Está en la página 1de 78

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

BÁO CÁO ĐỀ TÀI

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TÊN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ THUẬT NGỮ

ĐỊNH NGHĨA CHO IPv6

MÃ SỐ: DT011.17

Chủ trì đề tài: ThS. Đỗ Trọng Đại, ThS. Nguyễn Trần Tuấn

Hà Nội – 2017
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
---------

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ THUẬT NGỮ VÀ
ĐỊNH NGHĨA CHO IPv6

Mã số: DT011.17

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ trì đề tài

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHKT


BƯU ĐIỆN

(ký tên, đóng dấu) (ký tên)

Nguyễn Trần Tuấn

HÀ NỘI, 2017
MỤC LỤC

Chương 1: Nghiên cứu t nh h nh tiêu chuẩn hóa trên thế giới liên quan đến
IPv6 ............................................................................................................................7
1.1. Tình hình triển khai IPv6 trên thế giới................................................................7
1.2. Tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới liên quan đến IPv6 ...............................12
Chương 2: Đánh giá hiện trạng và nhu cầu chuẩn hóa về IPv6 ở Việt Nam ...........18
2.1. Nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn IPv6 tại Việt Nam .............................................18
2.1.1. Các sự kiện, văn bản quản lý .........................................................................18
2.1.2. Kế hoạch hành động quốc gia IPv6 ...............................................................20
2.1.3. Một số hoạt động triển khai IPv6 tại Việt Nam .............................................21
2.1.4. Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai IPv6.................................32
2.2. Định hướng xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn IPv6 ..........................................33
2.3. Hiện trạng xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn IPv6 .............................................36
Chương 3: Nhu cầu chuẩn hóa thuật ngữ và định nghĩa cho IPv6 ..........................39
3.1. Khảo sát tình hình chuẩn hóa về thuật ngữ và định nghĩa cho IPv6 ................39
3.2. Đánh giá và khuyến nghị lựa chọn tài liệu xây dựng tiêu chuẩn về thuật
ngữ và định nghĩa cho IPv6 .....................................................................................44
Chương 4: Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về thuật ngữ, định nghĩa cho IPv6 .........47
4.1. Lựa chọn tài liệu tham chiếu để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về thuật ngữ,
định nghĩa cho IPv6 .................................................................................................47
4.2. Sở cứ xây dựng .................................................................................................56
4.3. Phương pháp xây dựng .....................................................................................58
4.4. Phạm vi áp dụng................................................................................................59
4.5. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn .............................................................................59
Phụ lục A ..................................................................................................................62
Hệ thống các thuật ngữ trong tài liệu tham chiếu ....................................................62
Tài liệu tham khảo....................................................................................................75

1
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Thống kê IPv6 tại Việt Nam................................................................................. 29

Hình 2: Dữ liệu IPv6 tiền tố (prefix) Việt Nam ................................................................ 30

Hình 3: Dữ liệu nội dung IPv6 tại Việt Nam..................................................................... 30

Hình 4: Tỷ lệ người dùng IPv6 tại Việt Nam .................................................................... 30

2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê về t nh h nh người dùng IPv6 toàn cầu (labs.apnic.net) ..................... 7

Bảng 1.2: Các tiêu chuẩn về IPv6 đã được ban hành tại Hoa kỳ ...................................... 14

Bảng 2.1: Tỷ lệ triển khai IPv6 phân bổ theo các ISPs (số liệu cập nhật ngày 31/10/2017)
........................................................................................................................................... 31

Bảng 3.1: Phân loại các RFC IPv6 theo Chương tr nh IPv6 Ready Logo ........................ 40

Bảng 3.2: Các tiêu chuẩn ITU-T về IPv6 .......................................................................... 41

Bảng 3.3: Danh sách các tài liệu tham chiếu chính để xây dựng tiêu chuẩn về thuật ngữ
và định nghĩa IPv6 ............................................................................................................. 46

Bảng 4.1: Các tiêu chuẩn giao thức lõi IPv6 ..................................................................... 47

Bảng 4.2: Các tiêu chuẩn về chức năng IPv6 .................................................................... 51

Bảng 4.3: Các bài đo IPv6 ................................................................................................. 55

Bảng 4.1: Nội dung chi tiết trong dự thảo TCVN ............................................................. 60

A.2. Các thuật ngữ của các tiêu chuẩn giao thức lõi IPv6................................................. 62

A.3. Các thuật ngữ từ các tiêu chuẩn về chức năng IPv6 .................................................. 70

A.4. Các thuật ngữ từ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về thiết bị IPv6 .................................... 72

A.5. Các thuật ngữ về bản tin trong giao thức IPv6 .......................................................... 73

3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

APNIC Asia Pacific Network Trung tâm thông tin mạng châu Á-
Information Center Thái B nh Dương

DHCPv6 Dynamic Host Configuration Giao thức cấu h nh động cho máy
Protocol for IPv6 chủ IPv6

DNS Domain Name System Hệ thống tên miền

ICMP Internet Control Message Giao thức bản tin điều khiển
Protocol Internet

ISP Internet Service Provider Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ


Internet

ETSI The European Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu


Telecommunications Standards Âu
Institute

IETF Internet Engineering Task Force Nhóm đặc trách về kỹ thuật Internet

IPv6 Internet Protocol version 4 Giao thức Internet phiên bản 6

MAC Medium Access Control Điều khiển truy nhập môi trường

MLD Multicast Listener Discovery Phát hiện đối tượng nghe multicast

MTU Maximum Transmission Unit Đơn vị truyền tải tối đa

TCP Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền vận

UDP User Datagram Protocol Giao thức dữ liệu người dùng

4
Lời nói đầu
Việt Nam đang trong quá tr nh xây dựng, phát triển hạ tầng mạng và cung cấp các
dịch vụ IPv6. Kế hoạch triển khai IPv6 đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa
ra các định hướng, lộ trình thực hiện, trong đó gồm quá trình xây dựng và hoàn
thiện bộ tiêu chuẩn quốc gia về IPv6.

Hiện tại, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về IPv6 đã có những bước tiến triển
nhất định. Hệ thống tiêu chuẩn về IPv6 (đã và đang xây dựng để ban hành) gồm
các tiêu chuẩn sau:

- Hai qui chuẩn về IPv6: gồm thiết bị nút IPv6 và thiết bị CE Router.

- Các tiêu chuẩn giao thức lõi IPv6: TCVN 9802 (6 phần).

- Các tiêu chuẩn về sự phù hợp của giao thức IPv6: TCVN 10906 (3 phần)

- Các tiêu chuẩn về giao thức cấu h nh địa chỉ động cho IPv6: TCVN 11237
(3 phần).

- Một số tiêu chuẩn bổ sung liên quan đến IPv6 khác như: đánh giá tính tuân
thủ thiết bị CE Router, giao thức MLDv2, hỗ trợ tính di động trong IPv6.

Có thể thấy, hệ thống QCVN/TCVN về IPv6 đến thời điểm hiện nay đã khá hoàn
thiện và đầy đủ, có tính bao quát các vấn đề liên quan đến giao thức IPv6 từ cơ bản
(giao thức lõi IPv6), thiết bị mạng IPv6 đến đánh giá sự phù hợp của IPv6 so với
hệ thống tiêu chuẩn về IPv6 trên thế giới. Tuy nhiên:

- Quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn quốc gia kéo dài, có tiêu
chuẩn đã xây dựng nhưng chưa ban hành và đã có các tiêu chuẩn hoàn thiện và
đã ban hành.

- Các tiêu chuẩn về IPv6 được nhiều tổ chức trong nước tham gia thực hiện
xây dựng.

5
- Bên cạnh đó, hệ thống thuật ngữ định nghĩa về giao thức IPv6 còn chưa thống
nhất (các thuật ngữ, định nghĩa trong hệ thống tiêu chuẩn RFC về IPv6 của
IETF được xây dựng thông qua nhiều tiêu chuẩn mà chưa có một tiêu chuẩn cụ
thể riêng về vấn đề này).

Do đó, cần thiết phải có một tiêu chuẩn trong việc hoàn thiện, thống nhất về thuật
ngữ, định nghĩa chung cho hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia về giao thức IPv6.
Qua đó, góp phần đắc lực cho các cơ quan quản lý nhà nước quản lý và hoàn thiện
bộ tiêu chuẩn quốc gia về IPv6. Đồng thời, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, các nhà
cung cấp dịch vụ có hạ tầng viễn thông triển khai IPv6 trong việc triển khai và áp
dụng các tiêu chuẩn về IPv6.

6
Chương 1: Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới
liên quan đến IPv6

1.1. Tình hình triển khai IPv6 trên thế giới

Đứng trước tình hình cạn kiệt địa chỉ IPv4, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã đã
có động thái tích cực triển khai ứng dụng địa chỉ IPv6 - giải pháp duy nhất cho
phép tiếp nối không gián đoạn sự phát triển của Internet toàn cầu. Nhu cầu về
nguồn tài nguyên IPv6 của thế giới bắt đầu tăng mạnh từ năm 2008. Tháng 6/2009,
Diễn đàn IPv6 toàn cầu đã ban hành tiêu chuẩn ISP sẵn sàng với IPv6. Đầu năm
2010, tổ chức này công bố danh sách 38 ISP đạt tiêu chuẩn này trong đó Malaysia
đứng đầu với 9 ISP, Hà Lan có 6, Mỹ và Trung Quốc mỗi nước có 4 ISP được
công nhận [12].

Theo báo cáo của Trung tâm thông tin mạng châu Á – Thái B nh Dương (APNIC),
tính đến ngày 14 tháng 11 năm 2017, đã có 176 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến
hành triển khai IPv6. Khu vực châu Á dẫn đầu với hơn 1,85 tỷ người dùng Internet,
song tỷ lệ người dùng sử dụng IPv6 lại chỉ đứng thứ 4/5 khu vực trên thế giới
(11,63%). Đứng đầu về tỉ lệ người dùng IPv6 là châu Mỹ với 21,75%, tiếp theo là
châu Âu với 14,78%. Tính trên toàn cầu, số người dùng Internet là hơn 3,4 tỷ
người dùng và tỷ lệ trung bình người dùng IPv6 đạt 13,15%, tức hơn 448 triệu
người dùng Internet qua IPv6[14].

Bảng 1.1: Thống kê về tình hình người dùng IPv6 toàn cầu (labs.apnic.net)

7
Tỷ lệ
Số người người
Số người
TT Quốc gia và đặc khu dùng dùng
dùng IPv6
Internet IPv6
(%)

1 Belgium 10114962 5793116 57.3

2 India 466034684 215539150 46.3


3 Germany 72260517 30571923 42.3
4 United States of America 287146624 106097910 37
5 Switzerland 7391076 2645594 35.8
6 Greece 7231532 2584926 35.8
7 Luxembourg 555449 179166 32.3
United Kingdom of Great Britain
8 61284147 15885275 25.9
and Northern Ireland
9 Portugal 6951757 1791191 25.8
10 Japan 116138333 26696128 23
11 France 56142328 11327631 20.2
12 Canada 32412416 6251788 19.3
13 Trinidad and Tobago 946065 173579 18.4
14 Estonia 1197003 212165 17.7
15 Brazil 138967416 24556795 17.7
16 Malaysia 21694245 3743947 17.3
17 Ecuador 7165313 1224083 17.1
18 Peru 13187848 2208368 16.8
19 Finland 5108988 794788 15.6
20 Australia 20807427 3190156 15.3
21 Norway 5199275 752173 14.5
22 Ireland 3856942 529573 13.7
23 New Zealand 4207001 464246 11
24 Netherlands 15962673 1759349 11
25 Zimbabwe 3471279 372241 10.7
26 Romania 11413997 1197334 10.5
27 Hungary 7796690 783557 10.1
8
28 Czech Republic 9386579 880731 9.38
29 Vietnam 49681216 3822384 7.69
30 Guatemala 4482078 334267 7.46
31 Austria 7084452 516136 7.29
32 Thailand 29479017 2135947 7.25
33 Saudi Arabia 21311023 1478889 6.94
34 Slovenia 1497582 101310 6.76
Macao Special Administrative
35 451983 26901 5.95
Region of China
36 Republic of Korea 43691755 2591730 5.93
37 Uruguay 2246887 119263 5.31
38 Poland 27635595 1223107 4.43
39 Bolivia 4542207 196551 4.33
40 Sweden 9226862 396129 4.29
41 Sri Lanka 6116936 262363 4.29
42 Singapore 4709796 194447 4.13
43 Mexico 58252637 1959497 3.36
44 Denmark 5521408 176060 3.19
45 Bosnia and Herzegovina 2160322 68616 3.18
46 Argentina 30635560 909668 2.97
47 Haiti 1328728 28349 2.13
48 Puerto Rico 3033072 62559 2.06
49 Israel 6033138 120608 2
50 Slovakia 4494320 80157 1.78
51 Faeroe Islands 48550 835 1.72
52 South Africa 29492920 467249 1.58
53 Italy 38940094 604726 1.55
54 Latvia 1487598 21601 1.45
55 Bulgaria 4144474 58087 1.4
56 Spain 38103251 459784 1.21
57 United Arab Emirates 8638733 96090 1.11
58 Russian Federation 102664694 1080884 1.05
59 Dominican Republic 5577304 58599 1.05
Hong Kong Special Administrative
60 5457378 30710 0.56
Region of China
9
61 Egypt 32192539 153761 0.48
62 Republic of Moldova 1940530 7579 0.39
63 China 735768081 2746065 0.37
64 Iceland 335025 1000 0.3
65 Saint Kitts and Nevis 36638 90 0.25
66 Lithuania 2231309 5079 0.23
67 Bhutan 298008 612 0.21
68 Seychelles 54852 105 0.19
69 Oman 3296382 5555 0.17
70 Indonesia 53854241 86621 0.16
71 Liberia 406943 468 0.12
72 Turkey 46832111 49628 0.11
73 Colombia 27918334 29471 0.11
74 Iran (Islamic Republic of) 39688603 41653 0.1
75 Vanuatu 84530 88 0.1
76 Ukraine 19502319 18687 0.1
77 Cyprus 846917 739 0.09
78 Zambia 3247884 2767 0.09
79 Belize 168606 138 0.08
80 Panama 1852561 1472 0.08
81 United States Virgin Islands 56646 44 0.08
82 Sudan 10700799 8005 0.07
83 Rwanda 1513842 1054 0.07
84 Afghanistan 2416045 1466 0.06
85 Cameroon 4329670 2587 0.06
86 Uganda 8143962 4487 0.06
87 Serbia 4746909 2481 0.05
88 Costa Rica 2766853 1422 0.05
89 United Republic of Tanzania 3037431 1280 0.04
90 Philippines 45639369 17547 0.04
91 Croatia 3108499 1177 0.04
92 Liechtenstein 36329 13 0.04
93 Chile 14046576 4905 0.03
94 Mauritius 537683 160 0.03

10
The former Yugoslav Republic of
95 1441546 397 0.03
Macedonia
96 Benin 625838 162 0.03
97 Paraguay 3187686 751 0.02
98 Cambodia 1776596 405 0.02
99 Solomon Islands 59911 13 0.02
100 Kyrgyzstan 2079519 455 0.02
101 El Salvador 2442717 502 0.02
102 Pakistan 35068839 7114 0.02
103 Belarus 5775686 844 0.01
104 Papua New Guinea 965385 134 0.01
105 Botswana 490415 66 0.01
106 Venezuela 18514720 2426 0.01
107 Timor-Leste 15555 1 0.01

108 Lao People's Democratic Republic 1076731 115 0.01

109 New Caledonia 193378 18 0.01


110 Kenya 22364937 2080 0.01
111 Bangladesh 21736407 2006 0.01
112 Samoa 56967 5 0.01
113 Armenia 1462294 126 0.01
114 Kazakhstan 10158110 867 0.01
115 Fiji 423774 33 0.01
116 Malawi 1210436 89 0.01
117 Lebanon 4616508 339 0.01
118 Nigeria 87998589 6403 0.01
119 Bahamas 335266 24 0.01
120 Maldives 233872 16 0.01
121 Qatar 2428074 173 0.01
122 Micronesia (Federated States of) 32929 2 0.01
123 Ghana 8188750 557 0.01
124 Malta 342944 23 0.01
125 Monaco 35986 2 0.01
126 Sao Tome and Principe 52307 3 0.01
127 Yemen 6977853 420 0.01
11
128 Democratic Republic of the Congo 3172259 187 0.01

129 Central African Republic 209658 12 0.01


130 Madagascar 1099548 62 0.01
131 French Polynesia 180841 10 0.01
132 Turkmenistan 834920 46 0.01
133 Uzbekistan 16274426 882 0.01
134 Myanmar 1334265 70 0.01
135 Brunei Darussalam 309947 15 0.01
Theo báo cáo của IPv6 Launch, tính đến tháng 6/2017 tốc độ tăng trưởng của IPv6
hiện đã đạt 3000% so với cách đây 5 năm với hơn 242 nhà mạng trên thế giới đã
triển khai IPv6 và hơn 20.000 website đã chuyển đổi sang IPv6 (25% website trong
top 1000 của Alexa đã triển khai sử dụng IPv6).

1.2. Tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới liên quan đến IPv6

1.2.1. Nhóm đặc trách về kỹ thuật Internet (The Internet Engineering Task
Force)

IETF đã đưa ra các tiêu chuẩn cho bộ giao thức TCP/IP, trong đó bao hàm giao
thức IPv6 dưới h nh thức tài liệu RFC. Hệ thống tài liệu RFC đặc tả các giao thức
IPv6 hiện nay đã tương đối hoàn chỉnh, bao gồm:

 RFC 2460: Internet Protocol, Version 6 (IPv6) Specification: Đặc điểm kỹ


thuật về giao thức Internet phiên bản 6
 RFC 2461: Neighbor Discovery for IP Version 6 (IPv6): Phát hiện láng
giềng cho giao thức IPv6
 RFC 2462: IPv6 Stateless Address Autoconfiguration: Tự động cấu h nh địa
chỉ phi trạng thái của IPv6.
 RFC 4443: Internet Control Message Protocol (ICMPv6) for the IPv6
Specification: Giao thức bản tin điều khiển trên Internet cho IPv6

12
 RFC 2464: Transmission of IPv6 Packets over Ethernet Networks: Sự truyền
tải của các gói tin trên mạng Ethernet
 RFC 4291: Internet Protocol Version 6 (IPv6) Addressing Architecture:
Kiến trúc địa chỉ cho IPv6.
 RFC 6139: Routing and Addressing in Networks.
 RFC 6119: IPv6 Traffic Engineering
 RFC 6106: IPv6 Router Advertisement Options for DNS Configuration
 RFC 6105: IPv6 Router Advertisement Guard
 RFC 6104: Rogue IPv6 Router Advertisement Problem Statement
 RFC 6097: Local Mobility Anchor (LMA) Discovery for Proxy Mobile IPv6
 RFC 6092: Recommended Simple Security Capabilities in Customer
Premises Equipment (CPE) for Providing Residential IPv6 Internet Service
 RFC 6089: Flow Bindings in Mobile IPv6 and Network Mobility (NEMO)
Basic Support
 RFC 6088: Traffic Selectors for Flow Bindings
 RFC 6085: Address Mapping of IPv6 Multicast Packets on Ethernet
 RFC 6081: Teredo Extensions
 RFC 6059: Simple Procedures for Detecting Network Attachment in IPv6
 RFC 6058: Transient Binding for Proxy Mobile IPv6
 RFC 6052: IPv6 Addressing of IPv4/IPv6 Translators
 …………..

1.2.2. Tổ chức IPv6 Forum và Chương trình Lô gô IPv6 Ready

Diễn đàn IPv6 (http://www.ipv6forum.com) và chương tr nh Lô gô IPv6 Ready là


một chương tr nh thử nghiệm sự phù hợp và khả năng tương tác IPv6 nhằm mục
đích để tăng sự tự tin của người dùng bằng cách chứng minh rằng IPv6 có sẵn và
sẵn sàng sử dụng. Nhiệm vụ của ủy ban IPv6 Ready Logo là xác định các thông số

13
kỹ thuật, kiểm tra sự phù hợp và thử nghiệm khả năng tương tác IPv6, cung cấp
truy cập với công cụ tự kiểm tra và cung cấp những Logo IPv6 Ready.

1.2.3. Tình hình tiêu chuẩn hóa tại một số quốc gia

Hoa Kỳ: Viện Công nghệ và Tiêu chuẩn Mỹ (NIST) ban hành “Tài liệu tiêu chuẩn
hoá về IPv6” dành cho các cơ quan liên bang Mỹ để triển khai IPv6 - Tài liệu tiêu
chuẩn hoá được đánh giá là bước tiếp theo của Chính phủ Mỹ để thực hiện kế
hoạch đã đặt ra, yêu cầu tất cả các Cơ quan liên bang Mỹ phải sẵn sàng sử dụng
IPv6.

Phòng thí nghiệm tương hợp – Đại học New Hampshire (Hoa Kỳ) là một thành
viên của tổ chức diễn đàn IPv6. Từ năm 1996 họ đã đi tiên phong trong thử nghiệm
IPv6, tập trung vào cung cấp các dịch vụ thử nghiệm cho người dùng và đẩy mạnh
việc áp dụng các công nghệ IPv6, đạt được tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 và cung cấp
thử nghiệm USGv6. Phòng thí nghiệm tương hợp – Đại học New Hampshire được
thực hiện chứng nhận tương thích IPv6 và cung cấp logo IPv6 Ready.

Tháng 6/2012, Chính phủ Hoa kỳ thông qua hướng dẫn kế hoạch và triển khai
IPv6. Bản hướng dẫn này quy định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý
liên bang; vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, cơ quan tổ chức kinh doanh; lộ tr nh
chuyển đổi; Các giai đoạn chuyển đổi; đưa ra các quy định riêng cho thực hiện
chuyển đổi IPv6 tại các cơ quan Chính phủ.

Bảng 1.2: Các tiêu chuẩn về IPv6 đã được ban hành tại Hoa kỳ

FIPS 199 Standards for Security Categorization of Federal


Information and Information Systems

NIST 500-287 A Profile for IPv6 in the U.S. Government – Version 1.9

NIST SP 500-281 USGv6 Testing Program User’s Guide

14
NIST SP 500-273 USGv6 Test Methods: General Description and Validation

NIST SP 800-54 Border Gateway Protocol Security

NIST SP 800-61 Rev. 1, Computer Security Incident Handling Guide

NIST SP 800-64 Rev. 2, Security Considerations in the System Development


Life Cycle

NIST SP 800-77 Guide to IPsec VPNs

NIST SP 800-81 Secure Domain Name System (DNS) Deployment Guide

NIST SP 800-88 Guidelines for Media Sanitization

NIST SP 800-199 Guidelines for the Secure Deployment of IPv6

Nhật Bản: Nhật Bản là một trong số những nước tiên phong trong triển khai IPv6.
Nhật Bản xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật IPv6 trên cở sở thừa nhận tiêu chuẩn quốc
tế. Cơ quan chứng nhận hợp chuẩn cho các thiết bị IPv6 là Viện hợp chuẩn các
thiết bị viễn thông Nhật Bản (JATE - Japan Approvals Institute for
Telecommunications Equipment). Nhật Bản là thành viên của chương tr nh IPv6
Ready Logo, do đó các tiêu chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận hợp chuẩn đều sử
dụng chung các tiêu chuẩn khuyến nghị của chương tr nh (các RFC của IETF).

Trung Quốc: Quá tr nh tiêu chuẩn hóa IPv6 của Trung Quốc đã bắt đầu. Hiện tại
Trung Quốc đang trong quá tr nh xây dựng các tiêu chuẩn dựa trên cơ sở các tiêu
chuẩn RFC của IETF. Một số tiêu chuẩn đang được xây dựng:

 Cơ bản về giao thức IPv6;


 Yêu cầu chung về mạng tổng thể IPv6;
 Giao thức phát hiện nút mạng lân cận;
15
 Tự động cấu h nh địa chỉ phi trạng thái;
 IPv6 di động và giao thức định tuyến (OSPF, BGP4...).

Trung tâm kiểm tra IPv6 toàn cầu - Viện Internet Bắc Kinh là nơi nghiên cứu các
tiêu chuẩn liên quan đến IPv6 đồng thời cũng là nơi chứng nhận hợp chuẩn cho các
thiết bị IPv6.

Ấn Độ: Là một quốc gia có nền công nghệ thông tin rất phát triển, năm 2011 Ấn
Độ cũng đã ban hành bộ tài liệu “Các tiêu chuẩn kỹ thuật cho sự phù hợp và tương
thích IPv6” (http://alttc.bsnl.co.in/IPv6-Standards-Mar-2011.pdf ).

Bộ tiêu chuẩn này đưa ra danh sách các tiêu chuẩn RFC về IPv6 của IETF, quy
định áp dụng cho hệ thống mạng Internet ở Ấn Độ nhằm đảm bảo tính phù hợp và
tương thích IPv6.

1.2.4. Phân loại hệ thống tiêu chuẩn IPv6

Qua xem xét hệ thống tiêu chuẩn IPv6, có thể thấy hệ thống này bao gồm các loại
tiêu chuẩn sau:

a) Các tiêu chuẩn cơ bản:

- Các tiêu chuẩn giao thức lõi IPv6

- Các tiêu chuẩn bổ sung về chức năng như: DHCP, tính di động, an toàn...

b) Các tiêu chuẩn thiết bị mạng và thiết bị khách hàng IPv6:

- Tiêu chuẩn cho host, router: RFC 4294 (IPv6 Node Requirements )

- Tiêu chuẩn cho router khách hàng (customer edge router): RFC 6204 (Basic
requirements for IPv6 Customer Edge Routers)

c) Các tiêu chuẩn đánh giá tính tuân thủ, tương thích

IETF không xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ, tương thích của thiết bị
IPv6, do vậy các tổ chức, diễn đàn, hiệp hội như IPv6 Forum huy động các thành

16
viên là doanh nghiệp, các nhà cung cấp thiết bị IPv6 tham gia xây dựng tiêu chuẩn
đánh giá để áp dụng. Ví dụ các tiêu chuẩn của IPv6 Forum:

- Đánh giá tuân thủ, tương thích cho giao thức lõi:

IPv6 Core Protocols Test Specification (Version 4.0.6)

IPv6 Core Protocols Interoperability Test Scenario(Version 4.0.4)

(Nguồn: www.ipv6ready.org)

- Đánh giá tuân thủ, tương thích cho các thiết bị:

CE Router Interoperability Test Scenario (Version 1.0.0b13)

CE Router Conformance Test Specification (Version 1.0.2)

(Nguồn: www.ipv6ready.org)

17
Chương 2: Đánh giá hiện trạng và nhu cầu chuẩn hóa về
IPv6 ở Việt Nam

2.1. Nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn IPv6 tại Việt Nam

2.1.1. Các sự kiện, văn bản quản lý

Ngày 6/5/2008, Bộ thông tin và Truyền thông đã ban hành chỉ thị số 03/2008/CT-
BTTTT về việc thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6, đánh dấu một
mốc quan trọng trong quá trình triển khai IPv6 ở Việt Nam.

Ngày 06/01/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số
05/QĐ-BTTTT thành lập Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia do Thứ
trưởng thường trực làm trưởng ban và các thành viên là lãnh đạo các đơn vị thuộc
Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ ngành liên quan, các ISP chủ chốt của Việt
Nam.

Ngày 29/3/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 433/QĐ-
BTTTT về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 [12]

Ngày 10/05/2011, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 Quốc gia đã tổ chức
phiên họp để triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6. Buổi họp
có các thành viên Ban Công tác, lãnh đạo và cán bộ chuyên trách của Trung tâm
Internet Việt Nam (VNNIC) - Thường trực Ban Công tác và trên 100 đại biểu đến
từ các ISP, các thành viên địa chỉ IP trên cả nước và đại diện của Trung tâm Thông
tin mạng khu vực Châu Á - Thái B nh Dương (APNIC), Tập đoàn NTT (Nhật
Bản).

Ngày 31/05/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì hội thảo "IPv6 – Công
nghệ và ứng dụng với Việt Nam". Đây là lần đầu tiên một sự kiện lớn, quy mô

18
quốc tế về IPv6 được tổ chức tại Việt Nam nhằm thúc đẩy việc triển khai và ứng
dụng thực tế IPv6, chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6. Sự kiện thu hút sự tham dự của
khoảng 270 đại biểu, đặc biệt là các chuyên gia cấp cao về IPv6 đến từ các tổ chức
quản lý tài nguyên Internet quốc tế, công nghệ viễn thông và Internet hàng đầu thế
giới (ISOC, APNIC, APIA, diễn đàn IPv6 khu vực, Ericsson, NTT, Cisco, HP,
Huawei…).

Ngày 03/7/2012, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký Quyết định


1190/QĐ-BTTTT về việc kiện toàn Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 Quốc
gia nhằm đẩy mạnh tiến trình triển khai IPv6 tại Việt Nam.

Trung tâm Internet Việt Nam tổ chức sự kiện IPv6 năm 2013 từ ngày 04/05/2013 –
06/05/2013 với chủ đề “Ngày IPv6 Việt Nam” tại thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 06/05/2014, Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia tiếp tục tổ chức các sự kiện
hưởng ứng ngày IPv6 Việt Nam năm 2014 bao gồm khóa đào tạo lập trình trên
IPv6 và Hội thảo ngày IPv6 Việt Nam diễn ra từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 07
tháng 5 tại Hà Nội.

Ngày 06/05/2015, Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia tiếp tục tổ chức
sự kiện hưởng ứng ngày IPv6 Việt Nam năm 2015 - Hội thảo "Ứng dụng IPv6 cho
di động băng rộng" diễn ra vào ngày 06/05/2015 tại trụ sở Bộ Thông tin & Truyền
thông.

Ngày 06/05/2016 hội thảo “Hành động quốc gia về IPv6 – Chung tay cung cấp
dịch vụ IPv6 tới người sử dụng” được tổ chức nhân ngày IPv6 Việt Nam. Hội thảo
đã cung cấp các thông tin về những kết quả đạt được trong năm về triển khai IPv6.
Các doanh nghiệp tham dự hội thảo như VNPT, Viettel, FPT, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ và nội dung số, các báo điện tử Vnexpress, Vietnamnet đã chia sẻ kinh
nghiệm về triển khai IPv6 trên thực tế, đồng thời cũng nêu những đề xuất về mặt
cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai IPv6.

19
2.1.2. Kế hoạch hành động quốc gia IPv6

Quyết định số 433/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 29/3/2011
về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 của Việt Nam. Theo đó, kế
hoạch hành động quốc gia về IPv6 gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị 2011-2012: Đánh giá thực trạng và tính sẵn sàng của mạng
lưới Internet cho việc chuyển đổi sang IPv6; Hình thành mạng thử nghiệm IPv6
quốc gia phục vụ cho việc thử nghiệm công nghệ IPv6 tại Việt Nam; Tổ chức
tuyên truyền và trang bị kiến thức, trao đổi kinh nghiệm và đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ cho việc chuyển đổi sang IPv6.

- Giai đoạn khởi động 2013-2015: Chuyển đổi mạng lưới từ IPv4 sang hỗ trợ
đồng thời IPv4 và IPv6; Xây dựng và hình thành mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc
gia; Cung cấp dịch vụ IPv6 thử nghiệm tới người sử dụng.

- Giai đoạn chuyển đổi 2016-2019: Hoàn thiện mạng lưới và dịch vụ IPv6, đảm
bảo hoạt động ổn định với địa chỉ IPv6; Các tổ chức, doanh nghiệp chính thức
sử dụng và cung cấp dịch vụ trên nền tảng công nghệ IPv6

Ngày 20/10/2014, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký Quyết định


1509/QĐ-BTTTT về sửa đổi bổ sung kế hoạch hành động quốc gia IPv6. Với các
điểm chính sau:

- Về mục tiêu từng giai đoạn vẫn giữ nguyên.

- Trong kế hoạch thực hiện chi tiết, bổ sung và làm rõ thêm các đối tượng liên
quan trực tiếp đến việc triển khai IPv6. Bao gồm:

o Các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet.

o Các báo điện tử, trang thông tin điện tử và mạng xã hội.

o Các nhà đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam; các nhà đăng ký tên miền
quốc tế tại Việt Nam.

20
o Các nhà sản xuất thiết bị và phần mềm.

Theo đó, hàng năm Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 xây dựng kế hoạch thúc
đẩy phát triển IPv6 trong năm. Kế hoạch theo từng năm này có các mục tiêu, nội
dung triển khai cụ thể, được phân công theo từng lĩnh vực, cho từng đơn vị liên
quan nhằm đảm bảo việc triển khai IPv6 theo lộ tr nh đã được vạch ra.

2.1.3. Một số hoạt động triển khai IPv6 tại Việt Nam

Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC

Ngày 06/05/2013, “Lễ khai trương IPv6 Việt Nam” (Vietnam IPv6 Launch) do
Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC chủ trì phối hợp cùng các doanh nghiệp
Internet hàng đầu trong nước đã chính thức triển khai và cung cấp dịch vụ, sản
phẩm trên nền IPv6. Ấn định địa chỉ cho:

- Tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ tham gia: Trung tâm Internet Việt Nam
(VNNIC), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Cổ phần
NetNam, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom JSC), Tập đoàn Viễn
thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC).

- Website của các đơn vị chính phủ, các công ty tham gia triển khai IPv6: Hiện đã
có 20 đơn vị và công ty tham gia đăng ký.

- Nhà cung cấp thiết bị đầu cuối: Viện Nghiên cứu & Phát triển Viettel, Công ty
Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom JSC), Ruckus Wireless.Inc, ZyXEL
Corporation, D-Link International Pte Ltd.

Mạng IPv6 quốc gia chính thức khai trương từ ngày 6/5/2013, được hình thành trên
cơ sở kết nối song song IPv4/IPv6 hệ thống mạng DNS quốc gia, trạm trung
chuyển Internet quốc gia VNIX, mạng Internet của các ISP.

Mạng DNS quốc gia IPv4/IPv6: là hệ thống DNS Quốc gia, cung cấp dịch vụ DNS
song song trên nền địa chỉ IPv4/IPv6.

21
Mạng VNIX IPv4/IPv6: là trạm trung chuyển Internet trong nước kết nối mạng
Internet IPv4/IPv6 của các ISP. Mạng VNIX IPv4/IPv6 đặt tại các điểm Hà Nội,
Đà nẵng và TP.HCM.

Ngoài ra VNNIC tiếp tục duy trì mạng Promote IPv6 cung cấp cho cộng đồng và
các thành viên kết nối các dịch vụ cơ bản trên nền IPv6 nhằm khuyến khích, thúc
đẩy việc ứng dụng địa chỉ IPv6 tại Việt Nam: DNS, Web, Email, VOIP, Tunnel ...

Mạng IPv6 Quốc gia đã được triển khai đưa vào hoạt động, sẵn sàng cung cấp dịch
vụ cho các ISP kết nối tới.

22
Hệ thống VNIX hoạt động trên Mô hình chuyển mạch lớp 2.

Với mô hình này doanh nghiệp ISP kết nối với VNIX chỉ thiết lập kết nối eBGP
ngang hàng (peering) với RS.

Router Server (RS) quản lý và thực hiện việc trao đổi thông tin định tuyến với các
bộ định tuyến biên của các doanh nghiệp ISP kết nối với VNIX

Lưu lượng Internet được lưu chuyển trực tiếp giữa các bộ định tuyến biên của các
doanh nghiệp (qua bộ chuyển mạch trung tâm của VNIX, không đi qua RS).

Mô hình kết nối:

23
ISP xây dựng hoặc thuê hệ thống truyền dẫn của các doanh nghiệp cung cấp hạ
tầng mạng kết nối đến các điểm VNIX.

ISP đầu tư các thiết bị chuyển đổi giao diện vật lý và truyền dẫn cần thiết, các bộ
tập trung, bộ định tuyến (nếu cần) tương thích với hệ thống và giao diện chuyển
mạch VNIX (chuẩn giao diện kết nối của hệ thống VNIX).

Mô hình dự phòng Peering eBGP giữa RS VNIX và Router ISP:

Nhằm nâng cao tính an toàn cho các Peering eBGP giữa RS VNIX và Router ISP,
VNNIC đã triển khai RS2 (RS2 dự phòng Peering eBGP cho RS1)

24
Với mô hình này, ngoài việc thiết lập kết nối peering eBGP với RS1, các ISP nên
thiết lập dự phòng kết nối peering eBGP với RS2 (nhằm tăng cường khả năng dự
phòng kết nối eBGP giữa Router của ISP kết nối và RS VNIX).

Ưu điểm của mô hình dự phòng này là việc khi peering eBGP giữa RS1 và Router
ISP (peering chính) gặp sự cố, thông tin định tuyến không bị ảnh hưởng do peering
eBGP giữa RS2 và Router ISP vẫn hoạt động và như vậy việc trao đổi giữa các ISP
có kết nối dự phòng không bị ảnh hưởng.

Song song với các hoạt động trên, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã chủ
động phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức các khóa đào tạo,
tập huấn cho cán bộ chuyên trách về IPv6.

Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT)

Hiện tại, VNPT đã kiện toàn bộ máy nhân sự chuyên trách IPv6; chuẩn bị cơ sở hạ
tầng IPV6 tương đối thuận lợi và tổ chức nghiên cứu đào tạo IPV6 cho cán bộ kỹ
thuật chủ chốt. VNPT đã có kết nối peering IPv6 với Google, SingTel, PCCW,
Cogent, Tinet và đang có kế hoạch kết nối với một số đối tác khác. VNPT đã thiết
lập kết nối IPv6 từ Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC sang Trung tâm
Internet Việt Nam và khẳng định sẵn sàng kết nối IPv6 với các đối tác, nhà cung
cấp dịch vụ Internet trong nước khác. Qua khảo sát năng lực thiết bị trên mạng
lưới, thiết bị mạng lưới của VNPT đều có khả năng hỗ trợ IPv6, thiết bị đầu cuối
khách hàng hỗ trợ IPv6 chưa phổ biến nên chỉ mới thử nghiệm kỹ thuật trong phạm
vi tập đoàn VNPT. Hiện tại VNPT đã có kết nối IPv4/v6 với VNIX.

Đối với mạng băng rộng cố định, năm 2003, công ty VDC đã thử nghiệm thành
công một số dịch vụ IPv6. Hiện tại đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ Web, email, FTP,
DNS, Internet Leased Line IPV6 v.v.. cho khách hàng. Tập đoàn VNPT đã thử
nghiệm cung cấp IPv6 trên mạng băng rộng. Tuy nhiên, để đảm bảo các giải pháp
đưa ra là phù hợp, đánh giá được hiệu năng thiết bị và sự ảnh hưởng đến các dịch
vụ đang cung cấp, VNPT đã xây dựng lab (phòng thí nghiệm) IPv6 với đầy đủ các
25
thiết bị như trên mạng băng rộng hiện tại. Tháng 10/2012, VNPT đã thực hiện
thành công các dịch vụ HIS, L3 VPN IPv6 trong lab. Cuối năm 2016 đã cung cấp
dịch vụ Internet dualstack (IPv4/IPv6) cho toàn bộ thuê bao FTTH. Và theo kết
quả báo cáo của IPv6 Launch, tốc độ phát triển Ipv6 của VNPT đạt 6,74%.

Đối với mạng di động 2G/3G, công ty Vinaphone hiện đang xây dựng giải pháp và
kế hoạch cung cấp dịch vụ IPv6. Đầu năm 2013, công ty VMS cung cấp dịch vụ
thử nghiệm cho thuê bao Mobifone. Tập đoàn VNPT đã khảo sát tính tương thích
IPv6 của thiết bị trên mạng LTE/4G. Trong năm 2016 VNPT cung cấp dịch vụ thử
nghiệm trên mạng LTE/4G VNPT đối với Internet, L3 VPN và Video on Demand.

Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel

Viettel đã thử nghiệm thành công:

- Hoạt động kết nối với đối tác Google về trung chuyển lưu lượng IPv6;

- Quy hoạch tài nguyên IPv6;

- Cung cấp thử nghiệm dịch vụ IPv6 cho thuê bao ADSL, USB 3G trên mạng
Viettel;

- Sản xuất thiết bị tương thích IPv6.

Từ năm 2009, Viettel đã xác định và nhận thức được tầm quan trọng của việc
chuyển đổi IPv6 nên công tác đầu tư, mua sắm thiết bị đã được bổ sung yêu cầu hỗ
trợ IPv6 cho các thiêt bị trong các lớp mạng. Tính đến quý 4 năm 2011, các thiết bị
lớp cổng (gateway) (BRAS, GGSN) và các router mạng lõi IPBN đã hỗ trợ đầy đủ
IPv6. Thời gian tới, Viettel sẽ thành lập nhóm chuyên trách bảo mật IPv6 nhằm
nghiên cứu, tìm hiểu các lỗ hồng về bảo mất để phòng chống tấn công trong quá
trình chuyển đổi IPv6 đảm bảo an ninh – an toàn thông tin mạng lưới. Viettel sẽ
tăng cường hợp tác, hội thảo, báo cáo Ban IPv6 truyền thông quảng bá các hoạt
động IPv6 của tập đoàn đến khách hàng. Viettel đã thử nghiệm thành công triển
khai IPv6 đối với mạng và các khách hàng đang được cung cấp các loại hình dịch
26
vụ Internet tại Vũng Tàu. Viettel khẳng định tới thời điểm tháng 6/2016 mạng của
Viettel đã sẵn sàng cho triển khai IPv6 trên mạng 3G/4G và khách hàng trên mạng
GPON.

Ngoài ra, mạng truyền số liệu chuyên dùng của Cục Bưu điện trung ương cũng lựa
chọn một số dịch vụ IPv6 để thử nghiệm và đã được thử nghiệm thành công như:
dịch vụ Internet, DNS IPv6, FTP IPv6.

Dưới đây là một số thông tin về kết quả triển khai IPv6 tại Việt Nam:

- Hiện đã có 44 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đăng ký và được phân
bổ địa chỉ IPv6.

- VNNIC đã tổ chức cùng với các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài
nước tổ chức 16 khóa đào tạo với tổng số gần 400 cán bộ kỹ thuật cho các nhà
mạng tại Việt Nam.

- Tính đến tháng 11/2016, đã có 10 ISP tham gia kết nối VNIX IPv4/IPv6.

- Mạng DNS quốc gia, VNIX, mạng core của các ISP đã sẵn sàng cho triển khai
IPv6: 11/18 ISP có kết nối Dualstack IPv4/IPv6. 4 ISP có kết nối thuần IPv6 đi
quốc tế.

- 15 DNS Server triển khai IPv6.

- 20 chủ website, 35 website (đuôi “.vn”) triển khai IPv6

o Trang thông tin, thương mại điện tử …

o Bộ TT&TT là cơ quan cấp bộ đầu tiên triển khai IPv6 trên cổng thông tin
điện tử của mình.

- 06 Nhà sản xuất thiết bị hỗ trợ IPv6: VNPT Technology, Viettel R&D, FPT
Telecom, D-Link, Zyxel, Ruckus Wireless Inc.

- FPT Telecoms

27
FPT Telecoms là nhà cung cấp dịch vụ ISP đã tham gia tích cực vào hoạt động
thúc đẩy IPv6 quốc gia. Đơn vị này đã có những hoạt động như sau:

- Xây dựng đề án chuyển đổi IPv6 cho mạng FPT Telecom

- Thực hiện đào tạo cán bộ kỹ thuật của FPT Telecom về IPv6

- Tham gia các khóa đào tạo IPv6 của VNNIC (IPv6, DNSSEC..)

- Tham gia với VNNIC để xây dựng các bộ tiêu chuẩn IPv6

- Tham gia sự kiện Ngày IPv6 hàng năm

- Phối hợp với các đơn vị kỹ thuật để tiến hành thử nghiệm và chuyển đổi dịch vụ
sang IPv6

Từ năm 2012 đến hiện tại, FPT Telecom đã thực hiện kết nối IPv6 peering với 18
nhà cung cấp dịch vụ. Kế hoạch theo giai đoạn từ 2015-2017 sẽ kích hoạt Dual-
Stack IPv4/IPv6 cho tất cả khách hàng của FPT.

Đến thời điểm hiện tại FPT Telecoms đã triển khai và cung cấp cho hơn 600.000
khách hàng sử dụng IPv6.

Hình từ 1 đến 4 thể hiện kết quả thống kê tình hình sử dụng IPv6 tại Việt Nam cuối
tháng 10/2017 (nguồn Cisco 6Lab [15]).

28
Hình 1: Thống kê IPv6 tại Việt Nam

29
Hình 2: Dữ liệu IPv6 tiền tố (prefix) Việt Nam

Hình 3: Dữ liệu nội dung IPv6 tại Việt Nam

Hình 4: Tỷ lệ người dùng IPv6 tại Việt Nam

30
Bảng 2.1: Tỷ lệ triển khai IPv6 phân bổ theo các ISPs (số liệu cập nhật ngày
31/10/2017)

STT ASN Tên ISP Tỷ lệ IPv6

1 AS18403 FPT Telecom 34,61%

2 AS45899 VNPT Group 7,92%

3 AS38732 CMC Telecom 1,20%

4 AS38731 Viettel CHT 0,28%

5 AS24173 NetNam 0,40%

6 AS45538 ODS 0,18%

7 AS45544 Superdata 0,09%

8 AS131429 MobifFone 0,05%

9 AS24085 QTSC 0,02%

10 AS45543 SCTV 0,07%

11 AS7552 VIETTEL Group 0,02%

12 AS7602 SPT 0,03%

13 AS38247 VIETNAMOBILE 0,01%

14 AS38726 VTC DIGICOM 0,02%

15 AS24088 HANOITELECOM 0,00%

16 AS45557 VNTT 0,03%

17 AS45539 VTCWLB 0,02%

31
18 AS45896 MobiFone Global 0,07%

Tỉ lệ ứng dụng IPv6 chung của Việt Nam có được là do kết quả triển khai tốt dịch
vụ IPv6 của hai doanh nghiệp tiêu biểu là FPT Telecom, Tập đoàn VNPT và hoạt
động ổn định của hệ thống mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia trên nền tảng mạng
DNS quốc gia và Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX). Cụ thể: - Tính đến
tháng 7/2017, FPT đã cung cấp dịch vụ IPv6 cho khoảng 882.230 khách hàng hộ
gia đ nh sử dụng dịch vụ băng rộng cố định. Đến 31/10/2017, tỉ lệ truy cập ra quốc
tế qua IPv6 của FPT Telecom đạt khoảng 34,61% (nguồn APNIC). - Cũng đến
tháng 7/2017, VNPT đã triển khai dịch vụ IPv6 cho hơn 500.000 thuê bao khách
hàng băng rộng cố định trên 22 tỉnh/ thành phố; thử nghiệm triển khai dịch vụ 4G
LTE trên nền tảng IPv6; tỉ lệ truy cập ra quốc tế qua IPv6 của Tập đoàn tăng
trưởng bứt phát từ 0,03% vào tháng 01/2017 lên khoảng 7,92% vào cuối tháng
10/2017 (nguồn APNIC).

2.1.4. Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai IPv6

Trong quá trình triển khai Ipv6 có sự khác biệt khá rõ nét giữa các doanh nghiệp
chưa triển khai và đã triển khai Ipv6. Với các doanh nghiệp đã triển khai Ipv6 thì
rào cản lớn nhất là vấn đề hỗ trợ của nhà sản xuất thiết bị và yếu tố tr nh độ nhân
lực, chi phí. Trong khi đó, với các doanh nghiệp chưa triển khai Ipv6 thì rào cản
lớn nhất của họ là những yếu tố nhận thức và nguồn lực.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viettel, trở ngại lớn nhất cho việc chuyển đổi Ipv6
là lớp thiết bị đầu cuối chưa hỗ trợ Ipv6. Việc nâng cấp firmware hay hardware đều
mất nhiều thời gian và chi phí, nhất là với doanh nghiệp cung cấp đầy đủ dịch vụ
Internet có dây và không dây như Viettel. Trong khi việc chuyển đổi lại không
mang lại doanh thu cho Viettel. Theo báo cáo của VNPT, trở ngại lớn nhất đó là
chi phí chuyển đổi thiết bị đầu cuối của khách hàng và vấn đề nhận thức của khách
hàng. Việc chuyển đổi sang sử dụng giao thức Ipv6, khách hàng không nhìn thấy

32
lợi ích, do đó nếu chưa thực sự hết tài nguyên địa chỉ, việc khách hàng chấp nhận
công nghệ mới đòi hỏi phải có thời gian.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những
động thái thúc đẩy, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc triển khai địa
chỉ Ipv6. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng Ipv6 tại Việt Nam còn thấp do chưa nhận
được sự hưởng ứng từ các nhà phát triển nội dung, từ khách 33ang và từ chính các
ISP. Do vậy, tính đến tháng 11/2016, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 50 trên thế
giới về số lượng vùng địa chỉ Ipv6 được cấp phát. Tuy nhiên, trên khía cạnh sử
dụng thực tế (tính theo số lượng vùng địa chỉ Ipv6 được quảng bá định tuyến trên
tổng số vùng địa chỉ được cấp) thì Việt Nam chỉ xếp hạng thứ 104[14].

2.2. Định hướng xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn IPv6

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang trong quá tr nh xây dựng và hoàn
thiện bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về IPv6. Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ
Thông tin và Truyền thông đã đề xuất bộ tiêu chuẩn về IPv6 sẽ được xây dựng dựa
trên các tiêu chuẩn RFC của IETF, bao gồm:

- Các tiêu chuẩn cơ bản

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho thiết bị mạng và thiết bị khách hàng
IPv6.

- Các tiêu chuẩn bài đo đánh giá tính tuân thủ, tương thích.

a) Các tiêu chuẩn cơ bản

Các tiêu chuẩn cơ bản lại được chia nhỏ thành hai nhóm tiêu chuẩn sau đây:

- Các tiêu chuẩn về giao thức lõi IPv6.

- Các tiêu chuẩn bổ sung về chức năng như DHCPv6, IPv6 cho di động, an
toàn bảo mật …

33
Theo định hướng xây dựng tiêu chuẩn IPv6 của Bộ Thông tin và Truyền thông, các
tiêu chuẩn về giao thức lõi IPv6 được ưu tiên xây dựng trước, còn các tiêu chuẩn
bổ sung về chức năng sẽ được xây dựng tùy thuộc vào mức độ quan trọng và tình
hình triển khai cụ thể.

Các giao thức lõi IPv6 là các giao thức trong IPv6 quy định các yêu cầu cơ bản,
yêu cầu tối thiểu cho thiết bị thực hiện IPv6. Các yêu cầu cơ bản này bắt buộc tất
cả hoặc hầu hết các thiết bị IPv6 đều phải hỗ trợ. Và các thiết bị IPv6 phải hỗ trợ
các giao thức lõi này thì mới có khả năng triển khai các giao thức về chức năng
IPv6 cụ thể khác.

Các tiêu chuẩn về giao thức lõi IPv6 dựa trên các RFC của IETF đã được Vụ Khoa
học Công nghệ - Bộ Thông tin và Truyền thông xác định rõ, bao gồm các RFC:

RFC 2460 IPv6 Specification (Đặc tả kỹ thuật IPv6)

RFC 1981 Path MTU Discovery for IPv6 (Phát hiện MTU của tuyến cho
IPv6)

RFC 4291 IPv6 Addressing Architecture (Kiến trúc đánh địa chỉ IPv6)

RFC 4443 Internet Control Message Protocol (ICMPv6) for the Internet
Protocol (Version 6 (IPv6) Specification)(Đặc tả kỹ thuật Giao
thức bản tin điều khiển internet phiên bản 6)

RFC 4861 Neighbor Discovery for IPv6 (Phát hiện nút mạng lân cận cho
IPv6)

RFC 4862 IPv6 Stateless Address Autoconfiguration (Tự động cấu hình địa
chỉ phi trạng thái IPv6)

Các tiêu chuẩn bổ sung về chức năng IPv6, như DHCPv6, IPv6 cho di động v.v..
bao gồm các RFC sau đây:

34
RFC 3315 Dynamic Host Configuration Protocol for IPv6 (Giao thức
DHCPv6)

RFC 3646 DNS Configuration options for Dynamic Host Configuration


Protocol for IPv6 (DHCPv6) (Các tùy chọn cấu hình DNS cho
DHCPv6)

RFC 3736 Stateless Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) Service


for IPv6 (Dịch vụ DHCP không giữ trạng thái cho IPv6)

RFC 3810 Multicast Listener Discovery Version 2 (MLDv2) for IPv6 (Giao
thức phát hiện đối tượng nghe Multicast cho IPv6)

RFC3775 Mobility Support in IPv6 (Hỗ trợ di động trong IPv6)

b) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho thiết bị mạng và thiết bị khách hàng
IPv6

Nhằm phục vụ mục tiêu quản lý thiết bị như chứng nhận, công bố hợp chuẩn, hợp
quy của doanh nghiệp và của cơ quan quan lý, th các tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ
thuật cho thiết bị mạng và thiết bị khách hàng sẽ được xây dựng. Các yêu cầu, quy
định kỹ thuật của các tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật này sẽ dẫn chiếu đến các tiêu
chuẩn cơ bản và các tiêu chuẩn IPv6 khác của IETF hoặc TCVN về IPv6 (nếu có),
và quy định mức độ áp dụng áp dụng các tiêu chuẩn này (bắt buộc áp dụng hay
khuyến nghị áp dụng).

c) Các tiêu chuẩn về bài đo IPv6 đánh giá tính tuân thủ, tương thích

Bên cạnh đó, với mục tiêu đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của các thiết bị IPv6 tại
Việt Nam, ngoài việc xây dựng các tiêu chuẩn quy định các đặc tả kỹ thuật cho
IPv6 thì Vụ Khoa học và Công nghệ cũng định hướng xây dựng phương pháp đo
cũng như bộ bài đo để đánh giá thiết bị IPv6 phù hợp các tiêu chuẩn IPv6 xây dựng
tại Việt Nam. Việc xây dựng phương pháp đo, bộ bài đo sẽ dựa trên cơ sở Chương
trình IPv6 Ready của diễn đàn IPv6Forum.org.
35
Các bài đo IPv6 về kiểm tra tính tuân thủ cho các tiêu chuẩn về các giao thức lõi sẽ
được ưu tiên xây dựng. Còn đối với các bài đo về tính tuân thủ cho các tiêu chuẩn
giao thức bổ sung về chức năng và bài đo về tính tương thích sẽ dần được bổ sung
theo tình hình triển khai cụ thể.

2.3. Hiện trạng xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn IPv6

Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành được một
số tiêu chuẩn, quy chuẩn về IPv6. Cụ thể, các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được ban
hành gồm có:

a) Đối với các tiêu chuẩn giao thức lõi IPv6

Đã ban hành được 4/6 tiêu chuẩn lõi IPv6, 02 tiêu chuẩn đã xây dựng dự thảo:

RFC 2460 TCVN 9802-1:2013, "Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) -
Phần 1: Quy định kỹ thuật”

RFC 4291 TCVN 9802-2:2015, “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) -
Phần 2: Kiến trúc địa chỉ IPv6”.

RFC 4861 TCVN 9802-3:2015, “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) -
Phần 3: Giao thức phát hiện nút mạng lân cận”.

RFC 1981 TCVN 9802-4:2015, “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) -
Phần 4: Giao thức phát hiện MTU của tuyến”.

RFC 4443 Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Phần 5: Giao thức bản
tin điều khiển Internet (dự thảo TCVN) [11], đã xây dựng dự
thảo.

RFC 4862 IPv6 Stateless Address Autoconfiguration – Phần 6: Tự động


cấu hình địa chỉ không giữ trạng thái IPv6, đã xây dựng dự thảo.

b) Các tiêu chuẩn bổ sung về chức năng IPv6

Đã ban hành được 3 tiêu chuẩn, 01 tiêu chuẩn đã được xây dựng dự thảo:
36
RFC 3315 TCVN 11237-1:2015, “ Giao thức cấu h nh động Internet phiên
bản 6 (DHCPv6) - Phần 1: Đặc tả giao thức”

RFC 3736 TCVN 11237-2:2015, “Giao thức cấu h nh động Internet phiên
bản 6 (DHCPv6) - Phần 2: Dịch vụ DHCP không giữ trạng thái
cho IPv6”

RFC 3646 TCVN 11237-3:2015, “Giao thức cấu h nh động Internet phiên
bản 6 (DHCPv6) - Phần 3: Các tùy chọn cấu h nh DNS”

RFC 3810 Dự thảo TCVN, Giao thức phát hiện đối tượng nghe Multicast
(MLDv2)

c) Các tiêu chuẩn, qui chuẩn IPv6 về thiết bị

Đã ban hành 2 qui chuẩn đối với thiết bị nút và thiết bị định tuyến biên khách
hàng:
RFC 6434 QCVN 89:2015/BTTTT, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về IPv6
đối với thiết bị nút”.
RFC 7084 QCVN 90:2015/BTTTT, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về IPv6
đối với thiết bị định tuyến biên khách hàng”.

d) Các tiêu chuẩn về bài đo IPv6 đánh giá tính tuân thủ, tương thích

Đã ban hành được các tiêu chuẩn là các bài đo theo chương tr nh của IPv6 Ready
Logo sau đây:

- TCVN 10906-1:2015, “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Sự phù hợp của
giao thức – Phần 1: Kiểm tra giao thức phát hiện nút mạng lân cận”
- TCVN 10906-2:2015, “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Sự phù hợp của
giao thức – Phần 2: Kiểm tra giao thức phát hiện MTU của tuyến”.
- TCVN 10906-3:2016, “Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Sự phù hợp của
giao thức – Phần 3: Kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật IPv6”.

37
Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có một số tiêu chuẩn đã xây dựng
xong dự thảo, chuẩn bị ban hành. Một số dự thảo đã có và chuẩn bị ban hành bao
gồm:

- Dự thảo TCVN xx-2015, “Nghiên cứu xây dựng các bài đo kiểm tra chức năng
thiết bị Router biên khách hàng IPv6”
- Dự thảo TCVN xxx-2015, “Nghiên cứu xây dựng các bài đo kiểm tra chức
năng nút IPv6 theo các giao thức lõi IPv6”.

38
Chương 3: Nhu cầu chuẩn hóa thuật ngữ và định nghĩa cho
IPv6

3.1. Khảo sát tình hình chuẩn hóa về thuật ngữ và định nghĩa cho IPv6

3.1.1. Tổ chức IETF

IETF là một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đi đầu trong việc phát triển hệ thống tiêu
chuẩn liên quan đến IPv6 ngay từ những năm 90 khi mà Internet giao thức IPv4
đang bùng nổ. Những tiêu chuẩn đầu tiên liên quan đến giao thức IPv6 bắt đầu
được xây dựng từ năm 1995 như RFC 1809, RFC 1881 hay RFC 1887. Và cho đến
hiện tại, hơn 18 năm nghiên cứu, xây dựng và phát triển đã có rất nhiều tiêu chuẩn
RFC IPv6 đã được IETF xây dựng và ban hành. Về cơ bản, hệ thống RFC IPv6 của
IETF có thể chia thành 4 nhóm lớn chính sau:

- Nhóm các tiêu chuẩn về giao thức và chức năng IPv6.


- Nhóm các tiêu chuẩn về tính bảo mật và an toàn trong IPv6 (Security for
IPv6 – SIPv6).
- Nhóm các tiêu chuẩn về tính di động cho IPv6 (Mobility for IPv6 – MIPv6).
- Nhóm các tiêu chuẩn khác liên quan đến các hướng dẫn triển khai IPv6 và
chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6.

Trong đó, các tiêu chuẩn RFC IPv6 chủ yếu và tập trung nhiều nhất là nằm trong
nhóm 1 – các tiêu chuẩn về giao thức và chức năng IPv6. Với nhóm này, các tiêu
chuẩn lại được phân bố thành các nhóm nhỏ hơn như sau:

39
Bảng 3.1: Phân loại các RFC IPv6 theo Chương trình IPv6 Ready Logo

Giao thức và chức năng cho IPv6 Security IPv6 Mobility IPv6

Giao thức SNMP- CER + Node


DHCPv6 MLDv2 IKEv2 Bảo mật MIPv6 SIP NEMO
IPv6 lõi MIB IPv6

RFC 2460 RFC 3315 RFC 3810 RFC 3416 RFC 7084 RFC 4306 RFC 2404 RFC 3775 RFC 3261 RFC 3963

RFC 4291 RFC 3646 RFC 3418 RFC 6434 RFC 4307 RFC 2410 RFC 3776 RFC 3264 RFC 3775

RFC 4861 RFC 3736 RFC 2578 RFC 4718 RFC 2451 RFC 4566

RFC 4862 RFC 2579 RFC 3602 RFC 2617

RFC 4443 RFC 2580 RFC 3566 RFC 3665

RFC 1981 RFC 3686

RFC 4301

RFC 4303

RFC 4305

RFC 4312

40
Trong quá tr nh rà soát và phân loại các RFC IPv6, hệ thống thuật ngữ định nghĩa
được phân bố theo từng nhóm tiêu chuẩn, cho đến nhóm phân cấp nhỏ nhất. Do đó,
trong một số RFC sẽ không có thuật ngữ định nghĩa mà sẽ tham chiếu sử dụng đến
các RFC cùng nhóm hoặc đến nhóm khác nhưng cùng nằm trong 1 nhóm thuộc
phân cấp cao hơn. Có thể chính v vậy nên hiện tại IETF chưa xây dựng bất kỳ một
tiêu chuẩn nào riêng rẽ liên quan đến thuật ngữ và định nghĩa IPv6.

3.1.2. Tổ chức tiêu chuẩn ITU-T

Trước đây, trong giai đoạn bùng nổ nghiên cứu hướng phát triển IPv6, ITU-T có
xây dựng một nhóm chuyên trách về IPv6 là “ITU IPv6 Group”. Tuy nhiên, đến
tháng 6/2012 ITU đã quyết định dừng hoạt động của nhóm chuyên trách này.

Chiến lược của ITU-T về IPv6 thay đổi là dựa trên cơ sở, bộ tài liệu RFC IPv6 của
IETF, và các thông tin của các tổ chức (như RIR, NRO (Number Resource
Organization), ICANN) để đưa ra các tài liệu về phương pháp triển khai thống
nhất, các chiến lược chính sách và quản lý liên quan đến IPv6.

Vai trò của ITU-T đối với IPv6 bao gồm:

- Quảng bá, xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật cho việc phát triển IPv6.
- Hợp tác nghiên cứu và đóng góp trong việc phát triển các tiêu chuẩn cũng
như hệ thống IPv6 với các tổ chức khác như RIR, ICANN, IETF,….

Các tiêu chuẩn của ITU-T về IPv6 chủ yếu đề cập đến các vấn đề liên quan IPv6
trên hạ tầng mạng NGN. Các tiêu chuẩn ITU-T về IPv6 gồm 9 tiêu chuẩn từ ITU-T
Y.2051 đến Y.2059

Bảng 3.2: Các tiêu chuẩn ITU-T về IPv6

Y.2051 General overview of IPv6-based NGN - ITU

Y.2052 Framework of multi-homing in IPv6-based NGN - ITU

41
Y.2053 Functional requirements for IPv6 migration in NGN

Y.2054 Framework to support signalling for IPv6-based NGN

Y.2055 Framework of object mapping using IPv6 in NGN

Y.2056 Framework of vertical multi-homing in IPv6-based NGN

Framework of node identifier and routing locator separation in IPv6-


Y.2057
based next generation networks

Roadmap for IPv6 migration from the perspective of the operators of


Y.2058
next generation networks

Functional requirements for accessing IPv6-based next generation


Y.2059
networks

Như vậy, có thể thấy, vai trò và chiến lược của ITU-T không quá tập trung chuyên
sâu vào việc xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn trực tiếp liên quan đến giao
thức, chức năng IPv6 mà dựa trên các tiêu chuẩn RFC của IETF để xây dựng các
hướng dẫn triển khai IPv6 trong hạ tầng mạng. Do đó, ITU-T không chịu trách
nhiệm bất kỳ một tiêu chuẩn nào liên quan đến các thuật ngữ định nghĩa cho IPv6
và chấp nhận hoàn toàn vào hệ thống RFC của IETF.

3.1.3. Tổ chức ISO/IEC

Tương tự như tổ chức ITU-T, ISO/IEC cũng không tập trung chuyên sâu vào việc
xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn trực tiếp liên quan đến giao thức và chức
năng IPv6. Tổ chức ISO/IEC tham chiếu và sử dụng đến các RFC IPv6 của IETF
nhằm phát triển và đưa ra các tiêu chuẩn có liên quan đến mạng IPv6 như hệ thống
giao thức thông minh. Có thể thấy vai trò của tổ chức ISO/IEC là quảng bá và thuc
đẩy triển khai các giao thức và các công nghệ liên quan đến IPv6.

42
3.1.4. Tình hình chuẩn hóa của ETSI

ETSI không ban hành các tiêu chuẩn như IETF. Ủy ban kỹ thuật MTS (Methods
for Testing and Specification: Các phương pháp cho đo kiểm và tiêu chuẩn kỹ
thuật) của ETSI đã thành lập nhóm làm việc MTS-IPT (MTS IP Testing) để nghiên
cứu phương pháp luận và các tiêu chí kiểm tra cho các giao thức liên quan đến
IPv6.

Dựa trên bộ tiêu chuẩn IETF đã ban hành, MTS-IPT đã xây dựng “Tiêu chuẩn đo
kiểm giao thức internet phiên bản 6”. Tiêu chuẩn này bao gồm các thủ tục đo kiểm
và các trường hợp đo cho hai h nh thức: Kiểm tra tính tuân thủ và kiểm tra tính
tương thích. Tiêu chuẩn này đề cập đến việc kiểm tra trong các khía cạnh chính của
IPv6 là: Các giao thức lõi, tính bảo mật, tính di động và việc chuyển đổi từ IPv4
sang IPv6.

3.1.5. Tổ chức IPv6 Forum và chương trình IPv6 Ready Logo

IPv6 Forum (http://www.ipv6forum.com) hay chương tr nh IPv6 Ready Logo là


một chương tr nh thử nghiệm sự phù hợp và khả năng tương tác của IPv6 nhằm
mục đích để tăng sự tự tin của người dùng bằng cách chứng minh rằng IPv6 có sẵn
và sẵn sàng sử dụng. IPv6 Forum không có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn liên
quan đến IPv6 thay vào đó nhiệm vụ của ủy ban IPv6 Ready Logo là xác định các
thông số kỹ thuật, kiểm tra sự phù hợp và thử nghiệm khả năng tương tác IPv6,
cung cấp truy cập với công cụ tự kiểm tra và cung cấp những Logo IPv6 Ready.

3.1.6. Tiêu chuẩn hóa tại Việt Nam

Đối với hệ thống tiêu chuẩn và qui chuẩn Việt Nam liên quan đến giao thức
Internet phiên bản 4 (IPv4), hiện tại mới chỉ có duy nhất một TCVN được xây
dựng về IPv4:

- TCVN 8072:2009 Mạng viễn thông - Giao thức IPv4

43
Trong khi đó, đối với hệ thống TCVN, QCVN liên quan đến IPv6, dựa trên hiện
trạng hệ thống tiêu chuẩn và qui chuẩn Việt Nam về IPv6 (tại mục 2.3) có một số
đặc điểm sau:

- Các TCVN, QCVN được xây dựng dựa trên các RFC do IETF xây dựng và
ban hành.
- Đối chiếu các TCVN, QCVN với Bảng 3.1, có thể thấy đều tuân thủ và chấp
thuận theo các RFC trong nhóm các tiêu chuẩn về giao thức và chức năng
IPv6 (gồm 6 RFC lõi, 3 RFC DHCPv6, MLDv2 và CERouter và node IPv6)
- Quá trình xây dựng, ban hành TCVN, QCVN trong thời gian dài và không
phải do một tổ chức duy nhất xây dựng nên đối với thuật ngữ về IPv6 còn
hơi thiếu tính đồng bộ và thống nhất.
- Thiếu một tiêu chuẩn riêng về thuật ngữ và định nghĩa chung cho IPv6 nhằm
mục đích đồng bộ và thống nhất.

3.2. Đánh giá và khuyến nghị lựa chọn tài liệu xây dựng tiêu chuẩn về thuật
ngữ và định nghĩa cho IPv6

Trên cơ sở rà soát các tổ chức chuẩn hóa trên thế giới và các tiêu chuẩn về IPv6
hiện xây dựng và ban hành trong và ngoài nước, hiện tại, chưa có một tài liệu hay
một tiêu chuẩn riêng biệt trong phạm vi thuật ngữ và định nghĩa đầy đủ hoặc
một nhóm tiêu chuẩn IPv6. Do đó, để:

- Hệ thống hóa về bộ thuật ngữ và định nghĩa IPv6.


- Tường minh các thuật ngữ và định nghĩa về IPv6.
- Và đạt tính đồng bộ và thống nhất trong cách sử dụng.

Khuyến nghị nên xây dựng riêng một bộ thuật ngữ và định nghĩa về IPv6 tại Việt
Nam.

Về cách thức xây dựng:

44
Bộ thuật ngữ và định nghĩa về IPv6 sẽ áp dụng và tuân thủ theo các thuật ngữ và
định nghĩa trong các RFC do IETF xây dựng làm cơ sở để đảm bảo tính thống nhất
và tính quốc tế do IETF là tổ chức quốc tế duy nhất xây dựng và hoàn thiện một
cách đầy đủ các tiêu chuẩn liên quan đến IPv6.

Về phạm vi giới hạn:

Do IETF không xây dựng riêng một bộ thuật ngữ và định nghĩa về IPv6 mà từng
RFC sẽ có các thuật ngữ và định nghĩa riêng. Bên cạnh đó, số lượng các RFC về
IPv6 rất lớn trải dài trong nhiều phạm vi liên quan đến IPv6. V vậy, nhóm thực
hiện đề tài căn cứ vào:

- Các RFC liên quan đến IPv6 do IETF xây dựng và ban hành.
- Hệ thống phân loại của tổ chức IPv6 Forum trong việc xây dựng bài đo và
cấp chứng chỉ thể hiện độ sẵn sàng về IPv6 (Chương tr nh IPv6 Ready
Logo).
- T nh h nh và hệ thống chuẩn hóa IPv6 tại Việt Nam.
- Nhu cầu về tiêu chuẩn hóa IPv6 tại Việt Nam.

Đã phân loại các RFC thành 4 nhóm chính (mục 3.1.1). Có thể thấy, đối với nhóm
chính ngoài IPv6 còn liên quan đến phạm vi hay lĩnh vực khác như nhóm 2, bảo
mật trong IPv6 sẽ liên quan đến các thuật ngữ thuộc an toàn thông tin; nhóm 3, tính
di động trong IPv6 liên quan đến các thuật ngữ thuộc mạng di động. Do đó, nhóm
thực hiện đề tài khuyến nghị nên có các bộ thuật ngữ và định nghĩa riêng cho phạm
vi từng nhóm chính để thuận tiện cho quá tr nh xây dựng và sử dụng. Phạm vi để
xây dựng tiêu chuẩn thuật ngữ và định nghĩa về IPv6 của đề tài này sẽ chỉ giới
hạn theo các RFC liên quan đến giao thức lõi và chức năng (cơ bản) IPv6 (tức
nhóm 1).

Hệ thống các RFC và tài liệu được sử dụng làm tài liệu tham chiếu chính cho mục
đích xây dựng tiêu chuẩn thuật ngữ và định nghĩa về IPv6 gồm các tiêu chuẩn sau:

45
Bảng 3.3: Danh sách các tài liệu tham chiếu chính để xây dựng tiêu chuẩn về thuật ngữ và định nghĩa IPv6

Giao thức và chức năng cho IPv6

Đã xây dựng và ban hành TCVN, QCVN Chưa xây dựng dự thảo Bộ bài đo theo
IPv6 Forum
Giao thức IPv6 lõi DHCPv6 MLDv2 Node IPv6 CERouter SNMP-MIB

Phase-1 /Phase-2
RFC 2460 RFC 3315 RFC 3810 RFC 6434 RFC 7084 RFC 3416 Test Specification
Core Protocols

IPv6 READY -
RFC 4291 RFC 3646 RFC 3418 Conformance Test
Scenario CE Router

RFC 4861 RFC 3736 RFC 2578

RFC 4862 RFC 2579

RFC 4443 RFC 2580

RFC 1981

46
Chương 4: Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về thuật ngữ, định
nghĩa cho IPv6

4.1. Lựa chọn tài liệu tham chiếu để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về thuật
ngữ, định nghĩa cho IPv6

4.1.1. Các tiêu chuẩn giao thức lõi IPv6

Nhóm các tiêu chuẩn lõi IPv6 gồm 6 tiêu chuẩn chính được xây dựng riêng rẽ bởi
tổ chức quốc tế IETF nhằm quy định kỹ thuật giao thức triển khai trong hệ thống
IPv6 của các nhà khai thác. Với yêu cầu cấp thiết và khuyến nghị khi triển khai hệ
thống IPv6 thực tế, các tiêu chuẩn này đều đã được xây dựng thành các TCVN
nhằm hoàn thiện bộ tiêu chuẩn quốc gia về IPv6 và phục vụ cho các doanh nghiệp
viễn thông Việt Nam có liên quan đến IPv6. Các tiêu chuẩn này bao gồm và các
thuật ngữ của các tiêu chuẩn (Phụ lục A.2) như sau:

Bảng 4.1: Các tiêu chuẩn giao thức lõi IPv6

TCVN 9802-1:2013, "Giao thức


RFC 2460:1998, “Internet Protocol,
Internet phiên bản 6 (IPv6) - Phần 1:
Version 6 (IPv6) Specification”
Quy định kỹ thuật”

TCVN 9802-2:2015, “Giao thức


RFC 4291:2006, “IP Version 6
Internet phiên bản 6 (IPv6) - Phần 2:
Addressing Architecture”
Kiến trúc địa chỉ IPv6”.

TCVN 9802-3:2015, “Giao thức


RFC 4861:2007, “Neighbor Discovery
Internet phiên bản 6 (IPv6) - Phần 3:
for IP version 6 (IPv6)”
Giao thức phát hiện nút mạng lân cận”.

47
TCVN 9802-4:2015, “Giao thức
RFC 1981:1996, “Path MTU Discovery
Internet phiên bản 6 (IPv6) - Phần 4:
for IP version 6”
Giao thức phát hiện MTU của tuyến”.
RFC 4443:2006, “Internet Control Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) –
Message Protocol (ICMPv6) for the Phần 5: Giao thức bản tin điều khiển
Internet Protocol Version 6 (IPv6) Internet (dự thảo TCVN) [11], đã xây
Specification” dựng dự thảo.

Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) –


RFC 4862:2007, “IPv6 Stateless Address
Phần 6: Tự động cấu hình địa chỉ phi
Autoconfiguration”
trạng thái IPv6, đã xây dựng dự thảo.

4.1.1.1. RFC 2460 (TCVN 9802-1:2013, "Giao thức Internet phiên bản 6
(IPv6) - Phần 1: Quy định kỹ thuật”)

Tiêu chuẩn này quy định những đặc điểm kỹ thuật của giao thức Internet (IP) phiên
bản 6.

Giao thức internet phiên bản 6 (IPv6) được thiết kế để dùng trong các hệ thống liên
kết của các mạng truyền thông máy tính chuyển mạch gói. Giao thức IPv6 giúp cho
việc truyền các khối dữ liệu, được gọi là các gói tin, từ các nguồn đến các đích,
trong đó các nguồn và các đích là các máy chủ được nhận dạng bởi các địa chỉ có
độ dài 128 bit. Giao thức IPv6 cho phép phân đoạn và tái lắp ráp các gói tin dài để
truyền qua các mạng “gói nhỏ”, cung cấp các chức năng cần thiết cho việc phân
phát một gói các bit (một gói tin internet) từ nguồn tới đích trên một hệ thống liên
kết đa mạng.

Theo RFC 2460, tiêu chuẩn này gồm 11 thuật ngữ và định nghĩa cơ bản về IPv6
như nút, bộ định tuyến, liên kết, giao diện hay gói tin,…

4.1.1.2. RFC 4291 (TCVN 9802-2:2015, “Giao thức Internet phiên bản 6
(IPv6) - Phần 2: Kiến trúc địa chỉ IPv6”)
48
Tiêu chuẩn này quy định kiến trúc địa chỉ của giao thức internet (IP) phiên bản 6.

Tiêu chuẩn này bao gồm mô h nh địa chỉ IPv6, các thể hiện dạng văn bản của địa
chỉ IPv6, định nghĩa về các địa chỉ unicast, anycast và multicast IPv6 và các địa chỉ
được yêu cầu của một nút IPv6.

Theo RFC 4291, tiêu chuẩn này gồm 3 thuật ngữ, định nghĩa cho IPv6 là địa chỉ
unicast, địa chỉ anycast và địa chỉ multicast.

4.1.1.3. RFC 4861 (TCVN 9802-3:2015, “Giao thức Internet phiên bản 6
(IPv6) - Phần 3: Giao thức phát hiện nút mạng lân cận”)

Tiêu chuẩn này quy định những đặc điểm kỹ thuật trong giao thức Internet (IP)
phiên bản 6, đó là Giao thức khám phá nút mạng lân cận. Tiêu chuẩn này áp dụng
cho các thiết bị nút IPv6.

Các nút sử dụng Giao thức khám phá nút mạng lân cận để xác định địa chỉ hợp lệ
của lớp liên kết tới các nút lân cận qua các liên kết trực thuộc và nhanh chóng giải
phóng các giá trị không còn hợp lệ. Các máy tính cũng sử dụng giao thức khám
phá nút mạng lân cận để tìm kiếm các bộ định tuyến lân cận đang sẵn sàng để
chuyển tiếp các gói tin đại diện cho chúng. Cuối cùng, các nút mạng sử dụng giao
thức này để chủ động duy trì thông tin của các nút lân cận xem có thể truy cập
được hay không và để khám phá các thay đổi của địa chỉ lớp liên kết. Khi một bộ
định tuyến hoặc đường dẫn đến một bộ định tuyến gặp lỗi, máy trạm sẽ chủ động
tìm kiếm thông tin thay thế.

Theo RFC 4861, tiêu chuẩn này có 35 thuật ngữ và định nghĩa về IPv6 chia thành 3
nhóm chính gồm:

- 24 thuật ngữ và định nghĩa chung cho giao thức phát hiện nút mạng lân cận.

- 6 thuật ngữ, định nghĩa về các loại liên kết IPv6.

- 5 thuật ngữ, định nghĩa về các địa chỉ IPv6.

49
4.1.1.4. RFC 1981 (TCVN 9802-4:2015, “Giao thức Internet phiên bản 6
(IPv6) - Phần 4: Giao thức phát hiện MTU của tuyến”)

Tiêu chuẩn này quy định những đặc điểm kỹ thuật của Giao thức khám phá MTU
của tuyến trong giao thức Internet (IP) phiên bản 6.

Giao thức khám phá MTU của tuyến cho IPv6 được thiết kế để dùng trong các hệ
thống liên kết của các mạng chuyển mạch gói. Giao thức này giúp cho việc truyền
các khối dữ liệu, được gọi là các gói tin với khả năng tận dụng lợi thế kích thước
gói tin lớn nhất có thể đi qua thành công trên đường dẫn từ nút nguồn tới nút đích.
Giao thức khám phá MTU của tuyến cho IPv6 giúp tránh lãng phí tài nguyên trên
đường truyền và tối ưu thông lượng mạng của đường truyền.

Theo RFC 1981, tiêu chuẩn này có 15 thuật ngữ, định nghĩa về IPv6.

4.1.1.5. RFC 4443 (Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Phần 5: Giao thức
bản tin điều khiển Internet)

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đo cho giao thức
bản tin điều khiển Internet đối với các thiết bị IPv6.

Theo RFC 4443, tiêu chuẩn này không xây dựng thuật ngữ, định nghĩa cho riêng
tiêu chuẩn mà áp dụng hệ thống thuật ngữ và định nghĩa chung về IPv6.

4.1.1.6. RFC 4862 (Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Phần 6: Tự động
cấu hình địa chỉ phi trạng thái IPv6)

Tiêu chuẩn này quy định các bước để một host quyết định làm thế nào để tự cấu
h nh địa chỉ IPv6 trên giao diện của nó. Quá trình tự động cấu hình bao gồm tạo
địa chỉ liên kết cục bộ, tạo địa chỉ toàn cầu bằng tự động cấu h nh địa chỉ phi trạng
thái, thủ tục phát hiện địa chỉ trùng lặp để xác minh tính duy nhất của địa chỉ gán
trên một liên kết.

Tự động cấu h nh địa chỉ phi trạng thái được sử dụng tại những nơi không quan
tâm cụ thể việc host sử dụng chính xác các địa chỉ nào miễn là chúng có tính duy
50
nhất, phù hợp để định tuyến. Nó khác với giao thức DHCP cho IPv6 (DHCPv6)
quy định trong [TCVN 9802-1:2015] được sử dụng tại những nơi có yêu cầu giám
sát chặt chẽ việc gán địa chỉ. Cả hai cơ chế, tự động cấu h nh địa chỉ phi trạng thái
và DHCPv6 có thể sử dụng đồng thời.

Quá trình tự động cấu h nh quy định trong tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho host và
không áp dụng cho các bộ định tuyến. Do việc tự động cấu hình host sử dụng
thông tin được thông báo bởi các bộ định tuyến nên các bộ định tuyến cần được
cấu hình theo các cách thức khác. Tuy nhiên, cơ chế tạo các địa chỉ liên kết cục bộ
và thủ tục phát hiện địa chỉ trùng lặp đối với mọi địa chỉ được gán trước đó trên
giao diện được quy định trong tiêu chuẩn cũng áp dụng cho các bộ định tuyến.

Theo RFC 4862, tiêu chuẩn này có 25 thuật ngữ và định nghĩa về IPv6.

4.1.2. Các tiêu chuẩn về chức năng IPv6

Nhóm các tiêu chuẩn bổ sung về chức năng IPv6 là DHCPv6 và MLDv2 gồm 4
tiêu chuẩn do tổ chức IETF xây dựng và hiện tại đã được xây dựng và ban hành ở
Việt Nam. Các tiêu chuẩn về chức năng IPv6 và các thuật ngữ cho các tiêu chuẩn
này (Phụ lục A.3) như sau:

Bảng 4.2: Các tiêu chuẩn về chức năng IPv6


RFC 3315:2003, “Dynamic Host TCVN 11237-1:2015, “ Giao thức cấu
Configuration Protocol for IPv6 h nh động Internet phiên bản 6
(DHCPv6)” (DHCPv6) - Phần 1: Đặc tả giao thức”

TCVN 11237-2:2015, “Giao thức cấu


RFC 3736:2004, “Stateless Dynamic
h nh động Internet phiên bản 6
Host Configuration Protocol (DHCP)
(DHCPv6) - Phần 2: Dịch vụ DHCP
Service for IPv6”
không giữ trạng thái cho IPv6”

51
RFC 3646:2003, “DNS Configuration TCVN 11237-3:2015, “Giao thức cấu
options for Dynamic Host h nh động Internet phiên bản 6
Configuration Protocol for IPv6 (DHCPv6) - Phần 3: Các tùy chọn cấu
(DHCPv6)” h nh DNS”

RFC 3810:2004, “Multicast Listener


Dự thảo TCVN, Giao thức phát hiện đối
Discovery Version 2 (MLDv2) for
tượng nghe Multicast (MLDv2)
IPv6”

4.1.2.1. RFC 3315 (TCVN 11237-1:2015, “Giao thức cấu hình động Internet
phiên bản 6 (DHCPv6) - Phần 1: Đặc tả giao thức”)

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy chủ (host) DHCP, cho phép các máy chủ này
chuyển các thông số cấu h nh (như các địa chỉ mạng IPv6) đến các nút mạng IPv6
và tạo ra khả năng ấn định các địa chỉ mạng để có thể tự động tái sử dụng và bổ
sung cấu hình linh hoạt. Tiêu chuẩn này là bản đối chiếu với tài liệu Cấu hình tự
động không giữ trạng thái IPv6 (IPv6 Stateless Address Autoconfiguration), có thể
được sử dụng đồng thời hoặc riêng rẽ để có được các tham số cấu hình.

Tiêu chuẩn này cho phép sử dụng các biến bên trong và các biến bên ngoài (khi
người quản trị được phép thay đổi) để mô tả giao thức. Tên các biến cụ thể, cách
thức thay đổi giá trị và cách các thiết lập ảnh hưởng tới hành vi của giao thức được
cung cấp để mô tả hành vi của giao thức. Việc triển khai không cần phải có các
biến này ở dạng chính xác, chỉ cần các hành vi bên ngoài của nó phù hợp với
những gì mô tả trong tiêu chuẩn này.

Theo RFC 3315, tiêu chuẩn này có 33 thuật ngữ, định nghĩa chia thành 2 nhóm
chính gồm:

- Nhóm về IPv6: 15 thuật ngữ, định nghĩa.

- Nhóm về DHCP: 18 thuật ngữ và định nghĩa.

52
4.1.2.2. RFC 3736 (TCVN 11237-2:2015, “Giao thức cấu hình động Internet
phiên bản 6 (DHCPv6) - Phần 2: Dịch vụ DHCP không giữ trạng thái cho
IPv6”)

Tiêu chuẩn chung DHCP định nghĩa hơn 10 bản tin giao thức và 20 phương thức,
thì chỉ có 1 tập con các bản tin và phương thức được quy định cho dịch vụ DHCP
không giữ trạng thái. Tiêu chuẩn này quy định các bản tin và phương thức được
quy định trong RFC 3315 cần thiết cho dịch vụ DHCP không giữ trạng thái. Tiêu
chuẩn này được sử dụng để hướng dẫn triển khai tương hợp các máy chủ và máy
khách sử dụng dịch vụ DHCP không giữ trạng thái.

Hoạt động của các agent chuyển tiếp giống nhau đối với dịch vụ DHCP giữ trạng
thái và không giữ trạng thái. Hoạt động của các agent chuyển tiếp được mô tả trong
tiêu chuẩn DHCP.

Theo RFC 3736, tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa tham chiếu
đến tiêu chuẩn RFC 2460 (TCVN 9802-1:2013, "Giao thức Internet phiên bản 6
(IPv6) - Phần 1: Quy định kỹ thuật”).

4.1.2.3. RFC 3646 (TCVN 11237-3:2015, “Giao thức cấu hình động Internet
phiên bản 6 (DHCPv6) - Phần 3: Các tùy chọn cấu hình DNS”)

Tiêu chuẩn này mô tả 2 phương thức để chuyển thông tin cấu h nh liên quan đến
dịch vụ tên miền (Domain Name Service - DNS) (RFC 1034) và RFC 1035) trong
DHCPv6 (RFC 3315).

Theo RFC 3646, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa tham chiếu đến
tiêu chuẩn RFC 3315 (TCVN 11237-1:2015, “Giao thức cấu h nh động Internet
phiên bản 6 (DHCPv6) - Phần 1: Đặc tả giao thức”).

4.1.2.4. RFC 3810 (Dự thảo TCVN, Giao thức phát hiện đối tượng nghe
Multicast (MLDv2))

53
Tiêu chuẩn này quy định những đặc tả kỹ thuật của Giao thức phát hiện đối tượng
nghe Multicast cho IPv6.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị nút IPv6 (gọi tắt là nút hoặc nút IPv6) yêu
cầu hỗ trợ multicast theo chính sách lọc nguồn, tức là các nút có nhu cầu nghe các
gói tin theo một địa chỉ multicast chỉ từ những địa chỉ nguồn cụ thể hay từ tất cả
các nguồn khác trừ những địa chỉ nguồn cụ thể.

Theo RFC 3810, tiêu chuẩn này không có thuật ngữ, định nghĩa riêng mà tham
chiếu đến thuật ngữ chung về IPv6.

4.1.3. Các tiêu chuẩn, qui chuẩn về thiết bị IPv6

4.1.3.1. RFC 6434 (QCVN 89:2015/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
IPv6 đối với thiết bị nút)

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đo đối với thiết bị
nút IPv6.

Theo RFC 6434, quy chuẩn này tham chiếu đến các thuật ngữ chung về IPv6 (Phụ
lục A.4).

4.1.3.2. RFC 7084 (QCVN 90:2015/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
IPv6 đối với thiết bị định tuyến biên khách hàng)

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đo đối với thiết bị
định tuyến biên khách hang IPv6 (CE Router IPv6).

Theo RFC 7084, tiêu chuẩn này có 6 thuật ngữ định nghĩa chung về IPv6 (Phụ lục
A.3).

4.1.4. Các tiêu chuẩn về giao thức hỗ trợ IPv6

Nhóm các tiêu chuẩn về giao thức hỗ trợ trong IPv6 gồm các RFC liên quan đến
SNMP-MIB IPv6. Hiện tại, các tiêu chuẩn này đã được IETF xây dựng và ban

54
hành. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các tiêu chuẩn này chưa được xem xét để nghiên
cứu và xây dựng.

Các tiêu chuẩn liên quan đến SNMP IPv6 bao gồm:

- RFC 2578 - Structure of Management Information Version 2 (SMIv2).


- RFC 2579 - Textual Conventions for SMIv2.
- RFC 2580 - Conformance Statements for SMIv2.
- RFC 3418 - Management Information Base (MIB) for the Simple Network
Management Protocol (SNMP).
- RFC 3416 - Mapping Simple Network Management Protocol (SNMP)
Notifications to SYSLOG Messages.

Các tiêu chuẩn này là một bộ các giao thức cho phép kiểm tra, quản lý các thiết bị
mạng như router, switch hay máy chủ server. Khi rà soát các tiêu chuẩn này không
có các thuật ngữ đặc trưng cho giao thức. Các định nghĩa của tiêu chuẩn thuộc
nhóm này là cấu trúc dữ liệu các bản tin trong giao thức.

4.1.5. Các bài đo tuân thủ và tương thích IPv6

Các TCVN bài đo xây dựng theo các tiều liệu bài đo trong chương tr nh IPv6
Forum. Hệ thống các bài đo đã xây dựng dự thảo và ban hành TCVN bao gồm:

Bảng 4.3: Các bài đo IPv6

TCVN 10906-1:2015 – Kiểm tra phát


hiện nút mạng lân cận IPv6

Phase-1 /Phase-2 Test Specification TCVN 10906-2:2015 – Kiểm tra giao


Core Protocols - Technical Document - thức phát hiện MTU của tuyến
Revision 4.0.6 TCVN 10906-3:2015 – Kiểm tra các
yêu cầu kỹ thuật IPv6

Dự thảo TCVN xxxx-2015, “Nghiên

55
cứu xây dựng các bài đo kiểm tra chức
năng nút IPv6 theo các giao thức lõi
IPv6”.

IPv6 READY - Conformance Test Dự thảo TCVN xx-2015, “Nghiên cứu


Scenario CE Router - Technical xây dựng các bài đo kiểm tra chức năng
Document - Revision 1.0.0b2 thiết bị Router biên khách hàng IPv6”

Rà soát các tài liệu tham chiếu chính xây dựng các TCVN có thể thấy IPv6 Forum
không xây dựng tập các thuật ngữ riêng cho các bộ bài đo của họ. Thay vào đó, để
hỗ trợ và tường minh các bài đo, một tập định nghĩa về các bản tin trong IPv6 sẽ
được xâu dựng (Phụ lục A.4):

- 5 bản tin trong giao thức ICMP (RFC 4861).

- 13 Bản tin trong giao thức DHCP (RFC 3155)

4.2. Sở cứ xây dựng

Hiện tại, nhóm đặc trách về kỹ thuật Internet (IETF) là tổ chức quốc tế chịu trách
nhiệm chính thực hiện xây dựng tiêu chuẩn hóa về IPv6. Các tiêu chuẩn của IETF
về giao thức IPv6 bao gồm các tiêu chuẩn tr nh bày đầy đủ về khái niệm, kiến trúc
IPv6, phương thức hoạt động, các yêu cầu giao thức cần đáp ứng, khả năng ứng
dụng các dịch vụ IPv6… Đây cũng là tổ chức quốc tế đưa ra bộ tài liệu khá hoàn
chỉnh về IPv6 và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, làm sở cứ xây dựng
tiêu chuẩn của mình. Hệ thống các tiêu chuẩn về IPv6 của IETF được chia ra thành
các loại tiêu chuẩn sau:

Các tiêu chuẩn cơ bản:

- Các tiêu chuẩn về giao thức lõi IPv6: gồm 6 tiêu chuẩn (RFC 2460, RFC
4861, RFC 4862, RFC 4443, RFC 2464 và RFC 4291).

- Các tiêu chuẩn về chức năng như DHCP, MLDv2….

56
Các tiêu chuẩn thiết bị mạng và thiết bị khách hàng IPv6:

- Tiêu chuẩn cho host, router: RFC 6434.

- Tiêu chuẩn cho router khách hàng (customer edge router): RFC 7084.

Việt Nam đang trong quá tr nh xây dựng, phát triển hạ tầng mạng và cung cấp các
dịch vụ IPv6. Kế hoạch triển khai IPv6 đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa
ra các định hướng, lộ trình thực hiện, trong đó gồm quá trình xây dựng và hoàn
thiện bộ tiêu chuẩn quốc gia về IPv6. Hiện tại, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
về IPv6 đã có những bước tiến triển nhất định. Hệ thống tiêu chuẩn về IPv6 (đã và
đang xây dựng để ban hành) gồm các tiêu chuẩn sau:

- Hai qui chuẩn về IPv6: gồm thiết bị nút IPv6 và thiết bị CE Router.

- Các tiêu chuẩn giao thức lõi IPv6: TCVN 9802 (6 phần).

- Các tiêu chuẩn về sự phù hợp của giao thức IPv6: TCVN 10906 (3 phần)

- Các tiêu chuẩn về giao thức cấu h nh địa chỉ động cho IPv6: TCVN 11237
(3 phần).

- Một số tiêu chuẩn bổ sung liên quan đến IPv6 khác như: đánh giá tính tuân
thủ thiết bị CE Router, giao thức MLDv2, hỗ trợ tính di động trong IPv6.

Hệ thống QCVN/TCVN về IPv6 đến thời điểm hiện nay đã khá hoàn thiện và đầy
đủ, có tính bao quát các vấn đề liên quan đến giao thức IPv6 từ cơ bản (giao thức
lõi IPv6), thiết bị mạng IPv6 đến đánh giá sự phù hợp của IPv6 so với hệ thống
tiêu chuẩn về IPv6 trên thế giới. Tuy nhiên, hệ thống thuật ngữ định nghĩa về giao
thức IPv6 còn chưa thống nhất (các thuật ngữ, định nghĩa trong hệ thống tiêu
chuẩn RFC về IPv6 của IETF được xây dựng thông qua nhiều tiêu chuẩn mà chưa
có một tiêu chuẩn cụ thể riêng về vấn đề này).

Do đó, cần thiết phải có một tiêu chuẩn trong việc hoàn thiện, thống nhất về thuật
ngữ, định nghĩa chung cho hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia về giao thức IPv6.

57
Qua đó, góp phần đắc lực cho các cơ quan quản lý nhà nước và hoàn thiện bộ tiêu
chuẩn quốc gia về IPv6. Đồng thời, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, các nhà cung cấp
dịch vụ có hạ tầng viễn thông triển khai IPv6 áp dụng các tiêu chuẩn về IPv6.

4.3. Phương pháp xây dựng

Dự thảo được xây dựng trên nguyên tắc chấp thuận các thuật ngữ, định nghĩa từ
các tiêu chuẩn quốc tế RFC do IETF xây dựng về giao thức IPv6, với các tiêu chí
phù hợp với mục tiêu xây dựng TCVN. Nhóm các tiêu chuẩn RFC về IPv6 được
lựa chọn (đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đưa ra theo Bảng 3.3) bao gồm:

- Nhóm các tiêu chuẩn về giao thức lõi IPv6 (RFC 2460, RFC 4291, RFC
4861, RFC 1981, RFC 4443, RFC 4862).
- Nhóm các tiêu chuẩn về chức năng IPv6 (RFC 3315, 3736, 3646, 3810).
- Nhóm các tiêu chuẩn giao thức hỗ trợ IPv6 (RFC 2578, RFC 2579, RFC
2580, RFC 3418, RFC 3416)
- Nhóm tiêu chuẩn về thiết bị IPv6 (RFC 6434, 7084).
- Nhóm tiêu chuẩn về bài đo giao thức IPv6.

Các thuật ngữ và định nghĩa được tổng hợp từ các tiêu chuẩn gốc trên và sau đó
xây dựng lại như sau:

- Các thuật ngữ được xem xét trùng nhau giữa các tiêu chuẩn sẽ lấy 1 để thống
nhất.

- Các thuật ngữ được tổng hợp và phân chia nhóm lại cho phù hợp như sau:

 Thuật ngữ và định nghĩa IPv6 cơ bản:

+ Thuật ngữ chung về IPv6 (các thuật ngữ áp dụng chung cho tất cả các
RFC thuộc nhóm giao thức lõi và chức năng IPv6).

+ Thuật ngữ về giao thức lõi IPv6 (các thuật ngữ từ 6 RFC giao thức lõi
IPv6).

58
+ Thuật ngữ về chức năng IPv6 (các thuật ngữ từ các 3 RFC DHCP, 1 RFC
về MLDv2).

+ Thuật ngữ về thiết bị IPv6 (các thuật ngữ từ RFC 6434 và RFC 7084).

 Định nghĩa các bản tin trong IPv6 (RFC 4861 và RFC 3155).

- Các thuật ngữ được phân biệt thông qua mã số để dễ dàng tra cứu.

- Hai phụ lục được xây dựng nhằm sắp xếp lại thuật ngữ IPv6 cơ bản theo vần
tiếng Việt và tiếng Anh.

4.4. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa cho giao thức Internet phiên
bản 6 (IPv6) cơ bản gồm:

- Các giao thức IPv6 lõi và các bài đo cho giao thức lõi.

- Các giao thức về chức năng gồm DHCPv6 và MLDv2.

- Các yêu cầu về kỹ thuật đối với thiết bị nút và bộ định tuyến biên khách
hàng IPv6.

4.5. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn

Nội dung của tiêu chuẩn được biên soạn với các nội dung chính như sau:

Tên dự thảo TCVN: Internet phiên bản 6 (IPv6) – Các thuật ngữ cơ bản và
định nghĩa.

Cấu trúc:

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

59
Phụ lục A (Tham khảo) Thuật ngữ được sắp xếp theo vần tiếng Việt

Phụ lục B (Tham khảo) Thuật ngữ được sắp xếp theo vần tiếng Anh

Phụ lục C (Tham khảo) Giới thiệu và định nghĩa một số bản tin trong giao thức
IPv6 cơ bản

Tài liệu tham khảo

Dưới đây là bảng đối chiếu nội dung TCVN so với tài liệu gốc

Bảng 4.1: Nội dung chi tiết trong dự thảo TCVN

Dự thảo TCVN Hình thức xây dựng

1 Phạm vi áp dụng Biên soạn mới

2 Tài liệu viện dẫn Biên soạn lại

3 Thuật ngữ và định nghĩa Tham khảo các RFC đưa ra

3.1. Thuật ngữ và định nghĩa IPv6 cơ bản trong Bảng 3.3 và xây
dựng với các thuật ngữ

3.2. Định nghĩa các bản tin trong IPv6 định nghĩa theo các Bảng
A.2, A.3, A.4, A.5

Tự xây dựng và biên soạn


Phụ lục A: Thuật ngữ sắp xếp theo vần tiếng Việt
mới.

Phụ lục B (Tham khảo) Thuật ngữ được sắp xếp theo Tự xây dựng và biên soạn
vần tiếng Anh mới.

Tham khảo các RFC đưa ra


trong Bảng 3.3 và xây
Phụ lục C (Tham khảo) Giới thiệu và định nghĩa một
dựng với các thuật ngữ
số bản tin trong giao thức IPv6 cơ bản
định nghĩa theo các Bảng
A.2, A.3, A.4, A.5

60
Tài liệu tham khảo Biên soạn mới

61
Phụ lục A

Hệ thống các thuật ngữ trong tài liệu tham chiếu

A.1. Giới thiệu chung

- Các bảng dưới đây cung cấp hệ thống các thuật ngữ được sử dụng để đối chiếu cho việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn.
Các thuật ngữ này được trích dẫn ra trong các tài liệu tham chiếu chính gồm một số RFC do IETF xây dựng (cột chữ
thường) và một số TCVN/QCVN xây dựng từ các RFC đó (cột chữ in nghiêng).

- Đối với cột các thuật ngữ trong RFC, các thuật ngữ in đậm là các thuật ngữ được xây dựng bổ sung nhằm đáp ứng cho
dự thảo tiêu chuẩn về thuật ngữ và định nghĩa IPv6.

- Đối với cột các thuật ngữ trong TCVN/QCVN, các thuật ngữ nghiêng in đậm là các thuật ngữ được hiệu chỉnh cho phù
hợp trong dự thảo tiêu chuẩn về thuật ngữ và định nghĩa IPv6.

- Một số thuật ngữ bị trùng lặp khi tham chiếu được xem xét để có tính thống nhất trong cách sử dụng.

A.2. Các thuật ngữ của các tiêu chuẩn giao thức lõi IPv6

RFC 2460/TCVN RFC 4291/TCVN RFC 4861/TCVN RFC 1981/TCVN RFC 4443(1) /TCVN RFC 4862/TCVN
9802-1 9802-2 9802-3 9802-4 9802-5 9802-6

node Nút mạng node Nút mạng node Nút mạng Thiết bị nút node Nút mạng
IPv6

62
router Bộ định router Bộ định router Bộ định Router router Bộ định
tuyến tuyến tuyến IPv6 tuyến

host Máy chủ host Máy chủ host Host Host IPv6 host Host

upper Tầng trên upper layer Phân lớp upper Tầng trên Phần bù 1 upper Lớp trên
layer trên layer layer

Link Liên kết link Liên kết link Liên kết link Liên kết

Neighbors Nút láng Interface Giao diện Interface Giao diện Interface Giao diện
giềng

Interface Giao Neighbors Nút mạng Address Địa chỉ Packet Gói tin
diện lân cận

Address Địa chỉ Address Địa chỉ Packet Gói tin Address Địa chỉ

Packet Gói tin anycast Địa chỉ link MTU MTU của Unicast Địa chỉ
address anycast liên kết address Unicast

63
link MTU MTU liên Prefix Tiền tố path MTU MTU của Anycast Địa chỉ
kết tuyến address Anycast

path MTU MTU link-layer Địa chỉ PMTU Multicast Địa chỉ
tuyến address lớp liên address Multicast
kết

User on-link Địa chỉ Path MTU Khám phá solicited- Địa chỉ
Datagram on-link Discovery MTU của node multicast
Protocol tuyến multicast của nút
address mạng thăm

MTU off-link Địa chỉ flow Luồng link-layer Địa chỉ lớp
off-link address liên kết

Địa chỉ Unicast Unicast longest Tiền tố dài flow id Nhãn luồng link-local Địa chỉ liên
Unicast prefix nhất phù address kết cục bộ
match hợp

Địa chỉ Anycast Anycast Reachabilit Khả năng path Tuyến global Địa chỉ
Anycast y kết nối address toàn cầu

Địa chỉ Multicast Multicast Packet Gói tin ICMPv6 communic Giao tiếp
Multicast Packet Too ation
Big

ICMP link MTU MTU của tentative Địa chỉ dự

64
liên kết address kiến

Target Địa chỉ preferred Địa chỉ ưu


mục tiêu address tiên

Proxy Nút đại deprecated Địa chỉ


diện address không
được tán
đồng

ICMP Bản tin valid Địa chỉ


destination ICMP chỉ address hợp lệ
unreachabl thị không
e indication thể đi tới
đích

random Trễ ngẫu invalid Địa chỉ


delay nhiên address không hợp
lệ

random preferred Thời gian


delay seed lifetime sống ưu
tiên

multicast Có khả valid Thời gian


capable năng lifetime sống hợp
multicast lệ

point-to- Liên kết interface Định danh

65
point điểm – identifier giao diện
điểm

non- Đa truy
broadcast nhập
multi- không
access quảng bá
(NBMA) NBMA

shared Chia sẻ
media phương
tiện

variable Biến thiên


MTU MTU

asymmetric Có khả
reachability năng bất
đối xứng

all-nodes Địa chỉ


multicast multicast
address của tất cả
nút mạng

all-routers Địa chỉ


multicast multicast
address của tất cả

66
bộ định
tuyến

solicited- Địa chỉ


node multicast
multicast của nút
address mạng
thăm dò

link-local Địa chỉ


address liên kết
cục bộ

unspecified Địa chỉ


address không xác
định

IP Giao thức
Internet

ICMP Giao thức


bản tin
điều khiển
Internet

Neighbor
Cache

Destinatio

67
n Cache

Prefix List

Default
Router
List
Router
Discovery
Prefix
Discovery
Parameter
Discovery
Address
resolution
Next – hop
determinat
ion
Neighbor
Unreachab
ility
Detection
Duplicate
Address
Detection

68
Loopback
Address(2)

(1) Tiêu chuẩn RFC 4443 không xây dựng mục thuật ngữ, định nghĩa cho riêng tiêu chuẩn.

(2) Thuật ngữ này được đề xuất bổ sung và nằm trong tiêu chuẩn RFC 4291.

69
A.3. Các thuật ngữ từ các tiêu chuẩn về chức năng IPv6
RFC 3315 TCVN RFC TCVN RFC TCVN RFC Dự thảo
11237-1 3736(1) 11237-2 3646(2) 11237-3 3810(3)
TCVN
2015

address Địa chỉ Bộ phân Querier Thiết bị


giải DNS truy vấn

host host FQDN Non- Thiết bị


(Fully Querier không
Qualified phải
Domain Querier
Name)

IP IP Socket Socket

Interface Giao diện Nút

Link Liên kết Router

link-layer Bộ định Host


identifier danh tầng
liên kết

link-local Địa chỉ liên Tầng trên


address kết cục bộ

multicast Địa chỉ Liên kết


address Multicast

Neighbor Nút lân Giao diện


cận

Node Nút mạng Địa chỉ

Packet Gói tin Gói tin

Prefix Tiền tố

prefix Độ dài tiền


length tố

Router Bộ định

70
tuyến

unicast Địa chỉ


address Unicast

appropriate Phù hợp


to the link với liên kết

Binding Gắn kết

configurati Thông số
on cấu hình
parameter

DHCP Giao thức


cấu hình
động cho
Internet
phiên bản 6

DHCP Máy khách


client DHCP

DHCP Miền
domain DHCP

DHCP Vùng
realm DHCP

DHCP Nút mạng


relay agent trung gian
DHCP

DHCP Máy chủ


server DHCP

DUID Định danh


đơn DHCP

Identity Tập định


association danh
(IA)

Identity Định danh

71
association IA
identifier
(IAID)

Identity IA cho các


association địa chỉ lâu
for non- dài
temporary
addresses
(IA_NA)

Identity
association
for
temporary
addresses
(IA_TA)

Message Bản tin

Reconfigur Khóa cấu


e key hình lại

Relaying Chuyển
tiếp

transaction ID chuyển
ID giao

(1) Tiêu chuẩn RFC 3736 áp dụng hệ thống thuật ngữ và định nghĩa trong RFC 2460, RFC 3315
và RFC 3646.

(2) Tiêu chuẩn RFC 3646 áp dụng hệ thống thuật ngữ và định nghĩa trong RFC 3315.

(3) Tiêu chuẩn RFC 3810 không xây dựng mục thuật ngữ, định nghĩa cho riêng tiêu chuẩn. Một
số thuật ngữ định nghĩa được đề xuất như trên thuộc tiêu chuẩn này.

A.4. Các thuật ngữ từ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về thiết bị IPv6

RFC 6434 QCVN 89 RFC 7084 QCVN 90

IPv6 node Thiết bị nút IPv6 End-User Network Mạng người sử dụng

72
đầu cuối

IPv6 router Router IPv6 IPv6 Customer Edge Thiết bị định tuyến
Router biên khách hàng IPv6

IPv6 host Host IPv6 IPv6 Host Host IPv6

Stateless address Tự động cấu hình LAN Interface Giao diện LAN
autoconfiguration địa chỉ không giữ
trạng thái IPv6

Stateful address Tự động cấu hình Service Provider Doanh nghiệp cung
autoconfiguration địa chỉ có giữ cấp dịch vụ
trạng thái IPv6

Địa chỉ link-local WAN Interface Giao diện WAN

Phát hiện nút Dual Stack Lite


mạng lân cận

MTU liên kết Địa chỉ ULA

MTU của tuyến Bản tin ICMPv6


Destination
Unreachable

Phát hiện Path 6rd


MTU

Lựa chọn địa chỉ


mặc định IPv6

Phát hiện đối


tượng nghe
multicast

Công nghệ đường


hầm

A.5. Các thuật ngữ về bản tin trong giao thức IPv6
73
Bản tin ICMP Bản tin DHCP

Router Solicitation Solicit

Router Advertisement Advertise

Neighbor Solicitation Request

Neighbor Advertismnet Confirm

Redirect Renew

Packet Too Big Rebind

Time Exceeded Reply

Parameter Problem Release

Echo Request Reconfigure

Echo Reply Information-Request

Relay-Forward

Relay-Reply

74
Tài liệu tham khảo
[1]. http://www.ipv6forum.com/

[2]. http://www.tbs-sct.gc.ca/it-ti/ipv6/tr-et-eng.asp

[3]. NIST, “A Profile for IPv6 in the U.S. Government – Version 1.0 -

Recommendations of the National Institute of Standards and Technology”


(Profile cho IPv6 trong chính phủ Hoa Kỳ - Phiên bản 1 – Các khuyến nghị
của Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia).
[4]. RFC 1885, “Internet Control Message Protocol (SLAAC) for the Internet

Protocol Version 6 (IPv6) Specification” (Đặc tả kỹ thuật Giao thức bản tin
điều khiển Internet cho giao thức Internet phiên bản 6).
[5]. RFC 2463, “Internet Control Message Protocol (SLAAC) for the Internet

Protocol Version 6 (IPv6) Specification” (Đặc tả kỹ thuật Giao thức bản tin
điều khiển Internet cho giao thức Internet phiên bản 6).
[6]. RFC 4443, “Internet Control Message Protocol (SLAAC) for the Internet

Protocol Version 6 (IPv6) Specification” (Đặc tả kỹ thuật Giao thức bản tin
điều khiển Internet cho giao thức Internet phiên bản 6).
[7]. TEC, "Standard for IPv6 Conformance and Interoperability" (Các tiêu chuẩn

kỹ thuật cho tính tuân thủ và tương thích IPv6.


[8]. TCVN 9802-2:2015 Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) – Phần 2: Kiến trúc

địa chỉ IPv6


[9]. IEEE Standards Association, Guidelines for 64-bit Global Identifier (EUI-64)

General
[10]. https://www.vnnic.vn/ipv6/thamkhao/tự-động-cấu-hình-đị-chỉ-trong-ipv6

[11]. Đề tài bộ TTTT mã số 21-15-KHCN-TC, “Nghiên cứu xây dựng tiêuchuẩn

Giao thức bản tin điều khiển Internet”


75
[12]. Báo cáo đề tài báo cáo đề tài “Nghiên cứu xây dựng các bài đo kiểm tra chức

năng thiết bị định tuyến biên khách hàng IPv6, MS: 22-15-KHKT-TC
[13]. http://www.worldipv6launch.org/

[14]. https://labs.apnic.net/dists/v6dcc.html

[15]. http://6lab.cisco.com/stats

[16]. TCVN 11237-1:2015, “Giao thức cấu h nh động Internet phiên bản 6

(DHCPv6) - Phần 1: Đặc tả giao thức” (RFC3646).

76

También podría gustarte