cho 30 kênh lưu lượng . Nó cũng liên kết báo hiệu kênh nếu nó
truyền chung một môi trường và đường truyền như là liên kết với kênh lưu lượng .
Nếu tín hiệu kênh riêng đi theo con đường khác sử dụng môi trường khác thì nó được
gọi là báo hiệu không liên kết. Xem hình 4.6 hệ thống báo hiệu số 7 (ITU-T SS7)
thường sử dụng kênh riêng nhưng có thể liên kết hoặc không liên kết. Báo hiệu kênh
không liên kết còn được gọi là báo hiệu kênh không kết hợp.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 87 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Tổng đài A Tổng dài B


Tín
Tín hiệu
hiệu Trung kế
SF SF
Chuyển Chuyển
mạch SF SF mạch
mạng mạng
SF SF

SF SF
sender sender
Xử lý Xử lý

a)Tiêu chuẩn liên quan báo hiệu


kênh

Tổng đài A Tổng dài B

Trung kế
Chuyển Chuyển
mạch mạch
mạng mạng

Đầu Đầu
Xử lý cuối cuối Xử lý
CCS CCS

b)Báo hiệu kênh riêng với báo hiệu kênh chung (CCS)

Hình 4.6 Báo hiệu liên kết và riêng


4.4.6. Hệ thống báo hiệu số bảy ITU-T( ITU-T SS7)
ITU-T đã phát triển để đáp ứng nhu cầu nâng cao báo hiệu của tất cả các mạng
kỹ thuật số dựa trên kênh 74kb/s nó có phương thức hoạt động hoàn toàn khác với hệ
thống báo hiệu thông thường, tuy nhiên nó phải cung cấp mạch giám sát, báo hiệu địa
chỉ , xử lý cuộc gọi và tín hiệu cảnh báo. Nó là một mạng dữ liệu dành riêng để báo
hiệu giữa liên chuyển mạch có thể được tóm tắt như sau:
+ Nó được tối ưu hoá cho hoạt động mạng số nơi chuyển mạch được sử
dụng để lưu trữ các chương trình điều khiển (SPC)
+ Nó đáp ứng yêu cầu truyền thông tin cho thực hiện liên xử lý của
mạng số đa truyền thông như là điều khiển cuộc gọi, điều khiển từ xa ,
truy cập và quản lý mạng cơ sở dữ liệu và bảo trì báo hiệu
+ Nó cung cấp việc truyền thông tin tin cậy trong chuỗi chính xác mà
không bị mất hoặc bị lặp

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 88 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Từ năm 1980 nó được biết đến như là hệ thống báo hiệu cho ISDN . Mô hình
hệ thống mạng báo hiệu số 7 bao gồm các nút mạng , điểm báo hiệu giới hạn mà
được nối liền với nhau thông qua liên kết báo hiệu điểm -điểm với tất cả các liên kết
giữa 2 SP (signalling point) thì được gọi là tập liên kết . Bản tin giữa 2 SP có thể
được định tuyến thông qua tập liên kết liên kết trực tiếp giữa 2 điểm, điều này được
xem như là chế độ liên kết của báo hiệu. Bản tin cũng có thể được định tuyến thông
qua một hoặc nhiểu điểm chuyển tiếp tin nhắn trung gian tại lớp mạng ,được gọi là
chế độ báo hiệu không liên kết , nó hỗ trợ trường hợp của định tuyến tĩnh được gọi là
chế độ tựa liên kết, trong đó định tuyến chỉ thay đổi đáp ứng tới sự việc như là lỗi
liên kết hoặc thêm SP mới. Chức năng chuyển tiếp bản tin của lớp mạng được gọi là
điểm chuyển giao báo hiệu.
Có một số các mối quan hệ giữa báo hiệu số 7 và mô hình tham chiếu OSI/ISO
minh hoạ như hình 4.7:

Hình 4.7 Mối quan hệ giữa báo hiệu số 7 và mô hình tham chiếu OSI
Có thể thấy rằng hệ thống báo hiệu số 7 có 3 lớp tương úng với lớp 1 đến lớp 3
của mô hình tham chiếu OSI trong mạng truyền thông . Xử lý ứng dụng trong mạng
truyền thông gọi chức năng giao thức để giao tiếp các mạng với nhau trong nhiều
phương thức như là “end users”. Hệ thống báo hiệu cũng bao gồm hoạt động vận
hành ,quản lý và bảo dưỡng liên quan đến quá trình truyền thông, lớp phụ số 4 của hệ
thống báo hiệu số 7 tương ứng với 4 lớp trên của mô hình OSI và bao gồm cả nhóm
người dùng và nhóm điều khiển kết nối báo hiệu (SCCP).
Có 3 nhóm người dùng :nhóm người dùng điện thoại(TUP), nhóm người dùng
dữ liệu(DUP) và nhóm người dùng ISDN (ISDN). Lớp 1 đến lớp 3 cùng tạo thành
nhóm truyền bản tin (MTP). SCCP cung cấp các chức năng bổ sung tới MTP cho cả 2
dịch vụ hướng kết nối và không kết nối để truyền thông tin báo hiệu mạch liên quan
và không liên quan giữa các chuyển mạch và các trung tâm chuyên dụng trong mạng

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 89 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

truyền thông thông qua mạng báo hiệu số 7, nó ở trên MTP trong mức 4 cùng với
phần người dùng
4.4.7. Quản lý mạng
Trong mô hình tham chiếu OSI có 5 loại chức năng quản lý mạng được định
nghĩa như sau:
+ Quản lý tên và cấu hình.
+ Quản lý hoạt động.
+ Quản lý bảo trì.
+ Quản lý tính cước và
+ Quản lý bảo mật.
Quản lý tên và cấu hình bao gồm một bộ các chức năng và công cụ để xác định
và quản lý các thành phần mạng. Chức năng bao gồm khả năng thay đổi cấu hình của
đối tưọng, chỉ định tên cho đối tượng , thu thập thông tin trạng thái từ các đối tượng
(thường xuyên và trong khi khẩn cấp) và điều khiển trạng thái của đối tượng. Hoạt
động bảo trì bao gồm một bộ chức năng và công cụ hỗ trợ hoạt động lập kế hoạch và
cải tiến của hệ thống bao gồm cơ chế theo dõi và phân tích hoạt động, tham số QoS
,điều chỉnh và điều khiển hệ thống mạng. Quản lý bảo trì bao gồm một bộ các chức
năng và công cụ để xác định và đối phó với các hoạt động không bình thường của hệ
thống mạng bao gồm chức năng và cơ chế thu thập các báo cáo lỗi ,chuẩn đoán ,xác
định nguồn lỗi và có những hành động kịp thời.
Quản lý tính cước bao gồm một bộ các chức năng và công cụ để hỗ trợ tính
cước cho việc sử dụng tài nguyên mạng bao gồm chức năng và cơ chế để thông báo
cho người dùng những chi phí phát sinh ,giới hạn việc sử dụng tài nguyên bằng cách
thiết lập một giới hạn chi phí kết hợp với giá cước khi có nhiều tài nguyên mạng
được sử dụng và tính toán cước phí cho khách hàng.
Quản lý bảo mật bao gồm một bộ các chức năng và công cụ để hỗ trợ cho chức
năng quản lý và quản lý bảo vệ các đối tượng bao gồm chứng thực, cho phép ,điều
khiển truy nhập, mã hoá và giải mã hóa và đăng nhập bảo mật. Chú ý rằng quản lý
bảo mật thì được dùng cho cung cấp bảo mật cho mạng hơn là cho người dùng.
4.4.8. Chức năng điều chỉnh và hoạt động của hệ thống mạng
Quản lý mạng được thực hiện trong hệ thống khai thác mạng bao gồm chức
năng đặc biệt và chức năng chung người dùng , sau đó được chia thành chức năng cơ
sở hạ tầng và chức năng người dùng chung .
Chức năng cơ sở hạ tầng cung cấp cơ sở liên quan đến máy tính có khả năng
xử lý một vùng rộng lớn bao gồm các dịch vụ như là truyền thông vật lý ,truyền
thông báo, lưu trữ và phục hồi dữ liệu và giao diện giữa người và máy (chẳng hạn
máy tính trạm với hệ điều hành windows).

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 90 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Chức năng người dùng chung là các dịch vụ chung trong hệ điều hành mạng,
chúng có thể hỗ trợ một số chức năng người dùng cụ thể . Một số chức năng chung có
thể được liệt kê trong các ví dụ sau :
+ Giám sát: dùng để theo dõi hệ thống và các thông số hệ thống cơ bản
tại một vị trí từ xa.
+ Thống kê,phân phối dữ liệu và thu thập dữ liệu: để thống kê việc tạo
và và cập nhật, để thu thập các dữ liệu hệ thống và cung cấp các chức
năng khác với dữ liệu hệ thống
+ Thực hiện kiểm tra và điều khiển kiểm tra :phụ thuộc vào mục đích
của việc kiểm tra ,cho dù nó được thực hiện để phát hiện lỗi hoặc để
thử lại hoạt động đúng của một yếu tố hay một đơn vị , kiểm tra được
thực hiện tương tự như vậy . Kiểm tra được sử dụng bởi thiết lập bảo
dưỡng cho các thiết bị hoặc các tính năng mới thực hiện quản lý và
vận hành bình thường. Hoạt động bảo vệ điều khiển cấu hình có thể
trở nên phức tạp nếu việc kiểm tra sử dụng tài nguyên mạng bổ sung
để làm giảm thiểu nguồn tài nguyên sử dụng cho việc kiểm tra và sử
dụng tối đa hệ thống sẵn có trong suốt quá trình kiểm tra.
+ Quản lý cấu hình : Dùng theo dõi cấu hình thực tế của các mạng và
cũng như biết về mạng hợp lệ hoặc cấu hình các yếu tố mạng để cấu
hình lại mạng hoặc thành phần mạng hoặc để hỗ trợ cấu hình lại nếu
cần thiết.
+ Hệ điều hành mạng: bao gồm 4 lớp chức năng quản lý :quản lý kinh
doanh, quản lý dịch vụ quản lý mạng và quản lý các yếu tố với kinh
doanh nằm tại đỉnh của lớp và thành phần nằm tại đáy như hình 4.8

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 91 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 4.8 Các lớp của chức năng quản lý trong hệ thống vận hành mạng(NOS)
• Quản lý kinh doanh :bao gồm chức năng cấn thiết để triển khai thực hiện
chính sách và chiến lược với các tổ chức sở hữu và điều hành các dịch vụ và
cũng có thể là mạng. Các chức năng này vẫn còn bị ảnh hưởng cao của điều
khiển chẳng hạn như luật pháp hay yếu tố kinh tế vĩ mô và có thể bao gồm
chính sách thuế và chiến lược quản lý chất lượng mà đưa ra những hướng
dẫn về hoạt động của dịch vụ khi mà thiết bị hoặc mạng hoạt động bị suy
giảm.
• Quản lý dịch vụ: bao gồm các dịch vụ đặc biệt như :điện thoại, dữ liệu,
internet hoặc các dịch vụ băng thông rộng , các dịch vụ này có thể được triển
khai thực hiện trên một số mạng . Chức năng có thể bao gồm chức năng liên
quan người dùng (như là : hồ sơ đăng ký, quyền truy cập, hồ sơ sử dụng và
tài khoản) cài đặt và bảo trì các thiết bị cung cấp các dịch vụ do nó bổ sung
vào thiết bị mạng
• Quản lý mạng :cung cấp các chức năng để quản lý các vấn đề trong mạng
bao gồm cấu hình mạng , phân tích hoạt động và thống kê giám sát.
• Quản lý thành phần mạng : cung cấp chức năng để quản lý số lượng thành
phần mạng trong một vùng , những tính năng này hầu hết thường tập trung
vào bảo trì nhưng cũng có thể bao gồm khả năng cấu hình và một số thống
kê giám sát các thành phần mạng, nó không cung cấp cho mạng phương diện
lớn.
Chức năng trung gian (MF) hoạt động trên những thông tin chuyển giữa chức
năng thành phần mạng và chức năng hệ thống khai thác để đạt được sự thuận lợi và
hiệu quả trong truyền thông. Nó có chức năng bao gồm điều khiển truyền thông,
chuyển đổi giao thức, xử lý dữ liệu và chức năng truyền thông ban đầu, nó cũng bao
gồm việc lưu trữ và xử lý dữ liệu.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 92 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

4.5. Truy nhập và truyền chuyển tiếp mạng


Theo khuyến nghị UTU-T Y.101 truy nhập mạng được định nghĩa như là thực
hiện bao gồm các đối tượng (chẳng hạn như thiết bị cáp , phương tiện truyền dẫn…)
mà cung cấp theo yêu cầu khả năng truyền dẫn cho việc cung cấp dịch vụ truyền
thông giữa mạng và thiết bị người dùng. Chuyển tiếp mạng có thể xem như là một bộ
các nút và các liên kết nhằm cung cấp kết nối giữa hai hoặc nhiều điểm xác định để
tạo ra liên lạc giữa chúng , giao diện cũng được xác định trong điều kiện công suất và
chức năng cho phép phát triển độc lập của thiết bị người dùng và mạng và có một
giao diện mới được phát triển để phù hợp với thiết bị người dùng mới với dung lượng
lớn và chức năng mới. Sự phát triển của truy nhập và chuyển tiếp mạng có thể thấy là
từ truyền tương tự từ mạng điện thoại sang mạng điện thoại truyền số, chế độ truyền
đồng bộ trong mạng chuyển tiếp, tích hợp của mạng điện thoại và dữ liệu ISDN
,mạng internet , các mạng băng thông rộng trong B-ISDN….
4.5.1. Mạng điện thoại tương tự
Hầu hết tất cả các mạng ngày nay đều là kỹ thuật số , nhưng các kết nối từ
nhiều khu dân cư đến các tổng đài nội bộ vẫn là truyền dẫn tương tự . Họ đang dần
dần làm giảm hết bằng cách thiết lập mạng băng thông rộng như đường dây thuê bao
số bất đối (ADSL). ADSL là một kỹ thuật điều chế và giải điều chế mà biến đổi đôi
dây xoắn điện thoại thành đường truy nhập cho truyền thông đa phương tiện và dữ
liệu tốc độ cao, tốc độ bit truyền trong cả 2 hướng khác nhau với tỷ lệ là từ 1 tới 8
giữa đầu cuối người dùng và chuyển mạch nội bộ.
Chúng ta xem xét mạng điện thoại tương tự không phải vì bản thân nó là một
công nghệ hiện đại cho tương lai mà bởi vì các nguyên tắc thiết kế, triển khai thực
hiện, điều khiển , bảo trì và cải tiến hoạt động với mạng lưới đã được sử dụng trong
nhiều năm và vẫn còn rất quan trọng đối với chúng ta ngày nay và vẫn sẽ quan trọng
trong tương lai ,tất nhiên là có những nguyên tắc được sử dụng và cải thiện trong bối
cảnh mạng lưới mới.
Mạng điện thoại đã được thiết kế tốt, được thiết kế và tối ưu tốt cho dịch vụ
điện thoại, trong bối cảnh kiến thức và công nghệ sẵn có, các dịch vụ người dùng là
điện thoại, nguồn tài nguyên mạng là kênh và băng thông 4Khz đã được phân phối
cho mỗi kênh để hỗ trợ chất lượng tốt chấp nhận được của dịch vụ.
4.5.2. Khái niệm kỹ thuật lưu lượng mạng điện thoại
Các mạng được tính toán kích thước sao cho cung cấp dịch vụ đến một số
lượng lớn người dân (hầu hết hộ dân và văn phòng ngày nay) với kênh 4Khz có tính
đến yếu tố kinh tế như là nhu cầu người dùng và giá thành của mạng để đáp ứng nhu
cầu đó. Có sự phát triển tốt về lý thuyết tới chế độ lưu lượng người dùng , tài nguyên
mạng ,hoạt động của mạng và loại mạng.
+ Lưu lượng được mô tả là các mẫu của thời gian đến và thời gian giữ .
Lưu lượng được đo bằng Erlang, tên của một nhà toán học người Đan
Mạch cho những đóng góp của ông đối với kỹ thuật lưu lượng mạng

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 93 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

điện thoại , Erlang là một đơn vị không có thứ nguyên ,Erlang được
định nghĩa là số lượng cuộc gọi A và thời gian giữ trung bình trong
giờ H của những cuộc gọi đó A*H Erlang. Một Erlang đặc trưng cho
một cuộc gọi kéo dài trong một giờ hoặc một mạch bị chiếm trong
một giờ.
+ Mạng có thể sẵn sàng cung cấp đầy đủ nguồn tài nguyên để đáp ứng
yêu cầu của tất cả lưu lượng nhưng tốn kém hoặc có những giới hạn
để đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kinh tế. Mạng cũng cho phép lưu
lượng xếp hàng chờ cho tới khi tài nguyên mạng có thể sẵn sàng hoặc
cho mức độ ưu tiên hoặc một số loại giải pháp cho một phần của lưu
lượng.
+ Tiêu chuẩn của hiệu suất cho phép đo định lượng hiệu suất của mạng
với bao gồm các tham số :xác suất trễ, độ trễ trung bình, xác suất của
độ trễ vượt quá một khoảng giá trị thời gian, số lượng độ trễ cuộc gọi
và số lượng cuộc gọi bị chặn.
+ Lớp dịch vụ là một trong các tham số được sử dụng để tính toán xác
suất mất cuộc gọi được thực hiện do mạng và kì vọng của người dùng
như chất lượng dịch vụ có thể chấp nhận được. Có các công thức toán
học được xây dựng để giải quyết những yếu tố này trong các mô hình
cổ điển trong điều kiện phân phối cuộc gọi đến và thời gian giữ ,số
lượng tài nguyên lưu lượng sẵn có cho các mạch và xử lý các cuộc gọi
mất. Một số công thức toán học hữu ích và đơn giản và có thể được
tóm tắt như sau:
• Công thức Erlang B để tính lớp dịch vụ EB là:
n
A N
EB = n x
∑ (A
x =0
X!
)

Trong đó N là số mạch có sẵn và A có nghĩa là lưu lượng được cung cấp trong
Erlang.
Công thức giả thiết số lượng nguồn là vô hạn, bằng mật độ lưu lượng trên mỗi
nguồn và lưu lượng của cuộc gọi mất bị xoá.
• Công thức Poisson dùng tính toán xác suất cuộc gọi bị mất hoặc bị trễ (P) do
không đủ số lượng kênh (n) với lưu lượng được cung cấp (A) là :

Ax
P = e−A ∑
x=n x!
Công thức giả thiết số lượng nguồn là vô tận, bằng mật độ lưu lượng trên mỗi
nguồn và cuộc gọi mất bị chiếm.
• Công thức Erlang C là:

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 94 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

An n
P= n! n − A
n −1 x
A An n

x =0 x!
+
n! n − A
Công thức giả thiết số lượng nguồn là vô hạn, cuộc gọi mất bị trễ, thời gian
nắm giữ và cuộc gọi được cung cấp trong yêu cầu của hướng đến theo hàm mũ.
• Công thức nhị thức là :
s −1 s −1 x
⎛ s − A⎞ s − 1⎛ A ⎞
P=⎜
⎝ s ⎠
⎟ ∑
x=n
⎜ ⎟
x ⎝ s − A⎠
Công thức giả thiết số lượng nguồn(s) là vô tận , bằng mật độ lưu lượng trên
mỗi nguồn và cuộc gọi mất bị chiếm giữ.
4.5.3. Truy cập mạng vệ tinh trong miền tần số
Trong miền tần số, ta có thể thấy mỗi tín hiệu kênh thoại thì được phân bố một
băng thông 4Khz để truy nhập vào tổng đài nội bộ hoặc nhiều kênh đơn được ghép
cùng nhau để tạo thành truyền dẫn phân cấp . Để truyền dẫn kênh thoai thông qua vệ
tinh,sóng mang phải được tạo ra mà phù hợp cho truyền dẫn vô tuyến vệ tinh trong
việc phân bố băng tần tần số và tín hiệu kênh điều chế sao cho sóng mang có thể
truyền thông qua vệ tinh.
Tại bên nhận bộ xử lý giải điều chế có thể tách tín hiệu kênh từ sóng mang do
đó người nhận có thể nhận lại được tín hiệu thoại ban đầu được gửi tới đầu cuối
người dùng hoặc tới mạng mà có thể định tuyến tín hiệu tới đầu cuối người dùng.
Nếu điều chế tín hiệu sóng mang đơn kênh ta gọi là mỗi kênh một sóng
mang(SCPC) ví dụ với mỗi sóng mang chỉ mang một kênh thông tin, nó thường được
sử dụng cho người dùng có thể kết nối tới mạng hoặc các đầu cuối khác như là truy
nhập mạng. Nó cũng có thể được sử dụng để làm việc như là định tuyến để kết nối
các tổng đài nội bộ tới các mạng nơi có mật độ lưu lượng thấp.
Nếu điều chế sóng mang một nhóm kênh ta gọi là đa kênh trên mỗi sóng mang
(MCPC). Nó thường được dùng cho để liên kết giữa mạng như là mạng chuyển tiếp
hoặc tổng đài nội bộ tới mạng truy nhập.
4.5.4. Chuyển mạch mạch onboard
Nếu tất cả các kết nối giữa các trạm mặt đất sử dụng chùm tia đơn bao phủ toàn
bộ trái đất , thì không cần có bất cứ chức năng chuyển mạch nào trên vệ tinh. Nếu sử
dụng chùm tia đa điểm, có một thuận lợi lớn để sử dụng chuyển mạch onboard, từ khi
nó cho phép trạm mặt đất truyền đa kênh tới nhiều chùm điểm tại cùng một thời điểm
mà không cần phân kênh trên trạm truyền dẫn mặt đất, do đó chuyển mạch onboard
sẽ mang lại cho mạng vệ tinh tiềm lực và tính linh hoạt cao tiết kiệm tài nguyên băng
thông.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 95 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 4.9 mô tả khái niệm chuyển mạch onboard với 2 chùm điểm, nếu như
không có chức năng chuyển mạch thì 2 quá trình truyền dẫn phải được tách ra tại
trạm truyền dẫn mặt đất sử dụng 2 ống uốn cong khác nhau một cho kết nối bên trong
chùm điểm và một đường khác thì dùng cho kết nối giữa các chùm điểm, nếu các tín
hiệu giống nhau thì được truyền trong cả hai chùm điểm, nó sẽ yêu cầu tách đường
truyền của tín hiệu giống nhau làm 2 do đó nó cần 2 lần băng thông tại đường truyền
lên, nó cũng có thể tái sử dụng cùng một băng tần trong chùm điểm khác nhau. Bằng
cách sử dụng chuyển mạch onboard, tất cả các kênh có thể được truyền với nhau và
sẽ được chuyển mạch trên vệ tinh tới các đích trạm mặt đất của chúng trong các chùm
điểm khác nhau. Nếu các tín hiệu tương tự nhau mà được truyền trong các chùm
điểm khác nhau , chuyển mạch onboard có thể có khả năng nhân đôi tín hiệu giống
nhau để truyền tới các chùm điểm mà cần nhiều truyền dẫn tại trạm truyền mặt đất,
băng thông tần số giống nhau có thể được sử dụng trong 2 chùm điểm bằng cách sử
dụng các biện pháp thích hợp để tránh nhiễu có thể xảy ra.

Hình 4.9 Minh hoạ của chuyển mạch onboard.


4.6. Mạng điện thoại kỹ thuật số
Trong đầu những năm 1970 hệ thống truyền dẫn kỹ thuật số đã bắt đầu xuất
hiện, lần đầu tiên đề xuất sử dụng phương pháp điều chế xung mã vào năm 1937.
PCM cho phép dạng sóng tương tự chẳng hạn tiếng nói con người có thể biểu diễn
thành dạng nhị phân (dạng số). Nó có khả năng biểu diễn tín hiệu thoại tương tự
chuẩn 4Khz dưới dạng chuỗi bit số 64kbit/s.
Tiềm năng của xử lý kỹ thuật số cho phép hệ thống truyền dẫn mang lại lợi
nhuận nhiều hơn bằng cách kết hợp nhiều kênh PCM và truyền chúng xuống cùng
cặp cáp đồng trục giống như trước đây đã từng sử dụng bởi tín hiệu tương tự đơn

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 96 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

4.6.1. Ghép kênh phân cấp số


Ở châu Âu và sau đó ở nhiều phần trên thế giới, sơ đồ tiêu chuẩn TDM đã được
thông qua ,nhờ đó 30 kênh 64kbps được kết hợp cùng với 2 kênh sóng mang điều
khiển thông tin bao gồm báo hiệu và đồng bộ để tạo ra kênh với tốc độ bit
2,048Mbit/s.
Như yêu cầu của điện thoại tiếng tăng lên , và mức độ lưu lượng của mạng
cũng tăng lên cao hơn bao giờ hết, điều đó đã trở nên rõ ràng rằng chuẩn tín hiệu
2,048Mbit/s đã không đủ để đáp ứng với lưu lượng tải xuất hiện trong mạng trung kế.
để tránh việc phải sử dụng số lượng quá lớn liên kết 2,048Mbit/s, người ta đã quyết
định tạo ra thêm một cấp ghép kênh. Các chuẩn tham gia ở Châu Âu thông qua việc
kết hợp 4 kênh 2.048Kbit/s tạo thành một kênh tốc độ 8.448Kbit/s.
Mức ghép kênh này hơi có một chút khác so với trước đó trong đó tín hiệu đến
được kết hợp một bit tại một thời điểm thay vì một byte tại một thời điểm ví dụ sự
xen kẽ bit thì được sử dụng ngược với xen kẽ byte, như nếu cần phát sinh một mức
mới của ghép kênh ta có thể thêm vào chuẩn 34.368Mbit/s, 139.246Kbit/s và thậm
chí tốc độ cao hơn nữa để tạo ra phân cấp ghép kênh như hình 4.10.
Tại khu vực bắc Mỹ và Nhật Bản sử dụng các phương thức ghép kênh phân cấp
khác nhưng cũng dựa trên nguyên tắc giống nhau
4.6.2. Truyền dẫn kỹ thuật số và chuyển mạch onboard vệ tinh
Tín hiệu số có thể được xử lý trong miền tần số do đó bên cạnh việc chia sẻ tài
nguyên băng thông trong miền tần số trạm mặt đất cũng có thể chia sẻ băng thông
trong miền thời gian ,ghép kênh phân chia theo thời gian có thể sử dụng cho truyền
dẫn vệ tinh tại nhiều mức phân cấp truyền dẫn như hình 4.10. Về chuyển mạch
onboard, kỹ thuật chuyển mạch thời gian có thể được thường xuyên sử dụng làm việc
với chuyển mạch mạch (hoặc chuyển mạch không gian).

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 97 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 4.10 Ví dụ của ghép kênh lưu lượng và yêu cầu công suất của liên kết vệ tinh
4.6.3. Phân cấp số cận đồng bộ (PDH)
Phân cấp ghép kênh xuất hiện trong nguyên tắc đơn giản nhưng lại có những
phức tạp. Vì các luồng 2Mbit/s được tạo ra từ các thiết bị ghép kênh khác nhau, nên
tốc độ bit có khác nhau một chút. Do đó, trước khi ghép các luồng này thành một
luồng tốc độ cao hơn phải hiệu chỉnh cho tốc độ bit của chúng bằng nhau, tức là phải
chèn thêm các bit giả. Mặc dù tốc độ các luồng đầu vào là như nhau, nhưng phía thu
không thể nhận biết được vị trí của các luồng đầu vào trong luồng đầu ra. Các bit
hiệu chỉnh được thừa nhận như là việc phân kênh và huỷ, loại trừ các tín hiệu gốc.
Quá trình xử lý này được biết như là hoạt động cận đồng bộ nghĩa trong tiếng Hi lạp
là “gần như đồng bộ” minh họa trong hình 4.11.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 98 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Chèn bit điều chỉnh ít

Bit vào “nhanh” tại


kênh 2Mbit/s
Bộ thích ứng tốc
1 0 1 0 J J 0 1 0
độ bit

Máy tạo Chuỗi bit ghép


dao động kênh tốc độ cao
Bit vào “chậm” tại chủ
kênh 2Mbit/s
Bộ thích ứng tốc
1 1 0 J J J 1 1 0
độ bit

Chèn bit điều chỉnh nhiều

Hình 4.11 Minh hoạ của khái niệm phân cấp số cận đồng bộ(PDH)
Cùng một vấn đề với đồng bộ , như đã mô tả ở trên xuất hiện tại mọi mức của
phân cấp ghép kênh vì vậy các bit điều chỉnh được thêm vào tại mỗi tầng, sử dụng
hoạt động cận đồng bộ trong suốt phân cấp dẫn đến ra đời thuật ngữ phân cấp số cận
đồng bộ.
4.6.4. Hạn chế của PDH
Ghép kênh và phân kênh luồng bit tốc độ thấp thành luồng bit tốc độ cao dường
như có vẻ đon giản và dễ dàng nhưng trên thực tế thì ko dễ dàng cũng như đơn giản.
Sử dụng bit diều chỉnh tại mỗi mức trong PDH có nghĩa là nhận dạng chính xác vị trí
của luồng bit tốc độ thấp trong luồng bit tốc độ cao là điều không thể ví dụ để truy
nhập vào luồng E1 2.048Mbit/s trong luồng E4 139.246Mbit/s thì luồng E4 phải
được phân kênh thành luồng E3 34.368 và luồng E2 8.448Mbit/s như trong hình 4.12
khi yêu cầu về đường E1 được xác định và được tách ra, kênh phải được ghép trở lại
thành luồng E4. Do đó vấn đề “tách và chèn” kênh không tạo nên mô hình kết nối
linh hoạt hoặc dịch vụ kết nối tốc độ cao, trong khi “núi ghép kênh” yêu cầu rất tốn
kém vể chi phí.

Hình 4.12 Ghép kênh và phân kênh để chèn nút mạng vào mạng PDH
Một vấn đề khác liên quan đến một số lượng khổng lồ thiết bị ghép kênh trong
mạng đó là điều khiển. Trên đường mạng luồng E1 có thể được chuyển thông qua

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 99 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

một số switch. chỉ có một cách chắc chắn rằng nó đi đúng đường để giữ an toàn cho
bản tin của các kết nối của thiết bị. Chẳng hạn như số lượng kích hoạt kết nối lại tăng
lên nó sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc giữ các bản tin hiện tại và khả năng lỗi
cũng tăng. Các lỗi có thể không chỉ gây ảnh hưởng tới các kết nối được thiết lập mà
còn làm hỏng các kết nối đang mang lưu lượng thực.
Tốc độ bit của PDH không cao (tốc độ bit cao nhất được chuẩn hoá là
140Mbit/s trên mạng viễn thông quốc tế) không thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển
các dịch vụ băng rộng hiện tại và trong tương lai.
Thiết bị PDH cồng kềnh, các thiết bị ghép kênh và thiết bị đầu cuối thường độc
lập nhau.
Trên mạng viễn thông tồn tại 2 tiêu chuẩn phân cấp khác nhau: chuẩn Châu Âu
và Châu Mỹ, gây khó khăn và phức tạp khi nâng cấp, mở rộng và kết nối các mạng
với nhau.
Một hạn chế khác của PDH là thiếu khả năng giám sát hiệu suất. Nhà cung cấp
đang chịu áp lực ngày càng gia tăng để cung cấp cho các khách hàng là doanh nghiệp
với việc cải tiến hiệu suất và hoạt động lỗi.Các mặt hạn chế trên của PDH sẽ được
khắc phục khi sử dụng phân cấp truyền dẫn đồng bộ SDH.
4.7. Phân cấp mạng số đồng bộ (SDH)
Để hiểu đúng khái niệm về SDH/SONET, trước hết ta cần hiểu đúng thế nào là
đồng bộ, không đồng bộ và cận đồng bộ. Trong tập các tín hiệu đồng bộ, việc chuyển
tiếp số liệu trong tín hiệu xảy ra ở chính xác cùng một tốc độ. Tuy nhiên vẫn có sự
lệch pha giữa những lần chuyển giao của hai tín hiệu, và sự lệch pha này nằm trong
giới hạn cho phép. Sự lệch pha này có thể do suy hao, trễ thời gian hay jitter trong
mạng truyền dẫn. Trong mạng đồng bộ, tất cả các đồng hồ đều tham chiếu đến một
đồng hồ chuẩn cơ sở PRC. Độ chính xác của PRC là 10-12 - 10-11 và được lấy từ
đồng hồ nguyên tử Cesium.Hai tín hiệu số là cận đồng bộ nếu sự chuyển tiếp xảy ra
gần như ở cùng tốc độ, và bất kỳ sự thay đổi nào cũng được cưỡng bức trong một
giới hạn nhỏ. Ví dụ nếu có hai mạng tương tác với nhau, xung đồng hồ của chúng có
thể lấy từ hai PRC khác nhau. Mặc dù các PRC này vô cùng chính xác, nhưng vẫn có
sự khác nhau giữa hai loại. Điều này gọi là sự sai khác cận đồng bộ.Trong trường hợp
mạng không đồng bộ, sự chuyển giao tín hiệu không nhất thiết phải xảy ra ở cùng tốc
độ. Trong trường hợp này, không đồng bộ có nghĩa là sai khác giữa hai đồng hồ lớn
hơn sai khác cận đồng bộ. Ví dụ, nếu hai đồng hồ lấy từ dao động thạch anh tự do,
chúng được gọi là không đồng bộ. Phân cấp số cận đồng bộ SDH và mạng quang
đồng bộ SONET chỉ một tập hợp các tốc độ truyền dẫn bằng cáp sợi quang có thể
truyền tải tín hiệu số với dung lượng khác nhau.
Người ta chấp nhận rộng rãi rằng một phương thức ghép kênh mới có thể được
đồng bộ và không chỉ dựa trên việc chèn bit, gọi là PDH, mà còn dựa trên việc chèn
byte, là các cấu trúc ghép kênh từ 64kbit/s đến tốc độ cơ sở 1,544kbit/s (1,5Mbit/s) và
2,048kbit/s (2Mbit/s).SDH được định nghĩa bởi Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 100 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

(ETSI), được sử dụng ở rất nhiều nước trên thế giới. Nhật Bản và Bắc Mỹ cũng xây
dựng các tiêu chuẩn về SDH riêng. SONET do Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ phát
triển và được ứng dụng ở Bắc Mỹ.
4.7.1. Các chuẩn SDH
Tiêu chuẩn mới xuất hiện lần đầu tiên là SONET do công ty Bellcore (Mỹ) đưa
ra, được chỉnh sửa nhiều lần trước khi trở thành tiêu chẩn SDH quốc tế. Cả SDH và
SONET được giới thiệu rộng rãi giữa những năm 1988 và 1992. SDH được định
nghĩa bởi Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI), được sử dụng ở rất nhiều
nước trên thế giới. Nhật Bản và Bắc Mỹ cũng xây dựng các tiêu chuẩn về SDH riêng.
SONET do Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ phát triển và được ứng dụng ở Bắc Mỹ.
Bảng dưới đây thể hiện các tốc độ tiêu chuẩn của SDH và SONET.Mặc dù
SONET và SDH được đưa ra ban đầu cho truyền dẫn cáp quang, nhưng các hệ thống
SDH hiện tại vẫn tương thích cao với cả SDH và SONET.
Tín hiệu SONET tốc độ bit Mbt/s Tín hiệu SDH Dung lượng Dung lượng SDH
SONET

STS-1, OC-1 51,840 STM-0 28DS1,hoặc 1 21E1


DS-3

STS-3, OC-3 155,520 STM-1 84DS-1, hoặc 63E1, hoặc 1E4


3DS-3

STS-12, OC-12 622,080 STM-4 336DS-1, 252E1, hoặc 4E4


hoặc12DS-3

STS-48, OC-48 2488,320 STM-16 1344DS-1, hoặc 1008E1, hoặc


48DS-3 16E4

STS-192, OC- 9953,280 STM-64 5376DS-1, hoặc 4032E1,


192 192DS-3 hoặc 64E4

Bảng : phân cấp đồng bộ SDH/SONET


ANSI ITU-T

Tín hiệu Tốc độ bit Số kênh Tín hiệu Tốc độ bit Số kênh

DS-0 64 Kbit/s 1 DS-0 64 Kbit/s 64 Kbit/s 1 64 Kbit/s

DS-1 1,544 Mbit/s 24 DS-0 E1 2,048 Mbit/s 1 E1

DS-2 6,312 Mbit/s 96 DS-0 E2 8,450 Mbit/s 4 E1

DS-3 44,7 Mbit/s 28 DS-1 E3 34 Mbit/s 16 E1

E4 144 Mbit/s 64 E1

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 101 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Bảng phân cấp không đồng bộ ANSI/ITU-T


4.7.2. Nguyên tắc ghép kênh
Hệ thống số đồng bộ được hình thành từ các hệ thống cận đồng bộ khác nhau,
các hệ thống cận đồng bộ này có thể thuộc hệ Châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Đầu vào của
các hệ thống đồng bộ cơ sở là các luồng cận đồng bộ có tốc độ bít khác nhau, được
ghép lại thành nhiều bước, mỗi bước lại được đưa vào các bit điều khiển, quản lý và
phối hợp tốc độ. Khi đó, đầu ra được một luồng đồng bộ cơ sở. Các luồng đồng bộ cơ
sở được nâng lên N lần thành các luồng đồng bộ cấp N. Cấu trúc bộ ghép SDH như
hình 4.12


c chữ số trong hình này liên quan đến các tốc độ truyền dẫn cận đồng bộ như sau:
11Tương ứng với 1554 Kbit/s
12 Tương ứng với 2048 Kbit/s
21 Tương ứng với 6312 Kbit/s
22 Tương ứng với 8448 Kbit/s
31 Tương ứng với 34368 Kbit/s
32 Tương ứng với 44736 Kbit/s
4 Tương ứng với 139264 Kbit/s
Chữ số đầu tiên đại diện cho mức phân cấp truyền dẫn như quy định trong
G702-"Tốc độ bit của các cấp truyền dẫn số", và chữ số thứ hai đặc trưng cho tốc độ
thấp hơn (1) và cao hơn (2). Còn chữ số 4 là mức thứ 4, bằng 140 Mbit/s có trong tiêu
chuẩn Châu Âu và Bắc Mỹ. Các khối có ký hiệu và chức năng sau đây:
• C-n: (n = 1-->4) là các contener: Phần tử này có kích thước đủ để chứa các
byte tải trọng thuộc một trong các luồng cận đồng bộ.
• VC-n: là các contener ảo:
─ Contener ảo cơ sở (n = 1,2): gồm một C-n (n = 1,2) đơn cộng thêm các
byte mang thông tin điều khiển và giám sát tuyến nối hai VC-n này và
gọi là POH.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 102 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

─ Contener ảo bậc cao hơn VC-n (n = 3,4): gồm một C-n (n = 3,4) đơn và
tập hợp các nhóm khối nhánh (TUG-2S) hoặc một tập của TU-3S cùng
với các byte mang thông tin điều khiển và giám sát tuyến nối hai VC-n
và được gọi là POH.
Con trỏ được sử dụng để tìm các phần khác nhau của AU và TU gọi là
container ảo VC. Con trỏ AU xác định ở VC bậc cao hơn và con trỏ TU xác định ở
VC bậc thấp hơn. Ví dụ AU-3 gồm VC-3 cộng với một con trỏ, TU-2 gồm VC-2
cộng với một con trỏ.
Một VC là một thực thể tải chạy trên mạng được tạo ra và hủy đi ở điểm kết
cuối dịch vụ hoặc ở gần điểm đó. Các tín hiệu lưu lượng PDH được ánh xạ tới các
container với kích thước phù hợp với yêu cầu băng thông, sử dụng các bit đơn để
bám tốc độ đồng hồ khi cần thiết. Các POH được thêm vào sau đó cho mục đích quản
lý, tạo một VC. Phần mào đầu này được bỏ đi sau khi VC bị hủy và tín hiệu gốc ban
đầu được tái tạo lại. Mỗi tín hiệu PDH được ánh xạ vơi VC của nó, và các VC với
cùng kích thước không đáng kể được ghép lại bằng cách chèn byte tạo thành tải SDH.
• TU-n (n = 1,2,3) là khối nhánh: gồm một VC cộng thêm một con trỏ khối
nhánh. Con trỏ khối nhánh chỉ thị sự đồng bộ pha của VC-n đối với POH của
VC mức cao hơn tiếp theo. Con trỏ khối nhánh có vị trí cố định so với POH
mức cao hơn.
• AU-3S (S = 1 hoặc 2) và AU-N (N=4): gồm một VC bậc cao cộng thêm con
trỏ khối quản lý. Con trỏ khối quản lý có vị trí cố định trong khung STM-1
và thể hiện quan hệ về pha của VC bậc cao hơn
4.7.3. Cấu trúc khung STM-1
Khung STM-1 bao gồm 2430 bytes và thường được chia làm hai vùng, tương
ứng với 9 hàng x 270 cột. Độ dài khung là 125 ms, tương ứng với tần số của khung là
8000 Hz. Tốc độ truyền dẫn của một byte trong khung là 64 Kbit/s. Khung STM-1
gồm 3 khối:
• Khối trọng tải Payload
• Khối con trỏ AU
• Khối SOH
Các byte trong khung STM-1 được truyền từng hàng một và truyền từ trái sang
phải, bắt đầu từ hàng thứ nhất và cột thứ nhất. Như vậy, sau 9 byte SOH (trừ hàng 4
là 9 byte AU) là 261 byte tải trọng được truyền xen kẽ.
+ Phần điều khiển SOH: gồm có 8x9 byte, gồm các byte cần thiết cho dịch vụ
như từ mã đồng bộ khung, các byte bổ sung để giám sát, điều khiển và quản lý.
+ Phần trọng tải : các tín hiệu phân nhánh, các tín hiệu POH trong khuyến nghị
G.703 của CCITT từ 2 Mbit/s đến 140 Mbit/s được truyền tải trong cùng tải trọng
gồm có 9x261 byte.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 103 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

+ Phần con trỏ: Quan hệ thời gian giữa trọng tải và khung STM-1 được ghi lại
nhờ con trỏ, ngoài ra nó còn định vị các tín hiệu phân nhánh ở trong khối tải trọng.
Do đó, sau khi diễn giải con trỏ một cách thích hợp thì có khả năng truy nhập tới từng
kênh của người sử dụng độc lập ở bất kỳ thời điểm nào, mà không cần tách luồng
STM-1. Con trỏ ở hàng thứ tư, cột từ 1 --> 9 gọi là con trỏ vùng A, còn con trỏ ở
hàng 1-->3 và cột 11-->14 gọi là con trỏ vùng B. Khung STM-1 có độ dài 125ms, có
tần số là 8000 Hz, như vậy được truyền 8000 lần/s. Do đó, tốc độ bit của tín hiệu
STM-1 là : 8000 x 9 x 270 x 8 = 155520 kbit/s

9 Byte (9 hàng)
Hình 4.13 Cấu trúc khung STM-1
Các mức cao hơn STM-N của phân cấp đồng bộ được hình thành bởi cách chèn byte
vào phần tải của N tín hiệu STM-1, thêm các mào đầu gấp N lần mào đầu của STM-1
và lấp đầy với dữ liệu quản lý và giá trị con trỏ phù hợp.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 104 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 4.14: cấu trúc khung STM-4


4.7.4. Ánh xạ từ PDH lên SDH
Khuyến nghị cũng định nghĩa cấu trúc ghép kênh nhờ đó tín hiệu STM-1 có thể
mang một số lượng bit tốc độ thấp như là tải trọng vì vậy cho phép tín hiệu PDH
đang có được mang đi thông qua mạng đồng bộ như trong hình 4.15

Hình 4.15 Ánh xạ từ PDH lên SDH


Tất cả các tín hiệu cận giữa 1,5Mbit/s và 140Mbit/s là phù hợp với cách mà họ
có thể kết hợp từ dạng tín hiệu STM-1 đã được định nghĩa trong khuyến nghị G.709.
SDH định nghĩa số lượng “container” tương ứng với mỗi tốc độ cận đồng bộ. Thông
tin từ tín hiệu cận đồng bộ sẽ được gắn vào các container tương ứng. sau đó mỗi
container sẽ có một số thông tin điều khiển được biết đến như là mào đầu đường
(POH) được gắn vào nó. Container cùng với POH hình thành nên container ảo (VC).

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 105 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Trong mạng đồng bộ tất cả các thiết bị đều được đồng bộ với toàn thể đồng hồ
mạng đó là một chú ý quan trọng. Tuy nhiên, những trễ liên quan tới liên kết truyền
thì thời gian có thể khác một chút, kết quả là vị trí của container ảo trong khung có
thể không cố định. Những thay đổi này có thể được điều chỉnh bằng cách liên kết con
trỏ với mỗi VC con trỏ sẽ cho biết vị trí đầu của VC trong quan hệ của khung STM-1
nó cũng có thể được tăng hoặc giảm phụ thuộc vào độ cần thiết để làm thích ứng vị
trí của VC.G709 định nghĩa các kết hơp khác nhau của container ảo mà có thể sử
dụng để làm đầy vùng tải trọng của khung STM-1. Quá trình tải container và gắn mào
đầu được lặp lại trong nhiều mức của SDH kết quả là container nhỏ được chứa vào
container lớn hơn, quá trình xử lý này được lặp lại cho tới khi kích thước lớn nhất của
VC được làm đầy và sau đó nó sẽ được đưa vào trong tải trong của khung STM-
1(giới thiệu trong hình 4.15)
Khi phần tải trọng của khung STM-1 đầy, một số byte thông tin điều khiển sẽ
được thêm vào khung để tạo thành dạng “vùng mào đầu”. Mục đích của chúng là
cung cấp kênh truyền thông cho các chức năng chẳng hạn như OAM ,phương tiện và
điều chỉnh.
Khi được yêu cầu tốc độ truyền lớn hơn 155Mbit/s trong mạng đồng bộ, nó đạt
được bằng cách sử dụng mô hình ghép kênh xen byte tương đối đơn giản, theo cách
này có thể đạt được tốc độ 622Mbit/s (STM-4) và 2.4Gbit/s (STM-16).
4.7.5. Lợi ích của SDH
SDH mang lại nhều lợi ích to lớn cho nhà cung cấp mạng:
• Tốc độ truyền dẫn cao: Tốc độ truyền dẫn có thể đạt tới 10Gbit/s, do đó phù
hợp với các mạng đường trục, mạng lõi.
• Chức năng xen/rẽ kênh đơn giản: so với PDH, SDH dễ dàng chèn các luồng
tốc độ thấp vào luồng tốc độ cao, và cũng như lấy các luồng tốc đọ thấp hơn
ra khỏi các luồng tốc đọ cao hơn.
• Khả năng đáp ứng cao và dung lượng phù hợp: với SDH, nhà cung cấp dễ
dàng và nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các phần tử mạng
được quản lý và điều khiẻn từ trung tâm, sử dụng hệ thống TNM.
• Độ tin cậy cao: mạng SDH hiện đại có nhiều cơ chế bảo vệ và dự phòng
khác nhau. Lỗi một phần tử trong mạng không thể gây lỗi toàn bộ hệ thống.
• Làm nền tảng của nhiều dịch vụ tương lai: Ngay bây giờ, mạng SDH đã là
nền tảng cho các dịch vụ POTS, ISDN, di động...Nó cũng dề dàng đáp ứng
được các dịch vụ video theo yêu cầu, truyền hình số quảng bá...
• Kết nối dễ dàng với các hệ thống khác: Giao diện SDH được tiêu chuẩn hóa
toàn cầu, có thể kết hợp nhiều phần tử khác nhau trong cùng một mạng và
tương tác với các mạng khác dễ dàng.
Sắp tới, công nghệ ghép kênh phân chia theo bước sóng DWDM sẵn sàng được
sử dụng thay thế cho SDH. Công nghệ này có thể truyền nhiều bước sóng trong cùng

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 106 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

sợi quang đơn mode. Hiện tại có thể truyền 16 bước sóng, từ 1520nm đến 1580nm,
do đó tốc độ truyền dẫn có thể đạt tới 40Gbit/s và cao hơn nữa trên một sợi quang.
Do đó, có thể nói rằng DWDM là công nghệ truyền dẫn quang của tương lai.
4.7.6. Mạng quang đồng bộ
Tại bắc mỹ ANSI công bố chuẩn SONET mà được phát triển trong cùng
khoảng thời gian sử dụng cùng nguyên tắc như SDH và có thể coi như một nhóm của
chuẩn SDH trên toàn thế giới, tuy nhiên cũng có một vài khác biệt khối cơ bản trong
SONET là tín hiệu truyền dẫn đồng bộ mức 1(STS-1) mà nhỏ hơn ba lần STM-1
trong điều kiện tốc độ bit và kích thước khung nó có cùng tốc độ bit 51,840Mbit/s
với sóng mang quang mức 1(OC-1). Khung STS-1 bao gồm 9*90 byte với khoảng
thời gian của khung là 125 micro giây trong đó 3 cột được sử dụng như là mào đầu
truyền dẫn và 87 cột như tải trọng STS-1 được gọi là bao thư dung lượng
4.7.7. SDH qua mạng vệ tinh-mô hình intelsat
Các chuẩn ITU-T và ITU-R cùng với intelsat đã kí kết phát triển một loạt các
cấu hình mạng SDH tương thích với vệ tinh hình thành nên phần của liên kết truyền
dẫn. Nhóm nghiên cứu số 4 ITU-R chịu trách nhiệm nghiên cứu tính ứng dụng của
các khuyến nghị của ITU-R tới mạng truyền dẫn vệ tinh.SDH không được thiết kế
cho truyền dẫn các tín hiệu ở tốc độ cơ bản bởi vì sẽ gặp phải một thách thức lớn để
thực hiện và vận hành một hệ thống mạng vệ tinh tại tốc độ bit 155.520Kbit/s, các
cấu hình mạng khác sẽ được nghiên cứu để cho phép các thành phần SDH liên quan
hoạt động được tại tốc độ bit thấp bất kỳ khi nào cần để truyền tín hiệu SDH thông
qua mạng vệ tinh những cấu hình này được gọi tắt là các “mô hình”
Những mô hình sau định nghĩa các lựa chọn khác nhau để hỗ trợ SDH thông
qua vệ tinh, được tóm tắt như sau:
• Truyền dẫn đầy đủ STM-1 (điểm-điểm) thông qua bộ phát đáp chuẩn
70MHz, điều này yêu cầu phải có 1 bộ điều chế để chuyển đổi tín hiệu số
STM-1 thành dạng tín hiệu tương tự đề truyền thông qua bộ phát đáp chuẩn
70Mhz.
• Liên kết vệ tinh IDR PDH tốc độ bit cao thì thường được sử dụng cho khôi
phục cáp ngầm (mặc dù đôi khi có một số ngoại lệ) nhưng để phát triển hoàn
thiện lên thành một hệ thống vệ tinh dành cho cáp SDH dung lượng cao thì
không được coi là có hiệu quả kinh tế cho việc sử dụng tài nguyên vệ tinh.
• Giảm tốc độ của STM(STM-R) đường lên với STM-1 đường xuống (điểm
tới đa điểm) mô hình này đề nghị một hệ thống đa đích và những yêu cầu
trên những bảng xử lý của SDH tuy nhiên thuận lợi là bộ phát đáp sử dụng
linh hoạt cho vận hành mạng bằng cách sử dụng hệ thống . Hầu hết các nhà
điều hành mạng thông thường không thích cách tiếp cận này vì lý do đặc tính
và độ tin cậy. Cách tiếp cận này có thể ngăn chặn sự thay thế sử dụng các bộ
phát đáp trong tương lai và thêm vào đó phức tạp hơn nữa là khả năng làm
giảm độ tin cậy và thời gian sống của vệ tinh và tăng chi phí ban đầu của nó.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 107 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Tốc độ dữ liệu trung bình mở rộng. Phương pháp này được ủng hộ nhiều hơn
bởi số lưọng chữ ký lớn hơn từ đó nó vẫn giữ được tính linh hoạt vốn có của hệ thống
vệ tinh (được coi như là một lợi thế lớn đối với hệ thống cáp) và nó sẽ yêu cầu thay
đổi từ hệ thống vệ tinh và trạm mặt đất rất ít, ngoài ra SDH vẫn giữ được lợi thế về
quản lý bao gồm giám sát hoạt động đường truyền end-to-end, nhãn tín hiệu và các
phần khác của mào đầu.
Công việc phát triển đã chú trọng vào việc xác định khía cạnh nào của kênh
truyền thông dữ liệu mà cũng có thể được mang đi với IDR. Từ khi tốc độ bit IDR có
khả năng hỗ trợ một khoảng tín hiệu PDH tại tốc độ bit thấp hơn nhiều STM-1, nó có
thể được triển khai với sự sắp xếp lại một cách tối thiểu sơ đồ thu phát băng thông
với khả năng trộn PDH và SDH tương thích với sóng mang IDR.
Công việc phát triển đã tiến hành để điều chỉnh các bộ điều chế IDR đang có để
tương thích với SDH có tốc độ bit thấp hơn là việc phải tốn kém cho việc phát triển
bộ giải điều chế mới (ví dụ cho các tuỳ chọn STM-1 và STM-R) lựa chọn này sẽ
được sử dụng rộng rãi trong vận hành mạng lưới vệ tinh hiện nay.
Liên kết IDR PDH với SDH để chuyển đổi PDH tại trạm mặt đất đây chính là
một lựa chọn đơn giản nhất cho tất cả các nhà điều hành tương thích với bất kỳ SDH
nào. Tuy nhiên tất cả các thuận lợi của SDH đang mất đi thêm vào đó với chi phí phát
sinh trong việc đầu tư các thiết bịt chuyển đổi SDH thành PDH. Trong những ngày
đầu của việc triển khai SDH, nó có thể chỉ có một vài phương pháp tuy nhiên với tốc
độ phát triển của những kỹ thuật mới tất cả các thiết bị chuyển đổi trở nên lỗi thời
một cách nhanh chóng
4.8. Mạng tích hợp số đa dịch vụ (ISDN)
Mạng tích hợp số đa dịch vụ ISDN bao gồm một loạt các khuyến nghị của ITU-
T cho các thuê bao dịch vụ, dịch vụ người dùng/mạng lưới khả năng liên kết mạng để
đảm bảo mức độ tương thích quốc tế. ISDN là một cố gắng của ITU-T với các chuẩn
để tích hợp mạng thoại và dữ liệu cho một loạt các dịch vụ rộng khắp với kết nối trên
toàn thế giới.
Các chuẩn ISDN giải thích một loạt các khái niệm và các nguyên tắc liên quan.
Họ cũng mô tả chi tiết khía cạnh dịch vụ và mạng của ISDN bao gồm cả khả năng
dịch vụ, về mặt tổng thể mạng lưới và chức năng giao diện người dùng mạng (UNI)
và giao diện liên mạng với hàng loạt lớn các giao thức lớn
4.8.1. Giao diện tốc độ cơ bản
Giao diện tốc độ cơ bản được xác định trong khuyến nghị L.430 của ITU-T.
Khuyến nghị này định nghĩa truyền thông ISDN giữa các thiết bị đầu cuối . BRI bao
gồm 2 kênh: kênh B mỗi kênh tốc độ 64Kbit/s và kênh D tốc độ 16Bkit/s (2B+D)
Kênh B là kênh người dùng cơ bản và có thể phục vụ toàn bộ các loại lưu
lượng bao gồm thoại kỹ thuật số, dữ liệu và hình ảnh chậm trong chế độ chuyển mạch
gói hay chuyển mạch mạch

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 108 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Kênh D chủ yếu được dùng cho báo hiệu được yêu cầu điều khiển kênh B
nhưng cũng có thể dùng cho thông điệp định hướng gói dữ liệu như trong hình 4.16.
Kênh B sẽ được định tuyến tới các điểm dịch vụ lựa chọn với báo hiệu (thông tin S),
đo từ xa (thông tin t) và chuyển mạch gói dữ liệu tốc độ thấp ( thông tin P)
>64Kbit/s
Chuyển mạch/không
chuyển mạch

64Kbit/s
Chuyển mạch/không
chuyển mạch

TE LE LE TE

Chuyển mạch gói

Báo hiệu người


Báo hiệu người
dùng-người dùng
dùng mạng
Báo hiệu kênh chung

Hình 4.16 Đặc điểm cấu trúc cơ bản của ISDN


Thành phần ISDN bao gồm :thiết bị đầu cuối (TE), thiết bị thích ứng đầu cuối
(TA), thiết bị kết cuối mạng (NT), thiết bị kết cuối đường dây (LE) , thiết bị đầu cuối
tổng đài. Tốc độ truy nhập cơ bản có thể sử dụng cấu hình điểm-điểm hoặc điểm tới
đa điểm giữa các LE và TE
Số lượng điểm tham chiếu được xác định trong ISDN. Những điểm tham chiếu
này định nghĩa giao diện logic các nhóm chức năng chẳng hạn TAs và NT1s. Điểm
tham chiếu ISDN bao gồm R (điểm tham chiếu giữa thiết bị phi ISDN và TA), S
(điểm tham chiếu giữa đầu cuối người dùng và NT2), T( điểm tham chiếu giữa thiết
bị NT1 và NT2), U (điểm tham chiếu giữa thiết bị NT1 và thiết bị kết cuối đường
truyền). Điểm tham chiếu U chỉ có thể phù hợp tại bắc mỹ nơi mà các nhà cung cấp
các dịch vụ mạng không cung cấp chức năng NT1 Hình 4.17 trình bày các điểm tham
chiếu và các nhóm chức năng của ISDN. Có 3 thiết bị được gia tăng để chuyển mạch
ISDN tại văn phòng trung tâm, 2 trong số thiết bị đó là tương thích ISDN mà họ có
thể kèm theo thông qua điểm tham chiếu S tới thiết bị NT2 . Thiết bị thứ 3( điện thoại
chuẩn phi ISDN) thì được kèm theo thông qua điểm tham chiếu R tới TA. Bất kỳ một
thiết bị nào trong các thiết bị đó cũng có thể được kèm theo thiết bị NT1/2 mà có thể
thay thế cả NT1 và NT2.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 109 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 4.17 điểm tham chiếu và nhóm chức năng ISDN băng hẹp (N-ISDN)
Tại bắc mỹ NT1 là thiết bị tài sản khách hàng (CPE) , NT2 là loại thiết bị phức
tạp hơn được tìm thấy trong tổng đài nhánh riêng kỹ thuật số mà hoạt động ở giao
thức lớp 2 và 3 và các dịch vụ tập trung. Thiết bị NT1/2 cũng tồn tại nó là một thiết bị
đơn mà kết hợp chức năng của NT1 và NT2
4.8.2. Giao diện tốc độ sơ cấp
Giao diện tốc độ sơ cấp PRI được định nghĩa bởi giao thức lớp vật lý và bởi
những giao thức cao hơn bao gồm LAPD. Nó có đầy đủ nối tiếp điểm-điểm song
công,cấu hình đồng bộ. Khuyến nghị G703,G704 của ITU-T định nghĩa giao diện
điện và dạng khung có 2 giao diện khác nhau:
• Bắc Mỹ T1(1.544Mbit/s) ghép 24 kênh B. Một khung PRI có 193bit trong đó
192 bit bằng 24*8bit dành cho người dùng.
• Châu Âu E1(2.048Mbit/s) ghép 32 kênh B một khung PRI có 256 bit bằng
32*8bit bao gồm 240bit 30*8 bit dùng cho lưu lượng ,8 bit dùng cho định
khung và đồng bộ ,8 bit dùng cho báo hiệu và điều khiển.
4.8.3. Lớp vật lý ISDN (lớp 1)
Lớp vật lý ISDN cung cấp khả năng truyền dẫn cho kênh B và kênh D dưới
dạng chuỗi bit được mã hoá với chức năng định thời và đồng bộ. Nó cũng cung cấp
khả năng báo hiệu cho phép các thiết bị đầu cuối và thiết bị mạng truy nhập đến tài
nguyên kênh D và sử dụng kênh D để điều khiển kênh B.
Lớp vật lý ISDN(lớp 1) có định dạng khung khác nhau tuỳ thuộc vào khung là
vào (từ đầu cuối vào mạng) hay ra (từ mạng tới các đầu cuối) như trong hình 4.19
Các khung có độ dài 48bit trong đó có 36 bit là dữ liệu. Bit F cung cấp chức
năng đồng bộ ,bit L điều chỉnh giá trị trung bình bit , bit E được dùng để giải quyết
tranh chấp khi một số đầu cuối trên đường bus thụ động tranh chấp kênh, bit A kích
hoạt thiết bị, bit S chưa được gán. Bit B1,B2,D được sử dụng cho kênh B và kênh D.
Thiết bị người dùng đa ISDN có thể được gắn theo luật tự nhiên vào một mạch, trong
cấu hình này sự va chạm có thể xuất hiện nếu 2 thiết bị đầu cuối truyền đồng thời, do
đó ISDN cung cấp tính năng xác định liên kết tranh chấp. Khi NT nhận bit D từ TE

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 110 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

nó phản hồi nó ngược lại trong vị trí bit E kế tiếp ,TE sẽ chờ bit E kế tiếp tương tự
như nó truyền bit D lần cuối.
Thiết bị đầu cuối có thể không truyền trong kênh D trừ khi chúng đầu tiên kiểm
tra số lượng bit “1” (biểu thị không tín hiệu) tương ứng với độ ưu tiên được thiết lập
trước, nếu TE kiểm tra bit trong kênh phản hồi E mà nó khác bit D quá trình truyền sẽ
bị dừng ngay lập tức, kỹ thuật đơn giản này chắc chắn một điều rằng chỉ có một thiết
bị đầu cuối truyền tại một thời điểm.
Sau khi truyền thành công bản tin D, mức độ ưu tiên của thiết bị đầu cuối bị
giảm đi do nó đòi hỏi kiểm tra thêm bit “1” trong hàng trước khi truyền .Thiết bị đầu
cuối có thể ko cần tăng mức độ ưu tiên của nó trừ khi tất cả các thiết bị trên cùng
đường truyền đều có cơ hội để truyền bản tin D. Kết nối điện thoại có mức độ ưu tiên
cao hơn tất cả các dịch vụ khác và thông tin báo hiệu có độ ưu tiên cao hơn thông tin
không báo hiệu.

FA

FA

Hình 4.18 Định dạng khung tại điểm tham chiếu T và S


4.8.4. Lớp liên kết ISDN (lớp 2)
Lớp 2 của giao thức báo hiệu là thủ tục liên kết truy nhập kênh D(LAP-D) nó
dựa trên hệ thống LAP-B được sử dụng trong X-25. LAP-D tương tự như điều khiển
liên kết dữ liệu mức cao (HDLC) và thủ tục truy nhập tuyến cân bằng (LAP-B). LAP-
D như tên viết tắt của nó được sử dụng trên kênh D để đảm bào điều khiển và luồng
thông tin báo hiệu được nhận một cách chính xác. Định dạng khung LAP-D trình bày
như hình 4.19. Giống như HDLC nó được sử dụng cho khung giám sát, thông tin và
không đánh số. Giao thức LAP-D được xác định chính thức trong ITU-T Q920 và
Q921 cho báo hiệu ,trường cờ và trường điều khiển trong LAP-D thì giống nhau với
HDLC,trường địa chỉ trong LAP-D có thể một byte hoặc 2 byte, nếu bit địa chỉ mở
rộng của byte đầu tiên được thiết lập thì địa chỉ có chiều dài là một byte, nếu không
thì trường địa chỉ là 2 byte. Byte đầu tiên của trường địa chỉ chứa bộ nhận dạng điểm

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 111 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

truy nhập dịch vụ (SAPI) với cổng nhận dạng tại dịch vụ LAP-D được cung cấp tại
lớp 3. C/R cho biết khung có chứa yêu cầu hoặc đáp ứng hay không. Bộ nhận dạng
diểm cuối thiết bị đầu cuối(TEI) xác định một hay nhiều thiết bị đầu cuối. TEI tất cả
là “1” cho biết là quảng bá (broadcast).
Cờ

1 01111110

Địa chỉ octet 1 SAPI C/R EA0

2 Địa chỉ octet 2 TEI EA1

1 Điều khiển octet 1

1 Điều khiển octet 2 SAPI: phần tử nhận dạng điểm truy nhập dịch vụ
TEI: bộ nhận dạng điểm cuối của thiết bị đầu cuối.
biến Lớp 3 EA0/EA1 : địa chỉ bit mở rộng
Thông tin
C/R : đáp ứng lệnh

1 Khung tổng kiểm tra 1

1 Khung tổng kiểm tra 1 Cờ

1 01111110

Hình 4.19 Cấu trúc khung LAP-D (lớp 2)


4.8.5. Lớp mạng ISDN (lớp 3)
Lớp 3 được xác định dùng cho báo hiệu ISDN : ITU-T I450 (cũng được biết
như ITU-T Q930 và ITU-T I451 (được biết như là ITU-T Q931) những giao thức này
hỗ trợ người dùng tới người dùng, kết nối chuyển mạch gói và chuyển mạch mạch.
Sự đa dạng của thiết lập, kết thúc cuộc gọi, thông tin và các bản tin hỗn hợp theo lý
thuyết thì bao gồm : setup, connect, release, user information, cancel, status và
disconnect.
Những bản tin này có chức năng tương tự như được cung cấp trong giao thức
X25. Hình 4.20 chỉ ra các giai đoạn điển hình của cuộc gọi chuyển mạch mạch ISDN.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 112 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 4.20 Minh hoạ báo hiệu lớp 3 ISDN


4.9. ISDN qua mạng vệ tinh
Do mạng vệ tinh có sẵn nên dễ dàng sử dụng mạng vệ tinh để mở rộng mạng
ISDN trên phạm vi toàn thế giới.
Mặc dù mạng vệ tinh không có giới hạn trong việc sử dụng bất kỳ hệ thống
truyền dẫn đặc trưng nào điều quan trọng là từ kỹ thuật vô tuyến vệ tinh phải xem xét
làm thế nào để các hệ thống truyền dẫn vệ tinh từ hệ thống truyền thống có thể hỗ trợ
ISDN, hiệu suất lỗi truyền dẫn vệ tinh ảnh hưởng tới ISDN và làm thế nào truyền trễ
thông qua liên kết vệ tinh tác động tới sự hoạt động của ISDN.
Chức năng của ITU-R SG4 là xác định các yêu cầu liên quan đến điều kiện và
hiệu suất cho các liên kết vệ tinh để truyền các kênh ISDN và chuyển đổi các chuẩn
ITU trong điều kiện mà có ý nghĩa đối với vệ tinh trong tổng thể kết nối ISDN.
4.9.1. Kết nối chuẩn giả định ISDN ITU-T (IRX)
kết nối chuẩn giả định ISDN (IRX) được định nghĩa trong khuyến nghị ITU-T
G.821. Nó được dùng để xác định các yêu cầu về hiệu quả hoạt động của phần truyền
dẫn chính trong tổng thể kết nối end-to-end. Khoảng cách điểm tham chiếu của tổng
thể kết nối end-to-end là 27500Km mà có khả năng kết nối dài nhất dọc theo bề mặt
trái đất giữa các thuê bao (tại điểm tham chiếu T).
Ba phân đoạn cơ bản được xác định với khoảng cách mà được dự tính sẽ trở
thành khoảng cách tiêu biểu của một phần trong kết nối tổng thể end-to-end trong bối
cảnh IRX, mà được phân bố cho phép giảm hiệu suất của phân đoạn từ 30%, 30% và

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 113 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

40% tới mức thấp,trung bình và mức cao. 30% của phân đoạn cấp thấp được chia sẻ
bởi 2 mặt của kết nối từ đầu cuối người dùng tới tổng đài nội bộ
Tương tự có 2 phân đoạn mức trung bình từ tổng đài nội bộ tới tổng đài quốc tế
chia sẻ 30% . Liên kết vệ tinh của dịch vụ vệ tinh cố định tương đương với một nửa
của phân đoạn cấp cao là 20% nếu sử dụng trong kết nối ISDN end-to-end.
Trong điều kiện khoảng cách phân đoạn cấp cao có giá trị 12500Km, phân
đoạn thấp và trung bình trong một mặt của kết nối có giá trị 1250Km và mặt khác
1250Km. Liên kết vệ tinh có giá trị 12500Km nếu sử dụng cho kết nối ISDN end-to-
end.
4.9.2. Đường truyền số chuẩn giả định ITU-R cho vệ tinh
ITU-R định nghĩa đường truyền số chuẩn giả định trong ITU-R S.521 để
nghiên cứu sử dụng liên kết vệ tinh cố định trong phần của ISDN HRX định nghĩa
bởi ITU-T như trong hình 4.21 và 4.22 HRDP sẽ bao gồm liên kết trái đất-vệ tinh-trái
đất có thể liên kết một vệ tinh hay nhiều vệ tinh trong vùng không gian và giao diện
với mạng mặt đất thích hợp tới HRDP.

Hình 4.21 Đường truyền số giả định chuẩn

Hình 4.22 HRDP trong ITU-T IRX tại tốc độ 64Kbit/s


HRDP sẽ điều tiết các loại truy nhập khác nhau như đơn kênh hoặc TDMA và
cho phép sử dụng các kỹ thuật như là nội suy tiếng nói kỹ thuật số (DSI) hoặc là mã

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 114 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

hoá tốc độ thấp (LRE) trong các thiết bị ghép kênh số, thêm vào đó trạm mặt đất sẽ
bao gồm các thiết bị để bù cho các tác động của truyền dẫn liên kết vệ tinh trong các
thời gian biến đổi do chuyển động của vệ tinh mà có ý nghĩa đặc biệt trong truyền
dẫn số trong miền thời gian như là PDH.
ITUR HRDP sử dụng 12500Km từ IRX để phát triển hiệu quả và mục đích sẵn
có, khoảng cách được xác định bằng cách dựa vào các tính toán cấu hình mạng vệ
tinh khác nhau với tối đa số hop đơn bao phủ tương đương trái đất khoảng cách
khoảng 16000Km. Do đó trong hầu hết các trường hợp của vệ tinh được sử dụng
trong phân vùng quốc tế của kết nối với 2 điểm đích thường ít hơn 1000Km từ người
dùng . Trong thực tế điểm đích mạng lưới vệ tinh nên được thiết kế gần nhất có thể
tới đầu cuối người dùng
4.9.3. Mục tiêu hiệu quả
Mạng vệ tinh hỗ trợ ISDH nên cho phép kết nối end-to-end để đáp ứng các mục
tiêu hiệu quả được xác định bởi ITU-T. ITU-R đã phát triển các khuyến nghị cho vệ
tinh để đạt được mục tiêu hiệu quả trong kết nối end-to-end:
• ITU-R S.614 về mục tiêu chất lượng đối với mạch ISDN 64Kbit/s cho các
đặc điểm liên quan tới ITU-T G.821 (xem bảng 4.1 và 4.2).
• ITU-R S.1062 về hiệu suất lỗi đối với hoạt động HDRP tại hoặc trên tốc độ
cơ bản cho các đặc điểm liên quan tới ITU-T G.826 (xem bảng 4.3).
Tỷ lệ lỗi bit ISDN
Các điều kiện đo Tỷ lệ lỗi bit điện thoại số
64Kbit/s
20% của một tháng
(Giá trị trung bình 10 10-6 -
phút)
10% của một tháng
(Giá trị trung bình 10 - 10-7
phút)
2% của một tháng
(Giá trị trung bình 10 - 10-7
phút)
0.3% của một tháng
10-3 -
(Giá trị trung bình 1 phút)
0.05% của một tháng
10-4 -
(Giá trị trung bình 1 giây)
0.03% của một tháng
- 10-3
(Giá trị trung bình 1 giây)

Bảng 4.1 Chỉ tiêu chất lượng cho điện thoại kỹ thuật số và ISDN 64Kbit/s

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 115 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Các chỉ tiêu HRDP


Phân loại hiệu suất Định nghĩa chỉ tiêu end-to-end
vệ tinh
khoảng cách giữa
các phút với
Giây suy giảm <10% <2%
BER>10-6 (nhiều
hơn 4lỗi/phút)
khoảng cách giữa
Giây bị lỗi nghiêm
các phút với <0.2% <0.03%
trọng -3
BER>10
khoảng cách giữa
Giây bị lỗi các phút với một <8% <1.6%
hoặc nhiều lỗi
Bảng 4.2 Chỉ tiêu hiệu suất lỗi tổng thể end-to-end và HRDP vệ tinh cho các kết nối
ISDN quốc tế
4.9.4. Mô hình nối mạng vệ tinh với mạng ISDN
Nối liền mạng vệ tinh tới ISDN nên có khả năng hỗ trợ tất cả các dịch vụ
ISDN.Như mạng vệ tinh tối thiểu cần hỗ trợ chế độ mạch ISDN mang dịch vụ mà đòi
hỏi phải có đủ khả năng cho các kênh khác nhau từ 64Kbit/s cho tới 1920Kbit/s cộng
thêm là kênh D 16Kbit/s hoặc là 64Kbit/s. Ngoài ra nếu mạng vệ tinh được dùng cho
truyền thông dữ liệu thì cũng hợp lý để hỗ trợ chế độ gói ISDN mang dịch vụ.Mạng
vệ tinh sẽ có thể hỗ trợ một số dịch vụ bổ sung như là địa chỉ phụ, quay số trực tiếp,
số nhiều thuê bao và nhóm thân thiết.
Mạng vệ tinh thì thường được xem như là một phần của kết nối mạng người
dùng tới ISDN thông qua đầu cuối mạng NT2. Hình 4.23 minh hoạ một node phân
phối mạng lưới ISDN khách hàng. ISDN có thể tham khảo tại điểm tham chiếu giao
diện tốc độ cơ bản hay sơ cấp T thông qua đầu cuối mạng NT1. NT2 tạo thành một
phần của mạng khách hàng thường sử dụng hệ thống VSAT. NT2 có thể được xem
như là nút của phân phối PABX, trong khi giao diện S tiêu chuẩn đại diện cho giao
diện giữa thiết bị đầu cuối PABX. Hình 4.24 minh hoạ đa nút phân phối mạng ISDN
khách hàng.
vệ tinh được sử dụng để kết nối một vài mạng riêng ISDN(nút) với mỗi nút là
một trạm mặt đất, đầu cuối mạng NT1 và một vài đầu cuối người dùng . Trong cả hai
mô hình mạng riêng ISDN(nút) được kết nối tới mạng ISDN công cộng thông qua
Hub . Trong trường hợp của VSAT các đầu cuối có thể truyền thông với nhau thông
qua Hub nếu nó có cấu hình là hình sao và truyền thông trực tiếp với nhau nếu nó có
cấu hình lưới.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 116 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 4.23 Mạng ISDN khách hàng được phân phối đơn nút

Hình 4.24 Mạng ISDN khách hàng được phân phối đa nút

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 117 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

CHƯƠNG 5. GIAO THỨC INTERNET(IP) QUA MẠNG VỆ TINH

5.1. Các điểm nhìn khác nhau của liên kết mạng vệ tinh
Tương tự như mạng mặt đất, mạng vệ tinh làm cho mạng internet ngày càng gia
tăng lưu lượng .Bây giờ nó còn được ứng dụng trong mạng lưới điện thoại. Hiện nay
mạng lưới internet chủ yếu được cung cấp bởi các ứng dung và dịch vu internet cổ
điển ví dụ như là www, FTP và emails. Mạng lưới vệ tinh chỉ cần hỗ trợ những tiện
ích của mạng internet cổ điển để có thể cung cấp chất lượng truyền thông tốt nhất
Sự kết hợp của viễn thông và internet là tiền đề để phát triển của công nghệ
đàm thoại qua IP (VoiIP) hội nghị và các dịch vụ quảng cáo qua IP. Vì vậy các gói IP
được kì vọng là sẽ ứng dụng rộng rãi hơn trong các giai đoạn của dịch vụ và ứng
dụng thông qua mạng vệ tinh, muốn làm được điều này thì đòi hỏi chất lượng của
dịch vụ (QoS) từ mạng IP
rất nhiều những nghiên cứu và phát triển đã được ứng dụng vào mạng vệ tinh
để hỗ trợ đa truyền thông thời gian thực kiểu mới và đa ứng dụng yêu cầu QoS. IP
được thiết kế để không phụ thuộc vào bất kỳ công nghệ mạng nào vì thế nó có thể
được điều chỉnh cho phủ hợp với tất cả công nghệ mạng sẵn có. Đối với mạng vệ
tinh, thì chúng ta có 3 công nghệ mạng vệ tinh liên quan đến IP vệ tinh đó là :
• Satellite telecommunication networks (mạng truyền thông vệ tinh):đã cung
cấp các dịch vụ vệ tinh(như là thoại, Fax, Dữ liệu…) trong nhiều năm qua và
cũng cung cấp truy cập internet và kết nối mạng con internet bằng cách sử
dụng liên kết điểm diểm.
• Khái niệm mạng môi trường chia sẻ gói vệ tinh dựa trên đầu cuối khẩu độ rất
nhỏ hỗ trợ các loại giao tác của dịch vụ dữ liệu trong nhiều năm và nó cũng
phù hợp với hỗ trợ IP.
• Truyền hình quảng bá kỹ thuật số (DVB) IP qua DVB thông qua vệ tinh có
tiềm năng cung cấp truy nhập băng thông rộng trên vùng rộng lớn. DVB –S
cung cấp dịch vụ quảng bá một chiều đầu cưối người dùng có thể chỉ nhận
nhận dữ liệu thông qua vệ tinh. Đối với các dịch vụ internet liên kết được
cung cấp ngược lại bằng cách sử dụng các liên kết quay số thông qua các
mạng truyền thông .DVB-RCS cung cấp các liên kết ngược lại thông qua vệ
tinh để các đầu cuối người dùng có thể truy nhập internet thông qua vệ tinh.
Điều này loại bỏ tất cả các khó khăn do các liên kết ngược thông qua mạng
truyền thông trái đất vì vậy cho phép đầu cuối người dùng linh hoạt hơn và
di động hơn.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 118 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

5.1.1. Điểm nhìn giao thức chính của mạng IP vệ tinh


Điểm nhìn giao thức trung tâm của mạng vệ tinh IP nhấn mạnh giao thức ngăn
xếp và giao thức chức năng trong phạm vi mô hình tham chiếu. Hình 5.1 minh hoạ
mối liên quan giữa IP và các kỹ thuật mạng khác IP cung cấp một mạng lưới đồng bộ
xoá đi các khác biệt giữa các kỹ thuật khác nhau, các mạng khác nhau có thể truyền
các gói IP với nhiều cách thức khác nhau.
Mạng vệ tinh bao gồm các mạng kết nối định hướng, mạng môi trường chia sẻ
điểm tới đa điểm phi kết nối, mạng quảng bá cho truyền thông điểm-điểm và truyền
thông điểm-đa điểm. Mạng trái đất bao gồm LAN,MAN,WAN, quay số, các mạng
mạch và mạng gói. Mạng LAN thường dựa trên môi trường chia sẻ và mạng WAN
dựa trên kết nối điểm-điểm.

Hình 5.1 Mối quan hệ giữa IP và các kỹ thuật mạng khác nhau
5.1.2. Điểm nhìn vệ tinh trung tâm của mạng mặt đất và internet
Điểm nhìn vệ tinh trung tâm nhấn mạnh bản thân mạng vệ tinh,ví dụ vệ tinh
(GEO hoặc phi GEO) được xem như là cơ sở hạ tầng cố định và tất cả các cơ sở hạ
tầng mặt đất được xem như liên quan đến vệ tinh. Hình 5.2 mô tả điểm nhìn trung
tâm vệ tinh của mạng mặt đất. Hình 5.3 chỉ ra sơ đồ điểm nhìn từ trung tâm trái đất
tới trung tâm vệ tinh điểm nhìn của trái đất và vệ tinh LEO( O G = OOG là vectơ từ O
tới vị trí của vệ tinh GEO OG và r = rG là quỹ đạo GEO với bán kính RG ) mà quỹ đạo
mặt trái đất và vệ tinh có thể được biểu diễn như sau:

γ = ⎜⎜
2 (
⎛ r −O
G )
2

− 1⎟⎟(RG − R E )
⎜ 2 RG ⎟
⎝ ⎠
Trong đó RE là bán kính của trái đất và:

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 119 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

γ = ⎜⎜
2 (
⎛ r −O
G )
2

− 1⎟⎟(RG − R L )
⎜ 2 RG ⎟
⎝ ⎠
Trong đó RL là bán kính của quỹ đạo vệ tinh LEO
Để hỗ trợ mạng IP, mạng vệ tinh phải hỗ trợ khung dữ liệu để mang các gói IP
qua kỹ thuật mạng. Định tuyến mang các gói IP từ khung của một loại mạng và mở
gói gói IP tại khung của loại mạng khác để làm cho phù hợp với quá trình truyền
trong các kỹ thuật mạng.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 120 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 5.2 Điểm nhìn trung tâm vệ tinh của mạng trái đất

γ =⎜
2 (
⎛ r −O
G )
2

− 1⎟(RG − R E )
⎜ 2 RG ⎟
r = RL ⎝ ⎠

OG
RE

r = RE
RL

γ =⎜
2 (
⎛ r −O
G )
2

− 1⎟(RG − RL )
⎜ 2 RG ⎟
⎝ ⎠
RG

Hình 5.3 Ánh xạ điểm nhìn từ trung tâm trái đất tới điểm nhìn trung tâm GEO
5.1.3. Điểm nhìn trung tâm mạng của mạng vệ tinh
Hệ thống và kỹ thuật mạng vệ tinh tập trung vào 2 mặt:vùng không gian và
vùng mặt đất . Trong vùng không gian (tải trong truyền thông vệ tinh) nhiều loại kỹ
thuật có thể được sử dụng bao gồm bộ phát đáp trong suốt(ống cong), xử lý onboard,
chuyển mạch mạch onboard, chuyển mạch gói onboard (cũng có thể chuyển mạch
ATM), chuyển mạch DVB-S và DVB-RCS hoặc định tuyến IP.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 121 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Tổng quan trung tâm mạng của hệ thống vệ tinh nhấn mạnh đến chức năng
mạng hơn là kỹ thuật vệ tinh, tuy nhiên người sử dụng xem các loại mạng và kết nối
logic khác nhau hơn là các kỹ thuật mạng và sự triển khai vật lý. Hình 5.4 trình bày
tổng quan trung tâm mạng của mạng vệ tinh.

Hình 5.4 Điểm nhìn trung tâm trái đất của mạng vệ tinh
Tất cả các chức năng thêm vào là gia tăng độ phức tạp của tải trọng vệ tinh
trong khả năng hỗ trợ cấu trúc liên kết đa chùm điểm “sao” (điểm đến đa điểm có tâm
tại gateway trạm mặt đất) và “lưới” (đa điểm tới đa điểm) vì vậy có khả năng thất bại
nhưng chúng cũng cung cấp nhiều lợi ích của việc sử dụng tối ưu hoá băng thông và
nguồn công suất.
Vệ tinh trong tương lai với chức năng chuyển mạch DVB onboard sẽ có thể
tích hợp dịch vụ quảng bá và tương tác bằng việc kết hợp với chuẩn DVB-S và DVB-
RCS . khôi phục tải trọng DVB-S có thể ghép thông tin từ các nguồn khác nhau vào
một chuẩn luồng DVB-S đường xuống. Một ví dụ khác của việc sử dụng chuyển
mạch onboard DVB là liên kết mạng các LAN sử dụng IP thông qua đóng gói
MPEG-2, thông qua khôi phục lại tải trọng vệ tinh.
Thực hiện các chức năng phụ thuộc vào yêu cầu của việc vận hành và bảo mật
mạng để mang lại độ tin cậy và hiệu quả về giá thành của vệ tinh.
5.2. Đóng gói IP
Đóng gói gói IP là một cách làm cho IP có thể thông qua bất kỳ kỹ thuật mạng
nào. Đó là một kỹ thuật dùng đóng gói gói IP vào khung dữ liệu do đó nó phù hợp
cho việc truyền thông qua các công nghệ mạng. các công nghệ mạng khác nhau có
thể được sử dụng trong các định dạng khung, kích thước khung hoặc tốc độ bit dùng
cho truyền dẫn gói IP khác nhau. Các IP được đóng gói sẽ đặt các gói vào trong
khung tải trọng lớp liên kết dữ liệu dùng cho truyền dẫn qua mạng. Ví dụ mạng
Ethernet, token ring, LAN không dây chúng có các định dạng khung tiêu chuẩn để
đóng gói các gói IP
5.2.1. Khái niệm căn bản
Do định dạng khung khác nhau cho nên kỹ thuật dùng để đóng gói cũng có thể
khác nhau, đôi khi gói IP quá lớn không vừa với khung tải trọng trong trường hợp
này các gói IP phải được chia ra thành các phần nhỏ hơn (phân mảnh) để các gói IP
có thể truyền qua nhiều khung. Trong trường hợp này các mào đầu được gắn thêm
vào mỗi đoạn để có thể đi tới đúng đích, gói IP gốc có thể ráp trở lại từ các mảnh. Có
thể nhận thấy rằng quá trình xử lý đóng gói có thể có một số tác động đáng kể đến

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 122 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

hiệu suất mạng do việc phải xử lý thêm các mào đầu. Hình 5.5 mô tả khái niệm đóng
gói gói IP.

Hình 5.6 Khái niệm cơ bản của đóng gói IP

5.2.2. Giao thức điều khiển liên kết dữ liệu ở lớp cao (HDLC)
HDLC là một giao thức tiêu chuẩn quốc tế tại lớp 2(lớp liên kết) đây là một
giao thức quan trọng và được sử dụng rộng rãi tại lớp 2. Nó định nghĩa 3 loại trạm
(chuẩn, thứ cấp và hỗn hợp), 2 cấu hình liên kết (cân bằng và không cân bằng) và 3
chế độ truyển dữ liệu( đáp ứng bình thưòng (NRM), đáp ứng không đồng bộ (AMR)
và đáp ứng cân bằng không đồng bộ (ABM). Hình 5.6 mô tả cấu trúc khung HDLC.

Hình 5.7 Cấu trúc khung HDLC

Bit định hướng dựa trên kỹ thuật chèn bit và bao gồm 2 cờ mẫu 8 bit 01111110
để nhận dạng điểm đầu và điểm cuối của khung và trường 8 bit địa chỉ dùng để xác
định các thiết bị đầu cuối và trường 8 bit điều khiển được sử dụng để định nghĩa 3
loại khung (khung thông tin,khung giám sát và khung không số). Trường tải trọng
dùng để mang dữ liệu (lớp liên kết dữ liệu bao gồm gói IP) và 16 bit dùng để kiểm tra
lỗi CRC

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 123 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

5.2.3. Giao thức điểm-điểm (PPP)


Khung HDLC được làm thích nghi với giao thức PPP (điểm-điểm) là một
chuẩn internet được sử dụng rộng rãi trong kết nối bằng quay số. PPP được dùng cho
việc kiểm tra lỗi, hỗ trợ đa giao thức thêm vào IP, cho phép các địa chỉ có thể thương
lượng thời gian kết nối và cho phép chứng thực. Hình 5.7 mô tả cấu trúc khung của
PPP.
Binh thường 2 nhưng có
Mặc định là
Mặc định là 2 thể thương lượng 4
1500

Byte 1 hoặc 2 Thay đổi 1


1 1 1 2 hoặc 4

Cờ Địa chỉ Điều khiển Tổng kiểm Cờ


Giao thức Tải trọng
01111110 11111111 00000011 tra 01111110

0: net layer protocol


Mặc định Mặc định hoặc khung 0 số 1: khác

Hình 5.7 Cấu trúc khung của giao thức điểm-điểm


5.2.4. Điều khiển truy nhập môi trường
HDLC và PPP được thiết kế cho việc truyền thông qua môi trường kết nối
điểm-điểm. Đối với mạng có môi trường chia sẻ, lớp bổ sung được biết đến như là
lớp phụ điều khiển truy nhập môi trường (MAC) của lớp liên kết được dùng để kết
nối một số lưọng lớn trạm vào mạng mà không đưa đầy đủ chi tiết. Hình 5.8 minh
hoạ định dạng của khung MAC.

Hình 5.8 Định dạng khung của khung MAC


5.2.5. IP qua vệ tinh
Để hỗ trợ IP qua vệ tinh thì mạng vệ tinh cần phải cung cấp các cấu trúc khung
mà các gói dữ liệu có thể đóng gói vào trong khung và truyền thông qua vệ tinh từ
điểm truy nhập này đến điểm truy nhập khác. Trong môi trường mạng vệ tinh khung
có thể được dựa trên tiêu chuẩn giao thức lớp liên kết dữ liệu.
Đóng gói IP cũng được định nghĩa trên mạng đang tồn tại như là liên kết quay
số, ATM, DVB-S và DVB-RCS mà hỗ trợ các giao thức internet hoặc liên mạng với
internet. Mạng ATM dùng lớp tương thích ATM loại 5(AAL5) để đóng gói gói IP

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 124 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

dùng truyền mạng ATM và trong DVB-S gói IP bao gồm quảng bá được đóng gói
trong tiêu đề kiểu Ethernet sử dụng chuẩn được gọi là đóng gói đa giao thức(MPE).
Nó cũng có thể đóng gói gói IP vào một gói IP khác ví dụ tạo nên một đường
hầm để truyền gói IP từ mạng internet này tới một mạng internet khác
5.3. Nối mạng vệ tinh IP
Một lợi ích đặc biệt quan trong mà mạng vệ tinh cung cấp đó là mở rộng phạm
vi địa lý trên toàn bộ trái đất (bao gồm đất liền, biển và bầu trời),lợi ích của chúng
được đưa đến số lượng lớn người dùng trên quy mô lớn và làm giảm các chi phí
người dùng. Một vệ tinh có thể thực hiện nhiều vai trò khác nhau trong mạng
internet:
• Kết nối đoạn cuối : (như trong hình 5.9) đầu cuối người dùng kết nối trực
tiếp với vệ tinh mà cung cấp liên kết phía trước hoặc phía sau trực tiếp. Kết
nối nguồn lưu lượng tới dây tiếp sóng (feeder) vệ tinh hoặc các trạm Hub
thông qua liên kết internet, đường hầm hoặc quay số. nó là đoạn cuối để tiếp
cận đến người dùng.

Hình 5.9 Điểm nhìn trung tâm vệ tinh của kết nối đoạn cuối
• Kết nối chuyển tiếp (như trong hình 5.11) vệ tinh cung cấp các kết nối giữa
các gateway internet hoặc giữa các gateway ISP. Lưu lượng được định tuyến
thông qua các liên kết vệ tinh tới các giao thức định tuyến đã được xác định
và định nghĩa các metric liên kết trong mạng để giảm thiểu chi phí kết nối và
đáp ứng các yêu cấu khắt khe về QoS đối với nguồn lưu lượng.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 125 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Mạng vệ tinh
Host
Điểm truy
ISP1 nhập ISP4

ISP2 Vùng bao phủ ISP5

ISP3 Trạm mặt ISP6


Trạm mặt
đất
đất Bề mặt trái đất gateway
gateway

Hình 5.11 Điểm nhìn trung tâm vệ tinh với kết nối chuyển tiếp tới internet
• kết nối đoạn đầu (như trong hình 5.10) mạng vệ tinh cung cấp kết nối liên
kết hướng tới và hưóng ngược tới một lượng lớn các ISP. Các gói IP bắt đầu
từ nhà cung cấp như đoạn đầu của chuyến hành trình của họ tới đầu cuối
người dùng. Như kết nối đoạn cuối nhà cung cấp dịch vụ có thể kết nối tới
ống dẫn sóng vệ tinh hoặc trạm Hub trực tiếp hoặc thông qua đường hầm
internet hoặc liên kết quay số.

Hình 5.10 Điểm nhìn trung tâm vệ tinh với kết nối đoạn đầu tới internet
5.3.1. Định tuyến trên vệ tinh
Lợi ích của việc định tuyến IP trong không gian là nó cho phép mạng vệ tinh có
thể tích hợp vào mạng internet toàn cầu sử dụng thuật toán định tuyến tiêu chuẩn.
Mạng internet bao gồm nhiều mạng con được biết như là hệ thống tự quản hoặc tên
miền

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 126 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Trong mạng vệ tinh GEO thông thường chỉ có một vệ tinh phủ một vùng rộng
lớn để tạo thành các mạng con và không có định tuyến trong mạng vệ tinh. Với một
chòm điểm có nhiều vệ tinh tạo nên mạng con để bao phủ toàn bộ trái đất vì vậy định
tuyến trong mạng chòm điểm vệ tinh là bắt buộc. Mối quan hệ liên kết giữa các vệ
tinh trong cùng mặt phẳng quỹ đạo là cố định nhưng biến đổi thành động trong các
mặt phẳng khác.
Kể từ khi vị trí của các vệ tinh được dự báo trước thì có khả năng sử dụng
những dự báo này để cập nhật động các bảng định tuyến trên vệ tinh và gia tăng các
thuật toán định tuyến.
5.3.2. IP di động trong mạng vệ tinh
Do vệ tinh GEO có vùng bao phủ rộng, nên ta có thể coi mạng trái đất được kết
nối vĩnh viễn trong cùng một mạng con vệ tinh và phiên đầu cưối người dùng trong
suốt quá trình truyền thông, tuy nhiên đối với mạng với chòm điểm vệ tinh LEO mối
quan hệ giữa mạng vệ tinh và đầu cuối người dùng và mạng trái đất thì thay đổi liên
tục, vì vậy nảy sinh một số vấn đề liên quan đến mạng di động:
• Thiết lập lại kết nối vật lý với các mạng vệ tinh.
• Thời gian để cập nhật thông tin về các bảng định tuyến để các gói IP có thể
được định tuyến đến đúng đích.
• Tính di động trong mạng vệ tinh.
• Tính di động giữa mạng trái đất và mạng vệ tinh.
Ở đây thảo luận dựa trên các giao thức chuẩn internet cho IP di động (RFC
2002)
Trong các giải pháp tiêu chuẩn, cho phép các nút di động sử dụng 2 địa chỉ IP:
Một địa chỉ nhà cố định(home address) và một địa chỉ chăm sóc (care-of address) địa
chỉ này thay đổi vào mỗi thời điểm truy nhập. Chúng ta lấy điểm nhìn vệ tinh trung
tâm của mạng vệ tinh làm điểm cố định nhưng tất cả mọi thứ trên trái đất thì chuyển
động bao gồm cả đầu cuối người dùng và mạng mặt đất như trong hình 5.12

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 127 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 5.12 Điểm nhìn vệ tinh trung tâm với trái đất là chuyển động.
Trong chuẩn IP động , sự kết nối các lớp truyền tải sẵn có được duy trì giống
như là một nút di động di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong đó đia chỉ IP vẫn
được giữ nguyên. Hầu hết các ứng dụng internet các được sử dụng ngày nay là dựa
trên TCP. Một kết nối TCP được xác định bởi thông số: địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP
đích, số cổng nguồn và số cổng đích
Bất kỳ sự thay đổi nào của bốn yếu tố này cũng sẽ dẫn đến mất và phá vỡ kết
nối. Mặt khác, sự phân phối chính xác các gói đến các nút di động hiện hành thì phụ
thuộc vào số mạng được đính kèm trong các địa chỉ nút IP di động, số mạng này thì
thay đổi tại mỗi điểm đính kèm mới.
Trong IP di động, các home address là địa chỉ tĩnh và được sử dụng, ví dụ, để
xác định các kết nối TCP. Care of address thì thay đổi tại mỗi điểm đính kèm mới và
địa chỉ này được coi là một địa chỉ quan trong của nút IP di động; thông qua địa chỉ
này chúng ta xác định được số mạng và nút di động trong mô hình mạng. Các home
address làm cho các nút di động có thể nhận được dữ liệu một cách liên tục trong
mạng của nó, nơi lưu giữ các yêu cầu của IP di động được gọi là home agent. Bất cứ
khi nào mà nút di động không được gắn liền với mạng chủ (do đó nó gắn với một
mạng ngoài nào đó), home gent nhận tất cả các gói được xác định trước của nút di
động và sắp xếp chúng để phân phối đến các nút di động hiện thời. Khi nút di động di
chuyển đến một vị trí mới chúng sẽ đăng kí một care-of address mới với home agent.
Để nhận được gói từ home agent tới điểm di động, các home agent sẽ phát gói tin từ
mạng chủ đến care-of address, hơn nũa nó phát yêu cầu tới care-of address để biến
đổi hoặc chuyển hướng gói IP. Khi các gói đến care-of address sự biến đổi ngược lại
sẽ được sử dụng để gói một lần nữa xuất hiện trong địa chỉ nút di động như là địa chỉ
IP đích.
Khi gói đến điểm di động, gửi tới home address nó sẽ được xử lý đúng theo
TCP/IP. Trong IP di động home agent chuyển hướng gói từ mạng chủ tới care-of
adddress bằng cách xây dựng header IP mới mà chứa các nút di động care-of address

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 128 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

như địa chỉ đích IP. Header mới này sau đóng gói hoặc bảo vệ trong các gói nguyên
thuỷ, vì địa chỉ nút di động không ảnh hưởng đến định tuyến các gói đã được đóng
gói cho đến khi nó đến care-of address, do đó đóng gói còn có tên gọi là đường hầm
mà rẽ mạch thường do ảnh hưởng của định tuyến IP.
IP di động thì được hiểu đúng nhất là sự kết hợp của 3 cơ chế riêng:
• Phát hiện care-of address:chi nhánh advertisement và chi nhánh solicitation
(RFC 1256).
• Đăng ký care-of address: thủ tục đăng ký bắt đầu khi nút di động đi vào vùng
của một chi nhánh ngoài, gửi một yêu cầu đăng ký với thông tin care-of
address. Khi home agent nhận được yêu cầu này nó(thường) thêm các thông
tin cần thiết vào bảng định tuyến, chấp nhận yêu cầu và gởi ngược bản tin trả
lời đăng ký tới nút di động. Đăng ký được chứng thực bằng cách sử dụng
Message Digest 5(MD5)
• Tạo đường hầm care-of address: theo mặc định cơ chế đóng gói phải hỗ trợ
tất cả các đại lý di động là cơ chế IP lồng nhau (tunnelling). Đóng gói tối
thiểu thì phức tạp hơn một chút so với tunnelling bởi vì một số thông tin từ
tiêu đề tunnel được kết hợp với tiêu đề đóng gói tối thiểu bên trong để thiết
lập lại tiêu đề IP nguyên thuỷ. Mặt khác tiêu đề mào đầu làm giảm chi phí.
5.3.3. Xác định địa chỉ
Xác định địa chí IP được gọi là ánh xạ và cấu hình địa chỉ. Các kỹ thuật mạng
khác nhau có thể sử dụng các mô hình xác định địa chỉ khác nhau để gán địa chỉ được
gọi là địa chỉ vật lý dành cho các thiết bị. Trong LAN IEEE.802 sử dụng 48 bit địa
chỉ đính kèm với mỗi thiết bị, mạng ATM sử dụng 15 chữ số thập phân để đánh địa
chỉ và ISDN sử dụng sơ đồ địa chỉ ITU-T E.164. Tương tự trong mạng vệ tinh mỗi
nhóm trạm mặt đất hoặc gateway có địa chỉ vật lý cho kết nối mạch hoặc truyền gói
tuy nhiên việc định tuyến để liên kết với nhau bằng mạng vệ tinh lại chỉ có thể biết
được bằng địa chỉ IP của các định tuyến khác do đó yêu cầu địa chỉ phải được ánh xạ
giữa mỗi địa chỉ IP và địa chỉ vật lý liên quan vì vậy việc trao đổi gói giữa các router
có thể được thực hiện thông qua mạng vệ tinh sử dụng địa chỉ vật lý. Chi tiết chính
xác của việc ánh xạ này phụ thuộc vào các giao thức liên kết dữ liệu lớp dưới được sử
dụng trên các vệ tinh.
5.4. IP multicast qua mạng vệ tinh
Sự thành công của việc phát quảng bá dịch vụ vệ tinh kỹ thuật số (cho TV và
vô tuyến) và bản chất không đối xứng của luồng lưu lượng IP đã được kết hợp dẫn
đến kết quả là hệ thống vệ tinh có khả năng hỗ trợ truy nhập internet tốc độ cao, từ đó
nó là một bước cơ bản để xem xét thêm khả năng khai thác quảng bá của vệ tinh:
nghiên cứu phát quảng bá IP qua vệ tinh.
mạng vệ tinh có thể là một phần của cây định tuyến IP multicast tại nguồn, trục
hoặc kết thúc của nhánh những gói IP chuyển tiếp hướng về đích chúng. Hình 5.13

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 129 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

minh hoạ một ví dụ về mô hình mạng và hình sao sử dụng trong dự án GEOCAST
trên IP multicast của vệ tinh GEO được tài trợ trong khuôn khổ chương trình EU thứ
5

Hình 5.13 Hệ thống GEOCAST với mô hình mạng hình sao và lưới
5.4.1. IP multicast
Ở chương này chúng sẽ nghiên cứu về công nghệ IP multicast. Multicast cho
phép một nguồn mạng truyền thông gửi một dữ liệu đến nhiều nơi cùng một lúc trong
khi chỉ có một bản sao dữ liệu duy nhất được truyền đi. Sau đó mạng sẽ tạo ra một
bản sao và gửi nó đến người nhận nếu cần thiết.
Multicast được coi là một phần của ba loại truyền thông :
• Unicast: truyền dữ liệu từ 1 điểm nguồn đến 1 điểm đích( ví dụ tải một trang
web từ một server đến trình duyệt của người dùng hoặc copy từ server này
đến một server khác
• Multicast: truyền dữ liệu từ một điểm nguồn đến nhiều điềm đích, định nghĩa
này cũng bao hàm mạng truyền thông có nhiều nguồn (ví dụ đa điểm–đa
điểm) một ví dụ gần đây chính là hội nghị truyền hình tại đó các bên tham
gia có thể được coi như là nguồn đơn multicast đến các người tham gia khác.
• Broadcast: truyền dữ liệu từ một một nguồn tới tất cả các người nhận trong
miền (ví dụ như trong mạng LAN hoặc từ vệ tinh tới tất cả các người nhận
trong chùm vết vệ tinh). Các thuận lợi của multicast là :
─ Giảm băng thông sử dụng mạng: ví dụ nếu gói dữ liệu được multicast
đến 100 người nhận thì nguồn chỉ gửi một bản sao của mỗi gói dữ liệu.
Mạng sẽ chuyển hướng gói này tới đích khi cần gửi gói trên các liên kết
mạng khác nhau để tới được tất cả các đích thì chỉ cần tạo nhiều bản
sao của gói dữ liệu do đó chỉ có bản sao của mỗi gói được truyền đi

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 130 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

thông qua bất kỳ đường nào trong mạng và tổng tải trọng của mạng là
giảm 100 lần so với kết nối unicast. Đây là một lợi ích vô cùng quan
trọng trong hệ thống vệ tinh nơi mà tài nguyên là vô cùng hạn chế và
đắt.
─ Giảm tải xử lý nguồn: nguồn đích không cần duy trì trạng thái thông tin
về liên kết truyền thông giữa mỗi cá nhân người nhận.
Multicast có thể có nỗ lực cao nhất hoặc đáng tin cậy, “nỗ lực cao nhất” không
có nghĩa kỹ thuật là đảm bảo rằng gói dữ liệu truyền từ bất kỳ nguồn multicast nào thì
được nhận bởi tất cả hoặc bất kỳ người nhận nào và thường thì được thực hiện bởi
truyền gói UDP nguồn trên một địa chỉ multicast. “độ tin cậy” có nghĩa kỹ thuật là
thực hiện đảm bảo rằng tất cả các gói dữ liệu thì được gửi từ một nguồn : điều này
đòi hỏi giao thức multicast đáng tin cậy.
5.4.2. Xác định địa chỉ IP multicast
Với mỗi đầu cuối hoặc host trong mạng internet thì được nhận dạng bằng một
địa chỉ IP là duy nhất. Trong IP version 4 địa chỉ IP có 32 bit được chia thành số
network và số host mà tương ứng dùng để xác định mạng và đầu cuối được đính kèm
mỗi mạng. Một gói dữ liệu IP unicast bình thường bao gồm địa chỉ nguồn và địa chỉ
đích trong tiêu đề (header) gói IP, router sẽ sử dụng địa chỉ đích để định tuyến gói tin
từ nguồn tới đích như vậy cơ chế này có thể không được sử dụng cho mục đích
multicast từ khi đầu cuối nguồn có thể không biết khi nào, ở đâu và đầu cuối nào cố
nhận gói tin do đó có một dải địa chỉ được thiết lập chỉ dành cho mục đích multicast,
dải địa chỉ đó được gọi là lớp D từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255. Không giống như
lớp A, B, C những địa chỉ này không có liên kết đến bất kỳ số mạng vật lý hoặc số
host nhưng thay vào đó nó liên kết với nhóm multicast giống như kênh vô tuyến các
thành viên của nhóm nhận gói multicast được gửi đến địa chỉ này và địa chỉ này được
sử dụng bởi các router multicast để định tuyến gói IP multicast tới các người dùng
đăng ký là thành viên nhóm multicast. Cơ chế mà các đầu cuối đăng ký cho một
nhóm gọi là IGMP được mô tả như bên dưới:
5.4.3. Quản lý nhóm Multicast
Để thực hiện hiệu quả sử dụng tài nguyên mạng, mạng chỉ gửi những gói
multicast tới những mạng và mạng con mà các người dùng thuộc nhóm multicast.
Giao thức phát đa điểm (multicast) nhóm internet cho phép các host hoặc đầu cuối
thiết lập một kết nối vào nhận truyền multicast. IGMP hỗ trợ 3 loại bản tin là: báo
cáo, truy vấn và rời khỏi. Đầu cuối nào muốn nhận truyền multicast phải phát ra bản
tin IGMP tham gia mà được nhận từ router gần nhất. Bản báo cáo này xác định địa
chỉ IP multicast lớp D của nhóm tham gia. Router sau đó sử dụng giao thức định
tuyến multicast (được trình bày sau) để xác định đường đến nguồn. Để xác định trạng
thái của thiết bị đầu cuối nhận multicast thỉnh thoảng router cũng phát một IGMP
truy vấn tới thiết bị đầu cuối trong mạng hoặc mạng con. Khi thiết bị đầu cuối nhận
được chẳng hạn truy vấn nó sẽ đặt thời gian rời cho mỗi thành viên nhóm. Khi thời
gian này hết hạn thiết bị đầu cuối phát bản tin báo cáo IGMP để xác định rằng nó vẫn

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 131 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

muốn nhận việc truyền multicast, tuy nhiên để xoá bỏ bản sao báo cáo cho các địa chỉ
cùng nhóm D. Nếu đầu cuối đã nhận được bản báo cáo từ các nhóm đầu cuối khác nó
sẽ dừng quá trình của nó lại và không gửi báo cáo nữa. Lợi ích của điều này là tránh
làm quá tải mạng con vì những báo cáo IGMP
Khi một đầu cuối muốn kết thúc việc nhận sự truyền dẫn multicast nó cần có
một bản tin cho phép IGMP. Những thư cho phép được hỗ trợ trong IGMP phiên bản
2. Ở phiên bản 1 một máy chủ hoặc một đầu cuối biến đổi một cách ổn định nó
thường ở trong tình trạng không phải là thành viên và không có thư gửi đến router.
Nếu tất cả các thành viên của nhóm trong một subnet có lỗi thì router sẽ không
chuyển bất kì gói multicast nào khác đến subnet đó nữa
5.4.4. Định tuyến IP multicast
Trong một router IP bình thường được sử dụng cho unicast, các bảng định
tuyến chứa những thông tin để xác định đường dẫn đến địa chỉ các IP đích. Tuy
nhiên, các bảng định tuyến này không hữu ích cho IP multicast từ khi các gói
multicast không chứa thông tin về vị trí của các gói đích. Do đó giao thức định tuyến
và các bảng định tuyến khác sẽ được sử dụng.
Địa chỉ giao thức định tuyến multicast giúp cho việc đồng nhất hoá router để dữ
liệu được truyền qua mạng từ nguồn và đến tất cả các điểm đích của nó, điều này thì
làm giảm tối thiểu nguồn mạng cần thiết cho công việc này. Trong IP multicast, thì
bảng định tuyến router tỏ ra có hiệu quả hơn trong việc định hướng từ các đích đến
các nguồn hơn là từ các nguồn đến các đích, trừ khi có một địa chỉ nguồn trong gói
dữ liệu IP tương ứng với một địa điểm vật lí xác định. Kỹ thuật “đường
ống”(tunnelling) cũng có thể được dùng để hỗ trợ các multicast qua các router mà
không cần dùng đến khả năng multicast. Một số giao thức định tuyến multicast được
phát triển bởi IETE. Gồm có những multicast mở rộng là : OSPF(M-OSPF)giao thức
định tuyến phát đa phương theo vectơ khoảng cách(DVMRP)giao thức multicast độc
lập và chế độ giảm tải(PIM-SM), chế độ tăng cường PIM(PIM-SM) và cây cơ bản
chính (CBT). Ở đây chúng ta chỉ xem xét sơ lược về nguyên tắc hoạt động của 2 giao
thức DVMRP và PIM-DM, DVMRP và PIM-DM là thuật toán “làm đầy và vét cạn”;
trong giao thức này, khi một nguồn bắt đầu gửi dữ liệu, các giao thức sẽ làm đầy
mạng bằng các dữ liệu. Tất cả các router không có đính kèm multicast nhận gửi một
sẽ gửi một thông điệp báo lỗi về cho nguồn(tức là các router này biết rằng chúng đã
không nhận được vì chúng không có báo cáo gia nhập IGMP). Những giao thức này
có một bất tiện đó là ở trạng thái “ vét cạn” chúng yêu cầu tất cả các router (ví dụ
chúng ta cần vét cạn những địa chỉ multicast), bao gồm luôn cả những router không
có nhận multicast xuống.
Giao thức làm đầy và vét cạn còn sử dụng con đường ngược lại (RPF) để
chuyển tiếp những gói multicast từ nguồn đến người nhận: giao diện RPF cho tất cả
các gói là giao diện mà router sẽ sử dụng để để gửi gói unicast đến gói nguồn (hình
5.14 minh hoạ nguyên tắc này trong một mạng trái đất

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 132 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Nếu một gói có trong giao diện RPF thì nó làm đầy tất cả các giao diện khác
(trừ khi chúng đã vét cạn trước đó). Nhưng nếu gói đến bất kỳ giao diện khác nó sẽ
không có gì ảnh hưởng đến hệ thống cả. Điều này đảm bào hiệu quả làm đầy và ngăn
ngừa các gói lặp.
DVMRP sử dụng chính bảng định tuyến của nó để xác định con đường tốt nhất
dẫn tới nguồn, trong khi PIM-DM thì sử dụng một cơ sở giao là thức định tuyến
unicast.

Hình 5.14 Ví dụ RPF trái đất


5.4.5. Phạm vi IP multicast
Phạm vi là cơ chế để điều khiển lớp địa lý của việc truyền multicast, bằng cách
sử dụng thời gian sống (TTL)phần trong IP header. Nó sẽ cho mạng biết khoảng cách
(khoảng cách giữa các router) bất kỳ gói IP được phép truyền đi, cho phép các nguồn
IP multicast xác định được có nên gửi các gói đến mạng con, các domain lớn hoặc
toàn internet hay không. Điều này được thực hiện bằng cách giảm TTL ở mỗi router
1 đơn vị. Khi chuyển các gói đến chặng kế tiếp và loại ra các gói nếu TTL bằng 0.
Mỗi mạng con có một bộ lọc hoặc tường lửa để loại ra những gói không hợp yêu cầu,
công việc này vượt ra khỏi tầm điều khiển của nguồn multicast. Công việc này có thể
xảy ra khi mà TTL quá nhỏ( không đáng kể). Các gói IP multicast có thể đến với tất
cả các thành viên trong nhóm mặc dù họ ở các vùng khác nhau
5.4.6. Trạng thái IGMP trong môi trường vệ tinh
Trong môi trường vệ tinh, phương thức quản lí nhóm multicast cùng với
phương thức phạm vi có thể cung cấp một giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ IP multicast
tới một lượng lớn người dùng ở nhiều vùng miền khác nhau. Tuy nhiên trên vệ tinh
phải xây dựng một trạng thái IGMP tương thích, như chúng ta đã từng tìm hiểu, trong
quy ước mạng LAN mặt đất, một báo cáo IGMP được thu bởi một người nhận
multicast khác trong mạng LAN, và điều này ngăn ngừa mạng LAN bị các báo cáo
làm đầy. Trong hệ thống vệ tinh, các trạm mặt đất có thể không nhận ra nhau, việc
cung cấp nhiều multicast người nhận trong hệ thống vệ tinh( khoảng 105 hoặc 106)

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 133 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

nhiều báo cáo IGMP có thể là nguyên nhân chính gây ra tắc mạng vì lưu lương
IGMP. Vì thế cần phải được triển khai một số IGMP và multicast thích hợp
Có 2 lựa chọn như sau, ví dụ minh hoạ về một multicast từ cổng mặt đất liên
kết ngược đến nhiều đầu cuối người dùng thông qua một router như hình 5.15
• Kênh multicast được cấu hình để truyền qua liên kết vệ tinh rồi tải xuống
mỗi router, với lưu lượng IGMP chỉ hoạt động giữa router và đầu cuối người
dùng như trong hình 5.15(a)thì không có sự truyền dẫn của lưu lượng IGMP
trong không khí trong trường hợp này. Đây là một giải pháp đơn giản nhưng
tương đối hiệu quả nó cho phép tiết kiệm tài nguyên cong suất vệ tinh. Nếu
không có kênh multicast đặc biệt trong bất kì vị trí nào.

Hình 5.15 a) IGMP qua vệ tinh: Multicast tĩnh


• Những kênh multicast(như quy ước về mạng mặt đất)truyền thông qua liên
kết vệ tinh nếu có một hoặc nhiều hơn một người dùng cuối. Thông điệp
IGMP lúc này được truyền thông qua không khí. Khi một router người nhận
tải xuống một bản báo cáo IGMP từ một đầu cuối sau IGMP tìm kiếm , hoặc
router phải truyền thông điệp IGMP qua vệ tinh cho tất cả các trạm khác để
tránh làm đầy mạng, hay những người nhận khác cũng phải truyền thông
điệp IGMP là mạng đã bị đầy như trong hình 5.15(b)

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 134 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 5.15 b)IGMP qua vệ tinh: Multicast động


Trong kỹ thuật không có router trong việc tại dữ liệu xuống, IGMP theo dõi
(IGMP snooping) được sử dụng để chuyển tiếp lưu lương multicast đến các
thành viên trong nhóm tránh việc truyền IGMP trong môi trường không khí.
Một hệ thống vệ tinh linh động cho phép multicast từ bất kỳ người dùng nào
cũng trở nên phức tạp hơn, ví dụ một vệ tinh với manh chuyển đổi ATM, với
thư IGMP được kích hoạt truyền lại, riêng từng mạch ảo đến nhiều mạch ảo
khác nhau(VCs)cần phải được thiết lập nguồn tại mặt đất bởi một vệ tinh có
chùm tia hẹp.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 135 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

CHƯƠNG 6. BẢO MẬT

6.1. Bảo mật mạng căn bản


Bảo mật mạng nói chung là nhằm bảo vệ người dùng (bao gồm vị trí chính xác
của người dùng) dữ liệu và lưu lượng truy cập đến từ các thành viên lưu lượng tín
hiệu truy nhập và cũng là để bảo vệ các nhà điều hành mạng chống lại các thành viên
sử dụng và đăng kí không thích hợp. Công cụ cơ bản trong bảo mật internet là sử
dụng khoá công khai và khoá hệ thống cơ bản, hệ thống bảo vệ bằng tường lửa và
mật khẩu.
An ninh internet là rất quan trong và cực kỳ khó trong mạnh vệ tinh, nó bao
gồm các tổ chức an ninh kinh tế chính tri khác nhau trên toàn thế giới. Và nó cũng
bao gồm việc làm thế nào khi giao tiếp ra ngoài ( ví dụ như là máy tính người dùng
và mạng) để làm được điều này thì cần hiểu rõ về các phần cứng và các giao thức
trong mạng
6.1.1. Tiếp cận bảo mật
Mã hoá bảo mật có thể được tiến hành bởi 2 phương pháp tiếp cận :
• Tiếp cận layer to layer: Trong trường hợp này lớp máy tính (thường là lớp 3-
lớp IP hoặc lớp 4 -lớp TCP và UDP)nhận một tập tin giải mã từ lớp trên,
đóng gói tập tin trong một đơn vị giao thức dữ liệu (PDU), và mã hoá toàn
bộ khung trước khi gửi nó đến một phần khác, ở đó, lớp tương ứng của mỗi
đối tượng sẽ giải mã PDU trước khi gửi chúng đến các lớp cao hơn. Tuy
nhiên để làm được điều này thì các router trong mạng phải được cung cấp
đầy đủ cách mã hoá khung.
• Tiếp cận end to end: Trong trường hợp này các tập tin sẽ được mã hoá trực
tiếp tại lớp ứng dụng bởi người dùng và tập tin đã được mã hoá sẽ được gửi
tới lớp thấp hơn. Điều đó có nghĩa là chỉ có phần tải trọng dữ liệu của khung
sẽ được mã hoá (khác với trường hợp trên là cả khung được mã hoá)
Ở trường hợp thứ 2, việc mã hoá chỉ xảy ra một cách gián tiếp trên lưu lượng
mạng, và điều này chỉ xảy ra khi mà thuật toán mã hóa làm ảnh hưởng lên kích thước
dữ liệu được truyền đi. Trường hợp này thì giống như thuật toán băm hoặc RSA
Trong trường hợp đầu thì loại mã hoá này bao gồm cả phần mào đầu khung, vì
vậy làm giảm hiệu quả truyền tải trọng dữ liệu. Đây là một loại cơ chế được bổ sung
trong Ipv4 và Ipv6, nó khác với các cơ chế khác. Trong Ipv4 thì mã hoá là một tuỳ
chọn được kích hoạt trong trường “tuỳ chọn” của mào đầu (bit thứ 6 trong dãy 32
bit), trong Ipv6 nó bao gồm cả những phần tiêu đề mở rộng (từ trường tuỳ chọn được
sử dụng trong Ipv6) của 64 bit. Một hệ quả khác có thể nảy sinh là khi mà thêm vào
những tiêu đề và sự thay đổi kích thước khung làm xuất hiện các bản tin cho phiên
trao đổi chìa khoá và điều này thì không xảy ra trong điều kiện bình thường (ví dụ
không có mã hoá)

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 136 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

6.1.2. Hàm băm đơn hướng


Hàm Băm đơn hướng H(M) hoạt động trên bản tin M có độ dài tuỳ ý nó tạo ra
một mã băm có độ dài cố định đầu ra h=H(M).
Nhiều hàm làm thay đổi độ dài đầu vào và cho ngược trở lại đầu ra có độ dài cố
định.
• Cho M ta dễ dàng tính toán ra h.
• Cho h khó tìm ra được M
• Cho M khó để tìm ra được bản tin M’ sao cho H(M)=H(M’)
Sự khó khăn ở đây phụ thuộc vào mức độ bảo mật tại mỗi vị trí nhưng đa số
các ứng dụng hiện nay xác định “độ khó” là cần 264 hoặc nhiều phép tính hơn nữa để
giải. Các loại hàm hiện nay bao gồm MD4, MD5 và thuật toán băm an toàn(SHA).
Từ quan điểm mạng trên những thuật toán này thường được sử dụng cho mục đích
chứng thực.
6.1.3. Mật mã đối xứng(với khoá bảo mật)
Một thuật toán mã hoá với khoá bí mật làm thay đổi bản tin M có độ dài tuỳ ý
thành bản tin mã hoá Ek(M)=C có độ dài tương tự sử dụng khoá k và biến đổi ngược
lại (Dk(M)) sử dụng cùng khoá hình 6.1.

C
Bản tin M Văn bản chuyển Bản tin M
Mã hóa thành mã Giải mã

Khoá bí mật Khoá bí mật


K Mạng vệ K
tinh

Hình 6.1 Hệ thống khoá bí mật


Thuật toán này xác định những đặc tính sau:
• Dk(Ek(M)) = M
• Cho M và k dễ dàng tính toán ra được C
• Cho C và k dễ dàng tính toán ra được M
• Cho M và C thì khó tìm ra được k

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 137 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Và tất nhiên trong trường hợp này rất khó khăn để tính toán ra k vì với thuật
toán mã hoá dữ liệu tiêu chuẩn (DES) k có độ dài 256bit và thuật toán mã hoá dữ liệu
quốc tế (IDEA) thì k có độ dài 2128 bit.
Những thuật toán này thì được sử dụng cho mục đích “đóng gói bảo mật dữ
liệu” trong mạng (ví dụ mã hoá dữ liệu) và thường được sử dụng trong lĩnh vực
thương mại điện tử.
6.1.4. Mật mã bất đối xứng(với khoá chung và riêng)
Trái với trường hơp trước, những thuật toán này sử dụng 2 khoá khác nhau
(hình 6.2) một khoá e dùng để mã hoá (gọi là khoá công cộng) và một khoá d dùng để
giải mã (gọi là khoá riêng).

Hệ thống khoá công cộng dành cho bảo mật

Hệ thống khoá công cộng dành cho chứng thực


Hình 6.2 Hệ thống khoá công cộng dành cho từng người và cho chứng thực
Xác định C=Ee(M) và M=Dd(C)
• Dd(Ee(M) =M
• Cho M và e dễ dàng tính toán được C

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 138 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

• Cho C và d dễ dàng tính toán được M


• Cho M và C khó tìm ra được e và d
• Cho e khó tìm ra được d
• Cho d khó tìm ra được e
2 khoá này “độc lập” , khoá mã hoá có thể được biết rộng rãi đó là lý do vì sao
nó được gọi là khoá công khai, ngược lại khoá riêng chỉ được biết để đối tượng giải
mã bản tin .
Thuật toán phổ biến của loại này là RSA (được đặt tên của 3 nhà sáng lập là
Rivest, Shamir and Adleman). những thuật toán này được sử dụng phổ biến trong
mã hoá truyền (hình 6.2a) hoặc dùng cho chứng thực (hình 6.2b) giữa 2 hoặc nhiều
người muốn giao tiếp bằng phương pháp bảo mật.
6.2. Bảo mật nối mạng vệ tinh
Thách thức bảo mật trong môi trường mạng vệ tinh được coi là một trong
những trở ngại chính để triển khai và phổ biến rộng rãi của truyền đa điểm IP vệ tinh
và các ứng dụng đa phương tiện nói chung. Vấn đề chính đó là nghe trộm và hoạt
động đột nhập ngày càng dễ dàng hơn trong mạng mặt đất cố định hoặc mạng di động
do tính chất của vệ tinh là phát sóng.
Thêm vào đó độ trễ lớn và tỷ lệ lỗi bit cao trong hệ thống vệ tinh là nguyên
nhân gây nên mất đồng bộ bảo mật mạng vệ tinh. Đây là một yêu cầu cần xem xét
cẩn thận hệ thống mã hoá để ngăn chặn sự xuống cấp của QoS do xử lý mã hoá. Một
vấn đề nữa, đặc biệt là multicast (truyền đa điểm) là số lượng thành viên của nhóm
multicast có thể sẽ rất lớn và có thể thay đổi thường xuyên.
6.2.1. IP security (IPsec)
ở đây chúng ta chỉ thảo luận các vấn đề liên quan đến chũ đề bảo mật IP
(IPSec).
Giao thức bảo mật IP được sử dụng để cung cấp cách mã hoá tương thích dựa
trên dịch vụ bảo mật (ví dụ như bảo mật, chứng thực và tính toàn vẹn) tại lớp IP.
Nó bao gồm giao thức chứng thực: chứng thực tiêu đề (AH), giao thức bảo mật:
đóng gói bảo mật tải trọng (ESP) và nó cũng bao gồm việc thiết lập liên kết bảo mật
internet và giao thức quản lý khoá (ISAKMP).
IP AH và ESP có thể được ứng dụng độc lập hoặc kết hơp với nhau. mỗi giao
thức có thể hoạt động trong một hoặc 2 chế độ: chế độ transport hoặc chế độ tunnel
(hình 6.3).

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 139 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Hình 6.3 Chế độ transport trong IPv4


Cơ chế bảo mật của giao thức là chỉ thiết lập lên lớp dữ liệu và thông tin liên
quan tới sự hoạt động của lớp IP như nội dung trong tiêu đề của IP thì không bảo vệ.
Trong chế độ tunnel thì cả phía trên lớpgiao thức dữ liệu và phần tiêu đề của gói IP
được bảo vệ hoặc đưa vào hầm thông qua đóng gói.
chế độ transport thì được dành cho bảo vệ end-to-end và chỉ có thể được triển
khai bởi nguồn và đích host của gói dữ liệu IP ban đầu. Chế độ tunnel có thể được
dùng giữa các tường lửa. Ipsec cho phép chúng ta xem xét bảo mật như là phát ra
end-to-end, được quản lý bởi đối tượng sở hữu dữ liệu, điều này so sánh với bảo mật
lớp liên kết dữ liệu mà được cung cấp bởi nhà điều hành vệ tinh hoặc nhà điều hành
mạng.
Bộ lọc cũng có thể được thiết lập bên trong các tường lửa để chặn một số gói IP
vào mạng dựa trên địa chỉ IP và số cổng. Nó cũng có cơ chế bảo mật tại lớp transport
như là secure socket layer (SSL) tại lớp liên kết hoặc lớp vật lý.

Hình 6.4 Chế độ tunnelling(trong cả Ipv4 và Ipv6)


6.2.2. VPN vệ tinh (Satellite VPN)
Một tường lửa bao gồm 2 router có khả năng lọc gói IP và cửa ngõ ứng dụng
cho kiểm tra lớp cao như hình 6.5.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 140 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !


nh 6.5 VPN trong vệ tinh
Một cái ở đầu vào dùng để kiểm tra các gói vào và một ở đầu ra để kiểm tra gói
đầu ra. Một cổng ứng dụng, giữa các router thực hiện thêm việc kiểm tra giao thức dữ
liệu lớp cao bao gồm TCP, UDP, email, WWW và các ứng dụng dữ liệu khác.
Đây là cấu hình nhằm đảm bảo không có bất cứ gói nào vào hay ra mà không
phải thông qua cổng ứng dụng. Bộ lọc gói được điều khiển bằng bảng và kiểm tra các
gói nguyên. Cổng ứng dụng kiểm tra nội dung, kích thước bản tin và tiêu đề. IPSec
được sử dụng để cung cấp sự bảo mật giữa các mạng công ty thông qua môi trường
công cộng internet.
6.2.3. Bảo mật IP multicast
Trong bảo mật IP multicast, một trong những vấn đề chính là đảm bảo rằng
khoá dùng để mã hoá lưu lượng tất cả các thành viên của nhóm đều biết và chỉ có
những thành viên này, đây là vấn đề then chốt của việc phân phối và quản lý khoá.
Kích thước và trạng thái của nhóm multicast có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống phân
phối và quản lý khoá, đặc biệt là các nhóm lớn. Có một số cấu trúc cho quản lý khoá
mà đang được nghiên cứu gần đây.
Một mặt khác mà nghiên cứu cần đảm bảo rằng quản lý khoá là có khả năng
thay đổi đối với một nhóm quá lớn trong multicast vệ tinh; một trong những cơ chế
có triển vọng nhất là phân cấp khoá hợp lý. Những khoá này có thể dùng trong cấu
trúc bảo mật như IPSec, nghiên cứu này đang được điều khiển chỉ đạo độc lập cho
bất kỳ vệ tinh nào, nhưng kết quả dự kiến được áp dụng cho bảo mật hệ thống
multicast IP vệ tinh.
Để giải quyết vấn đề phức tạp trong cập nhật khoá (rekey) tại những vùng có
quy mô lớn, khái niệm phân cấp khoá hợp lý (LKH) có thể được sử dụng như trong
hình 6.6. Khoá được tổ chức vào cấu trúc cây, mỗi người dùng thì được phân phối
một chuỗi các khoá cho phép một số trùng từ “lá” tới “gốc”. Người dùng có thể được
nhóm lại dựa trên cây này đễ họ chia sẻ một số khoá chung do đó một bản tin có thể
được phát quảng bá để cập nhật các khoá của một nhóm người dùng.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 141 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

Phân cấp của khoá


Hình 6.6 Mô hình của phân cấp khoá hợp lý (LHK)

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 142 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

KẾT LUẬN
Liên kết mạng IP qua hệ thống vệ tinh thế hệ sau cho phép liên kết các mạng
mặt đất với nhau thông qua hệ thống vệ tinh. Với những ưu thế về tính linh động,
phạm vi hoạt động bao phủ trên toàn thế giới, dễ dàng triển khai đối với các vùng hải
đảo xa xôi. Thêm vào đó do dựa trên công nghệ là IP sẵn có điều đó làm tăng khả
năng bảo trì, quản lý, triển khai trên diện rộng, công nghệ ngày càng được cải tiến
dẫn đến chất lượng của các dịch vụ do vệ tinh cung cấp ngày càng được cải tiến một
cách đáng kể. Truyền thông IP qua vệ tinh thực sự là một công nghệ đầy triển vọng
phát triển trong tương lai.
Trong phạm vi đồ án đã tìm hiểu một cách sơ lược về hệ thống vệ tinh, các đặc
điểm cũng như cách thức hoạt động.
Sau đó đồ án đã tìm hiểu về công nghệ IP một đặc trưng của mạng mặt đất,
cách thức đóng gói, các giao thức dùng trong mạng vệ tinh như liên kết dữ liệu lớp
cao (HDCL), giao thức điểm-điểm (PPP) và định tuyến trong mạng vệ tinh làm cho
một gói tin có thể đến được đúng đích mà nó cần chuyển đến.
Cuối cùng đồ án đề cập đến một vấn đề có thể nói là một thách thức lớn đối với
tất cả các mạng không chỉ riêng mạng IP qua hệ thống vệ tinh đó là bảo mật. Đặc
điểm của mạng vệ tinh chính là truyền bằng vô tuyến cho nên khả năng nghe trộm dữ
liệu cũng như xâm nhập vào mạng bất hợp pháp là rất lớn dẫn đến một yêu cầu bức
thiết là bảo vệ tính riêng tư cũng như tính toàn vẹn của dữ liệu được truyền đi.
Trong giai đoạn hiện nay, khi xu hướng của mạng viễn thông là IP hóa hay
chuyển sang mạng thế hệ mới NGN. Một trong những ưu việt của NGN là tích hợp
giữa cố định và di động. Vì vậy, trong tương lai IP-vệ tinh sẽ được ứng dụng cho điện
thoại di động, các dịch vụ đa phương tiện. Khi đó, các dịch vụ viễn thông sẽ rất linh
hoạt, kết hợp giữa truyền hình ảnh, số liệu và thoại. Đây cũng chính là hướng phát
triển tiếp theo của để tài.
Do kiến thức em còn hạn chế mà các vấn đề liên quan tới mạng vệ tinh khá
rộng nên trong phạm vi đề tài không thể đề cập hết được và không thể tránh khỏi sai
sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy và các bạn. Em chân thành
cảm ơn.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 143 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc


!!K Ñoà aùn toát nghieäp Lieân keát maïng IP qua heä thoáng veä tinh theá heä sauK !

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].Zhili Sun, Satellite Networking: Principles and Protocols.
[2].Linghang Fan, Haitham Cruickshank, Zhili Sun, IP Networking over Next-
Generation Satellite Systems ,7-2007.
[3].PGS.Ts. Nguyễn Bình, Lý Thuyết Thông Tin, 2006.
[4].Ths.Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông Tin Vệ Tinh, 2007
[5].Nguyễn Quốc Tuấn, ISDN And Broadband ISDN With Frame Relay And
ATM, 2002.
[6].Website Tạp Chí Bưu Chính Viễn Thông, www.tapchibcvt.gov.vn.

GVHD:Voõ Tröôøng Sôn 144 http://www.ebook.edu.vn SVTH: Vuõ Vaên Tröïc

También podría gustarte