Está en la página 1de 271

(Tập 2)

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


TS. NGUYỄN PHẠM ANH DŨNG

GIÁO TRÌNH

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN


THÔNG TIN DI ĐỘNG

3G LÊN 4G (Tập 2)

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


GD 01 HM 10
LỜI NÓI ĐẦU
Thông tin di động là ngành công nghiệp viễn thông phát triển nhanh
nhất với con số thuê bao đã đạt đến 3,8 tỷ tính đến cuối năm 2008. Khởi
nguồn từ dịch vụ thoại đắt tiền phục vụ một số ít người di chuyển, đến
nay với sự ứng dụng ngày càng rộng rãi các thiết bị thông tin di động thế
hệ ba, thông tin di động có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ đòi hỏi
tốc độ số liệu cao kể cả các chức năng camera, MP3 và PDA. Với các
dịch vụ đòi hỏi tốc độ cao ngày càng trở nên phổ biến thì nhu cầu về 3G
cũng như phát triển nó lên 4G đang càng trở nên cấp thiết. Để phục vụ
nhu cầu học tập của sinh viên, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản
“Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G” do
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng biên soạn.
3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ
thứ 3 (Third Generation). Mạng 3G (Third-generation technology) là thế
hệ thứ ba của chuẩn công nghệ điện thoại di động, cho phép truyền cả dữ
liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh,
hình ảnh...). 3G cung cấp cả hai hệ thống là chuyển mạch gói và chuyển
mạch kênh. Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập vô tuyến hoàn toàn
khác so với hệ thống 2G hiện nay. Điểm mạnh của công nghệ này so với
công nghệ 2G và 2.5G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh,
hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di
chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có
thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc
chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; Các dịch vụ
định vị toàn cầu (GPS); E-mail; video streaming; High-ends games;...
Do khuôn khổ có hạn, giáo trình sẽ chỉ tập trung trình bày hai công
nghệ: đó là HSPA (sự phát triển tăng cường của WCDMA) và 3GPP
LTE. Có thể coi công nghệ HSPA và sự phát triển tiếp theo của nó là hậu
3G còn công nghệ LTE là tiền 4G. Đây là các công nghệ dự kiến sẽ rất
phát triển trong những thập niên tới. Giáo trình được xây dựng trên cơ sở
sinh viên đã học môn "Đa truy nhập vô tuyến và lý thuyết trải phổ".
Vì đây là giáo trình cho môn chuyên đề đòi hỏi sinh viên phải tự đọc
nên giáo trình được biên soạn chi tiết với kết cấu hợp lý để sinh viên có
thể tự học. Mỗi chương đều có phần giới thiệu chung, có phần tổng kết
và các câu hỏi.
Giáo trình bao gồm 16 chương. Chương đầu giới thiệu tổng quan về
các hệ thống phát triển của 3G và lộ trình phát triển lên 4G. Chương 2 đề
cập đến các vấn đề liên quan đến truyền dẫn vô tuyến băng rộng. Chương
3 nghiên cứu các công nghệ đa truy nhập OFDMA và SC-FDMA ứng
dụng cho LTE. Chương 4 trình bày một trong các kỹ thuật quan trọng
của 3G phát triển và 4G là đa anten. Chương 5 trình bày một số kỹ thuật
then chốt của 3G phát triển và 4G là: thích ứng đường truyền, lập biểu
phụ thuộc kênh và HARQ (phát lại lai ghép). Chương 6 và chương 7
trình bày nguyên lý của HSDPA và HSUPA. Chương 8 đề cập đến các
vấn đề quản lý tài nguyên vô tuyến của HSPA. Chương 9 trình bày dịch
vụ VoIP trong HSPA. Chương 10 trình bày một số dịch vụ tiên tiến của
HSPA là MBMS - dịch vụ quảng bá, đa phương đa phương tiện và
CPC - kết nối gói liên tục. Chương 11 trình bày các mục tiêu LTE.
Chương 12 trình bày các vấn đề chung của truy nhập vô tuyến LTE và
kiến trúc giao diện vô tuyến LTE. Chương 13 và 14 trình bày lớp vật lý
và các thủ tục truy nhập LTE. Chương 15 trình bày phát triển kiến trúc hệ
thống LTE/SAE. Chương 16, trình bày mô phỏng đánh giá hiệu năng
HSPA, LTE và tính toán quỹ đường truyền.
Ngoài ra phần Phụ lục của giáo trình, trình bày các yêu cầu đối với
phần vô tuyến của máy đầu cuối HSPA và có thêm phần Thuật ngữ viết
tắt, Tài liệu tham khảo để bạn đọc tiện tra cứu.
Giáo trình có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại
học, các chuyên gia, các cán bộ quản lý và kỹ thuật trong lĩnh vực thông
tin di động. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song quá trình biên soạn sẽ khó
tránh khỏi thiếu sót, Học viện rất mong nhận được ý kiến góp ý của các
bạn đồng nghiệp và bạn đọc gần xa.
Xin trân trọng cảm ơn!

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


MỤC LỤC
Lời nói đầu..............................................................................................5

Chương 6. HSDPA...............................................................................185
6.1. Tổng quan..............................................................................186
6.2. HS-DSCH .............................................................................191
6.3. MAC-hs và xử lý lớp vật lý..................................................200
6.4. Luồng số liệu.........................................................................204
6.5. Điều chế bậc cao ...................................................................206
6.6. Lập biểu và thích ứng đường truyền .....................................208
6.7. HARQ với kết hợp mềm .......................................................215
6.8. CQI và các phương tiện đánh giá chất lượng khung khác ....230
6.9. Cấu trúc các kênh báo hiệu của HSDPA...............................235
6.10. HSDPA MIMO ...................................................................248
6.11. Các thủ tục lớp vật lý của HSDPA......................................254
6.12. Di động................................................................................257
6.13. Các thể loại UE ...................................................................259
6.14. Tổng kết ..............................................................................261
6.15. Câu hỏi ................................................................................263

Chương 7. Truy nhập gói đường lên tốc độ cao HSUPA ............... 265
7.1. Tổng quan..............................................................................266
7.2. E-DCH ..................................................................................272
7.3. MAC-e và xử lý lớp vật lý ....................................................281

i
7.4. Luồng số liệu.........................................................................286
7.5. Lập biểu.................................................................................287
7.6. HARQ với kết hợp mềm .......................................................298
7.7. Báo hiệu điều khiển...............................................................314
7.8. Thủ tục lớp vật lý ..................................................................327
7.9. Di động..................................................................................329
7.10. Các thể loại UE ...................................................................331
7.11. Tổng kết...............................................................................331
7.12. Câu hỏi ................................................................................333

Chương 8. Quản lý tài nguyên vô tuyến ............................................335


8.1. Tổng quản quản lý tài nguyên vô tuyến của HSDPA ...........336
8.2. Các giải thuật RNC cho HSDPA...........................................337
8.3. Các giải thuật nút B cho HSDPA ..........................................352
8.4. Tổng quan quản lý tài nguyên vô tuyến HSUPA ..................365
8.5. Các giải thuật RNC cho HSUPA...........................................366
8.6. Các giải thuật nút B cho HSUPA ..........................................370
8.7. Tổng kết.................................................................................372
8.8. Câu hỏi ..................................................................................372

Chương 9. VoIP trong HSPA............................................................. 375


9.1. Động lực VoIP.......................................................................376
9.2. Nén tiêu đề ............................................................................378
9.3. VoIP trong HSPA..................................................................379
9.4. Tổng kết.................................................................................388
9.5. Câu hỏi ..................................................................................389

ii
Chương 10. Các dịch vụ quảng bá/đa phương, đa phương tiện
và kết nối gói liên tục....................................................... 391
10.1. Tổng quan MBMS...............................................................392
10.2. Các kênh cho MBMS ..........................................................402
10.3. Kết nối gói liên tục ..............................................................406
10.4. Tổng kết...............................................................................417
10.5. Câu hỏi ................................................................................418
Phụ lục
Thuật ngữ viết tắt
Tài liệu tham khảo

iii
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
2G Second Generation Thế hệ thứ hai

3G Third Generation Thế hệ thứ ba

3GPP 3rd Generation Partnership Project Đề án các đối tác thế hệ thứ ba

3GPP2 3rd Generation Partnership Project 2 Đề án đối tác thế hệ thứ ba - 2

AAS Adaptive Antenna System Hệ thống anten thích ứng

ACLR Adjacent Channel Leakage Ratio Tỷ số rò kênh lân cận

ACK Acknowledgement Công nhận

AGW Access Gateway Cổng truy nhập

AM Acknowledged Mode Chế độ công nhận

AMC Adaptive Modulation and Coding Mã hóa và điều chế thích ứng

AMR Adaptive MultiRate Đa tốc độ thích ứng

ARQ Automatic Repeat-reQuest Yêu cầu phát lại tự động

AWGN Additive Gaussian Noise Tạp âm Gauss trắng cộng

BCCH Broadcast Control Channel Kênh điều khiển quảng bá

BCH Broadcast Channel Kênh quảng bá

BES Best Effort Service Dịch vụ nỗ lực nhất

BER Bit Error Rate Tỷ số lỗi bit

BLER Block Error Rate Tỷ số lỗi khối

BM-SC Broadcast/Multicast Service Center Trung tâm dịch vụ quảng bá/đa


phương
BPSK Binary Phase Shift Keying Khóa chuyển pha hai trạng thái
BS Base Station Trạm gốc

BTS Base Tranceiver Station Trạm thu phát gốc

CAZAC Constant Amplitude Zero Auto- Tự tương quan bằng không biên
Correlation độ không đổi
CC Convolutional Code Mã xoắn

CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mã

CN Core Network Mạng lõi

CP Cyclic Prefix Tiền tố chu trình

CPC Continuous Packet Connectivity Kết nối gói liên tục

CPICH Common Pilot Channel Kênh hoa tiêu chung

CQI Channel Quality Indicator Chỉ thị chất lượng kênh

CRC Cyclic Redundancy Check Kiểm tra vòng dư

CS Circuit Switch Chuyển mạch kênh

CTC Convolutional Turbo Code Mã hóa Turbo xoắn

DCCH Dedicated Control Channel Kênh điều khiển riêng

DCH Dedicated Channel Kênh riêng

DFT Discrete Fourier Transform Biến đổi Fourier rời rạc

DFTS- DFT-Sread OFDM OFDM trải phổ


OFDM
DL Downlink Đường xuống

DPCCH Dedicated Physical Control Channel Kênh điều khiển vật lý riêng

DPCH Dedicated Physical Channel Kênh vật lý riêng

DPDCH Dedicated Physical Data Channel Kênh số liệu vật lý riêng

DRX Discontinuous Reception Thu không liên tục

DSCH Downlink Shared Channel Kênh chia sẻ đường xuống

DTX Discontinuous Transmission Phát không liên tục


DUSP Switching point from downlink to uplink Điểm chuyển mạch từ đường
xuống sang đường lên
E-AGCH Enhanced Absolute Grant Channel Kênh cho phép tuyệt đối
tăng cường
E-DCH Enhanced Dedicated Channel Kênh riêng tăng cường

E-DPCCH Enhanced Dedicated Control Channel Kênh điều khiển riêng tăng cường

E-DPDCH Enhanced Dedicated Data Channel Kênh số liệu riêng tăng cường

eNodeB E-UTRAN Node B Nút B của E-UTRAN

EPC Evolved Packet Core Lõi gói phát triển

E-RGCH Enhanced Relative Grant Channel Kênh cho phép tương đối
tăng cường
E-UTRA Evolved UTRA Truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS
phát triển
ErtPS Extended Real Time Packet Service Dịch vụ gói thời gian thực mở
rộng
E-TFC E-DCH Transport Format Combination Kết hợp khuôn dạng truyền tải
E-DCH
E-TFCI E-DCH Transport Format Combination Chỉ số kết hợp khuôn dạng truyền
Index tải E-DCH
E- Evolved UTRA/Evolved-RAN Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất
UTRAN/E- UMTS phát triển
RAN
FACH Forward Access Channel Kênh truy nhập đường xuống

FBSS Fast Base Station Switching Chuyển mạch trạm gốc nhanh

FCC Federal Communication Commision Ủy ban thông tin liên bang

FDD Frequency Division Duplex Ghép song công phân chia theo
thời gian
FDM Frequency Division Multiplex Ghép kênh phân chia theo
tần số
FDMA Frequency Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo
tần số
F-DPCH Fractional DPCH DPCH một phần (phân đoạn)

FEC Forward Error Correction Hiệu chỉnh lỗi trước


FFT Fast Fourier Transform Biến đổi Fourier nhanh

GERAN GSM EDGE Radio Access Network Mạng truy nhập vô tuyến GSM
EDGE
GGSN Gateway GPRS Support Node Nút hỗ trợ GPRS cổng

GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói chung

GPS Global Positionning System Hệ thống định vị toàn cầu

G-RAKE Generalized-RAKE RAKE tổng quát

GSM Global System For Mobile Hệ thống thông tin di động


Communications toàn cầu
HARQ Hybrid Automatic Repeat reQuest Yêu cầu phát lại tự động lai ghép

HCR High Chip Rate Tốc độ chip cao

HHO Hard Handover Chuyển giao cứng

HLR Home Location Register Bộ ghi định vị thường trú

HSDPA High Speed Downlink Packet Access Truy nhập gói đường xuống
tốc độ cao
HS-DPCCH High-Speed Dedicated Physical Control Kênh điều khiển vật lý riêng
Channel tốc độ cao
HS-DSCH High-Speed Dedicated Shared Channel Kênh chia sẻ riêng tốc độ cao

HSPA High Speed Packet Access Truy nhập gói tốc độ cao

HS-PDSCH High-Speed Physical Dedicated Shared Kênh chia sẻ riêng vật lý


Channel tốc độ cao
HSS Home Subscriber Server Server thuê bao nhà

HS-SCCH High-Speed Shared Control Channel Kênh điều khiển chia sẻ


tốc độ cao
HSUPA High-Speed Uplink Packet Access Truy nhập gói đường lên
tốc độ cao
IDFT Inverse Discrete Fourier Transform Biến đổi Fourier rời rạc ngược

IFDMA Interleaved FDMA FDMA đan xen


IFFT Inverse Fast Fourier Transform Biến đổi Fourier nhanh ngược

IMS IP Multimedia Subsystem Phân hệ đa phương tiện IP


IMT-2000 International Mobile Thông tin di động quốc tế 2000
Telecommunications 2000
IP Internet Protocol Giao thức Internet

IPv4 IP version 4 Phiên bản IP 4

IPv6 IP version 6 Phiên bản IP 6

IR Incremental Redundancy Phần dư tăng

IRC Interferrence Rejection Combining Kết hợp loại nhiễu

ISDN Integrated Services Digital Network Mạng số đa dịch vụ tích hợp

ITU International Telecommunications Union Liên minh Viễn thông quốc tế

ITU-R International Telecommunications Liên minh Viễn thông quốc tế bộ


Union- Radio Sector phận vô tuyến
Iu Giao diện được sử dụng để thông
tin giữa RNC và mạng lõi
Iub Giao diện được sử dụng để thông
tin giữa nút B và RNC
Iur Giao diện được sử dụng để thông
tin giữa các RNC
LCR Low Chip Rate Tốc độ chip thấp

LTE Long Term Evolution Phát triển dài hạn

MAC Medium Access Control Điều khiển truy nhập môi trường

MBMS Multimedia Broadcast Multicast Service Dịch vụ quảng bá đa phương đa


phương tiện
MBS Multicast Broadcast Service Dịch vụ đa phương quảng bá

MBSFN Multicast Broadcast Single Frequency Mạng đa phương quảng bá đơn


Network tần số
MCCH MBMS Control Channel Kênh điều khiển MBMS

MCE MBMS Coordination Entity Thực thể điều phối MBMS

MCH Multicast Control Channel Kênh điều khiển đa phương

MC-CDMA Multi Carrier- Code Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo mã
Access đa sóng mang
MC-WCDMA Multi Carrier- Wide band Code Division Đa truy nhập phân chia theo mã
Multiple Access băng rộng đa sóng mang
MDHO Macro Diversity Handover Chuyển giao phân tập vĩ mô

MICH MBMS Indicator Channel Kênh chỉ thị MBMS

MIMO Multi-Input Multi-Output Nhiều đầu vào nhiều đầu ra

ML Maximum Likelihood Khả giống cực đại

MLD Maximum Likelihood Detection Tách sóng khả giống cực đại

MMS Multimedia Messaging Service Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện

MMSE Minimum Mean Square Error Sai số bình phương trung bình
cực tiểu
MRC Maximum Ratio Combining Kết hợp tỷ lệ cực đại

MSC Mobile Services Switching Center Trung tâm chuyển mạch các dịch
vụ di động
MSCH MBMS Scheduling Channel Kênh lập biểu MBMS

MTCH MBMS Traffic Channel Kênh lưu lượng MBMS

NACK Non-Acknowledgement Không công nhận

NodeB Nút B

nrTPS Non-Real-Time Polling Service Dịch vụ thăm dò phi thời gian thực

OFDM Orthogonal Frequency Division Ghép kênh phân chia theo tần số
Multiplexing trực giao
OFDMA Orthogonal Frequency Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo tần
Access số trực giao
OOK On-Off Keying Khóa tắt bật

OVSF Orthogonal Variable Spreading Factor Hệ số trải phổ khả biến trực giao

PAPR Peak to Average Power Ratio Tỷ số công suất đỉnh trên công
suất trung bình
PAR Peak to Average Ratio Tỷ số đỉnh trên trung bình (giống
như PAPR)
PARC Per-Antenna Rate Control Điểu khiển tốc độ cho một anten

PCI Precoding Control Indication Chỉ thị điều khiển tiền mã hóa

PDCCH Physical Dedicated Control Channel Kênh điều khiển riêng vật lý
PDCP Packet-Data Convergence Protocol Giao thức hội tụ số liệu gói

PDSCH Physical Downlink Shared Channel Kênh chia sẻ đường xuống vật lý

PDU Packet Data Unit Khối số liệu gói

PF Proportional Fair Công bằng tỷ lệ (một kiểu lập biểu

PHY Physical Layer Lớp vật lý

PRB Physical Resource Block Khối tài nguyên vật lý

PS Packet Switch Chuyển mạch gói

PSTN Public Switched Telephone Network Mạng điện thoại chuyển mạch
công cộng
QAM Quadrature Amplitude Modulation Điều chế biên độ vuông góc

QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ

QPSK Quadtrature Phase Shift Keying Khóa chuyển pha vuông góc

RAB Radio Access Bearer Kênh mang truy nhập vô tuyến

RAN Radio Access Network Mạng truy nhập vô tuyến

RAT Radio Access Technology Công nghệ truy nhập vô tuyến

RB Resource Block Khối tài nguyên

RF Radio Frequency Tần số vô tuyến

RLC Radio Link Control Điều khiển liên kết vô tuyến

RNC Radio Network Controller Bộ điều khiển mạng vô tuyến

RNTI Radio Network Temporary Identity Nhận dạng tạm thời mạng vô
tuyến
ROHC Robust Header Compression Nén tiêu đề bền chắc

RR Round Robin Quay vòng

RRC Radio Resource Control Điều khiển tài nguyên vô tuyến

RRM Radio Resource Management Quản lý tài nguyên vô tuyến

RS Reference Symbol Ký hiệu tham khảo


RSN Retransmission Sequence Number Số trình tự phát lại

RTP Real Time Protocol Giao thức thời gian thực

rtPS Real Time Polling Service Dịch vụ thăm dò thời gian thực

RU Resource Unit Đơn vị tài nguyên

RV Redundancy Version Phiên bản dư

SA System Aspects Các khía cạnh hệ thống

SAE System Architecture Evolution Phát triển kiến trúc mạng

SC-FDMA Single Carrier – Frequency Division Đa truy nhập phân chia theo
Multiple Access tần số đơn sóng mang
SCH Synchronization channel Kênh đồng bộ

SDMA Spatial Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo
không gian
SDU Service Data Unit Đơn vị số liệu dịch vụ

SF Spreading Factor Hệ số trải phổ

SFBC Space Frequency Block Code Mã khối không gian tần số

SFN Single Frequency Network Mạng tần số đơn

SGSN Serving GPRS Support Node Nút hỗ trợ GPRS phục vụ

SIC Successive Interference Combining Kết hợp loại bỏ nhiễu lần lượt

SIM Subscriber Identity Module Môđun nhận dạng thuê bao

SINR Signal to Interferdence plus Noise Ratio Tỷ số tín hiệu trên nhiễu cộng
tạp âm
SMS Short Message Service Dịch vụ nhắn tin

SNR Signal to Noise Ratio Tỷ số tín hiệu trên tạp âm

SOHO Soft Handover Chuyển giao mềm

SRNS Serving Radio Network Subsystem Phân hệ mạng vô tuyến phục vụ

STBC Space Time Block Code Mã khối không gian thời gian

STC Space Time Code Mã không gian thời gian


STTD Space Time Transmit Diversity Phân tập phát không gian thời
gian
TCP Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền dẫn

TD-CDMA Time Division -Code Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo mã –
Access phân chia theo thời gian
TDD Time Division Duplex Ghép song công phân chia theo
thời gian
TDM Time Division Multiplex Ghép kênh phân chia theo
thời gian
TDMA Time Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo
thời gian
TD-SCDMA Time Division-Synchronous Code Đa truy nhập phân chia theo mã
Division Multiple Access đồng bộ - phân chia theo thời gian
TF Transport Format Khuôn dạng truyền tải

TFC Transport Format Combination Kết hợp khuôn dạng truyền tải

TFCI Transport Format Combination Indicator Chỉ thị kết hợp khuôn dạng
truyền tải
TM Transparent Mode Chế độ trong suốt (cấu hình RLC)

TR Technical Report Báo cáo kỹ thuật

TrCH Transport Channel Kênh truyền tải

TS Technical Specication Đặc tả kỹ thuật

TSG Technical Specication Group Nhóm đặc tả kỹ thuật

TSN Transmission Sequence Number Số trình tự phát

TSTD Time Switched Transmit Diversity Phân tập phát chuyển mạch theo
thời gian
TTI Transmission Time Interval Khoảng thời gian phát

UDSP Switching point from uplink to downlink Điểm chuyển mạch từ đường lên
sang đường xuống
UE User Equipment Thiết bị người sử dụng

UL Uplink Đường lên

UM Unacknowledged Mode Chế độ không công nhận (cấu


hình RLC)
UMTS Universal Mobile Telecommunications Hệ thống thông tin di động
System toàn cầu
USIM UMTS Subcriber Identity Module Môđun nhận dạng thuê bao
UMTS
UTRA UMTS Terrestrial Radio Access Truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS

UTRAN UMTS Terrestrial Radio Access Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất
Network UMTS
Uu Giao diện được sử dụng để giao
tiếp giữa nút B và UE
WCDMA Wideband Code Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo mã
Access băng rộng
WG Working Group Nhóm công tác

WLAN Wireless Local Area Network Mạng nội vùng không dây

AMR Adaptive Multirate Đa tốc độ thích ứng

AMR-WB Adaptive Multirate- Wide Band Đa tốc độ thích ứng băng rộng

VoIP Voice over IP Thoại qua IP

X2 Giao diện giữa các eNodeB

ZC Zadoff- Chu

ZF Zero Forcing Cưỡng bức về không


Chương 6

HSDPA

Mục tiêu của HSDPA là mở rộng giao diện vô tuyến của


WCDMA, tăng cường hiệu năng và dung lượng (tốc độ số liệu đỉnh
cao) của WCDMA. Để đạt được mục tiêu này, HSDPA sử dụng một
số kỹ thuật như: điều chế bậc cao, lập biểu phụ thuộc kênh và HARQ
với kết hợp mềm.
Các chủ đề được trình bày trong chương này bao gồm:
- HS-DSCH
- MAC-hs và xử lý lớp vật lý
- Luồng số liệu
- Điều chế bậc cao
- Lập biểu và thích ứng đường truyền
- HARQ với kết hợp mềm
- CQI và các phương tiện đánh giá chất lượng khung khác
- Cấu trúc các kênh báo hiệu của HSDPA
- HSDPA MIMO
- Các thủ tục lớp vật lý của HSDPA
- Di động
- Các thể loại UE
186 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Mục đích chương nhằm cung cấp cho bạn đọc các kiến thức khá
đầy đủ về công nghệ đa truy nhập HSDPA được sử dụng trong 3G+
của 3GPP.
Để hiểu được chương này bạn đọc cần đọc kỹ tư liệu được trình
bày trong chương, tham khảo thêm các tài liệu [1], [9], [10], [11], [14]
và trả lời các câu hỏi cuối chương.

6.1 TỔNG QUAN

6.1.1 Truyền dẫn kênh chia sẻ


Đặc điểm chủ yếu của HSDPA là truyền dẫn kênh chia sẻ. Trong
truyền dẫn kênh chia sẻ, một bộ phận của tổng tài nguyên vô tuyến
đường xuống khả dụng trong ô (công suất phát và mã định kênh trong
WCDMA) được coi là tài nguyên chung được chia sẻ động theo thời
gian giữa những người sử dụng. Truyền dẫn kênh chia sẻ được thực
hiện thông qua kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao (HS-DSCH:
High-Speed Dowlink Shared Channel). HS-DSCH cho phép cấp phát
nhanh một bộ phận tài nguyên đường xuống để truyền số liệu cho một
người sử dụng đặc thù. Phương pháp này phù hợp cho các ứng dụng
số liệu gói thường được truyền theo dạng cụm và vì thế có các yêu cầu
về tài nguyên thay đổi nhanh.
Cấu trúc cơ sở thời gian và mã của HS-DSCH được cho trên hình
6.1. Tài nguyên mã cho HS-DSCH bao gồm một tập mã định kênh có
hệ số trải phổ 16 (xem phần trên của hình 6.1), trong đó số mã có thể
sử dụng để lập cấu hình cho HS-DSCH nằm trong khoảng từ 1 đến 15.
Các mã không dành cho HS-DSCH được sử dụng cho mục đích khác,
chẳng hạn cho báo hiệu điều khiển, các dịch vụ MBMS hay các dịch
vụ chuyển mạch kênh.
Phần dưới của hình 6.1 mô tả ấn định tài nguyên mã HS-DSCH
cho từng người sử dụng trên cở sở TTI = 2ms (TTI: Transmit Time
Interval: Khoảng thời gian truyền dẫn). HSPDA sử dụng TTI ngắn để
Chương 6: HSDPA 187

giảm trễ và cải thiện quá trình bám theo các thay đổi của kênh cho
mục đích điều khiển tốc độ và lập biểu phụ thuộc kênh (sẽ xét trong
phần dưới).
Các mã định kênh

Hình 6.1. Cấu trúc thời gian-mã của HS-DSCH


Ngoài việc được ấn định một bộ phận của tổng tài nguyên mã khả
dụng, một phần tổng công suất khả dụng của ô phải được ấn định cho
truyền dẫn HS-DSCH. Lưu ý rằng HS-DSCH không được điều khiển
công suất mà được điều khiển tốc độ. Sau khi phục vụ các kênh khác,
phần công suất còn lại có thể được sử dụng cho HS-DSCH, điều này
cho phép khai thác hiệu quả tổng tài nguyên công suất khả dụng.

6.1.2. Lập biểu phụ thuộc kênh


Lập biểu điều khiển việc dành kênh chia sẻ cho người sử dụng
nào tại một thời điểm cho trước. Bộ lập biểu này là một phần tử then
chốt và quyết định rất lớn đến tổng hiệu năng của hệ thống, đặc
biệt khi mạng có tải cao. Trong mỗi TTI, bộ lập biểu quyết định
HS-DSCH sẽ được phát đến người (hoặc những người) sử dụng nào
kết hợp chặt chẽ với cơ chế điều khiển tốc độ (tại tốc độ số liệu nào).
Như đã xét trong chương trước, dung lượng hệ thống có thể được
tăng đáng kể khi có xét đến các điều kiện kênh trong quyết định lập
188 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

biểu: lập biểu phụ thuộc kênh. Vì trong một ô, các điều kiện của các
đường truyền vô tuyến đối với các UE khác nhau thay đổi độc lập, nên
tại từng thời điểm luôn luôn tồn tại một đường truyền vô tuyến có chất
lượng kênh gần với đỉnh của nó (hình 6.2). Vì thế có thể truyền tốc độ
số liệu cao đối với đường truyền vô tuyến này. Giải pháp này cho
phép hệ thống đạt được dung lượng cao. Độ lợi nhận được khi truyền
dẫn dành cho những người sử dụng có các điều kiện đường truyền vô
tuyến thuận lợi thường được gọi là phân tập đa người sử dụng và độ
lợi này càng lớn khi thay đổi kênh càng lớn và số người sử dụng trong
một ô càng lớn. Vì thế trái với quan điểm truyền thống rằng phađinh
nhanh là hiệu ứng không mong muốn và rằng cần chống lại nó, bằng
cách lập biểu phụ thuộc kênh phađinh có lợi và cần khai thác nó.
Một số chiến lược lập biểu khác nhau đã được xét trong chương
trước. Chiến lược của bộ lập biểu thực tế là khai thác các thay đổi
ngắn hạn (do phađinh đa đường) và các thay đổi nhiễu nhanh nhưng
vẫn duy trì được tính công bằng dài hạn giữa những người sử dụng.
Về nguyên tắc, sự mất công bằng dài hạn càng lớn thì dung lượng
càng cao. Vì thế cần cân đối giữa tính công bằng và dung lượng.
Chất lượng kênh

Hình 6.2. Lập biểu phụ thuộc kênh cho HSDPA


Ngoài các điều kiện kênh, bộ lập biểu cũng cần xét đến các điều
kiện lưu lượng. Chẳng hạn, sẽ vô nghĩa nếu lập biểu cho một người sử
dụng không có số liệu đợi truyền dẫn cho dù điều kiện kênh của người
Chương 6: HSDPA 189

sử dụng này tốt. Ngoài ra một số dịch vụ cần được cho mức ưu tiên
cao hơn. Chẳng hạn các dịch vụ luồng đòi hỏi được đảm bảo tốc độ số
liệu tương đối không đổi dài hạn, trong khi các dịch vụ nền như tải
xuống không có yêu cầu cao về tốc độ số liệu không đổi dài hạn.

6.1.3. Điều khiển tốc độ và điều chế bậc cao


Trong chương trước, điều khiển tốc độ đã được coi là phương tiện
thích ứng đường truyền cho các dịch vụ truyền số liệu hiệu quả hơn so
với điều khiển công suất thường được sử dụng trong CDMA, đặc biệt
là khi nó được sử dụng cùng với lập biểu phụ thuộc kênh.
Đối với HSDPA, điều khiển tốc độ được thực hiện bằng cách điều
chỉnh động tỷ lệ mã hóa kênh và chọn lựa động giữa điều chế QPSK
và 16QAM. Điều chế bậc cao như 16QAM cho phép đạt được mức độ
sử dụng băng thông cao hơn QPSK nhưng đòi hỏi Eb/N0 cao hơn. Vì
thế 16 QAM chủ yếu chỉ hữu ích trong các điều kiện kênh thuận lợi.
Nút B lựa chọn tốc độ số liệu độc lập cho từng TTI 2ms và cơ chế
điều khiển tốc độ có thể bám các thay đổi kênh nhanh.

6.1.4. HARQ với kết hợp mềm


HARQ với kết hợp mềm cho phép đầu cuối yêu cầu phát lại các
khối thu mắc lỗi, đồng thời điều chỉnh mịn tỷ lệ mã hiệu dụng và bù
trừ các lỗi gây ra do cơ chế thích ứng đường truyền. Đầu cuối giải mã
từng khối truyền tải mã nó nhận được rồi báo cáo về nút B về việc giải
mã thành công hay thất bại cứ 5ms một lần sau khi thu được khối này.
Cách làm này cho phép phát lại nhanh chóng các khối số liệu thu
không thành công và giảm đáng kể trễ liên quan để phát lại so với phát
hành R3.
Không như HARQ truyền thống, trong kết hợp mềm, đầu cuối
không loại bỏ thông tin mềm trong trường hợp nó không thể giải mã
được khối truyền tải mà kết hợp thông tin mềm từ các lần phát trước
đó với phát lại hiện thời để tăng xác suất giải mã thành công. Tăng
190 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

phần dư (IR) được sử dụng làm cơ sở cho kết hợp mềm trong HSDPA,
nghĩa là các lần phát lại có thể chứa các bit chẵn lẻ không có trong các
lần phát trước. Từ chương 5 ta đã biết rằng IR có thể cung cấp độ lợi
đáng kể khi tỷ lệ mã đối với lần phát đầu cao vì các bit chẵn lẻ bổ
sung làm giảm tổng tỷ lệ mã. Vì thế IR chủ yếu hữu ích trong tình
trạng giới hạn băng thông khi đầu cuối ở gần trạm gốc và số lượng các
mã định kênh chứ không phải công suất hạn chế tốc độ số liệu khả
dụng. Nút B điều khiển tập các bit được mã hóa sẽ sử dụng để phát lại
có xét đến dung lượng nhớ khả dụng của UE.

6.1.5. Kiến trúc


Từ các phần trên ta thấy rằng các kỹ thuật HSDPA dựa trên thích
ứng nhanh đối với các thay đổi nhanh trong các điều kiện kênh. Vì thế
các kỹ thuật này phải được đặt gần với giao diện vô tuyến tại phía
mạng, nghĩa là tại nút B. Ngoài ra một mục tiêu quan trọng của
HSDPA là duy trì tối đa sự phân chia chức năng giữa các lớp và các
nút của R3. Cần giảm thiểu sự thay đổi kiến trúc, vì điều này sẽ đơn
giản hóa việc đưa HSDPA vào các mạng đã triển khai cũng như đảm
bảo hoạt động trong các môi trường mà ở đó không phải tất cả các ô
đều được nâng cấp bằng chức năng HSDPA. Vì thế HSDPA đưa vào
nút B một lớp con MAC mới, MAC-hs, chịu trách nhiệm cho lập biểu,
điều khiển tốc độ và khai thác giao thức HARQ. Do vậy ngoại trừ các
tăng cường cho RNC như điều khiển cho phép HSDPA đối với những
người sử dụng, HSDPA chủ yếu tác động lên nút B (hình 6.3).
Mỗi UE sử dụng HSDPA sẽ thu truyền dẫn HS-DSCH từ một ô
(ô phục vụ). Ô phục vụ chịu trách nhiệm lập biểu, điều khiển tốc độ,
HARQ và các chức năng MAC-hs khác cho HSDPA. Chuyển giao
mềm đường lên được hỗ trợ trong đó truyền dẫn số liệu đường lên sẽ
thu được từ nhiều ô và UE sẽ nhận được các lệnh điều khiển công suất
từ nhiều ô.
Di động từ một ô hỗ trợ HSDPA đến một ô không hỗ trợ HSDPA
được xử lý dễ dàng. Có thể đảm bảo dịch vụ không bị gián đoạn cho
Chương 6: HSDPA 191

người sử dụng (mặc dù tại tốc độ số liệu thấp hơn) bằng chuyển mạch
kênh trong RNC trong đó người sử dụng được chuyển mạch đến kênh
dành riêng (DCH) trong ô không có HSDPA. Tương tự, một người sử
dụng được trang bị đầu cuối có HSDPA có thể chuyển mạch từ kênh
riêng sang HSDPA khi người này chuyển vào ô có hỗ trợ HSDPA.

Hình 6.3. Kiến trúc HSDPA

6.2 HS-DSCH

6.2.1. HS-DSCH và các kênh báo hiệu


Kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao (HS-DSCH: High-speed
Downlink Shared Channel) là kênh truyền tải được sử dụng để hỗ trợ
truyền dẫn kênh chia sẻ và các công nghệ khác trong HSDPA như lập
biểu phụ thuộc kênh, điều khiển tốc độ (gồm cả điều chế tốc độ cao)
và HARQ với kết hợp mềm. Như đã xét trong phần tổng quan và hình
6.1, HS-DSCH tương ứng với một tập mã định kênh có hệ số trải phổ
16. Mỗi mã định kênh này còn được gọi là HS-PDSCH (High Speed
192 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Physical Downlink Shared Channel: kênh chia sẻ vật lý đường xuống


tốc độ cao).
Để hiểu rõ được kênh HS-DSCH ta so sánh tính năng kênh DCH
và HS DSCH. Trước hết ta cần lưu ý một số điểm khác nhau giữa
WCDMA và HSDPA. WCDMA sử dụng các kênh FACH, DCH và
DSCH để truyền số liệu gói, trong đó FACH để truyền các gói nhỏ,
DCH là kênh chính còn DSCH để truyền các gói có tốc độ cao hơn.
HSPA thực chất thay thế kênh WCDMA DSCH bằng kênh HSDPA
DSCH (trong R5 vẫn còn sử dụng WCDMA DSCH nhưng trong R6
kênh này không còn được sử dụng nữa). Trong R5, kênh DCH luôn đi
cùng với kênh HSDPA DSCH (hình 6.4). Nếu số liệu không được
truyền thì DCH là kênh mang vô tuyến báo hiệu (SRB: Signalling
Radio Bearer). Trong trường hợp dịch vụ chuyển mạch kênh (AMR
hoặc video) được truyền song song với số liệu PS, thì các dịch vụ CS
được mang trên kênh này. Trong R6 báo hiệu có thể được truyền trên
kênh F-DCH (Fractional DCH: DCH một phần). Trong R5, số liệu
người sử dụng đường lên luôn được truyền trên DCH (khi HSDPA
tích cực), trong khi đó R6 sử dụng E-DCH (Enhanced DCH: DCH
tăng cường) cho HSUPA. Bảng 6.1 so sánh các tính năng kênh DCH
và HS-DSCH.

Hình 6.4. Các kênh cần cho hoạt động HSDPA trong R5
Chương 6: HSDPA 193

Bảng 6.1. So sánh các tính năng kênh DCH và HS-DSCH


Tính năng DCH HS-DSCH

Hệ số trải phổ khả biến có không


Điều khiển công suất nhanh có không

Điều chế và mã hóa thích ứng không có

Khai thác nhiều mã có có, được mở rộng

Phát lại lớp vật lý không có

Thích ứng đường truyền và không có


lập biểu theo BTS

Ngoài HS-DSCH còn cần có các kênh khác như các kênh cho các
dịch vụ chuyển mạch kênh và cho báo hiệu điều khiển. Để có thể cân
đối giữa khối lượng tài nguyên mã dành cho HS-DSCH và khối lượng
tài nguyên mã dành cho các mục đích khác, có thể lập cấu hình cho số
mã định kênh khả dụng cho HS-DSCH trong dải từ 1 đến 15. Các mã
không dành cho HS-DSCH được sử dụng cho các mục đích khác như
cho báo hiệu điều khiển và các dịch vụ chuyển mạch kênh. Nút mã
đầu tiên trong cây mã không bao giờ được sử dụng cho truyền dẫn
HS-DSCH bởi vì nút này chứa các kênh vật lý bắt buộc như kênh hoa
tiêu chẳng hạn.
Có thể tổng kết các khác biệt quan trọng giữa khai thác số liệu gói
dựa HSDPA so với trên R3 DCH như sau:
- Không có điều khiển công suất nhanh, thay vào đó là thích ứng
đường truyền bằng cách chọn tổ hợp các mã định kênh, tỷ lệ mã
hóa kênh và điều chế thích hợp.
- Hỗ trợ điều chế bậc cao hơn DCH. Với sử dụng điều chế biên độ
16QAM, số bit mang trên một ký hiệu tăng gấp đôi so với điều
chế QPSK của R3.
194 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

- Nút B lập biểu cho người sử dụng (ấn định tài nguyên vô tuyến)
trong từng TTI = 2ms và thông báo kết quả lập biểu bằng báo
hiệu nhanh lớp vật lý. Với DCH báo hiệu lớp cao hơn từ RNC
ấn định mã bán cố định (SF tương ứng). TTI của DCH cũng lâu
hơn (10, 20, 40 hoặc 80ms).
- Sử dụng phát lại lớp vật lý và kết hợp mềm phát lại, trong khi
với DCH nếu có sử dụng phát lại thì sử dụng phát lại mức RLC.
- Không có chuyển giao mềm. Số liệu chỉ được phát từ ô phục vụ.
- Hoạt động đa mã với một SF cố định. Chỉ SF = 16 là được sử
dụng, trong khi với DCH, hệ số trải phổ có thể là từ 4 đến 512.
Với HSDPA chỉ có mã Turbo được sử dụng, trong khi với DCH
cả mã xoắn cũng có thể được sử dụng.
- Không có phát không liên tục (DTX) tại mức khe. HS-PDSCH
hoặc được phát toàn bộ hoặc hoàn toàn không được phát trong
2ms TTI.
Chia sẻ tài nguyên mã HS-DSCH trước hết cần thực hiện trong
miền thời gian. Lý do là để khai thác tối đa các ưu điểm của lập biểu
phụ thuộc kênh và điều khiển tốc độ, vì chất lượng tại đầu cuối thay
đổi trong miền thời gian nhưng (hầu như) độc lập với tập mã (các
kênh vật lý) được sử dụng để truyền dẫn. Tuy nhiên chia sẻ tài nguyên
mã HS-DSCH trong miền mã cũng được hỗ trợ như trên hình 6.1. Với
chia sẻ mã-thời gian, hai hay nhiều UE có thể được lập biểu đồng thời
bằng cách sử dụng các phần khác nhau của tài nguyên mã chung (các
tập khác nhau của các kênh vật lý). Có hai lý do cho chia sẻ trong
miền mã: (1) hỗ trợ các đầu cuối không thể trải phổ tập mã đầy đủ (vì
phức tạp) và (2) hỗ trợ các tải nhỏ khi số liệu được phát không yêu
cầu tập đầy đủ các mã HS-DSCH được cấp phát. Trong cả hai trường
hợp nói trên, sẽ lãng phí tài nguyên khi ấn định toàn bộ tài nguyên mã
cho một đầu cuối.
Chương 6: HSDPA 195

Ngoài việc được cấp phát một phần trong số tổng tài nguyên mã,
một phần trong số tổng công suất ô khả dụng cũng được sử dụng cho
truyền dẫn HS-DSCH.
Để đạt được mức độ sử dụng tài nguyên công suất cực đại trong
trạm gốc, phần công suất còn lại sau khi đã phục vụ các kênh khác
(các kênh được điều khiển công suất) phải được ưu tiên dành cho
HS-DSCH như mô tả trên hình 6.5. Về nguyên tắc, điều này dẫn đến
công suất phát không đổi (hay ở mức độ nhất định không đổi) trong
một ô. Vì HS-DSCH được điều khiển tốc độ, nên tốc độ số liệu của
HS-DSCH có thể được lựa chọn để phù hợp với các điều kiện kênh vô
tuyến và lượng công suất tức thời khả dụng cho truyền dẫn HS-DSCH.

Hình 6.5. Sử dụng công suất động với HS-DSCH


Để đạt được ấn định các tài nguyên chia sẻ nhanh và đạt được trễ
người sử dụng đầu cuối thấp, TTI phải được lựa chọn nhỏ nhất. Tuy
nhiên nếu TTI quá nhỏ sẽ dẫn đến chi phí bổ sung cho báo hiệu đối
với từng cuộc truyền dẫn quá lớn. Để cân đối giữa hai tiêu chí đối lập
nhau nói trên TTI được chọn bằng 2ms cho HSDPA.
Cần phải có báo hiệu điều khiển đường xuống cho hoạt động của
HS-DSCH trong từng TTI. Số nhận dạng của UE (hoặc các UE) hiện
thời đang được lập biểu phải được thông báo cùng với tài nguyên vật
lý (các mã định kênh) được sử dụng để phát đến UE này. UE cũng cần
196 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

được thông báo về khuôn dạng truyền tải được sử dụng cho truyền dẫn
cùng với thông tin liên quan đến HARQ. Tài nguyên và thông tin về
khuôn dạng truyền tải bao gồm bộ phận cây mã được sử dụng cho
truyền dẫn, sơ đồ điều chế được sử dụng và kích thước khối truyền tải.
Báo hiệu điều khiển đường xuống được mang trên kênh HS-SCCH
(High Speed Shared Control Channel: kênh điều khiển chia sẻ tốc độ
cao); kênh này được phát đồng thời với HS-DSCH bằng cách sử dụng
một mã định kênh riêng. HS-SCCH là kênh chia sẻ để thông báo về
việc HS-DSCH được lập cấu hình cho UE nào. Tất cả các UE đều thu
kênh này để tìm xem nó có được lập biểu hay không.
Trong một ô có thể nhiều kênh HS-SCCH được lập cấu hình,
nhưng vì HS-DSCH chủ yếu được chia sẻ theo thời gian và chỉ có đầu
cuối hiện đang được lập biểu là cần thu kênh HS-SCCH, vì thế thông
thường chỉ có một, hay nếu chia sẻ trong miền mã được hỗ trợ trong ô,
thì có thể có một số HS-SCCH là được lập cấu hình trong ô. Tuy
nhiên mỗi đầu cuối có khả năng HS-DSCH phải có khả năng giám sát
tới 4 HS-SCCH. Bốn HS-SCCH được chọn đển có thể đảm bảo đủ
tính linh hoạt trong quá trình lập biểu cho nhiều UE; nếu con số này
nhỏ hơn thì bộ lập biểu sẽ chỉ hạn chế đến các UE cần lập biểu đồng
thời trong trường hợp chia sẻ miền mã.
Truyền dẫn HSDPA cũng đòi hỏi báo hiệu điều khiển đường lên
cho HARQ để thông báo cho nút B về việc thu truyền dẫn đường
xuống có thành công hay không. Trong mỗi TTI mà UE được lập biểu,
các báo hiệu ACK và NAK được gửi trên đường lên để thông báo kết
quả của giải mã HS-DSCH. Thông tin này được mang trên kênh HS-
DPCCH: High Speed Dedicated Physical Control Channel: kênh điều
khiển vật lý riêng tốc độ cao). Mỗi UE được thiết lập một kênh HS-
DPCCH cùng với cấu hình HS-DSCH. Ngoài ra nút B cũng cần biết
thông tin về các điều kiện kênh đường lên tức thời tại UE để thực hiện
lập biểu phụ thuộc kênh và điều khiển tốc độ. Vì thế mỗi UE phải đo
Chương 6: HSDPA 197

các điều kiện tức thời đường xuống và phát chỉ thị chất lượng kênh
(CQI: Channel Quality Indicator) trên kênh HS-DPCCH.
Ngoài các kênh HS-DSCH và HS-SCCH, đầu cuối HSDPA cần
nhận được các lệnh điều khiển công suất để hỗ trợ điều khiển công
suất vòng kín đường lên giống như đối với đầu cuối WCDMA. Điều
này đạt được thông qua kênh DPCH (Downlink Dedicated Physical
Channel: kênh vật lý riêng đường xuống) đối với từng UE. Ngoài lệnh
điều khiển công suất, kênh này còn được sử dụng cho số liệu của
người sử dụng không được truyền trên kênh HS-DSCH, chẳng hạn
cho các dịch vụ chuyển mạch kênh.

Hình 6.6. Cấu trúc kênh có HSDPA


Phát hành R6 hỗ trợ kênh DPCH phân đoạn, F-DPCH (Fractional
DPCH) để giảm việc sử dụng các mã định kênh đường xuống. Về
nguyên lý, kênh dành riêng đường xuống chỉ được sử dụng để mang
các lệnh điều khiển công suất cho UE để điều khiển công suất đường
lên. Nếu tất cả các cuộc truyền dẫn số liệu bao gồm cả các kênh mang
vô tuyến báo hiệu lớp cao đều được sắp xếp lên HS-DSCH, thì sẽ lãng
phí các tài nguyên mã quý hiếm nếu sử dụng một kênh riêng với hệ số
trải phổ 256 cho một UE để chỉ điều khiển công suất. F-DCH giải
quyết điều này bằng cách cho phép nhiều UE chia sẻ một mã định
kênh đường xuống duy nhất.
198 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Để tổng kết, ta xét cấu trúc kênh tổng thể có HSDPA trên hình 6.6.
Từ hình 6.6, ta thấy các kênh cần thiết cho hoạt động HSDPA bao
gồm:
1. Đối với R5
− HS-DSCH (Kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao): Mang số
liệu gói tốc độ cao
− HS-SCCH (Kênh điều khiển chia sẻ đường xuống tốc độ
cao): Mang thông tin về số mã trải phổ và phương pháp
điều chế được sử dụng cho đầu cuối để đầu cuối có thể giải
trải phổ và giải điều chế đúng
− HS-DPCCH (Kênh điều khiển vật lý dành riêng đường lên
tốc độ cao): Mang thông tin hồi tiếp để BTS có thể thích
ứng đường truyền và phát lại
− Kênh DCH (DPDCH/DPCCH) đường lên: Giống như
WCDMA
2. Đối với R6
− Bổ sung thêm kênh đường lên F-DCH (kênh DCH một
đoạn): Chỉ mang thông tin về điều khiển công suất cho
đường lên cho trường hợp chỉ truyền số liệu gói
Cả kênh HS-PDSCH và HS-SCCH đều không có phân tập vĩ mô
đường xuống hay chuyển mạch mềm. Lý do vì việc đặt lập biểu
HS-DSCH trong nút B. Vì thế không thể đồng thời phát HS-DSCH
đến một UE từ nhiều nút B và điều này dẫn đến không thể sử dụng
chuyển giao mềm giữa các nút B. Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng trong
mỗi ô, phân tập đa người sử dụng được thực hiện bởi bộ lập biểu phụ
thuộc kênh. Bộ lập biểu chỉ cho phép phát đến một người sử dụng khi
người này có các điều kiện kênh vô tuyến tức thời thuận lợi và vì thế
độ lợi nhận được từ phân tập vĩ mô sẽ giảm.
Chương 6: HSDPA 199

6.2.2. Điều khiển tài nguyên cho HS-DSCH


Khi đưa vào HSDPA, một số phần quản lý tài nguyên vô tuyến
được xử lý tại nút B thay vì tại RNC. Lý do vì áp dụng lập biểu phụ
thuộc kênh và điều khiển tốc độ được đặt trong nút B để khai thác các
thay đổi nhanh của kênh. Tuy nhiên RNC vẫn chịu trách nhiệm tổng
thể cho quản lý tài nguyên bao gồm cả điều khiển cho phép và xử lý
nhiễu giữa các ô. Vì thế các báo cáo về kết quả đo lường mới từ nút B
đến RNC được đưa vào hệ thống cùng với các cơ chế cho RNC để
thiết lập các giới hạn mà nút B được phép xử lý các tài nguyên
HSDPA trong ô.
Để giới hạn công suất sử dụng cho HSDPA, RNC có thể thiết lập
đại lượng công suất cực đại mà nút B được phép sử dụng để phát
đường xuống cho HSDPA. Điều này cho phép RNC điều khiển đại
lượng nhiễu cực đại mà một ô có thể gây ra đối với các ô lân cận.
Trong giới hạn mà RNC thiết lập, nút B có thể tự do quản lý công suất
chi phí cho HSDPA trên đường xuống. Nếu đại lượng này không có
(hay lớn hơn tổng công suất của nút B), nút B có thể sử dụng toàn bộ
công suất khả dụng cho truyền dẫn đường xuống trên HS-DSCH và
HS-SCCH.
Điều khiển cho phép trong RNC cần xét đến đại lượng công suất
khả dụng trong nút B. Chỉ khi có đủ khối lượng công suất khả dụng
trong nút B, một người sử dụng mới mới được phép vào ô. Vì thế cần
đo công suất sóng mang đang phát. Tuy nhiên, cùng với việc đưa vào
HSDPA, nút B có thể phát toàn bộ công suất thậm chí khi chỉ có một
người trong ô để đạt được tốc độ số liệu cực đại. Đối với điều khiển
cho phép trong RNC, điều này thể hiện như là ô đầy tải và không thể
cho phép thêm người sử dụng nữa. Vì thế cần đưa vào việc báo cáo
kết quả đo mới về công suất sóng mang đang phát của tất cả các mã
không được sử dụng cho HS-PDSCH hay HS-SCCH. Điều khiển cho
200 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

phép sẽ sử dụng thông tin này để quyết định có cho phép những người
sử dụng mới vào ô hay không (hình 6.7).

Hình 6.7. Đo đạc và giới hạn tài nguyên đối với HSDPA
Ngoài báo hiệu liên quan đến công suất như đã xét ở trên, cũng
cần có báo hiệu cho các dịch vụ luồng. Để hỗ trợ hiệu quả dịch vụ
luồng, cần đảm bảo một tốc độ trung bình tối thiểu. Để vậy RNC có
thể thông báo tốc độ bit cần đảm bảo. Bộ lập biểu có thể sử dụng
thông tin này để đảm bảo cung cấp tốc độ số liệu đủ cao trung bình
trong thời gian dài hơn cho một hàng đợi ưu tiên nào đó của MAC-d.
Để giám sát sự thực hiện này và để có thể quan trắc tải trong ô do các
quy định này, nút B có thể báo cáo công suất cần thiết cho từng loại
ưu tiên do RNC lập cấu hình để nhận dạng các UE đòi hỏi chi phí cao
(đòi hỏi nhiều công suất). Nút B cũng có thể báo cáo tốc độ số liệu lấy
trung bình trên 100ms mà thực tế nó cung cấp cho từng loại ưu tiên.

6.3 MAC-hs VÀ XỬ LÝ LỚP VẬT LÝ

6.3.1. Cấu trúc MAC-hs và lớp vật lý


Như đã xét trong phần tổng quan, MAC-hs là một lớp con mới
được đặt trong nút B chịu trách nhiệm để lập biểu DS-DSCH, điều
khiển tốc độ và hoạt động của giao thức HARQ. Để hỗ trợ các tính
năng này, lớp vật lý cũng đã được tăng cường bằng các tính năng
Chương 6: HSDPA 201

tương ứng chẳng hạn hỗ trợ kết hợp mềm trong HARQ. Hình 6.8 mô
tả MAC-hs và quá trình xử lý lớp vật lý.

Hình 6.8. MAC-hs và quá trình xử lý lớp vật lý


MAC-hs bao gồm lập biểu, xử lý ưu tiên, chọn khuôn dạng truyền
tải (điều khiển tốc độ) và các bộ phận của HARQ. Số liệu có dạng một
khối truyền tải với kích thước động được đưa từ MAC-hs thông qua
kênh truyền tải HS-DSCH đến xử lý lớp vật lý HS-DSCH.
202 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Quá trình xử lý lớp vật lý HS-DSCH như sau. 24bit CRC được
gắn vào từng khối truyền tải. CRC được UE sử dụng để phát hiện lỗi
trong khối truyền tải thu. Để giải điều chế 16QAM (một kiểu sơ đồ
điều chế được hỗ trợ bởi HS-DSCH), máy thu cần biết được biên độ
để tạo ra giá trị mềm chính xác trước khi giải mã Turbo. Điều này
khác với QPSK, trong đó không cần biết biên độ vì tất cả thông tin
được chứa trong pha của tín hiệu thu. Để dễ dàng đánh giá tham chuẩn
biên độ, sau khi gắn CRC các bit được ngẫu nhiên hóa. Kết quả là
chuỗi ra của bộ mã hóa Turbo được ngẫu nhiên trước khi đưa lên điều
chế 16QAM và điều này hỗ trợ cho UE để ước tính chuẩn biên độ.
Lưu ý rằng ngẫu nhiên hóa được thực hiện cho tất cả các sơ đồ điều
chế, mặc dù nói một cách chặt chẽ nó chỉ cần thiết cho 16QAM.
Sơ đồ mã hóa căn bản trong HSDPA là mã hóa Turbo tỷ lệ 1/3.
Để đạt được tỷ lệ mã hóa do quá trình điều khiển tốc độ lựa chọn, đục
lỗ và lặp được sử dụng để phối hợp số bit được mã hóa với số bit khả
dụng của kênh vật lý. Cơ chế phối hợp tốc độ cũng là một bộ phận của
HARQ lớp vật lý và nó được sử dụng để tạo ra các phiên bản dư khác
nhau cho sơ đồ dư tăng. Điều này được thực hiện thông qua các mẫu
đục lỗ (chích bỏ) khác nhau; các bit khác nhau được đục lỗ cho lần
phát đầu và các lần phát lại.
Phân đoạn kênh vật lý thực hiện phân bố các bit đến các mã định
kênh khác nhau được sử dụng cho truyền dẫn, sau đó là đan xen.
Sắp xếp chùm tín hiệu chỉ được sử dụng cho 16QAM. Nếu kết
hợp săn bắt được sử dụng cùng với 16QAM, thì có thể tăng được hiệu
năng nếu chùm tín hiệu thay đổi giữa các lần phát lại. Chi tiết về điều
này sẽ được xét dưới đây.

6.3.2. Tiêu đề MAC-hs


Để hỗ trợ việc sắp đặt lại thứ tự và phân chia các MAC-d PDU
trong UE như đã trình bày ở trên, cần có báo hiệu thông tin cần thiết
Chương 6: HSDPA 203

cho UE. Vì thông tin này chỉ cần thiết sau khi đã giải mã thành công
một khối truyền tải, nên có thể sử dụng báo hiệu trong băng ở dạng
tiêu đề MAC-hs.
Tiêu đề MAC chứa:
- Nhận dạng hàng đợi sắp đặt lại thứ tự
- Số trình tự phát (TSN)
- Số lượng và kích thước MAC-d PDU
Cấu trúc tiêu đề MAC-hs được cho trên hình 6.9. Cờ phiên bản
(VF) bằng 0 và được dự trữ cho các mở rộng tương lai của tiêu đề
MAC-hs. Nhận dạng hàng đợi (Queue ID) 3 bit nhận dạng hàng đợi
sắp đặt lại thứ tự cần được sử dụng trong máy thu. Tất cả các MAC-d
PDU trong một MAC-hs PDU trực thuộc cùng một hàng đợi sắp đặt
lại thứ tự. Trường TSN 6 bit nhận dạng số trình tự phát của khối số
liệu MAC-hs. TSN là số duy nhất trong một bộ đệm sắp xếp lại nhưng
không duy nhất giữa các bộ đệm sắp xếp lại khác nhau. Cùng với
Queue ID, TSN đảm bảo hỗ trợ chuyển theo thứ tự như đã xét trong
phần trước.
VF Queue ID TSN SID1 N1 F1 SID k Nk Fk

Tiêu đề MAC-hs Các MAC-d PDU Các MAC-d PDU Đệm

Các MAC PDU có kích thước N1 SID1 Các MAC PDU có kích thước N kSIDk

Khối truyền tải (MAC-hs PDU)

Hình 6.9. Cấu trúc tiêu đề MAC-hs


Tải tin MAC-hs bao gồm một hay nhiều MAC-d PDU. SID 3 bit,
nhận dạng chỉ số kích thước cung cấp kích thước MAC-d PDU và
trường N 7 bit xác định số lượng MAC-d PDU. Cờ F được sử dụng để
204 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

chỉ thị kết thúc tiêu đề MAC-hs. Tập SID, N và F được sử dụng cho
từng tập các MAC-PDU liền kề và nhiều kích thước khác nhau của
MAC-d PDU được hỗ trợ bằng cách tạo ra các nhóm MAC-PDU có
kích thước giống nhau. Lưu ý rằng tất cả các MAC-d PDU của một
khối số liệu phải được đặt theo thứ tự liên tục vì đánh số số trình tự
được thực hiện theo từng khối. Vì thế nếu chuỗi các MAC-d PDU với
kích thước được xác định bởi SID1, SID2, SID1 được phát, thì ba
nhóm phải được tạo ra mặc dù chỉ có hai kích thước MAC-d PDU.
Cuối cùng, MAC-hs PDU được đệm thêm (nếu cần) sao cho kích
thước của MAC-hs PDU bằng một kích thước khối phù hợp. Cần lưu
ý rằng trong hầu hết các trường hợp, chỉ có một kích thước MAC-d
PDU, vì thế chỉ có một tập SID, N và F.

6.4. LUỒNG SỐ LIỆU


Để mô tả luồng số liệu của người sử dụng qua các lớp khác nhau
ta xét cấu hình giao diện vô tuyến trên hình 6.10 làm ví dụ. Trong ví
dụ này ta giả thiết UE sử dụng dịch vụ dựa trên IP trong đó số liệu của
người sử dụng được sắp xếp lên kênh HS-DSCH.

RRC
RBs 1 SRBs: Các khối nguồn báo hiệu
RBs: Các khối nguồn
SRBs DCCHs: Các kênh điều khiển riêng
PDCP DTCHs: Các kênh lưu lượng riêng
2 DCH (s): Kênh (các kênh) riêng
RLC HS-DSCH: Kênh chia sẻ riêng tốc độ cao
RLC DPCH: Kênh vật lý riêng
DCCHs DTCHs 3 HS-DPSCH: Kênh vật lý chia sẻ riêng
L1: Lớp 1
MAC-d

Các luồng 4
MAC-d
DCH(s) MAC-hs
HS-DSCH 5
L1
(DPCH) 6

Hình 6.10. Cấu hình giao thức khi HS-DSCH được ấn định
Chương 6: HSDPA 205

Để truyền báo hiệu trong mạng vô tuyến, một số kênh mang vô


tuyến được lập cấu hình trong mặt phẳng điều khiển. Trong R5, không
thể sắp xếp các kênh mang báo hiệu vô tuyến lên HS-DSCH vì thế
phải sử dụng các kênh truyền tải riêng, nhưng trong R6 hạn chế này
được loại bỏ để HSDPA có thể hoạt động hoàn toàn không cần các
kênh truyền tải dành riêng trên đường xuống.

TFCI: Transport Format Combination Indicator:


chỉ thị tổ hợp khuôn dạng truyền tải

Hình 6.11. Luồng số liệu tại UTRAN


Hình 6.11 mô tả luồng số liệu tại các điểm tham khảo được cho
trên hình 6.10. Trong ví dụ này giả sử dịch vụ IP được cung cấp cho
UE. PDCP thực hiện (tùy chọn) nén tiêu đề IP. Đầu ra của PDCP được
đưa đến thực thể giao thức RLC. Sau khi thực hiện móc nối (nếu có),
các RLC SDU được phân đoạn vào các khối nhỏ hơn thường là 40byte.
206 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Một RLC-PDU gồm một đoạn số liệu và tiêu đề RLC. Nếu ghép kênh
logic được thực hiện trong MAC-d, thì một tiêu đề 4 bit được bổ sung
để tạo nên một MAC-d PDU. Trong MAC-hs, một số MAC-d PDU
(các PDU này có thể có kích thước thay đổi) được lắp ráp lại và một
tiêu đề MAC-hs được gắn thêm để tạo thành một khối truyền tải, sau
đó khối này được mã hóa và được lớp vật lý phát đi.

6.5. ĐIỀU CHẾ BẬC CAO

6.5.1. Điều chế bậc cao


Việc đưa ra MIMO như đã xét trong chương trước cho phép tăng
đáng kể tốc độ số liệu đỉnh. Sự tăng này đạt được nhờ khai thác các
điều kiện truyền sóng trong kênh vô tuyến thông qua truyền dẫn nhiều
luồng. Tuy nhiên, trong một số tình trạng, UE có thể nhận được tỷ số
tín hiệu trên nhiễu cao nhưng không hỗ trợ truyền dẫn nhiều luồng,
chẳng hạn trong trường hợp truyền sóng trực xạ. Như đã xét trong
chương 5, điều chế bậc cao sẽ hữu dụng trong các trường hợp này.
Điều chế bậc cao cũng sẽ hữu ích vì nó đảm bảo tốc độ số liệu cao khi
UE hay nút B không được trang bị nhiều anten. Vì thế R7 tăng bậc
điều chế đến 64QAM trên đường xuống và 16QAM trên đường lên.
Các tốc độ đỉnh khi sử dụng điều chế bậc cao được cho trong bảng 6.2.
Hỗ trợ 64QAM trên đường xuống và 16QAM trên đường lên
cũng dựa trên cùng một nguyên lý như đã đặc tả trong R6. Tuy nhiên
để thực hiện các yêu cầu phần vô tuyến của máy phát, cần đặt một
khoảng lùi lớn hơn tại bộ khuếch đại công suất cho các sơ đồ điều chế này.
Bảng 6.2. Tốc độ số liệu đỉnh trên đường lên và đường xuống
khi sử dụng sơ đồ điều chế bậc cao

Tốc độ số liệu đỉnh đường xuống Tốc độ số liệu đỉnh đường lên
(Mbit/s) (Mbit/s)

16QAM 64QAM 64QAM và MIMO BPSK/QPSK 16QAM

14 21 42 5,7 11
Chương 6: HSDPA 207

6.5.2. Đan xen và sắp đặt lại chùm tín hiệu


Đối với 16QAM, hai trong số bốn bit được mang bởi ký hiệu điều
chế sẽ tin cậy hơn tại máy thu do sự khác nhau của các bit lân cận gần
nhất trong chùm tín hiệu. Điều này khác với điều chế QPSK trong đó
cả hai bit đều có độ tin cậy như nhau. Ngoài ra đối với các mã Turbo,
các bit hệ thống có tầm quan trọng cao hơn trong quá trình giải mã so
với các bit chẵn lẻ. Vì thế cần sắp xếp càng nhiều càng tốt các bit hệ
thống vào các vị trí bit tin cậy hơn trong một ký hiệu 16QAM. Sơ đồ
của bộ đan xen được cho trên hình 6.12 được tiếp nhận cho HS-DSCH
để điều khiển quá trình sắp xếp các bit hệ thống và các bit chẵn lẻ lên
các ký hiệu điều chế 16QAM.
Đối với QPSK chỉ bộ đan xen trên trong hình 6.11 là được sử
dụng, trong khi đối với 16QAM hai bộ đan xen giống nhau được sử
dụng đồng thời. Trước hết các bit hệ thống được đưa vào bộ đan xen
trên, còn các bit chẵn lẻ được đưa vào bộ đan xen dưới. Chùm tín hiệu
16QAM được quy định sao cho đầu ra của bộ đan xen trên được sắp
xếp lên các vị trí bit tin cậy còn đầu ra của bộ đan xen dưới được sắp
xếp vào các vị trí ít tin cậy hơn.
Nếu 16QAM được sử dụng kết hợp với HARQ sử dụng kết hợp
săn bắt, việc sắp xếp lại các ký hiệu 16QAM giữa các lần phát khác
nhau sẽ có lợi về mặt hiệu năng vì nó làm trung bình hóa ảnh hưởng
độ tin cậy của các bit. Tuy nhiên cần lưu ý rằng độ lợi này chỉ có được
đối với phát lại chứ không đối với phát lần đầu. Ngoài ra độ lợi nhận
được từ sắp xếp lại chùm tín hiệu không đáng kể khi sử dụng HARQ
độ dư tăng. Vì thế sắp xếp lại chỉ áp dụng chủ yếu cho kết hợp săn bắt.
Sắp xếp lại chùm tín hiệu được thực hiện bằng cách hoán vị bit
trong khối chọn bit và được điều khiển bởi một thông số sắp xếp bốn
bit thông qua điều khiển hai thao tác độc lập. Trước hết, đầu ra của hai
bộ đan xen có thể được trao đổi. Thứ hai đầu ra của bộ đan xen dưới
(hay bộ đan xen trên nếu trao đổi được sử dụng) có thể được đảo. Kết
208 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

quả hệ thống chọn ra được một trong số bốn chùm tín hiệu khác nhau
cho 16QAM.

Các phần tô đậm của các khối chỉ được sử dụng cho 16QAM. Các tông màu khác
nhau cho các chữ số minh họa thứ tự sắp xếp cho chuỗi 4 bit trong đó gạch
ngang trên chữ số biểu thị đảo bit.

Hình 6.12. Đan xen kênh cho HS-DSCH

6.6. LẬP BIỂU VÀ THÍCH ỨNG ĐƯỜNG TRUYỀN

6.6.1. Lập biểu


Một trong số các nguyên lý cơ sở của HSDPA là lập biểu phụ
thuộc kênh. Bộ lập biểu trong MAC-hs điều khiển việc sẽ sử dụng
phần mã chia sẻ nào và tài nguyên công suất nào cho người sử dụng
nào trong một TTI cho trước. Đây là phần tử quan trọng và cũng là
một phần tử quyết định ở một mức độ rất lớn tổng hiệu năng của hệ
thống HSDPA, đặc biệt là trong một mạng có tải lớn. Khi tải thấp, chỉ
có một hoặc một ít người sử dụng được lập biểu và sự khác biệt giữa
các chiến lược lập biểu khác nhau là không rõ ràng.
Nguyên lý lập biểu được mô tả trên hình 6.13. Nút B đánh giá
chất lượng kênh của từng máy di động HSDPA dựa trên hồi tiếp lớp
vật lý nhận được từ đường lên. Sau đó lập biểu và thích ứng đường
Chương 6: HSDPA 209

truyền được thực hiện nhanh tùy thuộc vào giải thuật lập biểu và sơ đồ
ưu tiên người sử dụng.

Hình 6.13. Nguyên lý lập biểu của nút B HSDPA


Mặc dù 3GPP không đặc tả việc thực hiện bộ lập biểu, nhưng
mục đích tổng thể của hầu hết các bộ lập biểu là lợi dụng các thay đổi
của kênh giữa các người sử dụng và lập biểu truyền dẫn ưu tiên cho
người sử dụng có các điều kiện kênh tốt nhất. Như đã xét trong
chương 5, tồn tại một số chiến lược lập biểu. Tuy nhiên các chiến lược
lập biểu hiệu quả yêu cầu tối thiểu:
- Thông tin về các điều kiện kênh tức thời tại UE
- Thông tin về trạng thái bộ đệm và mức ưu tiên của các luồng
số liệu
Thông tin về trạng thái tức thời của kênh tại UE thường nhận
được thông qua 5 bit chỉ thị chất lượng kênh (CQI) mà từng UE định
kỳ phản hồi lại cho nút B. UE tính toán CQI dựa trên tỷ số tín hiệu
trên tạp âm của hoa tiêu chung thu được. Thay vì biểu diễn CQI ở
dạng chất lượng tín hiệu thu, CQI được biểu diễn ở dạng kích thước
khối truyền tải nên dùng có xét đến hiệu năng thu. Cách biểu diễn này
tương đương với tốc độ số liệu tức thời mà một đầu cuối có thể hỗ trợ
210 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

chứ không chỉ một mình chất lượng kênh. Vì thế một đầu cuối được
trang bị máy thu tiên tiến hơn có thể thu số liệu tại tốc độ cao hơn tại
cùng một chất lượng kênh sẽ báo cáo CQI lớn hơn so với một đầu cuối
có máy thu kém tiên tiến hơn mặc dù chất lượng kênh tương đương.
UE #i UE #j

Phân
Phân bốbố theo
theo mứcmức
ưuưu
tiêntiên
Trạng thái bộ đệm #j
tiênưu
Hàng đợi

Hàng đợi
Hàng đợi

ưu tiên

tiên
ưu tiên

Hàng
ưu

#i

Lắp ráp khối truyền tải Bộ lập biểu

Khối truyền tải HS-DSCH CQI

Hình 6.14. Xử lý ưu tiên trong bộ lập biểu


Ngoài chất lượng kênh tức thời, bộ lập biểu cũng cần phải xem
xét trạng thái bộ đệm và mức ưu tiên. Rõ ràng là không thể lập biểu
cho UE không có số liệu đợi phát. Cũng cần lưu ý rằng có các loại số
liệu cần được phát trong một thời hạn trễ cho phép không phụ thuộc
vào điều kiện kênh. Chẳng hạn báo hiệu RRC liên quan đến chuyển ô
để hỗ trợ di động và số liệu này cần được chuyển đến UE nhanh nhất.
Một ví dụ khác (mặc dù không quan trọng về thời gian như báo hiệu
RRC) là các dịch vụ luồng đòi hỏi tốc độ số liệu trung bình không đổi.
Các dịch vụ này có giới hạn trên về trễ cho phép của một gói. Để hỗ
trợ xử lý ưu tiên trong quyết định lập biểu, một tập hàng đợi ưu tiên
Chương 6: HSDPA 211

được định nghĩa để có thể chèn số liệu vào theo mức độ ưu tiên như
mô tả trên hình 6.14.
Bộ lập biểu chọn số liệu từ các hàng đợi ưu tiên cho truyền dẫn
dựa trên các điều kiện kênh, mức độ ưu tiên của hàng đợi và các thông
tin liên quan khác. Để hỗ trợ hiệu quả các ứng dụng luồng đòi hỏi tốc
độ trung bình tối thiểu, RNC có thể “đảm bảo” tốc độ số liệu này bằng
cách cung cấp thông tin về tốc độ trung bình này cho bộ lập biểu trong
nút B. Bộ lập biểu có thể xét đến quy định này trong quá trình lập biểu.

6.6.2. Thích ứng đường truyền


HS-DSCH sử dụng thích ứng đường truyền theo 2ms. Ngoài
quyết định lập biểu, MAC-hs trong nút B cũng quyết định tổ hợp mã
hóa và điều chế sẽ sử dụng theo từng 2ms. Thích ứng đường truyền
dựa trên CQI của lớp vật lý được phát đi từ đầu cuối. Thích ứng
đường truyền là một hàm của tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SIR) như minh
họa trên hình 6.15.
Như đã trình bày trong chương 5, điều khiển tốc độ là quá trình
điều chỉnh tốc độ để thích ứng với các điều kiện vô tuyến tức thời.
Tốc độ số liệu được điều chỉnh bằng cách thay đổi sơ đồ điều chế và
tỷ lệ mã. Đối với từng TTI, cơ chế điều chỉnh tốc độ trong bộ lập biểu
sẽ chọn cho một (hoặc nhiều người sử dụng) một (hoặc nhiều) khuôn
dạng truyền tải và các tài nguyên mã định kênh để sử dụng. Khuôn
dạng truyền tải bao gồm sơ đồ điều chế (QPSK hay 16QAM) và kích
thước khối truyền tải.
Tỷ lệ mã cuối cùng sau mã hóa Turbo và phối hợp tốc độ được
xác định bởi sơ đồ điều chế, kích thước khối truyền tải và tập mã định
kênh được ấn định cho người sử dụng trong TTI cho trước. Số các bit
được mã hóa sau phối hợp tốc độ được xác định bởi sơ đồ điều chế và
số mã định kênh, còn các bit thông tin trước mã hóa được xác định bởi
212 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

kích thước khối truyền tải. Vì thế bằng cách điều chỉnh một số hay tất
cả các thông số nói trên, tỷ lệ mã tổng có thể được điều chỉnh.

SIR thu được SIR thay đổi


16
tại UE theo phađinh
14
12
10
8
6
4
2
0
-2
0 20 40 60 80 100 120 140 160
Thời gian, TTI

16QAM3/4
Chế độ thích ứng BTS điều chỉnh chế độ thích ứng
đường truyền đường truyền dựa trên các báo cáo
16QAM2/4
chất lượng kênh từ UE với trễ vài ms
QPSK3/4

QPSK2/4

QPSK1/4

E s : năng lượng ký hiệu


I0r : mật độ phổ công suất nhiễu cộng tạp âm

Hình 6.15. Thích ứng đường truyền


MAC-hs thực hiện điều khiển tốc độ bằng cách thiết lập khuôn
dạng truyền tải độc lập cho từng TTI 2ms của HS-DSCH. Vì thế cả sơ
đồ điều chế và tỷ lệ mã tức thời đều có thể được điều chỉnh để nhận
được tốc độ số liệu thích hợp với các điều kiện vô tuyến hiện thời. TTI
2ms khá ngắn vì thế đảm bảo điều khiển tốc độ bám được sự thay đổi
nhanh chất lượng kênh tức thời.
Kích thước khối truyền tải có thể nhận một trong số 254 giá trị.
Các giá trị này được lưu trong nút B và UE (hình 6.16). Vì thế không
cần lập cấu hình kích thước khối truyền tải khi thiết lập kênh hoặc khi
chuyển ô phục vụ, nhờ vậy giảm bớt khối lượng báo hiệu bổ sung liên
quan đến di động. Mỗi tổ hợp mã định kênh của HS-DSCH và sơ đồ
Chương 6: HSDPA 213

điều chế định nghĩa một tập con chứa 63 trong số 254 kích thước khối
truyền tải và 6 bit “thông tin kích thước khối truyền tải của
HS-DSCH” chỉ thị một trong số 63 kích thước khối truyền tải có thể
có đối với tập con này. Bằng sơ đồ này, các kích thước khối truyền tải
trong dải 137-27952 bit có thể được thông báo cùng với các tỷ lệ mã
hóa kênh trong dải từ 1/3 đến 1.

Các kích thước khối truyền tải sử dụng cho báo cáo CQI cũng được minh họa
trên hình vẽ.

Hình 6.16. Kích thước khối truyền tải phụ thuộc vào
số mã định kênh cho QPSK và 16QAM
Đối với phát lại, tỷ lệ mã tức thời có thể >1. Điều này xảy ra vì
không thể thay đổi kích thước khối truyền tải giữa lần phát đầu và lần
phát lại. Vì thế thay vì thông báo kích thước khối truyền tải cho lần
phát lại, có thể sử dụng một giá trị dành trước để chỉ thị rằng
HS-DSCH không cung cấp thông tin về kích thước khối truyền tải và
cần sử dụng giá trị từ lần phát đầu. Cách làm này tăng thêm tính linh
214 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

hoạt cho lập biểu, chẳng hạn khi chỉ cần phát một lượng nhỏ các bit
chẵn lẻ trong trường hợp báo cáo CQI chỉ thị rằng UE “hầu như” có
thể giải mã thông tin gốc.
Như đã nói trong phần tổng quan, cách đầu tiên để thích ứng sự
thay đổi nhanh trong chất lượng kênh tức thời là điều khiển tốc độ vì
chuẩn HS-DSCH không đặc tả điều khiển công suất nhanh. Điều này
không có nghĩa là công suất truyền dẫn HS-DSCH không thể thay đổi
do các lý do khác, chẳng hạn do sự thay đổi công suất cần thiết cho
các kênh đường xuống. Hình 6.5 đã mô tả ví dụ về một sơ đồ ấn định
động công suất HS-DSCH trong đó HS-DSCH sử dụng toàn bộ công
suất còn lại sau khi công suất cho các kênh khác đã được ấn định. Tất
nhiên cũng cần xét đến tổng nhiễu trong quá trình ấn định khối lượng
công suất cho HS-DSCH. Chức năng điều khiển tài nguyên công suất
trong RNC chịu trách nhiệm cho công việc này. Nó thiết lập giới hạn
trên của công suất mà nút B được sử dụng cho các HS-DSCH và tất cả
HS-SCCH. Chừng nào nút B còn nằm trong giới hạn này, ấn định
công suất được thực hiện bởi nút B. Nút B sử dụng các kết quả đo
lường (thông số đo được quy định trong chuẩn) để báo cáo việc sử
dụng công suất hiện thời cho RNC. Thông tin về lượng công suất
được sử dụng cho các kênh không phải HSDPA được chức năng điều
khiển cho phép trong RNC sử dụng. Không có thông tin này, RNC
không thể quyết định có còn tài nguyên cho những người sử dụng
không có HSDPA đang tìm cách vào ô hay không.
Khác với QPSK, giải điều chế 16QAM đòi hỏi chuẩn biên độ tại
UE. Cách đạt được điều này phụ thuộc vào thực hiện cụ thể. Một cánh
làm là sử dụng ước tính kênh từ hoa tiêu chung và tính tỷ số giữa các
công suất thu của HS-DSCH và hoa tiêu lấy trung bình trong khoảng
thời gian 2ms. Khi này ước tính biên độ tức thời cần thiết cho giải
điều chế 16QAM có thể nhận được từ hoa tiêu chung và khoảng dịch
được ước tính. Đây là lý do cần sử dụng ngẫu nhiên hóa bit trước khi
Chương 6: HSDPA 215

mã hóa Turbo trên hình 6.8. Với ngẫu nhiên hóa, cả các điểm tín hiệu
trong và ngoài của chùm tín hiệu 16QAM đều sẽ được sử dụng với
xác suất cao và có thể thực hiện ước tính công suất HS-DSCH thu
chính xác.
Tiêu chí sử dụng để điều khiển công suất (quá trình lựa chọn
khuôn dạng truyền tải trong MAC-hs) phụ thuộc vào thực hiện cụ thể
và không được định nghĩa trong tiêu chuẩn. Về nguyên lý, mục tiêu
của điều khiển công suất là để chọn ra một khuôn dạng truyền tải để
có thể phát một khối truyền tải lớn nhất mà vẫn đảm bảo xác suất lỗi
hợp lý trong các điều kiện kênh tức thời cho trước. Tuy nhiên, chọn
kích khối truyền tải lớn hơn khối lượng số liệu cần truyền trong một
TTI cho trước là vô ích cho dù điều kiện kênh cho phép. Vì thế việc
chọn khuôn dạng truyền tải không chỉ phụ thuộc vào điều kiện kênh
tức thời mà còn cả vào tình trạng lưu lượng tức thời của nguồn phát.
Vì điều khiển tốc độ thường phụ thuộc vào các điều kiện kênh tức
thời, nên nó dựa trên các đánh giá chất lượng kênh tức thời tại UE và
bộ lập biểu. Như đã nói, thông tin về kênh thường nhận được từ CQI
mặc dù các đại lượng khác cũng cần thiết.

6.7. HARQ VỚI KẾT HỢP MỀM

6.7.1. Tổng quan hoạt động HARQ của HSDPA


Chức năng HARQ được đặt cả trong MAC-hs và lớp vật lý. Vì
MAC-hs được đặt trong nút B, nên các khối truyền tải bị mắc lỗi có
thể được phát lại nhanh. Các phát lại HARQ vì thế ít trễ hơn so với
các phát lại dựa trên RLC. Có hai lý do cho khác biệt này:
1. Không cần báo hiệu giữa nút B và RNC cho phát lại HARQ. Vì
thế tránh được các trễ Iub/Iur cho các lần phát lại. Xử lý phát
lại trong nút B cũng có lợi từ quan điểm dung lượng Iub/Iur:
các phát lại HARQ không tiêu phí dung lượng truyền tải-mạng.
216 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

2. Giao thức RLC thường được lập cấu hình dựa trên các báo cáo
trạng thái không thường xuyên về các khối số liệu bị lỗi (một
lần trên vài TTI) để giảm tải báo hiệu, trong khi đó giao thức
HARQ của HSDPA cho phép báo cáo trạng thái này thường
xuyên (một lần trên một TTI) vì thế giảm thiểu thời gian quay
vòng.

Hình 6.17. Nguyên lý tổng quát HARQ tại nút B


Trong HSDPA, HARQ làm việc theo từng khối truyền tải hay
theo từng TTI, nghĩa là mỗi khi HS-DSCH CRC chỉ thị lỗi, sẽ yêu cầu
phát lại thông tin giống như khối truyền tải gốc. Vì chỉ có một khối
truyền tải trên một TTI, nên nội dung của toàn bộ TTI sẽ được phát lại
khi xảy ra lỗi. Điều này cho phép giảm khối lượng báo hiệu đường lên
vì chỉ cần một bit ACK/NAK trên một TTI là đủ. Ngoài ra các nghiên
cứu trong thời gian thiết kế cho thấy rằng lợi ích của việc phát nhiều
khối truyền tải trên một TTI với khả năng phát lại riêng lẻ là rất nhỏ.
Nguồn lỗi truyền dẫn chủ yếu là các thay đổi nhiễu đột ngột trong
kênh và các lỗi trong hoạt động thích ứng kênh. Vì TTI ngắn, nên
kênh ít thay đổi trong thời gian truyền dẫn một khối truyền tải và
trong hầu hết các trường hợp các lỗi được phân bố đều trong thời gian
TTI. Điều này hạn chế các lợi ích tiềm năng của các phát lại riêng lẻ.
Chương 6: HSDPA 217

Nguyên lý chung của HARQ trong HSDPA được minh họa trên
hình 6.17. Trước hết gói cần phát được nạp vào bộ đệm của nút B.
Trong trường hợp giải mã phía thu thất bại, nút thực hiện phát lại mà
không cần RNC tham gia. Máy di động thực hiện kết hợp các phát lại.
Phát theo RNC chỉ thực hiện khi xảy ra sự cố hoạt động lớp vật lý (lỗi
báo hiệu chẳng hạn). Phát lại theo RNC sử dụng chế độ công nhận
RLC, phát lại RLC không thường xuyên xảy ra.
Tăng phần dư là sơ đồ cơ sở cho kết hợp mềm, trong đó các lần
phát lại chứa các tập bit được mã hóa khác với lần phát đầu. Các phiên
bản dư khác nhau, hay các tập bit được mã hóa khác nhau, được tạo ra
như một bộ phận của cơ chế thích ứng tốc độ. Bộ thích ứng tốc độ sử
dụng đục lỗ (hay lặp) để thích ứng số bit được mã hóa với số bit kênh
vật lý khả dụng. Các mẫu đục lỗ khác nhau cho phép nhận được các
tập bit được mã hóa khác nhau hay các phiên bản dư khác nhau. Hình
6.18 mô tả điều này. Lưu ý rằng kết hợp săn bắt là trường hợp đặc biệt
của kết hợp phần dư tăng. Nút B quyết định sử dụng phần dư tăng hay
kết hợp săn bắt bằng cách chọn mẫu đục lỗ tương ứng cho phát lại.
Chèn CRC,
TrBlk Mã hóa turbo tỷ lệ 1/3
Đục lỗ
để tạo ra các phiên bản
dư khác nhau
để thích ứng số bit được
mã hóa với kênh

Các bit TrBlk: khối truyền tải


được phát
Phiên bản dư 1 Phiên bản dư 2 Phiên bản dư 3

Hình 6.18. Tạo ra các phiên bản dư


218 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

UE nhận được các bit được mã hóa và tìm cách giải mã chúng.
Trong trường hợp giải mã thất bại, các bộ đệm của UE nhận các bit
mềm và yêu cầu phát lại bằng cách gửi NAK. Sau khi xảy ra phát lại,
UE kết hợp các bit mềm được nhớ đệm với các bit mềm thu được từ
phát lại và tìm cách giải mã tổ hợp này.
Để thực hiện kết hợp mềm đúng, UE cần biết rằng phát lần này là
phát lại của số liệu được phát trước đó hay là phát số liệu mới. Để vậy,
báo hiệu điều khiển đường xuống chứa chỉ thị số liệu mới và UE sẽ sử
dụng nó để quyết định xóa bộ đệm mềm (truyền dẫn hiện thời là cho
số liệu mới) hay cần thực hiện kết hợp bộ đệm mềm và các bit mềm
thu được (phát lại).

AC K
AK
N

Hình 6.19. Nhiều xử lý HARQ (sáu trong ví dụ này)


Để giảm thiểu trễ liên quan đến phát lại, kết quả giải mã phải
được báo cáo sớm nhất cho nút B. Đồng thời cần giảm thiểu thông tin
cho báo hiệu phản hồi này. Để vậy cần chọn cấu trúc dừng và đợi cho
HSDPA, trong đó một bit được phát từ UE đến HSDPA trong một
khoảng thời gian quy định trước (khoảng 5ms) sau khi nhận được khối
truyền tải. Để đảm bảo truyền dẫn liên tục đến UE, cần thực hiện
nhiều cấu trúc dừng và đợi (hay các quá trình xử lý HARQ) song song
Chương 6: HSDPA 219

như mô tả trên hình 6.19. Như vậy mỗi người sử dụng sẽ có một thực
thể HARQ và mỗi thực thể gồm nhiều quá trình xử lý HARQ.
Số lần xử lý HARQ phải phù hợp với thời gian quay vòng giữa
UE và nút B bao gồm cả thời gian xử lý tương ứng để đảm bảo truyền
dẫn liên tục đến UE. Sử dụng số lần xử lý nhiều hơn so với tính toán
từ thời gian quay vòng sẽ không đạt được bất kể lợi ích gì trái lại gây
thêm trễ phát lại.
Vì thời gian xử lý của nút B có thể khác nhau giữa các thực hiện
khác nhau, nên số lần xử lý HARQ có thể khác nhau tùy thuộc vào
việc lập cấu hình. Có thể lập cấu hình lên đến 8 lần xử lý cho một
người sử dụng, tuy nhiên thông thường số lần được sử dụng là sáu.
Điều này đảm bảo khoảng 2,8ms xử lý trong nút B từ khi thu
ACK/NAK cho đến khi nút B có thể lập biểu phát (hoặc phát lại) cho
UE trong cùng một xử lý HARQ.
Báo hiệu điều khiển đường xuống được sử dụng để thông báo cho
UE về việc xử lý HARQ nào sẽ được sử dụng cho TTI hiện thời. Đây
là thông tin quan trọng đối với UE vì nó cần thiết để thực hiện kết hợp
mềm với bộ đệm mềm; mỗi xử lý HARQ có bộ đệm mềm riêng
của mình.
Hậu quả của việc thực hiện nhiều xử lý HARQ độc lập song song
là các khối truyền tải sau giải mã có thể không đúng thứ tự. Chẳng hạn
có thể phải phát lại trong xử lý HARQ số một, trong khi đó xử lý số
hai lại thành công ngay sau lần phát đầu. Vì thế khối truyền tải được
phát trong xử lý số hai sẽ được chuyển đến các lớp cao hơn tại đầu thu
trước khối truyền tải trong xử lý số một dẫn đến khối truyền tải hai có
thể đến trước khối truyền tải một (hình 6.19). Vì thế cần phải thực
hiện sắp xếp lại thứ tự các khối truyền tải nhận được từ các xử lý
HARQ trước khi đưa chúng lên lớp RLC cao hơn. Hoạt động sắp xếp
lại sẽ được xét trong phần sau.
220 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

6.7.2. Quá trình xử lý HARQ tại lớp vật lý


Trong các trình bày trước đây về HARQ với kết hợp mềm, để đơn
giản ta đã bỏ qua một số chi tiết về hoạt động của lớp vật lý và giao
thức. Trong phần này ta sẽ xét chi tiết hơn về quá trình xử lý HARQ.
Như đã nói, HARQ tác động lên từng khối truyền tải đơn lẻ, vì
thế mỗi khi HS-DSCH CRC chỉ thị lỗi, phát lại sẽ thể hiện thông tin
như là yêu cầu khối truyền tải gốc. Vì chỉ có một khối truyền tải trên
một TTI, nên không thể trộn phát và phát lại trong cùng một TTI.
Vì sơ đồ phần dư tăng là sơ đồ kết hợp mềm HARQ cơ sở, nên
tổng quát phát lại sẽ gồm một tập khác của các bit được mã hóa.
Ngoài sơ đồ điều chế, tập mã định kênh và công suất truyền dẫn có thể
khác so với lần phát gốc. Nói chung sơ đồ phần dư tăng cho hiệu năng
tốt hơn, đặc biệt là đối với các tỷ lệ mã ban đầu cao nhưng đòi hỏi các
yêu cầu cao hơn đối với đệm mềm trong UE vì các bit mềm từ tất cả
các lần phát phải được nhớ đệm trước khi giải mã. Vì thế nút B cần
biết được kích thước bộ nhớ đệm mềm trong UE (cho từng xử lý
HARQ tích cực). Các bit được mã hóa không vừa với bộ nhớ đệm sẽ
không được phát. Đối với HSDPA, vấn đề này được giải quyết bằng
cách sử dụng quá trình phối hợp tốc độ hai tầng. Tầng phối hợp tốc độ
đầu thực hiện giới hạn số bit được mã hóa có thể đặt vừa vào bộ nhớ
đệm mềm, còn tầng phối hợp tốc độ thứ hai tạo ra các phiên bản dư
khác nhau.
Mỗi tầng phối hợp tốc độ sử dụng một số khối phối hợp tốc độ
khác nhau được ký hiệu là RM (hình 6.20). Một RM có thể được lập
cấu hình để đục lỗ hoặc lặp một bit trong số n bit.
Tầng đầu được sử dụng để giới hạn các bit được mã hóa cho phù
hợp với khả năng bộ đệm nhớ của UE đối với xử lý HARQ hiện thời.
Một số bit mã hóa bị đục lỗ (chích bỏ) để đảm bảo rằng tất cả các bit
được mã hóa tại đầu ra của tầng phối hợp tốc độ đầu sẽ đặt vừa vào bộ
Chương 6: HSDPA 221

đệm mềm (được gọi là bộ đệm IR ảo tại phía phát). Vì thế tùy thuộc
vào kích thước bộ đệm mềm trong UE, tỷ lệ mã thấp nhất có thể cao
hơn tỷ lệ mã mẹ 1/3 trong bộ mã hóa Turbo. Lưu ý rằng nếu số bit
nhận được từ mã hóa kênh không vượt quá khả năng nhớ đệm của UE,
thì tầng phối hợp tốc độ đầu sẽ trong suốt và không xảy ra đục lỗ.
Tầng RM đầu Bộ đệm IR ảo Tầng RM thứ hai

N sys Ntsys
Các bit RM_S Đến
hệ thống
phân
Mã hóa N p1 N t,p1 đoạn
Chẵn lẻ 1
turbo tỷ RM_P1_1 RM_P1_2 kênh
lệ 1/3 vật lý
Np2 N t,p2 và
Chẵn lẻ 2 đan
RM_P2_1 RM_P2_2
xen

RM: phối hợp tốc độ r s


IR: phần dư tăng

Hình 6.20. Nguyên lý phối hợp tốc độ hai tầng


Tầng thứ hai thực hiện hai mục đích:
- Phối hợp số bit trong bộ nhớ ảo với số bit kênh khả dụng. Số bit
kênh khả dụng được xác định bởi kích thước của tập mã định
kênh và sơ đồ điều chế được chọn cho TTI hiện xét
- Tạo ra các tập bit được mã hóa khác nhau dưới sự điều khiển
của hai thông số phiên bản dư r và s mà ta sẽ xét dưới đây.
Lặp đều cho tất cả ba luồng được áp dụng nếu số bit khả dụng lớn
hơn số bit trong bộ nhớ ảo IR, trái lại đục lỗ được áp dụng.
Để hỗ trợ tăng phần dư đầy đủ, nghĩa là để có khả năng chỉ phát
hoặc phát chủ yếu các bit chẵn lẻ trong lần phát lại, có thể sử dụng
thông số s để điều khiển quá trình đục lỗ các bit hệ thống. Nếu đặt
s = 1, thì các bit hệ thống được ưu tiên và đục lỗ trước hết đối với hai
luồng bit chẵn lẻ với số lượng bằng nhau. Trái lại, nếu đặt s = 0 thì các
bit chẵn lẻ được ưu tiên và áp dụng đục lỗ trước hết đối với các bit hệ
thống. Nếu trong trường hợp ưu tiên các bit hệ thống mà số các bit sau
222 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

mã hóa lớn hơn số các bit của kênh vật lý, mặc dù tất cả các bit chẵn
lẻ đã bị đục lỗ, đục lỗ sẽ thực hiện thêm đối với các bit hệ thống.
Tương tự trong trường hợp phát ưu tiên cho các bit chẵn lẻ, mà đục lỗ
các bit hệ thống chưa đủ thì đục lỗ được áp dụng thêm cho các bit
chẵn lẻ.
Để đạt được hiệu năng tốt, các bit hệ thống phải được phát trong
lần phát đầu, nghĩa là s = 1 và tỷ lệ mã phải được đặt thấp hơn 1. Đối
với lần phát lại (giả thiết rằng truyền dẫn lần đầu không thành công),
có thể áp dụng các chiến lược khác nhau. Nếu nút không nhận được cả
ACK lẫn NAK để trả lời cho lần phát đầu, UE có thể để mất phát lần
đầu. Vì thế đặt s = 1 cũng thích hợp cho lần phát lại này. Đây cũng là
trường hợp trong đó thu được NAK và kết hợp săn bắt được sử
dụng cho các lần phát lại. Tuy nhiên nếu thu được NAK và tăng
phần dư được sử dụng, nghĩa là cần ưu tiên các bit chẵn lẻ, thì s = 0 là
thích hợp.
Thông số r điều khiển mẫu đục lỗ trong từng khối phối hợp tốc độ
và quyết định bit nào bị đục lỗ (hình 6.20). Thông thường r = 0 được
sử dụng cho phát lần đầu. Đối với các lần phát lại, r thường được tăng
để được một mẫu khác. Vì thế bằng cách thay đổi r, có thể tạo ra nhiều
tập các bit được mã hóa thể hiện cùng một tập bit thông tin (các tập
này có thể chồng lần một phần lên nhau). Cần lưu ý rằng việc thay đổi
số bit kênh bằng cách thay đổi sơ đồ điều chế hay số mã định kênh
cũng ảnh hưởng lên việc các bit được mã hóa nào sẽ được phát thậm
chí khi các thông số r và s không thay đổi giữa các lần phát.
Với việc sử dụng sơ đồ phối hợp tốc độ hai tầng, ta có thể dễ
dàng hỗ trợ kết hợp phần dư tăng và săn bắt. Bằng cách đặt s = 1 và
r = 0 cho tất cả các lần phát, tập bit được sử dụng cho các lần phát lại
sẽ giống như tập bit của lần phát đầu, ta được kết hợp săn bắt. Nếu đặt
s = 1 và r = 0 cho lần phát đầu và đặt s = 0 và r > 0 cho các lần phát lại
ta được sơ đồ kết hợp phần dư tăng. Nếu đặt s = 1 cho tất cả các lần
Chương 6: HSDPA 223

phát lại và cả lần phát đầu thì ta được sơ đồ IR một phần, trong đó
phần dư tăng cùng với các bit hệ thống được phát trong tất cả các lần
phát.
2404 Khối truyền tải
Chèn CRC, ngẫu nhiên hóa, mã hóa
turbo tỷ lệ 1/3, gồm cả các bit đuôi

2432 Các bit hệ thống

2432
Các bit chẵn lẻ
2432

Phối hợp tốc độ lần đầu

2432
2284 Bộ đệm IR ảo

2284

Phối hợp tốc độ lần hai


Phát lần đầu

Phát lần đầu 2432


Kết hợp mềm trong UE
704

704
Đến bộ giải
mã Turbo
Phối hợp tốc độ lần hai
Phát lại 0
Phát lại

1920

1920
Nhiều bản sao thu được của các bit
được mã hóa như nhau được cộng lại
trước khi giải mã turbo (giống như
trường hợp kết hợp săn bắt)

Hình 6.21. Ví dụ về quá trình tạo ra


các phiên bản dư khác nhau trong IR.
Ví dụ với các con số trong hình 6.21 mô tả rõ hơn hoạt động của
quá trình xử lý số liệu của HARQ lớp vật lý. Trong ví dụ này, ta giả
thiết rằng một khối truyền tải 2404 bit sẽ được phát bằng cách sử dụng
một trong số các xử lý HARQ. Ngoài ra giả thiết rằng xử lý HARQ
trong trường hợp này có khả năng nhớ đệm tối đa 7000 giá trị mềm do
giới hạn của bộ nhớ trong UE và cấu hình bộ nhớ mềm được thiết lập
224 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

bởi các lớp cao hơn. Cuối cùng, kênh có thể mang được 3840 bit được
mã hóa (điều chế QPSK, 4 mã định kênh).
24 bit CRC được gắn vào khối truyền tải, mã hóa Turbo tỷ lệ 1/3
được thực hiện và 12 bit đuôi được gắn thêm, kết quả cho ra 7296 bit.
Các bit sau mã hóa được đưa đến tầng phối hợp tốc độ đầu, tại đây các
bit hệ thống được giữ nguyên 2432 bit còn hai luồng bit chẵn lẻ được
đục lỗ như nhau để cho ra 2x2284 bit, kết quả cho ra 7000 bit và các
bit này được đưa đến tầng phối hợp tốc độ thứ hai. Vì chỉ có thể
truyền nhiều nhất là 7000 bit nên tỷ lệ mã thấp nhất có thể có là
2432/7000 = 0,35, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ mã mẹ một chút do hạn chế
của bộ đệm mềm trong UE.
Đối với lần phát đầu, tầng phối hợp tốc độ thứ hai phối hợp 7000
bit sau mã hóa với 3840 bit kênh bằng cách chỉ đục lỗ các bit chẵn lẻ.
Điều này đạt được bằng cách sử dụng r = 0 và s = 1 (truyền dẫn có khả
năng tự giải mã) và kết quả cho tỷ lệ mã 2432/3840 = 0,63.
Để phát lại nút B có thể sử dụng sơ đồ săn bắt hoặc phần dư tăng.
Nếu sơ đồ săn bắt được sử dụng bằng cách đặt s = 1 và r = 0, thì 3840
bit được sử dụng cho lần phát đầu cũng được sử dụng cho lần phát lại
(giả thiết sơ đồ điều chế và tập mã hóa kênh không đổi). Kết quả tỷ lệ
mã hiệu dụng giữ nguyên bằng 0,63 vì chẵn lẻ không được phát bổ
sung, nhưng nhận được tăng năng lượng cho từng bit. Lưu ý rằng ví
dụ này giả thiết là khuôn dạng truyền tải cho lần phát đầu và lần phát
lại là như nhau.
Nếu sử dụng phần dư tăng bằng cách đặt s = 0 và r = 1, các bit hệ
thống bị đục lỗ và chỉ có các bit chẵn lẻ là được phát lại và 3840 bit
chẵn lẻ trong tổng số 4568 bit chẵn lẻ khả dụng được lấy ra sau lần
phối hợp tốc độ ở tầng đầu để đặt vừa vào kênh vật lý. Lưu ý rằng một
số trong số bit chẵn lẻ này đã có trong lần phát đầu vì số các bit chẵn
lẻ duy nhất không đủ lớn để vừa lấp đầy lần phát đầu và lần phát lại.
Chương 6: HSDPA 225

Sau phát lại, ta được tỷ lệ là 2432/7000 = 0,35. Như vậy trái với kết
hợp săn bắt, kết hợp phần dư tăng cho phép tăng độ lợi mã hóa bổ
sung thêm cho độ lợi năng lượng.

6.7.3. Hoạt động của giao thức HARQ


Như đã nói ở trên, mỗi thực thể HARQ có thể hỗ trợ nhiều (đến 8)
xử lý HARQ kiểu dừng và đợi. Lý do sử dụng cơ chế này là để đảm
bảo truyền dẫn liên tục đến một UE. Số lần xử lý HARQ có thể được
lập cấu hình bởi báo hiệu lớp cao hơn. Số lần HARQ cần được chọn
cho phù hợp với thời gian quay vòng bao gồm TTI, trễ giao diện vô
tuyến đường xuống và đường lên, thời gian xử lý trong UE và thời
gian xử lý trong nút B.
Thiết kế giao thức giả thiết là thời gian giữa kết thúc khối truyền
tải thu được và phát ACK/NAK được định nghĩa rõ ràng như đã xét
trong phần 6.7. Thực chất đây chính là thời gian mà UE có thể giải mã
số liệu thu. Từ quan điểm trễ, thời gian này càng nhỏ càng tốt, nhưng
quá nhỏ sẽ không đáp ứng được tốc độ xử lý của UE. Mặc dù về mặt
nguyên tắc, thời gian này phụ thuộc vào khả năng xử lý của UE,
nhưng giá trị 5ms cho thời gian này đã được thỏa thuận dựa trên cân
đối giữa hiệu năng và mức độ phức tạp. Giá trị này ảnh hưởng lên số
xử lý HARQ cần thiết. Thông thường tổng số xử lý được đặt cấu hình
bằng 6 dẫn đến 2,8ms cho xử lý các phát lại trong nút B.
Bộ lập biểu điều hành việc xử lý HARQ nào sẽ sử dụng cho lần
phát hiện thời và thông báo điều này cho UE. Lưu ý rằng các xử lý
HARQ có thể được thực hiện theo thứ tự bất kỳ. Khối lượng nhớ đệm
mềm khả dụng trong UE được phân chia bán cố định cho các xử lý
khác nhau. Vì thế số xử lý HARQ càng lớn thì khối lượng nhớ khả
dụng cho một xử lý HARQ đối với phần dư tăng càng nhỏ. Việc phân
chia tổng dung lượng nhớ đệm mềm giữa các xử lý HARQ được điều
hành bởi RNC và không nhất thiết phải đảm bảo dung lượng nhớ cho
từng xử lý HARQ phải bằng nhau. Một số xử lý HARQ có thể được
226 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

lập cấu hình với dung lượng nhớ đệm mềm lớn hơn so với các xử lý
khác, mặc dù thông thường tổng dung lượng nhớ đệm mềm được chia
đều cho các xử lý.
Nếu phát hiện thời không phải là phát lại, thì MAC-hs của nút B
sẽ tăng chỉ thị số liệu mới (chỉ thị chứa một bit). Vì thế đối với mỗi
khối truyền tải mới bit này được bật. Chỉ thị này được sử dụng để UE
xóa bộ nhớ đệm mềm cho các phát lần đầu, vì theo quy định kết hợp
mềm không được thực hiện cho phát lần đầu. Chỉ thị này cũng được
sử dụng để phát hiện các trường hợp lỗi trong báo hiệu trạng thái,
chẳng hạn, nếu chỉ thị “số liệu mới” không được bật cho dù số liệu lần
phát trước đối với xử lý HARQ đang xét đã được giải mã thành công
và được công nhận, thì chắc chắn đã xảy ra một lỗi trong báo hiệu
đường lên. Tương tự nếu chỉ thị không được bật nhưng số liệu lần
phát trước đối với xử lý HARQ đang xét được giải mã sai, thì UE sẽ
thay thế số liệu trước đó trong các bộ nhớ đệm mềm bằng số liệu thu
được mới.
Các sai lỗi trong báo hiệu trạng thái (ACK/NAK) sẽ ảnh hưởng
lên tổng hiệu năng. Nếu ACK bị hiểu nhầm là NAK, thì sẽ xảy ra một
phát lại HARQ không cần thiết dẫn đến giảm (một lượng nhỏ) thông
lượng. Mặt khác, hiểu lầm NAK là ACK sẽ dẫn đến mất số liệu vì nút
B sẽ không phát lại HARQ cho dù UE giải mã thất bại số liệu này.
Ngoài ra số liệu bị mất lại phải được giao thức RLC phát lại và đây là
một thủ tục tiêu tốn nhiều thời gian hơn phát lại HARQ. Vì thế các
yêu cầu về sai lỗi ACK/NAK thường không đối xứng với xác suất lỗi
thông thường là: Pr(NAK|ACK) = 10-2 và Pr(ACK|NAK) = 10-3. Với
các xác suất lỗi này, ảnh hưởng của sai lỗi báo hiệu HARQ lên hiệu
năng TCP của người sử dụng đầu cuối là nhỏ.

6.7.4. Chuyển theo thứ tự


Bản thân các xử lý HARQ không thể đảm bảo chuyển theo thứ tự
vì không có sự tương tác giữa các xử lý. Vì thế, cần thực hiện chuyển
Chương 6: HSDPA 227

theo thứ tự cho các xử lý HARQ và cần thực hiện một hàng sắp xếp
sắp đặt lại thứ tự lại trong UE MAC-hs cho mục đích này. Các hàng
đợi ưu tiên trong nút B sử dụng để xử lý ưu tiên trong quá trình lập
biểu và tương ứng với chúng là các hàng đợi sắp xếp lại tại UE.
MAC-hs tại nút B nhận các MAC-d PDU từ một hay nhiều luồng
MAC-d. Mỗi MAC-d PDU được ấn định một mức độ ưu tiên và các
MAC-d PDU với các mức ưu tiên khác nhau có thể được trộn vào
cùng một luồng MAC-d. Các luồng MAC-d được phân loại vào các
hàng đợi ưu tiên như trên hình 6.22. Mỗi hàng đợi ưu tiên tương ứng
với một luồng MAC-d có một mức ưu tiên MAC-d nhất định, trong đó
báo hiệu RRC được sử dụng để thiết lập chuyển đổi giữa các hàng đợi
ưu tiên và các luồng MAC-d. Vì thế bộ lập biểu trong MAC-hs có thể
xét các mức ưu tiên khi đưa ra quyết định.
Một hay một số MAC-PDU từ các hàng đợi ưu tiên sẽ được lắp
ráp vào một khối số liệu, trong đó bộ lập biểu sẽ điều khiển số lượng
các MAC PDU và chọn lựa hàng đợi ưu tiên. Tiêu đề MAC-hs chứa
nhận dạng hàng đợi, số trình tự phát và một số thông tin khác. Tiêu đề
này được gắn vào khối truyền tải. Khối truyền tải được chuyển đến
lớp vật lý để tiếp tục xử lý. Vì chỉ có một nhận dạng hàng đợi và số
trình tự phát trong khối truyền tải, nên tất cả các MAC-d PDU trong
cùng một khối truyền tải đều đến từ cùng một hàng đợi ưu tiên. Vì thế
trong cùng một TTI không thể trộn các MAC-PDU từ các hàng đợi
khác nhau.
Trong UE, thực thể sắp đặt lại thứ tự được sử dụng để đặt khối
thu chứa các MAC-d PDU vào đúng hàng đợi sắp đặt lại thứ tự (hình
6.22). Mỗi hàng đợi sắp đặt lại thứ tự tương ứng với một hàng đợi ưu
tiên trong nút B, mặc dù các hàng đợi ưu tiên nhớ đệm MAC-d PDU
trong khi các hàng đợi sắp đặt lại thứ tự nhớ đệm các khối số liệu. Bên
trong mỗi hàng đợi sắp đặt lại, số trình tự phát (được phát trong tiêu
228 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

đề MAC-hs) được sử dụng để đảm bảo chuyển các MAC-d PDU theo
trình tự. Số trình tự phát là duy nhất trong hàng đợi sắp đặt lại nhưng
không duy nhất giữa các hàng đợi sắp đặt lại.

Hình 6.22. Các hàng đợi ưu tiên trong MAC-hs của nút B (hình trái)
và các hàng đợi sắp xếp lại
Ý tưởng cơ bản cho sắp đặt lại thứ tự (được minh họa trên hình
6.23) là lưu giữ khối số liệu trong hàng đợi sắp đặt lại thứ tự cho
đến khi tất cả các khối số liệu có số trình tự thấp hơn đã được
chuyển hết. Tại thời điểm t0 trên hình 6.23, nút B đã truyền xong các
khối số liệu với các số trình tự từ 0 đến 3. Tuy nhiên khối số liệu với
số trình tự 1 vẫn chưa đến được hàng đợi sắp đặt lại của MAC-hs
trong UE, có thể là do các phát lại HARQ hay các sai lỗi của báo
hiệu đường lên HARQ. Khối số liệu 0 được tháo gỡ thành các
MAC-d PDU và được truyền lên các lớp trên bởi UE MAC-hs, trong
khi đó các khối 2 và 3 được nhớ đệm trong hàng đợi sắp đặt lại thứ
tự vì khối số liệu 1 bị mất.
Chương 6: HSDPA 229

Hình 6.23. Minh họa nguyên tắc của các hàng đợi sắp đặt lại thứ tự
Rõ ràng rằng có thể xảy ra sự trì hoãn hàng đợi sắp đặt lại thứ tự
nếu các khối số liệu thiếu (khối số liệu 1 trong trường hợp này) không
được thu thành công trong một thời gian nhất định. Vì thế một cơ chế
tránh sự trì hoãn dựa trên bộ định thời được định nghĩa cho MAC-hs.
Mỗi khi một khối số liệu được thu thành công nhưng không thể
chuyển lên lớp trên, bộ định thời được khởi động. Trên hình 6.23 điều
này xảy ra khi khối số liệu 2 được thu thành công, nhưng thiếu khối số
liệu 1 trong hàng đợi sắp đặt lại thứ tự. Lưu ý rằng cực đại chỉ có một
đồng hồ tránh trì hoãn được tích cực. Vì thế không bộ định thời nào
được khởi động khi thu được khối số liệu 3, vì đã có một bộ định thời
tích cực được khởi động cho khối số liệu 2. Khi đồng hồ này đã chạy
hết (thời điểm t1 trên hình 6.23), khối số liệu 1 được coi là bị mất. Tất
cả các khối số liệu cho đến khối số liệu thiếu đầu tiên sẽ được tháo gỡ
thành các MAC-PDU và được chuyển lên các lớp cao hơn. Trên hình
6.23, các khối số liệu 2 và 3 được chuyển lên lớp cao hơn.
Nếu chỉ sử dụng cơ chế dựa trên bộ định thời sẽ hạn chế các giá
trị có thể có của bộ định thời và hạn chế hoạt động nếu các số trình tự
230 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

được duy trì là các số duy nhất. Vì thế, cơ chế tránh trì hoãn dựa trên
cửa sổ được định nghĩa bổ sung cho cơ chế dựa trên định thời để đảm
bảo hành vi nhất quán của UE. Nếu chức năng sắp đặt lại thứ tự thu
được một khối số liệu có số trình tự cao hơn so với cuối cửa sổ, thì
khối số liệu này được chèn vào bộ nhớ đệm sắp đặt lại thứ tự tại vị trí
được chỉ ra bởi số trình tự này. Đồng thời cửa sổ thu được dịch lên sao
cho khối số liệu được thu này trở thành khối số liệu cuối cùng trong
cửa sổ. Mọi khối số liệu không nằm trong cửa sổ sau khi cửa sổ được
dịch lên sẽ được chuyển lên lớp cao hơn. Trong ví dụ trên hình 6.23,
kích thước cửa sổ được sử dụng là 4, nhưng kích thước cửa sổ của
MAC-hs có thể được lập cấu hình bởi RNC. Trên hình 6.23, khối số
liệu với số trình tự 1 được thu tại thời điểm t2, vì thế cửa sổ phải dịch
chuyển để chứa các số trình tự từ 6 đến 1. Khối trình tự 4 bị coi là mất,
vì thế nó nằm ngoài cửa sổ trong khi khối số liệu 5 được tháo gỡ và
được chuyển lên các lớp trên. Để chức năng sắp đặt lại thứ tự trong
UE hoạt động đúng, Nút B không được phép phát các MAC-d PDU có
các số trình tự cao hơn hiệu số của số trình tự phát và kích thước cửa
sổ thu của UE.

6.7.5. HARQ kết hợp mềm cho HSDPA-MIMO


Đối với từng luồng, xử lý HARQ lớp vật lý và sử dụng nhiều xử
lý HARQ cũng giống như trong trường hợp một luồng. Tuy nhiên, vì
nhiều luồng được truyền trên các anten khác nhau, nên một luồng có
thể được thu đúng trong khi luồng khác có thể phải phát lại tải tin. Vì
thế mỗi luồng sẽ được phát một ACK/NAK từ UE đến nút B.

6.8. CQI VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG


KHUNG KHÁC
Ta thấy rằng một trong số các chức năng then chốt của HSDPA,
mà trước hết là lập biểu và điều khiển tốc độ, đều dựa trên việc thích
Chương 6: HSDPA 231

ứng nhanh các thông số truyền dẫn với các điều kiện kênh tức thời của
đường truyền đến UE. Nút B có thể tự do tạo ra ước tính kênh dựa
trên mọi thông tin khả dụng, nhưng như đã xét, báo hiệu điều
khiển đường lên từ các UE ở dạng chỉ thị chất lượng đường truyền
(CQI: Channel Quality Indicator) thường được sử dụng.
CQI không chỉ thị một cách cụ thể chất lượng kênh, mà chỉ chỉ thị
tốc độ số liệu nào UE cần hỗ trợ trong các điều kiện kênh hiện hữu.
Nói một cách cụ thể hơn, CQI là khuyến nghị về kích thước khối
truyền tải (tương đương với khuyến nghị về tốc độ số liệu).
Lý do không báo cáo kết quả đo chất lượng kênh cụ thể vì các UE
khác nhau có thể hỗ trợ các tốc độ số liệu khác nhau trong các môi
trường giống nhau tùy theo thực hiện cụ thể của máy thu. Với việc báo
cáo tốc độ số liệu chứ không phải kết quả đo chất lượng kênh cụ thể,
UE có máy thu tốt hơn có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn và điều này rất
có lợi khi sử dụng cấu trúc máy thu tiên tiến cho người sử dụng đầu
cuối. Đối với kênh được điều khiển công suất, độ lợi nhận được từ
một máy thu tiên tiến là nút B có thể sử dụng công suất thấp hơn, và
điều này có lợi cho mạng chứ không phải cho người sử dụng đầu cuối.
Cách nhìn này hoàn toàn trái ngược với HS-DSCH sử dụng điều khiển
tốc độ, trong đó một UE có máy thu tiên tiến có thể thu được HS-
DSCH với tốc độ số liệu cao hơn so với máy thu bình thường.
Mỗi giá trị CQI 5 bit tương ứng với kích thước của một khối
truyền tải, sơ đồ điều chế và số lượng các mã định kênh. Các giá trị
này được cho trên hình 6.16 (giả thiết rằng đầu cuối tốc độ cao có khả
năng thu được 15 mã). Một số bảng khác nhau được sử dụng cho các
loại UE khác nhau vì UE không thể báo cáo CQI vượt quá khả năng
của mình. Chẳng hạn CQI chỉ hỗ trợ 5 mã định kênh không thể báo
cáo CQI tương ứng với 15 mã, trong khi đó UE 15 mã có thể làm điều
này. Vì thế các khoảng dịch công suất được sử dụng cho các chất
lượng kênh vượt quá khả năng UE. Dịch công suất xdB chỉ thị rằng
232 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

UE có thể thu một kích thước khối truyền tải nhất định, nhưng tại
công suất phát thấp hơn đánh giá từ báo cáo CQI một lượng là x dB.
Điều này được minh họa trong bảng 6.3 cho một số thể loại UE.
UE thuộc loại 1-6 chỉ có thể thu đến 5 mã định kênh HS-DSCH
và vì thế phải sử dụng dịch công suất cho các giá trị CQI cao nhất,
trong khi đó UE loại 10 có thể thu 15 mã.
Bảng 6.3. Ví dụ về báo cáo CQI cho các loại UE khác nhau
Số lượng mã
Giá Kích thước Sơ đồ Dịch công suất
định kênh
trị khối truyền tải điều chế [dB]
HS-DSCH
CQI
LOạI 1-6 Loại 10 Loại 1-6 Loại 10 Loại 1-6 Loại 10

0 Không áp dụng Ngoài dải


1 137 QPSK 1 0
2 173 QPSK 1 0
3 233 QPSK 1 0
4 317 QPSK 1 0
5 377 QPSK 1 0
6 461 QPSK 1 0
7 650 QPSK 2 0
8 792 QPSK 2 0
9 931 QPSK 2 0
10 1262 QPSK 3 0
11 1483 QPSK 3 0
12 1742 QPSK 3 0
13 2279 QPSK 4 0
14 2583 QPSK 4 0
15 3319 QPSK 5 0
16 3565 16QAM 5 0
17 4189 16QAM 5 0
18 4664 16QAM 5 0
Chương 6: HSDPA 233

19 5287 16QAM 5 0
20 5887 16QAM 5 0
21 6554 16QAM 5 0
22 7168 16QAM 5 0
23 7168 9719 16QAM 5 7 -1 0
24 7168 11418 16QAM 5 8 -2 0
25 7168 14411 16QAM 5 10 -3 0
26 7168 17237 16QAM 5 12 -4 0
27 7168 21754 16QAM 5 15 -5 0
28 7168 23370 16QAM 5 15 -6 0
29 7168 24222 16QAM 5 15 -7 0
30 7168 25558 16QAM 5 15 -8 0

Các giá trị CQI trong bảng trên phân loại theo thứ tự tăng và UE
sẽ báo cáo giá trị CQI cao nhất theo đó truyền dẫn với các thông số
tương ứng với giá trị này sẽ chỉ gây ra xác suất lỗi khối không quá
10%. Các giá trị CQI được chọn sao cho tăng CQI một nấc tương ứng
với tăng 1dB trong tỷ số sóng mang trên tạp âm trong kênh AWGN.

Hình 6.24. Tương quan định thời cho các báo cáo CQI
234 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Cơ sở để tạo ra CQI là đo đạc trên kênh hoa tiêu chung. CQI biểu
thị các điều kiện tức thời của kênh trong khoảng thời gian ba khe với
kết thúc một khe trước khi phát CQI. Việc quy định CQI báo cáo
trong khoảng thời gian nào để nút B bám kịp các thay đổi trong chất
lượng kênh giữa các báo cáo CQI được thực hiên bằng cách sử dụng
các lệnh điều khiển công suất sẽ xét dưới đây. Định thời các báo cáo
CQI và thời gian sớm nhất có thể sử dụng báo cáo này cho mục đích
lập biểu được minh họa trên hình 6.24.
Tốc độ báo cáo chất lượng kênh có thể được lập cấu hình cho một
báo cáo trong dải 2-160ms. CQI cũng có thể bị tắt hoàn toàn.
Vì các giải thuật lập biểu và thích ứng tốc độ là đặc thù của từng
nhà cung cấp thiết bị, điều khiển tốc độ có thể được thực hiện theo các
tiêu chí khác với các báo cáo của UE (hoặc độc lập hoặc kết hợp). Sử
dụng mức công suất phát của kênh DPCH liên kết cũng là một khả
năng cho tiêu chí nói trên, trong đó công suất phát DPCH cao chỉ thị
các điều kiện kênh không thuận lợi và công suất phát DPCH thấp chỉ
thị điều kiện kênh thuận lợi. Vì mức công suất là số đo tương đối của
chất lượng kênh và không phản ánh chất lượng kênh khách quan tuyệt
đối, nên kỹ thuật này chỉ có ưu điểm khi kết hợp với các báo cáo chất
lượng kênh không thường xuyên. Các báo cáo UE cung cấp chất
lượng kênh tuyệt đối và công suất phát của kênh DPCH được điều
khiển theo công suất có thể được sử dụng để cập nhật báo cáo chất
lượng kênh này giữa các thời điểm báo cáo. Sơ đồ kết hợp này hoạt
động khá tốt và có thể giảm đáng kể tần suất báo cáo CQI của UE
chừng nào DPCH không nằm trong chuyển giao mềm. Trong chuyển
giao mềm, công suất phát của các đường truyền vô tuyến khác nhau
tham gia và chuyển giao mềm được điều khiển công suất vì thế tín
hiệu thu kết hợp có đủ chất lượng. Hậu quả là công suất phát của
DPCH tại ô HS-DSCH không chắc chắn phản ảnh chất lượng kênh mà
UE cảm nhận được. Vì thế khi xảy ra chuyển giao mềm cần báo cáo
chất lượng thường xuyên hơn từ UE.
Chương 6: HSDPA 235

6.9. CẤU TRÚC CÁC KÊNH BÁO HIỆU CỦA HSDPA

6.9.1. Báo hiệu điều khiển đường xuống: HS-SCCH


HS-SCCH (đôi khi được gọi là kênh điều khiển chia sẻ) là kênh
vật lý đường xuống chia sẻ mang thông tin báo hiệu điều khiển cần
thiết để UE có thể giải trải phổ, giải điều chế và giải mã kênh
HS-DSCH.
Trong từng khoảng thời gian 2ms tương ứng với một HS-DSCH
TTI, một kênh HS-SCCH mang thông tin báo hiệu lớp vật lý đến một
UE. Vì HSDPA hỗ trợ truyền dẫn HS-DSCH đến nhiều người sử dụng
đồng thời bằng cách ghép mã (xem mục 6.1) nên cần có nhiều kênh
HS-SCCH trong một ô. Theo tiêu chuẩn, một UE phải có thể giải mã
bốn kênh HS-SCCH đồng thời. Tuy nhiên có thể lập cấu hình nhiều
kênh HS-SCCH hơn trong một ô, mặc dù ít khi cần đến điều này.
HS-SCCH sử dụng hệ số trải phổ 128 và có cấu trúc thời gian dựa
trên một khung con có độ dài 2ms bằng độ dài của HS-DSCH. Các
thông tin sau đây được mang trên HS-SCCH:
- Khuôn dạng truyền tải bao gồm:
+ Tập mã định kênh HS-DSCH [7bit]
+ Sơ đồ điều chế HS-DSCH, QPSK/16QAM [1bit]
- Thông tin liên quan đến HARQ bao gồm:
+ Số lượng xử lý HARQ [3bit]
+ Phiên bản dư [3bit]
+ Chỉ thị số liệu mới [1bit]
+ UE ID để nhận dạng UE mà thông tin HS-SCCH cần chuyển
đến [16bit]. Như sẽ trình bày dưới đây, UE ID không được phát
tường minh mà được chứa ẩn trong tính toán CRC và mã hóa
kênh DS-SCCH.
236 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Như đã trình bày trong mục 6.6.2, khối truyền tải HS-DSCH có
thể nhận từ 1 đến 254 kích thước khác nhau. Mỗi tổ hợp giữa tập mã
định kênh và sơ đồ điều chế tương ứng với một tập con trong số các
kích thước khối truyền tải nói trên, trong đó mỗi tập con bao gồm 63
khả năng có thể có của kích thước khối truyền tải. Thông tin về kích
thước khối truyền tải của HS-DSCH 6 bit chỉ thị kích thước nào trong
số 63 kích thước khối truyền tải có thể có đã được định nghĩa để sử
dụng toàn bộ tỷ lệ mã trong dải từ 1/3 đến 1 cho lần phát đầu. Đối với
phát lại, các tỷ lệ mã tức thời lớn hơn 1 có thể đạt được bằng chỉ thị
rằng “kích thước khối truyền tải giống như lần phát trước trong xử lý
HARQ này”. Điều này được chỉ thị bằng cách đặt trường “thông tin
kích thước khối truyền tải HS-DSCH” vào 111111. Cách làm này có
lợi để bổ sung tính linh hoạt của lập biểu chẳng hạn để chỉ phát lại
một số lượng bit chẵn lẻ trong trường hợp báo cáo CQI cho thấy rằng
UE “hầu như” đã có khả năng giải mã truyền dẫn gốc.
Các yêu cầu về việc các phần thông tin khác nhau của HS-SCCH
cần có mặt tại UE lúc nào ảnh hưởng lên cấu trúc chi tiết của quá trình
mã hóa kênh HS-SCCH và sắp xếp kênh vật lý. Do độ phức tạp của
các UE khác nhau, UE cần biết tập mã định kênh trước khi bắt đầu
phát HS-DSCH. Nếu không biết trước điều này, UE sẽ phải nhớ đệm
tín hiệu thu được để giải trải phổ tất cả các mã của HS-DSCH cực đại
đến 15 mã. Cũng nên biết được sơ đồ điều chế trước khung con HS-
DSCH vì điều này cho phép giải điều chế kịp thời. Mặt khác kích
thước khối truyền tải và thông tin liên quan đến HARQ cũng cần thiết
khi giải mã HS-DSCH/kết hợp mềm. Thường quá trình này chỉ bắt
đầu ở cuối HS-DSCH. Vì thế, thông tin của HS-SCCH được chia
thành hai phần:
1. Phần 1 bao gồm tập mã định kênh và sơ đồ điều chế [tổng cộng
8bit]. Điều này cho phép đầu cuối hỗ trợ 5 hoặc 10 mã, thậm
chí có thể đến 15 mã. Vì thế với một đầu cuối hỗ trợ số mã nhỏ
Chương 6: HSDPA 237

hơn, các mã sử dụng được giải mã từ HS-SCCH và giải trải


phổ chỉ cần giới hạn ở các mã dự định cho đầu cuối. Bộ lập
biểu sẽ không vượt quá các giới hạn được thiết lập bởi khả
năng của đầu cuối này
2. Phần 2 bao gồm kích thước khối truyền tải và các thông số liên
quan đến HARQ (chẳng hạn xử lý HARQ nào đang được phát).
Chỉ thị phát là mới hay liên quan đến gói được phát trước đó.
Ngay cả khi các phát trước đó của một gói không được thu
đúng, chỉ thị số liệu mới vẫn thông báo cho đầu cuối là có thể
loại các truyền dẫn cũ khỏi bộ đêm. Nghĩa là tùy theo dịch vụ,
hoặc sẽ có một phát lại mức RLC muộn hơn (chế độ RLC có
công nhận) hoặc chỉ đơn giản là hủy số liệu và ứng dụng sẽ
phải chấp nhận lỗi (chế độ RLC không công nhận). Ngoài ra
thông tin về phiên bản dư và chùm tín hiệu cũng được truyền
trong phần hai.
Định thời giữa HS-SCCH và HS-DSCH cho phép đầu cuối có
thời gian một khe để chỉ ra các mã nào sử dụng để giải trải phổ và xác
định sơ đồ điều chế. Đối với các thông số còn lại, thời gian xử lý khe
cần được xét trước khi phát kết thúc và có thể bắt đầu một 2ms
TTI mới.
Mã hóa HS-SCCH, sắp xếp kênh vật lý và tương quan định thời
cho truyền dẫn HS-DSCH được minh họa trên hình 6.25. Mã hóa kênh
HS-DSCH dựa trên mã hóa xoắn tỷ lệ 1/3 được thực hiện riêng cho
phần 1 và phần 2. Phần 1 được mã hóa và được phối hợp tốc độ đến
40 bit để đặt vừa khe thứ nhất của bán khung HS-SCCH. Trước khi
sắp xếp lên kênh vật lý, phần một được ngẫu nhiên hóa bởi một chuỗi
40 bit đặc thù của UE. Chuỗi này được rút ra từ 16 bit UE ID sử dụng
mã hóa xoắn tỷ lệ ½ sau đó được đục lỗ. Với sơ đồ trên hình 6.25,
thông tin phần 1 có thể được giải mã sau một khe của bán khung
238 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

HS-SCCH. Ngoài ra trong trường hợp có nhiều kênh HS-SCCH, UE


có thể tìm được đúng HS-SCCH từ số đo mềm của bộ giải mã kênh
ngay sau khe thứ nhất. Một cách để UE sử dụng số đo mềm để xác
định (nếu có) kênh nào trong số nhiều kênh HS-SCCH mang thông tin
điều khiển cho nó là tạo ra tỷ lệ log khả giống giữa từ mã khả giống
nhất và từ mã khả giống thứ hai cho từng HS-SCCH. HS-SCCH có tỷ
lệ này lớn nhất sẽ có xác suất cao là kênh cần truyền cho UE và có thể
được chọn để giải mã tiếp theo cho thông tin phần 2.

Hình 6.25. Mã hóa kênh HS-SCCH


Phần hai được mã hóa và được phối hợp tốc độ đến 80 bit để đặt
vừa vào khe thứ hai và thứ ba của HS-SCCH. Phần hai chứa cả CRC
đặc thù UE để phát hiện lỗi. CRC này được tính toán trên tất cả các bit
thông tin gồm cả phần 1 và phần 1 kết hợp cùng với nhận dạng UE.
Nhận dạng này không được phát một cách tường minh mà chỉ chứa ID
Chương 6: HSDPA 239

của UE khi tính toán CRC tại máy thu, UE có thể quyết định đây nó
có phải là đối tượng thu hay không. Nếu đây là thông tin cho UE khác,
CRC sẽ không được kiểm tra.

Trong trường hợp phát HS-DSCH đến một UE trong nhiều TTI
liên tiếp, UE phải giải trải phổ HS-SCCH đồng thời với các mã định
kênh HS-DSCH. Để giảm số lượng bộ giải trải phổ cần thiết, cùng
một kênh HS-SCCH sẽ được sử dụng khi truyền dẫn HS-DSCH được
thực hiện trong nhiều TTI liên tiếp. Nghĩa là, UE chỉ cần giải trải phổ
một HS-SCCH khi đồng thời thu được HS-DSCH.
Để tránh lãng phí dung lượng, công suất phát HS-SCCH chỉ được
điều chỉnh đủ để đạt đến UE cần thu. Thông tin tương tự sử dụng cho
điều khiển tốc độ, chẳng hạn các báo cáo có CQI có thể được sử dụng
cho điều khiển công suất HS-SCCH.

6.9.2. Báo hiệu điều khiển đường xuống: F-DPCH


Như đã trình bày trong mục 6.2.1, đối với mỗi UE được phục vụ
bởi kênh HS-DSCH, cần có một kênh DPCH liên kết. Về nguyên tắc,
nếu toàn bộ truyền dẫn số liệu bao gồm cả báo hiệu RRC được sắp
xếp trên HS-DSCH, thì không cần mang bất cứ thông tin nào trên
DPCH. Vì thế không cần các thông tin như chỉ thị kết hợp khuôn dạng
truyền tải (TFCI: Transport Format Combination Indicator) hay các
hoa tiêu riêng trên kênh DPCH như vậy. Trong trường hợp này DPCH
chỉ được sử dụng cho HS-DSCH để mang các lệnh điều khiển công
suất đến UE để nó điều chỉnh công suất đường lên. Vì thế R6 đã đưa
ra kênh F-DPCH (Tructional DPCH: DPCH một phần) nhờ vậy giảm
số lượng các mã định kênh cần sử dụng cho các kênh dành riêng.
Thay vì cấp phát một kênh DPCH với hệ số trải phổ 256 chỉ cho mục
đích phát một lệnh điều khiển công suất trên một khe, F-DPCH cho
phép đến 10 UE chia sẻ một mã định kênh cho mục đích này. Về bản
chất, F-DPCH có khuôn dạng khe chỉ hỗ trợ bit TPC (điều khiển công
240 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

suất phát). Hai bit TPC (một ký hiệu QPSK) được phát trong một phần
mười khe sử dụng hệ số trải phổ 256, phần còn lại không được sử
dụng. Bằng cách thiết lập định thời đường xuống cho nhiều UE như
trên hình 6.26, 10 UE có thể chia sẻ mã định kênh này. Hình 6.26
cũng cho thấy cách ghép theo thời gian các lệnh điều khiển công suất
cho nhiều người sử dụng trên một mã định kênh.

Hình 6.26. DPCH một phần (F-DPCH) được đưa vào R6


Khi so sánh với R3 DPDCH, F-DPDCH chỉ truyền trường điều
khiển công suất phát (TPC) như minh họa trên hình 6.27. Ngoài ra
định thời gốc vẫn được duy trì để tránh phải điều chỉnh các định thời
dựa trên các thực hiện vòng điều khiển công suất của R3.

Hình 6.27. Cấu trúc F-DCCH so với R3 DPCH


Đối với một số người sử dụng, mạng lập cấu hình sao cho mỗi
người sử dụng có cùng một mã nhưng định thời khung khác nhau, vì
thế có thể phát cho những người sử dụng trên cùng một nguồn mã.
Chương 6: HSDPA 241

Nguyên lý hoạt động F-DCCH được minh họa trên hình 6.28 cho
trường hợp hai người sử dụng chia sẻ chung không gian mã.

Hình 6.28. Nguyên lý hoạt động F-DPCH

6.9.3. Báo hiệu điều khiển đường lên: HS-DPCCH


Để đảm bảo hoạt động của HARQ và cung cấp trạng thái tức thời
của kênh đường xuống cho nút B, cần có báo hiệu điều khiển đường
lên. Báo hiệu này được mang trên một kênh vật lý mới bổ sung,
HS-DPCCH sử dụng mã định kênh tách biệt với DPCCH đường lên
thông thường. Việc sử dụng mã định kênh riêng cho HS-DPCCH làm
cho các trạm gốc không có khả năng HSDPA “không thể nhìn thấy”
kênh này và cho phép chuyển giao mềm đường lên ngay cả khi không
phải tất cả các nút B trong tập tích cực hỗ trợ HSDPA.

HS-DPCCH sử dụng hệ số trải phổ 256 và được phát song song


với các kênh đường lên khác (hình 6.29). Để giảm PAPR đường lên,
mã định kênh sử dụng cho HS-DPCCH và HS-DPCCH được sắp xếp
lên nhánh I hay Q của mã này phụ thuộc vào số lượng cực đại các
242 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

kênh DPDCH mà tập tổ hợp khuôn dạng truyền tải sử dụng trong cấu
hình do UE thiết lập.

Hình 6.29. Cấu trúc HS-DPCCH


Vì hệ số trải phổ của HS-DPCCH là 256, HS-DPCCH cho phép
30 bit kênh trong bán khung 2ms (3 khe). Thông tin HS-DPCCH được
phân chia sao cho công nhận HARQ được phát trong khe thời gian thứ
nhất, còn chỉ thị chất lượng khung được phát trong khe thời gian thứ
hai và thứ ba (hình 6.30).

Hình 6.30. Cấu trúc báo hiệu cơ sở đường lên


sử dụng HS-DPCCH ghép mã I/Q
Để giảm thiểu thời gian quay vòng HARQ, thời gian phát
HS-DPCCH không đồng bộ khe với các kênh đường lên khác. Định
thời HS-DPCCH quy định theo kết thúc bán khung mang số liệu
HS-DSCH như trên hình 6.30. Định thời được thực hiện sao cho
Chương 6: HSDPA 243

khoảng thời gian xử lý của UE tính từ thời điểm kết thúc HS-DSCH
TTI cho đến khi phát công nhận ARQ là vào khoảng 7,5 khe (19200
chip) tương đương với gần 5ms. Nếu HS-DPCCH đồng bộ khe với các
kênh DPCCH đường lên, thì sẽ xảy ra sự không rõ ràng một khe trong
quá trình định thời HS-DSCH/HS-DPCCH. Sự không rõ ràng này sẽ
giảm thời gian xử lý khả dụng đối với UE/nút B một khe.
Nhờ đồng bộ giữa HS-DPCCH đường lên và HS-DSCH đường
xuống, HS-DPCCH sẽ không nhất thiết phải đồng bộ khe với
DPDCH/DPCCH đường lên. Tuy nhiên cần lưu ý rằng HS-DPCCH
luôn luôn được đồng bộ với DPCCH/DPDCH đường lên trên cơ sở
256 chip để đảm bảo tính trực giao đường lên. Vì thế HS-DPCCH
không thể có định thời cố định so với HS-DSCH thu. Thay vào đó,
định thời HS-DPCCH thay đổi trong khoảng từ 19200 chip đến
19200 + 252 chip. Lưu ý rằng CQI và ACK/NAK hay CQI được phát
độc lập với nhau. Trong các bán khung mà ở đó ACK/NACK hay CQI
không được phát, không thông tin nào được phát trong trường tương
ứng của HS-DPCCH.
Công nhận HARQ bao gồm một bit thông tin, ACK hay NAK chỉ
thị rằng HS-DSCH được giải mã (được kiểm tra CRC) đúng hay sai.
ACK hay NAK chỉ được phát trong trường hợp UE thu đúng báo hiệu
điều khiển HS-SCCH. Nếu không phát hiện được báo hiệu HS-SCCH
gửi cho UE, không thông tin nào được truyền trong trường ACK/NAK
(DTX). Cách làm này cho phép giảm tải đường lên, vì chỉ các UE
được nhận HS-DSCH trong TTI là được phát ACK/NAK trên đường
lên. ACK một bit được mã hóa lặp đến 10 bit để đặt vừa vào khe thứ
nhất của bán khung HS-DPCCH.
Phát lặp tin cậy ACK/NAK đòi hỏi đủ khối lượng năng lượng.
Trong một số trường hợp khi công suất bị hạn chế, có thể không đủ
năng lượng để phát ACK/NAK trên một khe thời gian. Vì thế có thể
lập cấu hình UE để phát lặp ACK/NAK trong N khe ACK/NAK tiếp
244 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

theo. Tất nhiên, khi UE được lập cấu hình để phát các công nhận lặp
nhiều lần, nó không thể nhận số liệu HS-DSCH trong các TTI liên tiếp,
vì khi này UE không thể công nhận tất cả các số liệu HS-DSCH. Thay
vào đó sẽ có ít nhất N-1 bán khung 2ms rỗng giữa mỗi HS-DSCH TTI
mà ở đó số liệu cần được thu. Các phát lặp nhiều lần công nhận có thể
hữu ích đối với các ô lớn hay trong một số trường hợp chuyển giao
mềm. Trong chuyển giao mềm, đường lên có thể được điều khiển
công suất bởi nhiều nút B. Nếu bất cứ nút B nào trong số các nút B
không phục vụ có đường lên tốt nhất, chất lượng HS-PDCCH tại nút
B phục vụ có thể không đủ và vì thế phát lặp có thể cần thiết.
Như đã nói ở trên, ảnh hưởng của các lỗi ACK nhầm thành NAK
và NAK nhầm thành ACK là khác nhau, dẫn đến các yêu cầu khác
nhau. Ngoài ra cũng cần xử lý lỗi DTX nhầm thành ACK. Nếu UE
mất thông tin lập biểu và nút B tưởng nhầm DTX là ACK, sẽ xảy ra
mất số liệu trong HARQ. Vì thế cần sử dụng một ngưỡng quyết định
trong bộ phát hiện ACK/NAK như trên hình 6.31. Dựa trên phương
sai tạp âm tại bộ phát hiện ACK/NAK, có thể tính toán ngưỡng này để
đáp ứng một xác suất nhất định về nhận nhầm DTX là ACK, chẳng
hạn bằng 10-2. Sau đó có thể thiết lập công suất ACK và NAK để đáp
ứng các yêu cầu đối với lỗi còn lại (ACK nhầm là NAK và NAK
nhầm là ACK).

− ENAK E ACK

Hình 6.31. Ngưỡng phát hiện trường ACK/NAK của HS-DPCCH


Chương 6: HSDPA 245

R6 đưa ra một tăng cường cho báo hiệu ACK/NAK. Ngoài ACK
và NAK, UE cũng có thể phát hai từ mã bổ sung, PRE và POST trên
HS-DCCH. UE được lập cấu hình để sử dụng tăng cường này sẽ phát
PRE và POST trong bán khung trước và sau ACK/NAK (trừ phi các
bán khung này được sử dụng bởi ACK/NAK cho các khối truyền tải
khác). Vì thế một ACK có thể gây ra truyền dẫn trải dài trên nhiều
khung và nhờ vậy có thể giảm công suất trong khi vẫn duy trì tỷ lệ lỗi
nhầm ACK thành NAK (hình 6.32).

Hình 6.32. ACK/NAK tăng cường bằng cách sử dụng PRE và POST
CQI bao gồm 5 bit thông tin. Mã khối (20,5) được sử dụng để mã
hóa thông tin này thành 20 bit tương ứng hai khe trên HS-DCCH.
Tương tự ACK/NAK, cũng có thể phát lặp nhiều lần trường CQI trên
nhiều khung và có thể sử dụng phát lặp này để cải thiện vùng phủ. Giá
trị CQI không tương ứng với Ec/N0 hay tỷ số tín hiệu trên nhiễu SIR
tại đầu cuối. Thay vào đó giá trị được báo cáo này là một hàm phụ
thuộc vào môi trường đa đường, kiểu máy thu đầu cuối và tỷ số nhiễu
của chính trạm gốc so với các trạm gốc khác và độ khả dụng công suất
của BTS HSDPA. Ưu điểm của cách định nghĩa này là nó bao hàm
các thực hiện máy thu có thể có và các thay đổi của môi trường và vì
thế giá trị này thể hiện được tốc độ tốt nhất mà đầu cuối có.

6.9.4. Báo hiệu điều khiển cho HSDPA-MIMO


Để hỗ trợ MIMO, báo hiệu điều khiển ngoài băng được cải tiến
cho phù hợp. Báo hiệu trong băng ở dạng tiêu đề MAC-es không cần
thay đổi vì sắp đặt lại thứ tự và chọn hàng đợi ưu tiên không bị ảnh
hưởng bởi việc sử dụng MIMO. Tuy nhiên để hỗ trợ hiệu quả các tốc
246 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

độ số liệu cao do MIMO cung cấp, các lớp MAC và RLC cũng được
cập nhật bằng phân đoạn linh hoạt.
Báo hiệu điều khiển ngoài băng đường xuống được mang trên
HS-SCCH, Trong trường hợp UE có khả năng hỗ trợ MIMO, một
khuôn dạng cải tiến của HS-SCCH được sử dụng để có thể chứa thông
tin bổ sung cần thiết (hình 6.33). Phân chia HS-SCCH thành hai phần
vẫn được giữ nguyên. Phần một được mở rộng để chứa cả thông tin về
số lượng luồng sẽ phát đến UE (một hay hai) và sơ đồ điều chế tương
ứng cùng với thông tin về ma trận tiền mã hóa nào trong số bốn ma
trận mà nút B sẽ sử dụng để phát. Liên quan đến phần hai của
HS-SCCH, khuôn dạng được sử dụng phụ thuộc vào việc một hay hai
luồng được lập biểu phát đến UE. Trong trường hợp hai luồng, các bit
bổ sung sẽ được phát trên phần hai để mang thông tin về kích thước
khối truyền tải cho luồng thứ hai. Mặc dù số bit trên kênh HS-SCCH
trong trường hợp MIMO tăng, hệ số trải phổ của HS-SCCH vẫn là 128.
Các bit bổ sung được đặt lên kênh vật lý bằng cách điều chỉnh phối
hợp tốc độ cho hai phần một cách phù hợp.
Phần 1 Phần 2

- Các mã định kênh - UE ID


- Sơ đồ điều chế - Kích thước khối truyền tải
- Số lượng luồng - Thông tin HARQ
- Ma trận tiền mã hóa - Kích thước khối truyền tải, luồng 2
- Thông tin HARQ, luồng 2

Chỉ trong trường hợp truyền dẫn nhiều luồng

Vùng tô xám là thông tin bổ sung so với R5

Hình 6.33. Thông tin HS-SCCH trong trường hợp hỗ trợ MIMO
Báo hiệu điều khiển đường lên bao gồm ACK/NAK, PCI, CQI và
được phát trên HS-DPCCH. Trong trường hợp truyền dẫn một luồng,
chỉ một bit ACK/NAK được phát và khuôn dạng giống như R5. Trong
Chương 6: HSDPA 247

trường hợp phát hai luồng, hai bit ACK/NAK được mã hóa kết hợp
thành 10 bit và được phát trên một khe thời gian trên HS-DPCCH.
Thông tin tiền mã hóa (PCI: Precoding Control Indication) bao
gồm 2 bit để chỉ thị ma trận nào trong số bốn ma trận tiền mã hóa là
phù hợp nhất với các điều kiện kênh tại UE.
Chỉ thị chất lượng kênh (CQI: Channel Quality Indicator) chỉ thị
tốc độ số liệu mà UE khuyến nghị trong trường hợp truyền dẫn được
thực hiện bằng cách sử dụng PCI được khuyến nghị. Cả thông báo
CQI luồng đơn và luồng kép đều cần thiết vì bộ lập biểu có thể quyết
định chỉ phát một luồng ngay cả khi điều kiện kênh cho phép hai
luồng, chẳng hạn nếu khối lượng số liệu cần phát nhỏ. Vì không thể
rút ra chất lượng luồng đơn từ báo cáo luồng kép, nên hai kiểu CQI
được định nghĩa:
1. Báo cáo kiểu A, chứa PCI và số luồng khuyến nghị (một hoặc
hai) cùng với CQI cho mỗi luồng trong số hai luồng này
2. Báo cáo kiểu B, chứa PCI và CQI trong trường hợp phát
một luồng

Hình 6.34. Ví dụ báo cáo PCI/CQI kiểu A và kiểu B cho UE


được lập cấu hình để hỗ trợ MIMO
Đối với báo cáo kiểu B, báo cáo CQI 5 bit giống như trong các
phát hành trước được sử dụng, còn đối với báo cáo kiểu A, CQI bao
248 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

gồm 8 bit. Trong cả hai trường hợp, các báo cáo PCI và CQI được
móc nối và được mã hóa thành 20 bit bằng cách sử dụng mã khối.
Tương tự như đối với trường hợp không MIMO, các báo cáo
PCI/CQI được phát trong hai khe thời gian trên HS-DPCCH. Để đảm
bảo thích ứng linh hoạt với các môi trường truyền sóng khác nhau, N
báo cáo đầu trong số M PCI/CQI báo cáo có kiểu A và M-N báo cáo
còn lại có kiểu B. Tỷ số N/M được lập cấu hình thông qua báo hiệu từ
RNC. Hình 6.34 mô tả hai ví dụ.

6.10. HSDPA MIMO


MIMO là một trong tính năng mới được đưa vào R7 để tăng các
tốc độ số liệu đỉnh thông qua truyền dẫn luồng. Nói một cách chặt chẽ,
MIMO (Multiple Input Multiple Output) là một cách thể hiện tổng
quát sự sử dụng nhiều anten ở các phía phát và phía thu. Nhiều anten
có thể được sử dụng để tăng độ lợi phân tập và vì thế tăng tỷ số sóng
mang trên nhiễu tại máy thu. Tuy nhiên thuật ngữ này thường được sử
dụng để biểu thị truyền dẫn nhiều lớp hay nhiều luồng như là một
phương tiện để tăng tốc độ số liệu đến mức cực đại có thể trong một
kênh cho trước. Vì thế MIMO hay ghép kênh không gian có thể nhìn
nhận như là một công cụ để cải thiện thông lượng của người sử dụng
đầu cuối giống như một “bộ khuếch đại tốc độ số liệu”. Về bản chất,
cải thiện thông lượng của người sử dụng đầu cuối ở một mức độ nhất
định sẽ dẫn đến tăng thông lượng hệ thống.
Như đã xét trong chương 4, các sơ đồ MIMO được thiết kế để
khai thác một số thuộc tính của môi trường truyền sóng vô tuyến
nhằm đạt được các tốc độ số liệu cao bằng cách phát đi nhiều luồng số
liệu song song. Tuy nhiên để đạt được các tốc độ số liệu cao như vậy,
cần đảm bảo tỷ số tín hiệu trên nhiễu cao tương ứng tại máy thu. Vì
thế ghép kênh không gian chủ yếu được áp dụng cho các ô nhỏ hơn
hay vùng gần với nút B, nơi mà thông thường tỷ số tín hiệu trên nhiễu
Chương 6: HSDPA 249

cao. Trong trường hợp không thể đảm bảo tỷ số tín hiệu trên nhiễu đủ
cao, nhiều anten thu mà UE có năng lực MIMO được trang bị có thể
được sử dụng cho phân tập thu cho một luồng phát đơn. Vì thế một
UE có năng lực MIMO sẽ đảm bảo tốc độ số liệu cao hơn tại biên ô
trong các ô lớn so với một UE tương ứng chỉ có một anten.
HSDPA MIMO hỗ trợ truyền dẫn hai luồng. Mỗi luồng được xử
lý lớp vật lý như nhau (mã hóa, trải phổ và điều chế giống như trường
hợp HSDPA một lớp). Sau mã hóa, trải phổ và điều chế, tiền mã hóa
tuyến tính được sử dụng trước khi luồng số được sắp xếp lên hai anten.
Như đã đề cập trong chương 4, có nhiều lý do cho việc sử dụng bộ
tiền mã hóa này. Ngay cả khi chỉ phát một luồng, nó cũng có lợi khi
sử dụng phát phân tập bằng hai anten phát. Vì thế tiền mã hóa trong
trường hợp một luồng cũng giống như phân tập phát vòng kín chế độ
1 (điểm khác nhau chủ yếu ở chi tiết báo hiệu và cập nhật tốc độ sẽ
được xét trong phần sau). Về bản chất, có thể nhìn nhận cấu hình này
như một dạng tạo búp. Ngoài ra, quá trình tiền mã hóa còn có mục
đích làm méo trước tín hiệu để đảm bảo hai luồng trực giao (hay gần
trực giao) tại máy thu. Điều này cho phép giảm nhiễu giữa hai luồng
và giảm nhẹ quá trình xử lý của máy thu.
Việc đưa vào MIMO sẽ ảnh hưởng chủ yếu lên quá trình xử lý
lớp vật lý; ảnh hưởng lên lớp giao thức là nhỏ và các lớp trên chủ yếu
nhìn MIMO như là một tốc độ số liệu cao hơn.

6.10.1. Truyền dẫn số liệu HSDPA-MIMO


Để hỗ trợ truyền dẫn hai luồng, HS-DSCH được cải tiến để hỗ trợ
hai khối truyền tải trên một TTI. Mỗi khối truyền tải thể hiện một
luồng. CRC được gắn vào từng khối truyền tải và mỗi khối truyền tải
được mã hóa riêng. Quá trình này được minh họa trên hình 6.35. Vì
hai khối truyền tải được sử dụng trong trường hợp truyền dẫn nhiều
250 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

luồng, HSDPA-MIMO là một sơ đồ nhiều từ mã (xem chương 4 cho


các sơ đồ một từ mã và đa từ mã) và cho phép sử dụng máy thu triệt
nhiễu lần lượt trong UE.

Hình 6.35. Xử lý HS-DSCH trong trường hợp truyền dẫn MIMO


Xử lý lớp vật lý cho từng luồng hoàn toàn giống như cho trường
hợp một luồng đơn cho đến phần trải phổ. Để tránh lãng phí tài
nguyên mã định kênh, cùng một tập mã định kênh phải được sử dụng
cho hai luồng. Tại máy thu, hai luồng được phân tách, chẳng hạn bằng
bộ triệt nhiễu (chương 4).
Tín hiệu sau trải phổ cho mỗi luồng có thể được coi như tín hiệu
trên một anten ảo. Trước khi cấp các tín hiệu của các anten ảo này cho
các anten vật lý, tiền mã hóa tuyến tính được sử dụng như trên
Chương 6: HSDPA 251

hình 6.36. Đối với mỗi luồng, bộ tiền mã hóa chỉ đơn giản là một cặp
trọng số. Luồng i được nhân với trọng số phức wji trước khi cấp cho
anten vật lý j.

Luồng 1 Luồng 2

Các mã định kênh


SF = 16

u1 u2 Các anten ảo
Tiền mã hóa
⎡ x1 ⎤ ⎡ w1,1 w1,2 ⎤ ⎡u1 ⎤
W1,2 W 2,2 ⎢ x ⎥ = ⎢ w w ⎥ . ⎢u ⎥
W1,1 W2,1 ⎣ 2 ⎦ ⎣ 2,1 2,2 ⎦ ⎣ 2 ⎦
Hoa tiêu chung 1
Hoa tiêu chung 2

x1 x2
Anten vật lý 1 Anten vật lý 2

Hình 6.36. Điều chế, trải phổ, ngấu nhiên hóa


và tiền mã hóa cho MIMO hai luồng
Sử dụng tiền mã hóa mang lại nhiều lợi ích, nhất là trong trường
hợp truyền dẫn luồng đơn. Trong trường hợp này tiền mã hóa cung
cấp độ lợi phân tập và độ lợi dàn vì cả hai anten phát đều được sử
dụng và các trọng số được chọn sao cho tín hiệu từ hai anten cộng
252 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

nhất quán tại máy thu. Kết quả là tỷ số tín hiệu trên nhiễu cao hơn so
với khi không có tiền mã hóa, nhờ vậy tăng được vùng phủ đối với
một tốc độ số liệu cho trước. Ngoài ra, nếu sử dụng riêng bộ khuếch
đại công suất cho từng anten vật lý, tiền mã hóa đảm bảo sử dụng cả
hai bộ khuếch đại trong trường hợp truyền dẫn một luồng, nhờ vậy
tăng tổng công suất phát. Các trọng số tiền mã hóa trong trường hợp
truyền dẫn đơn luồng được chọn giống như các trọng số được sử dụng
trong R3 cho phân tập phát vòng kín:
w1,1 = 1/ 2,
⎧ (1 + j ) (1 − j ) ( −1 + j ) ( −1 − j ) ⎫ (6.1)
w 2,1 ∈ ⎨ , , , ⎬
⎩ 2 2 2 2 ⎭

Trong trường hợp truyền dẫn hai luồng, tiền mã hóa có thể được
sử dụng để hỗ trợ máy thu trong quá trình phân tách hai luồng. Nếu
các trọng số cho luồng 2 được chọn là các véctơ eigen (trực giao) của
ma trận đồng phương sai tại máy thu, thì hai luồng sẽ không gây nhiễu
lẫn nhau. Vì thế, sau khi đã chọn song trọng số cho luồng 1, các trọng
số w1,2, w2,2 được sử dụng cho luồng 2 được xác định theo yêu cầu
đảm bảo các cột của ma trận tiền mã hóa trực giao.
⎡w w ⎤
w= ⎢ 1,1 1,2 ⎥ (6.2)
⎣ w 2,1 w 2,2 ⎦
Vì có thể xảy ra bốn giá trị cho w2,1, nên sẽ có thể có bốn ma trận
tiền mã hóa W khác nhau. Thiết lập các trọng số phụ thuộc vào thực
hiện của nút B, nhưng thông thường dựa trên chỉ thị điều khiển tiền
mã hóa (PCI: Pre-coding Control Indicator) phát phản hồi từ UE.
Để giải điều chế số liệu thu, UE phải ước tính được các kênh giữa
từng anten ảo của trạm gốc và từng an ten vật lý của UE. Vì thế cần
ước tính tổng số bốn kênh. Một giải pháp là truyền một tín hiệu hoa
tiêu chung trên từng anten ảo. Tuy nhiên điều này sẽ không đảm bảo
tương thích ngược vì các UE coi rằng hoa tiêu chung sơ cấp phải được
Chương 6: HSDPA 253

phát từ anten sơ cấp. Ngoài ra cũng không thể giải điều chế cho các
kênh không phải MIMO (các kênh điều khiển chẳng hạn) vì các kênh
này được phát không sử dụng tiền mã hóa. Vì thế các kênh hoa tiêu
chung được phát giống như trường hợp phân tập phát. Trên mỗi anten
vật lý, một hoa tiêu chung được phát. Hoặc hoa tiêu chung sơ cấp
được lập cấu hình trên từng anten sử dụng cùng mã định kênh và mã
ngẫu nhiên hóa trên tất cả các anten, hoặc hoa tiêu chung sơ cấp được
lập cấu hình trên một anten và hoa tiêu chung thứ cấp được lập cấu
hình trên anten còn lại. Trong trường hợp hoa tiêu chung sơ cấp được
lập cấu hình trên hai anten, các mẫu hoa tiêu trực giao tương hỗ được
sử dụng trên các hoa tiêu chung khác nhau (tất cả bằng không cho
anten thứ nhất như trong trường hợp một anten và chuỗi không và một
cho anten vật lý thứ hai). Cả hai sơ đồ này đều cho phép UE ước tính
kênh từ từng anten phát vật lý đến từng anten thu. Biết được ma trận
tiền mã hóa mà nút B sử dụng, UE có thể tạo ra một ước tính kênh
hiệu dụng từ từng anten ảo đến từng anten thu vật lý, như là Hˆ w,
trong đó:
⎡ hˆ1,1 hˆ1,2 ⎤
Hˆ = ⎢ ⎥ (6.3)
⎢⎣ hˆ2,1 hˆ2,2 ⎥⎦

và hˆi , j là ước tính kênh giữa anten vật lý i tại trạm gốc và anten vật lý
j tại UE. Vì thế ma trận tiền mã hóa được thông báo cho UE trên kênh
HS-SCCH. Thông báo tường minh ma trận tiền mã hóa đơn giản hóa
đáng kể việc thực hiện UE so với ước tính các trọng số như trường
hợp phân tập phát vòng kín trong R3.

6.10.2. Điều khiển tốc độ cho HSDPA-MIMO


Điều khiển tốc độ cho từng luồng cũng giống như trong trường
hợp một luồng. Tuy nhiên cơ chế điều khiển tốc độ này cũng cần xác
định số luồng phát và ma trận tiền mã hóa sẽ sử dụng. Vì thế đối với
254 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

mỗi TTI, phải xác định số luồng sẽ phát, kích thước các khối truyền
tải cho mỗi luồng, số lượng các mã định kênh, sơ đồ điều chế và ma
trận tiền mã hóa. Thông tin này được cung cấp cho UE trên kênh
HS-SCCH giống như trong trường hợp không MIMO. Vì bộ lập biểu
điều khiển kích thước các khối truyền tải trong trường hợp truyền dẫn
đa đường, tốc độ số liệu của hai luồng có thể được điều khiển riêng rẽ.

Truyền dẫn đa luồng chỉ có lợi khi các tỷ số tín hiệu trên nhiễu
cao và vì thế nó sẽ chỉ được sử dụng cho các tốc độ số liệu cao nhất.
Đối với các tốc độ số liệu thấp hơn, cần sử dụng truyền dẫn một luồng.
Trong trường hợp này, hai anten vật lý được sử dụng cho phát phân
tập và chỉ có một anten ảo mang thông tin số liệu của người sử dụng.

6.10.3. Các khả năng của UE hỗ trợ MIMO


Để cho phép nhiều loại thực hiện UE khác nhau, hỗ trợ MIMO
không bắt buộc cho tất cả các UE. Ngoài ra truyền dẫn đa luồng chỉ là
một công cụ để tăng các tốc độ số liệu đỉnh, nên MIMO chủ yếu chỉ
liên quan đến các loại UE hạng cao. Vì thế, một UE hỗ trợ MIMO là
UE loại 9 hoặc loại 10. Một UE cụ thể có năng lực MIMO hay không
phải được thông báo ở dạng khả năng UE; chẳng hạn một UE loại 9 có
thể làm việc trong chế độ MIMO trong khi đó UE loại 10 có thể
không. Nếu MIMO không được lập cấu hình trong một đầu cuối có
năng lực MIMO, thì hoạt động của nó giống như trong R6.

6.11. THỦ TỤC LỚP VẬT LÝ CỦA HSDPA


Giả thiết rằng đã có một hay nhiều người sử dụng được lập cấu
hình sử dụng kênh HS-DSCH và số liệu đã đến bộ đệm trong nút B,
thủ tục làm việc lớp vật lý HSDPA bao gồm các bước sau:
- Bộ lập biểu trong nút B đánh giá (2ms một lần) cho từng người
sử dụng đã có số liệu trong bộ đệm: điều kiện kênh, trạng thái
bộ đệm, thời gian từ lần truyền dẫn trước, các phát lại chưa
Chương 6: HSDPA 255

xử lý… Tiêu chí chính xác của bộ lập biểu phụ thuộc vào thực
hiện đặc thù nhà bán máy chứ không được đặc tả trong 3GPP.
- Sau khi đã xác định đầu cuối sẽ được phục vụ trong một TTI cụ
thể, nút B định nghĩa các thông số cần thiết của HS-DSCH gồm:
số lượng các mã, khả năng sử dụng 16QAM và các quy định về
khả năng của đầu cuối.
- Nút B bắt đầu phát hai khe HS-DSCH trước HS-DSCH TTI
tương ứng. Giả sử trong khung HS-DSCH trước không số liệu
không được truyền cho đầu cuối, HS-SCCH được chọn tự do
(trong tập bốn kênh). Nếu trong khung trước đã có số liệu, thì
cần sử dụng HS-SCCH như cũ.
- Đầu cuối giám sát tập bốn kênh HS-SCCH. Sau khi đầu cuối
giải mã phần 1 của HS-SCCH dự định cho nó, nó bắt đầu giải
mã phần còn lại của HS-SCCH này và nhớ đệm các mã cần thiết
cho HS-DSCH.
- Sau khi giải mã các thông số HS-SCCH từ phần 2, đầu cuối có
thể xác định được số liệu thuộc xử lý HARQ nào và có cần kết
hợp chúng với số liệu đã có trong bộ đệm mềm hay không.
- Trong R6, tiền tố được phát trong trường ACK/NAK nếu tính
năng này được mang lập cấu hình (và không có gói trong TTI
trước). Việc phát tiền tố phụ thuộc vào giải mã HS-SCCH chứ
không phụ thuộc vào HS-DSCH.
- Sau khi giải mã số liệu được kết hợp, đầu cuối phát chỉ thị
ACK/NAK trên đường lên phụ thuộc vào kết quả CRC trên số
liệu HS-DSCH (nếu kết quả CRC đúng, ACK được phát).
- Nếu mạng tiếp tục phát số liệu đến cùng một đầu cuối trong
nhiều TTI liên tiếp, đầu cuối sẽ vẫn thu cùng một HS-SCCH
như đã được sử dụng trong TTI trước
256 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

- Trong R6, khi các luồng số liệu kết thúc, đầu cuối phát đi một
hậu tố trong trường ACK/NAK nếu tính năng này được tích cực
Xét từ đáp ứng đầu cuối đối với từng gói, hoạt động HSDPA là
đồng bộ trên đường xuống. Xét từ phía mạng, hoạt động này là không
đồng bộ khi một gói hay một phát lại cho lần phát trước đó được phát.
Định thời hoạt động đầu cuối giữa các sự kiện khác nhau được
đặc tả chính xác từ thời điểm thu HS-SCCH, sau đó là giải mã
HS-DSCH và kết thúc bằng phát ACK/NAK lên đường lên. Như minh
họa trên hình 6.37, thời gian phản ứng là 7,5 khe từ lúc kết thúc
HS-DSCH TTI đến khi bắt đầu phát ACK/NAK lên đường lên.

Hình 6.37. Định thời đầu cuối liên quan đến một xử lý HARQ

Hình 6.38. Hoạt động với tiền/hậu tố của R6


Chương 6: HSDPA 257

Trong R6 với sử dụng tiền/hậu tố định thời không thay đổi nhưng đối
với gói đầu tiên khe ACK/NAK trước đó được sử dụng cho tiền tố
(hình 6.38) Khi truyền dẫn kết thúc (đầu cuối không phát hiện HS-SCCH)
hậu tố được phát trong vị trí mà bình thường ACK/NAK được phát.

6.12. DI ĐỘNG
Khác với DCH, HSDPA không sử dụng chuyển giao mềm. Vì thế
trong khi chỉ có một ô phục vụ cho HS-DSCH, thì DCH có một tập
tích cực gồm nhiều ô. Theo quy định trong R3 đầu cuối phải có khả
năng xử lý đến 6 ô trong tập tích cực. Khi làm việc trong chuyển giao
mềm với sử dụng HSDPA, cần thay đổi các sự kiện đo để nhận được
thông tin về thay đổi cường độ tương đối trong các ô của tập tích cực
(hình 6.39). Thông tin này (khi vẫn nằm trong cửa sổ tập tích cực)
không khởi động các hành động cho SCH nhưng có thể khởi động sự
thay đổi ô phục vụ HS-DSCH cho hoạt động của HSDPA.

Hình 6.39. Hoạt động HSDPA cùng với tập tích cực DCH gồm ba ô
RNC điều khiển di động của HSDPA (thay đổi ô phục vụ) thông
qua các thủ tục báo hiệu giống như đối với các kênh riêng. Cơ sở để
thực hiện di động là chuyển giao dưới sự điều khiển của mạng và báo
các các kết quả đo từ UE. Dựa trên các kết quả đo này, RNC lập lại
cấu hình UE và các nút B tham gia vào quá trình thay đổi ô phục vụ.
258 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Một số cơ chế đo được đặc tả ngay trong phát hành đầu tiên của
WCDMA và được sử dụng để cập nhật tập tích cực, chuyển giao cứng
và đo trong cùng một tần số. Ví dụ, UE báo cáo về nhận dạng sự kiện
đo, “thay đổi ô tốt nhất”, mỗi khi cường độ hoa tiêu chung của một ô
lân cận lớn hơn ô hiện thời. Báo cáo này có thể được sử dụng để quyết
định khi nào thì chuyển mạch ô đang phục vụ HS-DSCH sang ô mới
như trên hình 6.40. Trong ví dụ này ta không xét đến cập nhật tập tích
cực và giả thiết là cả ô đang phục vụ gốc lẫn ô phục vụ đích đều là
một bộ phận của tập tích cực. Sự kiện 1D được xét trên hình 6.40 là sự
kiện ‘Thay đổi ô tốt nhất’, trong đó sự kiện báo cáo được phát động
khi P-CPICH trong dải báo cáo trở nên tốt hơn P-CPICH hiện thời tốt
nhất cộng thêm giá trị trễ tùy chọn.
Việc lập lại cấu hình UE và các nút B liên quan có thể được thực
hiện đồng bộ hoặc không đồng bộ. Với lập lại cấu hình đồng bộ, thời
gian tích cực được quy định trong bản tin lập lại cấu hình để đảm bảo
rằng tất cả các bên tham gia đều đồng thời lập lại cấu hình của mình.
Vì không biết được trễ giữa nút B và RNC cũng như các trễ xử lý và
giao thức, nên khi lựa chọn thời gian tích cực cần lưu ý đến độ dự trữ
thích hợp. Trong lập lại cấu hình không đồng bộ các nút tham gia phải
tuân theo bản tin lập lại cấu hình ngay sau khi nhận được nó. Tuy
nhiên trong trường hợp này truyền dẫn số liệu từ ô mới có thể bắt đầu
trước khi UE chuyển mạch từ ô cũ vào ô mới và điều này dẫn đến giao
thức RLC phải thực hiện phát lại một bộ phận số liệu bị mất. Vì thế
lập lại cấu hình đồng bộ thường được sử dụng để thay đổi ô phục vụ
cho HS-DSCH. Khi chuyển từ một nút B này sang một nút B khác,
giao thức MSC-hs được khởi động lại. Vì thế trạng thái của giao thức
HARQ không được chuyển giao giữa hai nút B. Thay vào đó mọi sự
mất gói trong thời gian chuyển ô đều được xử lý bởi giao thức RLC.
Một vấn đề liên quan đến di động là điều khiển luồng giữa nút B
và RNC. Điều khiển luồng được sử dụng để điều khiển khối lượng số
Chương 6: HSDPA 259

liệu được nhớ đệm trong MAC-hs tại nút B và để tránh tràn các bộ
đệm. Các yêu cầu đối với điều khiển luồng ở một mức độ nhất định
đối lập nhau. Vì một mặt cần đảm bảo các bộ đệm MAC-hs đủ lớn để
chứa được hết khối lượng số liệu khi tận dụng hết tài nguyên vô tuyến
(trường hợp các kênh có điều kiện thuận lợi) mặt khác các bộ đệm của
MAC-hs phải đủ nhỏ để giảm thiểu số lượng gói cần chuyển đến nút B
mới khi chuyển giao giữa các nút B.

RL: Liên kết vô tuyến

Hình 6.40. Thay đổi ô phục vụ cho HS-DSCH. Giả thiết rằng
cả nút gốc lẫn nút đích đều nằm trong tập tích cực

6.13. CÁC THỂ LOẠI UE


Để đa dạng hóa thực hiện UE, các khả năng khác nhau của UE
được đặc tả. Các khả năng của UE được phân chia thành một số thông
số và các thông số này được phát đi từ UE khi thiết lập kết nối và khi
các khả năng này thay đổi trong quá trình xảy ra kết nối. Mạng sẽ sử
dụng các khả năng này của UE để chọn cấu hình phù hợp với UE. Một
số khả năng UE được áp dụng cho các kênh khác cũng có thể sử dụng
cho HA-DSCH, nhưng cũng có một số khả năng đặc thù riêng cho
HS-DSCH.
260 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Về căn bản, các khả năng UE lớp vật lý được sử dụng để hạn chế
các yêu cầu đối với ba tài nguyên UE khác nhau: (1) tài nguyên trải
phổ, (2) bộ đệm mềm được sử dụng cho chức năng HARQ và (3) bộ
giải mã Turbo. Tài nguyên trải phổ được hạn chế bởi số mã
HS-PDSCH cực đại mà UE cần giải trải phổ đồng thời. Tồn tại ba khả
năng khác nhau liên quan đến tài nguyên trải phổ: khả năng giải trải
phổ cực đại có thể là 5, 10 hoặc 15 kênh vật lý (HS-PDSCH).
Khối lượng nhớ đệm mềm nằm trong dải từ 14400 - 172800 bit
mềm tùy thuộc vào thể loại UE. Lưu ý rằng đây là toàn bộ khối lượng
nhớ mềm cho tất cả các xử lý HARQ chứ không phải cho một xử lý.
Khối lượng nhớ này được chia cho các xử lý HARQ thường là bằng
nhau cho mỗi xử lý mặc dù cũng có thể phân chia không bằng nhau.
Các yêu cầu về tài nguyên giải mã Turbo được định nghĩa thông
qua hai thông số: số bit truyền tải cực đại mà UE có thể thu được
trong một HS-DSCH TTI và khoảng thời gian tối thiểu giữa hai TTI,
nghĩa là khoảng cách thời gian giữa hai lần truyền các khối truyền tải
liền kề. Thời gian giải mã trong một bộ giải mã Turbo tỷ lệ một cách
gần đúng đối với số bit thông tin, vì thế giá trị này cung cấp giới hạn
cho tốc độ xử lý được yêu cầu. Ngoài ra đối với các UE tốc độ chậm,
có thể tránh việc phát số liệu liên tục bằng cách đặc tả thời gian giữa
các TTI lớn hơn 1.
Để giới hạn số tổ hợp các khả năng UE có thể có và để tránh các
tổ hợp thông số vô nghĩa, các thông số về khả năng UE liên quan đến
lớp vật lý được nhóm thành 12 thể loại và được liệt kê trong bảng 6.4.
Chương 6: HSDPA 261

Bảng 6.4. Các thể loại HS-DSCH

Số mã Khoảng
Thể HS- thời
Kích thước Sơ đồ
loại DSCH gian Số bit mềm
khối truyền tải điều chế
HS- cực đại cực tiểu cực đại
cực đại có thể hỗ trợ
DSCH có thể giữa
thu các TTI

1 5 3 7298 (3,6Mbit/s) 19200 16QAM, QPSK

2 5 3 7298 (3,6Mbit/s) 28800 16QAM, QPSK

3 5 2 7298 (3,6Mbit/s) 28800 16QAM, QPSK

4 5 2 7298 (3,6Mbit/s) 38400 16QAM, QPSK

5 5 1 7298 (3,6Mbit/s) 57600 16QAM, QPSK

6 5 1 7298 (3,6Mbit/s) 67200 16QAM, QPSK

7 10 1 14411 (7,2Mbit/s) 115200 16QAM, QPSK

8 10 1 14411 (7,2Mbit/s) 134400 16QAM, QPSK

9 15 1 20251 (10,1Mps) 172800 16QAM, QPSK

10 15 1 27952 (14Mbit/s) 172800 16QAM, QPSK

11 5 2 3630 (1,8Mbit/s) 14400 QPSK

12 5 1 3630 (1,8Mbit/s) 28800 QPSK

6.14. TỔNG KẾT


Chương này trình bày cấu trúc các kênh số liệu và báo hiệu sử
dụng cho HSDPA.
262 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

HS-DSCH là kênh chia sẻ được sử dụng để truyền số liệu cho


những người sử dụng khác nhau. HS-DSCH sử dụng từ 1 đến 15 mã
định kênh với hệ số trải phổ SF = 16 tùy theo cấu hình. Những người
sử dụng chia sẻ kênh này theo thời gian. HS-DSCH cho phép cấp phát
nhanh một bộ phận tài nguyên đường xuống để truyền số liệu cho một
người sử dụng đặc thù. Phương pháp này phù hợp cho các ứng dụng
số liệu gói trường được truyền theo dạng cụm và vì thế có các yêu cầu
về tài nguyên thay đổi nhanh.
Ngoài kênh số liệu HSDPA hỗ trợ các kênh báo hiệu như
HS-SCCH (đường xuống), F-DPCH đường xuống và HS-DPCCH
đường lên.
HS-SCCH (High Speed Shared Control Channel: kênh điều khiển
chia sẻ tốc độ cao) mang báo hiệu điều khiển đường xuống, nó được
phát đồng thời với HS-DSCH bằng cách sử dụng một mã định kênh
riêng. HS-SCCH là kênh chia sẻ để thông báo về việc HS-DSCH được
lập cấu hình cho UE nào. Tất cả các UE đều thu kênh này để tìm xem
nó có được lập biểu hay không. HS-SCCH mang thông tin báo hiệu
điều khiển cần thiết để UE có thể giải trải phổ, giải điều chế và giải
mã kênh HS-DSCH.
F-DPCH (Fractional DPCH) được sử dụng để mang các lệnh điều
khiển công suất cho UE để điều khiển công suất đường lên.
HS-DPCCH mang thông tin báo hiệu cho nút B để đảm bảo hoạt
động của HARQ và cung cấp trạng thái tức thời của kênh đường
xuống. HS-DPCCH sử dụng mã định kênh tách biệt với DPCCH
đường lên thông thường.
Chương này cũng xét chi tiết việc áp dụng các công nghệ tiên tiến
cho HSDPA để nó đạt được dung lượng cao như:
- Lập biểu kênh và thích ứng đường truyền
Chương 6: HSDPA 263

- Điều khiển tốc độ và điều chế bậc cao


- HARQ
- MIMO
Cuối cùng các vấn đề liên quan đến di động và thể loại UE cũng
được xét trong chương này.

6.15. CÂU HỎI


1. Trình bày cấu trúc kênh HS-DSCH
2. Trình bày cấu trúc MAC-hs
3. Trình bày xử lý lớp vật lý của HSDPA
4. Trình bày tổ chức luồng số liệu trong HSDPA
5. Trình bày áp dụng điều chế bậc cao trong HSDPA
6. Trình bày nguyên lý lập biểu và thích ứng đường truyền trong
HSDPA
7. Trình bày nguyên lý HARQ với kết hợp mềm trong HSDPA
8. Trình bày CQI và các phương tiện đánh giá chất lượng khung khác
9. Trình bày cấu trúc các kênh báo hiệu của HSDPA
10. Trình bày nguyên lý MIMO trong HSDPA
11. Trình bày các thủ tục lớp vật lý của HSDPA
12. Trình bày quản lý di động trong HSDPA
13. Trình bày các thể loại HSDPA UE
Chương 7

TRUY NHẬP GÓI ĐƯỜNG LÊN


TỐC ĐỘ CAO, HSUPA

HSUPA (High Speed Uplink Packet Access; hay còn gọi tăng
cường đường lên) được đưa vào WCDMA R6. HSUPA đảm bảo cải
thiện dung lượng và hiệu năng đường lên: Tốc độ số liệu cao hơn, trễ
giảm và dung lượng hệ thống tăng. HSUPA bổ sung cho HSDPA và
kết hợp hai thuật ngữ này được gọi là HSPA.
Các chủ đề được trình bày trong chương này bao gồm:
- E-DCH
- MAC-e và xử lý lớp vật lý
- Luồng số liệu
- Lập biểu
- HARQ với kết hợp mềm
- Báo hiệu điều khiển
- Thủ tục lớp vật lý
- Di động
- Các thể loại UE
Mục đích chương nhằm cung cấp cho bạn đọc các kiến thức khá
đầy đủ về công nghệ đa truy nhập HSUPA được sử dụng trong 3G+
của 3GPP.
266 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Để hiểu được chương này, bạn đọc cần đọc kỹ tư liệu được trình
bày trong chương, tham khảo thêm các tài liệu [1], [9], [10], [11], [14]
và trả lời các câu hỏi cuối chương.

7.1. TỔNG QUAN


Cốt lõi của HSUPA cũng sử dụng hai công nghệ cơ sở như
HSDPA: Lập biểu nhanh và HARQ nhanh với kết hợp mềm. Cũng
giống như HSDPA, HSUPA sử dụng khoảng thời gian ngắn 2ms cho
TTI đường lên. Các tăng cường này được thực hiện trong WCDMA
thông qua một kênh truyền tải mới, E-DCH (Enhanced Dedicated
Channel: Kênh riêng tăng cường).
Mặc dù sử dụng các công nghệ giống HSDPA, HSUPA cũng có
một số khác biệt căn bản so với HSDPA và các khác biệt này ảnh
hưởng lên việc thực hiện chi tiết các tính năng:
- Trên đường xuống, các tài nguyên chia sẻ là công suất và mã
đều được đặt trong một nút trung tâm (nút B). Trên đường lên, tài
nguyên chia sẻ là đại lượng nhiễu đường lên cho phép, đại lượng này
phụ thuộc vào công suất của nhiều nút nằm phân tán (các nút UE).
- Trên đường xuống bộ lập biểu và các bộ đệm phát được đặt
trong cùng một nút, còn trên đường lên bộ lập biểu được đặt trong nút
B trong khi đó các bộ đệm số liệu được phân tán trong các UE. Vì thế
các UE phải thông báo thông tin về tình trạng bộ đệm cho bộ lập biểu.
- Đường lên WCDMA và HSUPA không trực giao và vì thế xảy
ra nhiễu giữa các truyền dẫn trong cùng một ô. Trái lại trên đường
xuống các kênh được phát trực giao. Vì thế điều khiển công suất quan
trọng đối với đường lên để xử lý vấn đề gần xa. E-DCH được phát với
khoảng dịch công suất tương đối so với kênh điều khiển đường lên
được điều khiển công suất và bằng cách điều chỉnh dịch công suất cho
phép cực đại, bộ lập biểu có thể điều khiển tốc độ số liệu E-DCH. Trái
lại đối với HSDPA, công suất phát không đổi (ở mức độ nhất định)
cùng với sử dụng thích ứng tốc độ số liệu.
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 267

- Chuyển giao được E-DCH hỗ trợ. Việc thu số liệu từ đầu cuối
tại nhiều ô là có lợi vì nó đảm bảo tính phân tập, trong khi đó phát số
liệu từ nhiều ô trong HSDPA là phức tạp và chưa chắc có lợi lắm.
Chuyển giao mềm còn có nghĩa là điều khiển công suất bởi nhiều ô để
giảm nhiễu gây ra trong các ô lân cận và duy trì tương tích ngược với
UE không sử dụng E-DCH.
- Trên đường xuống, điều chế bậc cao hơn (có xét đến hiệu quả
công suất đối với hiệu quả băng thông) được sử dụng để cung cấp các
tốc độ số liệu cao trong một số trường hợp, chẳng hạn khi bộ lập biểu
ấn định số lượng mã định kênh ít cho truyền dẫn nhưng đại lượng
công suất truyền dẫn khả dụng lại khá cao. Đối với đường lên tình
hình lại khác; không cần thiết phải chia sẻ các mã định kênh đối với
những người sử dụng khác và vì thế thông thường tỷ lệ mã hóa kênh
thấp hơn đối với đường lên. Như vậy khác với đường xuống, điều chế
bậc cao ít hữu ích hơn trên đường lên trong các ô vĩ mô và vì thế
không được xem xét trong phát hành đầu của HSUPA.

7.1.1. Lập biểu


Đối với HSUPA, bộ lập biểu là phần tử then chốt để điểu khiển
việc khi nào và tại tốc độ số liệu nào một UE được phép phát. Đầu
cuối sử dụng tốc độ càng cao thì công suất thu từ đầu cuối tại nút B
cũng phải càng cao để đảm bảo tỷ số Eb/N0 cần thiết cho giải điều chế.
Bằng cách tăng công suất phát, UE có thể phát tốc độ số liệu cao hơn.
Tuy nhiên do đường lên không trực giao, nên công suất thu từ một UE
sẽ gây nhiễu đối với các đầu cuối khác. Vì thế tài nguyên chia sẻ đối
với HSUPA là đại lượng công suất nhiễu cho phép trong ô. Nếu nhiễu
quá cao, một số truyền dẫn trong ô, các kênh điều khiển và các truyền
dẫn đường lên không được lập biểu có thể bị thu sai. Trái lại mức
nhiễu quá thấp cho thấy rằng các UE đã bị điều chỉnh thái quá và
không khai thác hết toàn bộ dung lượng hệ thống. Vì thế HSUPA sử
dụng bộ lập biểu để cho phép những người sử dụng có số liệu cần phát
268 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

được phép sử dụng tốc độ số liệu cao đến mức có thể nhưng vẫn đảm
bảo không vượt quá mức nhiễu cực đại cho phép trong ô.
Khác với HSDPA, bộ lập biểu và các bộ đệm phát đều được đặt
tại nút B, số liệu cần phát được đặt tại các UE đối với đường lên. Tại
cùng một thời điểm bộ lập biểu đặt tại nút B điều phối các tích cực
phát của các UE trong ô. Vì thế cần có một cơ chế để thông báo các
quyết định lập biểu cho các UE và cung cấp thông tin về bộ đệm từ
các UE đến bộ lập biểu. Chương trình khung HSUPA sử dụng các cho
phép lập biểu phát đi từ bộ lập biểu của nút B để điều khiển tích cực
phát của UE và các yêu cầu lập biểu phát đi từ UE để yêu cầu tài
nguyên. Các cho phép lập biểu điều khiển tỷ số công suất giữa E-DCH
và hoa tiêu được phép mà đầu cuối có thể sử dụng; cho phép lớn hơn
có nghĩa là đầu cuối có thể sử dụng tốc độ số liệu cao hơn nhưng cũng
gây nhiễu nhiều hơn trong ô. Dựa trên các kết quả đo đạc mức nhiễu
tức thời, bộ lập biểu điều khiển cho phép lập biểu trong từng đầu cuối
để duy trì mức nhiễu trong ô tại mức quy định (hình 7.1).

Hình 7.1. Chương trình khung lập biểu của HSUPA


Trong HSDPA, thông thường một người sử dụng được xử lý
trong một TTI. Đối với HSUPA, trong hầu hết các trường hợp chiến
lược lập biểu đường lên đặc thù thực hiện lập biểu đồng thời cho
nhiều người sử dụng. Lý do vì một đầu cuối có công suất nhỏ hơn
nhiều so với công suất nút B: một đầu cuối không thể sử dụng toàn bộ
dung lượng ô một mình.
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 269

Nhiễu giữa các ô cũng cần được điều khiển. Thậm chí nếu bộ lập
biểu đã cho phép một UE phát tại tốc độ số liệu cao trên cơ sở mức
nhiễu nội ô chấp thuận được, nhưng vẫn có thể gây nhiễu không chấp
nhận được đối với các ô lân cận. Vì thế trong chuyển giao mềm, ô
phục vụ chịu trách nhiệm chính cho hoạt động lập biểu, nhưng UE
giám sát thông tin lập biểu từ tất cả các ô mà UE nằm trong chuyển
giao mềm. Các ô không phục vụ yêu cầu tất cả những người sử dụng
mà nó không phục vụ giảm tốc độ số liệu E-DCH bằng cách phát đi
chỉ thị quá tải trên đường xuống. Cơ chế này đảm bảo hoạt động ổn
định cho mạng.
Lập biểu nhanh cung cấp một chiến lược cho phép kết nối mềm
dẻo hơn. Vì cơ chế lập biểu cho phép xử lý tình trạng trong đó nhiều
người sử dụng cần phát đồng thời, nên số người sử dụng số liệu gói
tốc độ cao mang tính cụm được cho phép lớn hơn. Nếu điều này gây
ra mức nhiễu cao không thể chấp nhận được trong hệ thống, thì bộ lập
biểu có thể phản ứng nhanh chóng để hạn chế các tốc độ số liệu mà
các UE có thể sử dụng. Không có lập biểu nhanh, điều khiển cho phép
có thể chậm trễ hơn và phải dành một dự trữ nhiễu trong hệ thống
trong trường hợp nhiều người sử dụng hoạt động đồng thời.

7.1.2. HARQ với kết hợp mềm


HARQ nhanh với kết hợp mềm được HSUPA sử dụng với mục
đích cơ bản giống như HSDPA: Để đảm bảo tính bền vững chống lại
các sai lỗi truyền dẫn ngẫu nhiên. Sơ đồ được sử dụng giống như đối
với HSDPA. Đối với từng khối truyền tải được phát trên đường lên,
một bit được phát từ nút B đến UE để thông báo giải mã thành công
(ACK) hay yêu cầu phát lại khối truyền tải thu bị mắc lỗi (NAK).
Điểm khác biệt chính so với HSDPA bắt nguồn từ việc sử dụng
chuyển giao mềm trên đường lên. Khi UE nằm trong chuyển giao
mềm, nghĩa là giao thức HARQ kết cuối tại nhiều ô. Vì thế trong
nhiều trường hợp số liệu truyền dẫn có thể được thu thành công tại
270 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

một số nút B nhưng lại thất bại tại các nút B khác. Nhìn từ phía UE,
điều này là đủ, vì ít nhất một nút B thu thành công số liệu. Vì thế
trong chuyển giao mềm, tất cả các nút B liên quan đều giải mã số liệu
và phát ACK hoặc NAK. Nếu UE nhận được ACK ít nhất từ một nút
B, UE coi rằng số liệu đã được thu thành công.
HARQ với kết hợp mềm có thể được khai thác không chỉ để
đảm bảo tính bền vững chống lại nhiễu không dự báo được mà còn cải
thiện hiệu suất đường truyền để tăng dung lượng và (hoặc) vùng phủ.
Một khả năng để cung cấp tốc độ số liệu xMbit/s là phát tại xMbit/s và
đặt công suất phát để đạt được một xác suất lỗi thấp (vài phần trăm)
trong lần phát đầu tiên. Một cách khác là đảm bảo cùng tốc độ số liệu
tổng bằng cách phát tốc độ số liệu n lần cao hơn tại công suất phát
không đổi và sử dụng các phát lại HARQ nhiều lần. Từ chương 5 ta
thấy rằng phương pháp này phải trả giá thấp hơn cho một bit (Eb/N0)
so với phương pháp thứ nhất. Lý do vì tính trung bình chỉ cần phát ít
hơn n lần. Điều này đôi khi được gọi là độ lợi kết cuối sớm và có thể
nhìn nhận nó như thích ứng tốc độ tiềm ẩn. Các bit được mã hóa bổ
sung chỉ được phát khi cần thiết. Vì thế tỷ lệ mã sau các lần phát lại
được xác định theo tỷ lệ mã cần thiết cho điều kiện kênh tức thời. Đây
cũng chính là mục tiêu mà thích ứng tốc độ cố gắng đạt được, điểm
khác chính là thích ứng tốc độ cố gắng tìm ra tỷ lệ mã phù hợp
trước khi phát. Nguyên tắc thích ứng tốc độ ẩn tàng tương tự cũng có
thể sử dụng cho HS-DSCH trên đường xuống để cải thiện hiệu suất
đường truyền.

7.1.3. Kiến trúc


Để hoạt động hiệu quả, bộ lập biểu phải có khả năng khai thác các
thay đổi nhanh theo mức nhiễu và các điều kiện đường truyền. HARQ
với kết hợp mềm cũng cho lợi từ các phát lại nhanh và điều này giảm
chi phí cho các phát lại. Vì thế hai chức năng này phải được đặt gần
giao diện vô tuyến. Do đó cũng giống như HSDPA, các chức năng lập
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 271

biểu và HARQ của HSUPA được đặt tại nút B. Ngoài ra cũng giống
như đối với HSDPA, cũng cần đảm bảo giữ nguyên các lớp cao hơn
lớp MAC. Vì thế mật mã, điều khiển cho phép… vẫn đặt dưới quyền
điều khiển của RNC. Điều này cho phép đưa HSUPA vào các vùng
được chọn lựa; trong các ô không hỗ trợ truyền dẫn E-DCH, có thể
sử dụng chuyển mạch kênh để sắp xếp luồng số của người sử dụng
lên DCH.
Giống như triết lý thiết kế HSDPA, một thực thể MAC mới
(MAC-e) được đưa vào UE và nút B. Trong nút B, MAC-e chịu trách
nhiệm truyền tải các phát lại HARQ và lập biểu, còn trong UE chịu
trách nhiệm chọn lựa tốc độ số liệu trong các giới hạn do bộ lập biểu
trong MAC-e của nút B đặt ra.

Hình 7.2. Kiến trúc mạng được lập cấu hình E-DCH (và HS-DSCH)
Khi UE nằm trong chuyển giao mềm với nhiều nút B, các khối
truyền tải khác nhau có thể được giải mã đúng tại các nút B khác nhau.
Kết quả là một khối truyền tải có thể được thu đúng tại một nút B,
trong khi đó một nút B khác vẫn tham gia và các phát lại của một khối
truyền tải được phát sớm hơn. Vì thế để đảm bảo chuyển các khối
truyền tải đúng trình tự đến giao thức RLC, cần có chức năng sắp xếp
lại thứ tự trong RNC ở dạng một thực thể mới: MAC-es. Trong
272 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

chuyển giao mềm, nhiều thực thể MAC-e được sử dụng cho một UE
vì số liệu được thu từ nhiều ô. Tuy nhiên MAC-e trong ô phục vụ chịu
trách nhiệm chính cho lập biểu; MAC-e trong ô không phục vụ chủ
yếu xử lý giao thức HARQ (hình 7.2).

7.2. E-DCH

7.2.1. E-DCH và các kênh báo hiệu


Để hỗ trợ lập biểu và HARQ với kết hợp mềm trong WCDMA,
một kiểu kênh truyền tải mới, E-DCH (Enhanced Dedicated Channel)
được đưa ra trong R6. E-DCH được lập cấu hình đồng thời với một
hay nhiều kênh DCH khác. Như vậy, truyền dẫn số liệu gói tốc độ cao
trên kênh E-DCH có thể xảy ra đồng thời với các dịch vụ sử dụng
DCH từ cùng một UE. Các kênh truyền tải E-DCH hỗ trợ lập biểu
nhanh dựa trên nút B, HARQ nhanh với tăng phần dư và tùy chọn TTI
ngắn hơn (bằng 2ms). Tuy nhiên khác với HSDPA, E-DCH của
HSUPA không phải là kênh chia sẻ mà là kênh riêng và theo cấu trúc
thì nó rất giống R3 DCH hơn, nhưng khác với DCH, E-DCH có lập
biểu nhanh và HARQ. Bảng 7.1 tổng kết các khả năng áp dụng các
tính năng của DCH, HSDPA và HSUPA.
Bảng 7.1. Bảng so sánh HSDPA, HSUPA và DCH
HSDPA HSUPA
Tính năng DCH
(HS-DSCH) (D-DCH)

Hệ số trải phổ khả biến Có Không Có


Điều khiển công suất nhanh Có Không Có
Điều chế thích ứng Không Có Không
Lập biểu dựa trên nút B Không Có Có
HARQ lớp 1 nhanh Không Có Có
Chuyển giao mềm Có Không Có
Độ dài TTI (ms) 80, 40, 20, 10 2 10, 2
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 273

Hình 7.3 cho thấy các kênh cần thiết cho HSUPA. Ngoài kênh số
liệu E-DCH còn có các kênh báo hiệu cho nó như sau. Các kênh
E-AGCH (E-DCH Absolute Grant Channel: kênh cho phép tuyệt đối
của E-DCH) và E-RGCH (E-DCH Relative Grant Channel: kênh cho
phép tương đối của E-DCH) là các kênh hỗ trợ cho điều khiển lập biểu.
Kênh E-HICH (EDCH HARQ Indicator Channel: kênh chỉ thị HARQ
của E-DCH) là kênh hỗ trợ cho phát lại sử dụng cơ chế HARQ. Về
các kênh này ta sẽ xét cụ thể trong mục 7.7.

H
-RGC
- HI CH/E
E
CH
E-AG
CCH
E-DP
DCH
E-DP H)
PDC
P CCH/D Nút B
(D
DCH
UE

Hình 7.3. Các kênh cần thiết cho một UE có khả năng HSUPA
Không như HSDPA, HSUPA không hỗ trợ điều chế thích ứng vì
nó không hỗ trợ các sơ đồ điều chế bậc cao. Lý do là các sơ đồ điều
chế bậc cao phức tạp hơn và đòi hỏi phát nhiều năng lượng trên một
bit hơn, vì thế để đơn giản đường lên sử dụng sơ đồ điều chế BPSK
kết hợp với truyền dẫn nhiều mã định kênh song song.
Một trong các đặc tính then chốt của HSUPA để hỗ trợ số liệu gói
hiệu quả là trễ thấp. Vì thế HSUPA hỗ trợ TTI ngắn 2ms để đảm bảo
thích ứng nhanh các thông số truyền dẫn và giảm các trễ người sử
dụng đầu cuối liên quan đến truyền dẫn gói. Điều này không chỉ giảm
chi phí phát lại mà còn giảm thời gian phát lần đầu. Trễ xử lý lớp vật
lý thường tỷ lệ với khối lượng số liệu cần xử lý và TTI càng ngắn thì
khối lượng số liệu cần xử lý trong từng TTI càng nhỏ đối với một tốc
độ số liệu cho trước. Tuy nhiên khi triển khai với các tốc độ số liệu
274 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

nhỏ (trong các ô lớn chẳng hạn) có thể cần có TTI dài hơn vì TTI 2ms
trở nên quá nhỏ không cần thiết dẫn đến chi phí tương đối cho thông
tin bổ sung quá lớn. Vì thế E-DCH hỗ trợ hai độ dài TTI: 2 và 10ms
và mạng có thể lập cấu hình cho giá trị phù hợp. Về nguyên tắc, các
UE khác nhau có thể được lập cấu hình với các TTI khác nhau.
E-DCH được sắp xếp lên một tập các mã định kênh đường lên
được gọi là các kênh số liệu vật lý riêng của E-DCH (E-DPDCH). Phụ
thuộc vào tốc độ số liệu tức thời, số các E-DPDCH và các hệ số trải
phổ có thể thay đổi.
Các kênh logic

MAC-d
Bổ sung trong R6
Các luồng MAC-d

Chọn
Ghép E-TFC

Giao thức
HARQ
L2
DCH E-DCH L1

Mã hóa Mã hóa Turbo

Ghép TrCH HARQ

Đan xen Đan xen

Sắp xếp lên DPDCH Sắp xếp lên E-DPDCH

Hình 7.4. Tách riêng xử lý E-DCH và DCH


Như đã nói ở trên, E-DCH và DCH có thể được phát đồng thời.
Tương thích ngược đòi hỏi nút B không hỗ trợ HSUPA đường lên
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 275

không thể nhìn thấy E-DCH. Điều này được giải quyết bằng cách tách
riêng xử lý DCH và E-DCH và sắp xếp các tập mã định kênh khác
nhau như hình 7.4. Nếu UE nằm trong chuyển giao mềm với nhiều ô,
thì các ô không hỗ trợ E-DCH không thể nhìn thấy nó. Điều này cho
phép nâng cấp dần mạng hiện có. Một lợi ích nữa của cấu trúc này là
nó đơn giản hóa việc đưa ra TTI 2ms và cũng cho phép tự do hơn
trong việc lựa chọn xử lý HARQ.
Báo hiệu điều khiển đường xuống cần thiết cho hoạt động của
E-DCH. Các kênh điều khiển đường xuống cũng như đường lên cần
thiết cho hoạt động của E-DCH được minh họa trên hình 7.5 cùng với
các kênh sử dụng cho HSDPA.

Các kênh mới được đưa vào cho HSUPA được thể hiện bằng các đường đứt nét

Hình 7.5. Cấu trúc kênh tổng thể với HSDPA và HSUPA
Trong cơ chế HARQ, nút B phải có khả năng yêu cầu UE phát lại.
Thông tin này (ACK/NAK) được phát trên kênh vật lý riêng đường
xuống: E-HICH (E-DCH Hybrid ARQ Indicator Channel: Kênh chỉ
thị HARQ của E-DCH). Mỗi UE được lập cấu hình E-DCH sẽ thu
E-HICH của mình từ từng ô tham gia vào chuyển giao mềm với nó.
Các cho phép lập biểu (được phát đi từ bộ lập biểu đến UE để
điều khiển cho phép khi nào và tại tốc độ nào UE được phát) có thể
được phát đến UE trên kênh cho phép tuyệt đối E-DCH chia sẻ:
E-AGCH (E-DCH Absolute Grant Channel: kênh cho phép tuyệt đối
276 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

E-DCH). E-AGCH chỉ được phát từ ô phục vụ vì đây là ô chịu trách


nhiệm chính cho hoạt động lập biểu và chỉ các UE được lập cấu hình
E-DCH là có thể thu được. Ngoài ra thông tin cho phép lập biểu cũng
có thể được truyền đến UE thông qua kênh E-RGCH (E-DCH
Relative Grant Channel: Kênh cho phép tương đối của E-DCH).
E-RGCH được sử dụng cho các điều chỉnh nhỏ trong khi đang xảy ra
truyền số liệu. Dưới đây ta sẽ khảo sát kỹ hơn hoạt động lập biểu.
Vì đường lên không trực giao theo thiết kế, nên cần thiết điều
khiển công suất nhanh để xử lý vấn đề gần xa. E-DCH không khác với
mọi kênh đường lên khác và vì thế công suất được điều khiển theo
cách giống như các kênh đường lên khác. Nút B đo tỷ số tín hiệu trên
nhiễu và phát đi các lệnh điều khiển công suất trên đường xuống đến
UE để điều chỉnh công suất phát của UE. Các lệnh điều khiển công
suất có thể được phát bằng cách sử dụng DPCH hay để tiết kiệm các
mã định kênh bằng F-DPCH.
Trên đường lên, cần có báo hiệu điều khiển để cung cấp cho nút
B thông tin cần thiết cho giải điều chế và giải mã truyền dẫn số liệu.
Sở dĩ như vậy vì, về mặt nguyên lý, ô phục vụ trong chuyển giao mềm
đã có thông tin này và nó đã phát đi các cho phép lập biểu, nhưng các
ô không phục vụ trong chuyển giao mềm không có thông tin này.
Ngoài ra E-DCH cũng hỗ trợ các truyền dẫn không được lập biểu (sẽ
xét dưới đây). Vì thế cần có báo hiệu điều khiển ngoài băng trên
đường lên và kênh E-DPCCH (E-DCH Dedicated Physical Control
Channel) được sử dụng cho mục đích này.
Tương tác giữa DCH và E-DCH trong truyền dẫn đồng thời từ
một UE rất đơn giản. Trước hết chọn TFC (kết hợp khuôn dạng truyền
tải) được thực hiện cho DCH và công suất được sử dụng cho quá trình
này tất nhiên không còn khả dụng cho quá trình chọn E-TFC. Điều
này có nghĩa là DCH có quyền tuyệt đối trước tiên đối với tài nguyên
công suất, hay nói một cách khác DCH có ưu tiên tuyệt đối so với
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 277

E-DCH. Lý do là vì E-DCH được thiết kế cho truy nhập gói đường lên
và vì thế nếu có bất kỳ dịch vụ chuyển mạch kênh nào thì các dịch vụ
này phải được sắp xếp lên DCH. Vì các dịch vụ chuyển mạch kênh
chịu đựng rất kém đối với các thay đổi tốc độ số liệu thường xuyên và
đột biến, vì thế có thể nói rằng cuộc thoại AMR thông thường sẽ nhận
công suất mà nó cần và phát công suất này trên DCH và chỉ công suất
còn lại là được sử dụng cho E-DCH. Ấn định công suất của quá trình
chọn TFC và E-TFC của UE được minh họa trên hình 7.6. Cần lưu ý
rằng tốc độ DCH cho phép cực đại khi được lập cấu hình song song
với E-DCH là 64kbit/s.

Hình 7.6. Chia sẻ tài nguyên công suất E-DCH và DCH

7.2.2. Cấp phát kênh vật lý


Quá trình sắp xếp kênh E-DCH sao cho mã hóa kênh lên các kênh
vật lý khá đơn giản. Như mô tả trên hình 7.7, E-DCH được sắp xếp
lên một trong số các kênh E-DPDCH tách biệt so với kênh DPDCH.
Phụ thuộc vào E-TFC được chọn, số lượng các kênh E-DPDCH được
sử dụng sẽ khác nhau. Đối với các tốc độ số liệu thấp, một kênh
E-DPDCH với hệ số trải phổ tỷ lệ nghịch với tốc độ số liệu là đủ.
Để duy trì tương thích ngược, việc sắp xếp DPCCH, DPDCH và
HS-DPCCH được giữ nguyên so với các phát hành trước.
278 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Thứ tự cấp phát các kênh E-DPDCH được chọn lựa để giảm thiểu
tỷ số công suất đỉnh trên công suất trung bình (PAPR: Peak to
Average Power Ratio) trong UE và nó cũng phụ thuộc vào việc có mặt
các kênh HS-DCCH và DPDCH hay không. PAPR càng cao thì
khoảng lùi cần thiết trong bộ khuếch đại công suất càng lớn và vùng
phủ đường lên càng bị giảm. Vì thế rất cần PAPR thấp. PAPR cũng là
nguyên nhân vì sao SF2 được sử dụng vì có thể chứng minh rằng SF2
có PAPR thấp hơn SF4. Đối với các tốc độ bit cao hơn, hỗn hợp các
hệ số trải phổ 2xSF2+2xSF4 được sử dụng. Các cấu hình kênh vật lý
có thể có khác nhau được liệt kê trong bảng 7.2 và hình 7.7 minh họa
ấn định kênh vật lý đồng thời với HS-DPCCH.

Minh họa cho nhánh SF = 4 với các kênh với SF>4.

Hình 7.7. Cấp phát mã trong trừơng hợp khai thác đồng thời E-DCH
và HS-DCCH (Trường hợp HS-DCCH không được
lập cấu hình cấp phát mã sẽ hơi khác)
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 279

Bảng 7.2. Các cấu hình kênh vật lý có thể có

#DPCCH #DPDCH #HS-DPCCH #E-DPCCH #E-DPDCH Chú thích

Các cấu
1 1-6 0 hay 1 - -
hình R5
Tốc độ thô
1 0 hay 1 0 hay 1 1 1xSF≥4 E-DPDCH
0,96Mbit/s
Tốc độ thô
1 0 hay 1 0 hay 1 1 2xSF4 E-DPDCH
1,92Mbit/s

Tốc độ thô
1 0 hay 1 0 hay 1 1 2xSF4 E-DPDCH
3,84Mbit/s
Tốc độ thô
1 0 0 hay 1 1 2xSF2+2xSF4 E-DPDCH
5,76Mbit/s

Tốc độ số liệu của E-DCH là tốc độ số liệu thô, tốc độ số liệu của E-DCH cực đại
có thể thấp hơn do mã hóa và các hạn chế quy định bởi các loại UE.

7.2.3. Điều khiển công suất


Điều khiển công suất làm việc tương tự như đối với DCH và việc
đưa vào E-DCH sẽ không làm thay đổi kiến trúc điều khiển công suất
tổng thể. Điều khiển công suất vòng trong điều chỉnh công suất phát
của DPCCH. Công suất phát E-DPDCH được thiết lập bởi E-TFC
tương đối so với DPCCH theo cách tương tự như việc thiết lập công
suất phát DPDCH bởi chọn lựa TFC. Điều khiển công suất vòng ngoài
được đặt trong nút B đưa ra quyết định dựa trên SIR đích được thiết
lập bởi điều khiển công suất vòng ngoài đặt tại RNC.
Vòng ngoài trong các phát hành đầu tiên chủ yếu được điều khiển
bởi DCH BLER (tỷ lệ lỗi khối) tại RNC. Nếu DCH được lập cấu hình,
vòng ngoài (thực hiện theo một giải thuật đặc thù) có thể chỉ tác động
lên DCH. Giải pháp này hoạt động tốt chừng nào có đủ các lần phát trên
kênh DCH, nhưng hiệu năng sẽ bị giảm nếu số lần phát DCH thưa hơn.
280 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Nếu không có DCH nào được lập cấu hình, và nếu số lần phát xảy
ra trên DCH thưa, cần xét đến thông tin về các lần phát E-DCH. Tuy
nhiên do việc đưa ra HARQ cho E-DCH, E-DCH BLER có thể không
thích hợp là đầu vào cho điều khiển công suất vòng ngoài. Trong phần
lớn các trường hợp, E-DCH BLER tại RNC gần bằng không dẫn đến
việc vòng ngoài hạ thấp SIR đích và dẫn đến mất DPCCH đường lên
nếu chỉ sử dụng E-DCH làm đầu vào cho cơ chế vòng ngoài. Vì thế để
hỗ trợ điều khiển công suất vòng ngoài, số lần phát lại thực tế được sử
dụng để phát một khối truyền tải được nút thông báo cho RNC. RNC
có thể sử dụng thông tin này như là một bộ phận của vòng ngoài để
thiết lập SIR đích trong vòng trong.

7.2.4. Điều khiển tài nguyên cho E-DCH


Tương tự như HSDPA, một bộ phận quản lý tài nguyên cho
HSUPA được xử lý bởi nút B chứ không phải RNC. Tuy nhiên RNC
vẫn chịu trách nhiệm tổng thể cho quản lý tài nguyên bao gồm điều
khiển cho phép và xử lý nhiễu giữa các ô. Vì thế cần phải giám sát và
điều khiển mức độ sử dụng tài nguyên của các kênh E-DCH để đạt
được sự cân đối tốt giữa những người sử dụng E-DCH và không sử
dụng E-DCH. Hình 7.8 mô tả điều này.

RTWP: Received Total Wideband Power: tổng công suất thu băng rộng

Hình 7.8. Minh họa chia sẻ tài nguyên giữa các kênh E-DCH và DCH
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 281

Để điều khiển cho phép, RNC sử dụng tổng công suất thu băng
rộng (RTWP: Received Total Wideband Power), RTWP chỉ thị tổng
mức độ sử dụng tài nguyên trong ô. Điều khiển cho phép cũng có thể
sử dụng tốc độ bit được E-DCH cung cấp. Cùng với việc đo RTWP,
có thể thiết kế giải thuật cho phép để đánh giá khoảng còn để trống
của bộ lập biểu cho một loại ưu tiên cụ thể.
Để điều khiển tải trong ô, RNC có thể thông báo RTWP đích cho
nút B trong trường hợp nút B phải lập biểu các cuộc truyền dẫn E-
DCH để duy trì RTWP trong giới hạn này. RNC cũng có thể thông
báo RTWP tham khảo để nút B có thể cải thiện ước tính tải đường lên
trong ô. Lưu ý rằng chuẩn không quy định việc bộ lập biểu phải sử
dụng kết quả đo tuyệt đối (RTWP) hay tương đối (tăng tạp âm, được
xác định bằng tỷ số giữa tổng công suất thu chia cho công suất tạp âm:
Prx/PN). Bản thân nút B thực hiện mọi phép đo cần thiết cho một thiết
kế bộ lập biểu cụ thể.
Để RNC có thể điều khiển tỷ số nhiễu giữa các ô và nhiễu nội ô,
RNC có thể thông báo cho nút B về tỷ số đích giữa công suất không
phục vụ E-DCH và tổng công suất E-DCH. Bộ lập biểu phải tuân thủ
giới hạn này khi thiết lập chỉ thị quá tải và không được phép chặn các
UE không phục vụ E-DCH nếu giới hạn này không bị vượt quá. Giải
pháp này nhằm phòng ngừa việc một ô làm “chết đói” các UE trong
các ô lân cận. Nếu không sử dụng giải pháp này, bộ lập biểu về
nguyên tắc có thể thường xuyên thiết lập chỉ thị quá tải để “ăn cắp” tài
nguyên từ các ô lân cận; đây là tình trạng không thể chấp
nhận được.

7.3. MAC-e VÀ XỬ LÝ LỚP VẬT LÝ


Giống như HSDPA, trễ nhỏ và thích ứng nhanh là các nét quan
trọng của HSUPA. Để thực hiện điều này một thực thể mới chịu trách
nhiệm lập biểu và khai thác giao thức HARQ được đưa vào nút B, đó
282 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

là MAC-e. Lớp vật lý cũng được tăng cường để đảm bảo hỗ trợ cần
thiết cho TTI ngắn và cho kết hợp mềm trong HARQ.
Để thực hiện xử lý HSUPA trong UE, cũng cần có thực thể
MAC-e trong UE.
Như đã nói trong phần trước, HSUPA sử dụng một kênh truyền
tải đường lên mới E-DCH để hỗ trợ các tính năng tăng cường cho các
kênh truyền tải đường lên của R3. Xử lý kênh truyền tải đường lên
cho E-DCH cũng giống như xử lý DCH đường lên của R3 ngoại trừ
hai điểm sau (hình 7.9). Chỉ có một kênh truyền tải E-DCH trong UE,
trong khi đó có thể có nhiều kênh DCH đồng thời được ghép chung
đến một kênh truyền tải tổng hợp được mã hóa (CCTrCH: Coded
Composite Transport Channel). Tuy nhiên lớp MAC có thể ghép đồng
thời nhiều dịch vụ vào một kênh E-DCH. Một điểm khác biệt nữa là
HARQ được hỗ trợ cho E-DCH.

Hình 7.9. So sánh quá trình xử lý kênh truyền tải


của HSUPA và R3DCH
Sau xử lý kênh truyền tải, E-DCH được sắp xếp lên một hay
nhiều kênh số liệu riêng (E-DPDCH) song song cho truyền dẫn lớp
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 283

vật lý. Quá trình này được thực hiện song song với xử lý kênh truyền
tải DCH và các kênh vật lý DPDCH đường lên. Như vậy cả hai kênh
E-DCH và DCH đều có thể đồng tồn tại trong cùng một UE tuy nhiên
tốc độ số liệu cực đại của DCH bị giới hạn bằng 64kbit/s còn tốc độ
cực đại của E-DCH được thiết lập tùy theo cấu hình.
Hình 7.10 cho thấy quá trình xử lý cụ thể HSUPA trong UE.
MAC-e trong UE bao gồm ghép kênh MAC-e, chọn khuôn dạng
truyền tải và các bộ phận của cơ chế HARQ.

Hình 7.10. MAC-e và xử lý lớp vật lý


284 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Hỗn hợp các dịch vụ như tải file đường lên đồng thời với VoIP
cũng được hỗ trợ. Vì chỉ có một kênh truyền tải E-DCH, nên số liệu từ
nhiều luồng MAC-d có thể được ghép chung thông qua ghép kênh
MAC-e. Trong trường hợp này các dịch vụ khác nhau thường được
phát trên các luồng MAC-d khác nhau vì chúng có thể có các yêu cầu
chất lượng phục vụ khác nhau.
Chỉ có UE là có thông tin chính xác về tình trạng bộ đệm và công
suất trong UE tại thời điểm phát một khối truyền tải trên đường lên. Vì
thế UE được phép tự động chọn tốc độ số liệu hay nói một cách chặt
chẽ là chọn E-TFC (E-DCH Transport Format Combination: Tổ hợp
khuôn dạng truyền tải E-DCH). Tất nhiên, UE cần xem xét các quyết
định lập biểu khi lựa chọn khuôn dạng truyền tải; quyết định truyền tải
thể hiện giới hạn trên của tốc độ số liệu mà UE không được phép vượt
quá. Tuy nhiên cũng có thể sử dụng tốc độ số liệu thấp hơn chẳng hạn
nếu công suất truyền dẫn không đảm bảo được tốc độ số liệu theo lập
biểu. Chọn lựa E-TFC và ghép kênh MAC-e sẽ được xét cùng với
lập biểu.
Giao thức HARQ cũng giống như giao thức được sử dụng cho
HSDPA, gồm nhiều xử lý HARQ dừng và đợi hoạt động song song.
Điểm khác chính ở đây là khi UE trong chuyển giao mềm cùng với
nhiều nút B, giao thức HARQ được kết cuối tại nhiều nút B.
Xử lý lớp vật lý không phức tạp và có nhiều điểm tương đồng với
xử lý lớp vật lý của HS-DSCH. Từ MAC-e trong UE, số liệu được
chuyển từ lớp vật lý trong dạng một khối truyền tải trên một TTI trên
kênh E-DCH. So sánh với chuỗi mã hóa và ghép kênh của DCH, cấu
trúc xử lý lớp vật lý của E-DCH đơn giản hơn vì chỉ có một kênh
E-DCH nên không có ghép kênh truyền tải.
24 bit CRC được gắn đến khối truyền tải để cho phép cơ chế
HARQ trong nút B phát hiện mọi lỗi trong khối truyền tải. Mã hóa
được thực hiện bởi cùng một loại mã hóa Turbo tỷ lệ 1/3 như đối với
HSDPA.
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 285

Chức năng HARQ lớp vật lý được thực hiện theo cách giống như
đối với HSDPA. Lặp và đục lỗ các bit nhận được từ bộ mã hóa Turbo
được sử dụng để điều chỉnh số lượng các bit được mã hóa, các phiên
bản dư khác nhau có thể được tạo ra.
Phân đoạn kênh vật lý phân phối các bit sau mã hóa đến các mã
định kênh khác nhau, tiếp sau là đan xen và điều chế.
Các nấc hỗ trợ tốc độ số liệu đối với DPDCH và E-DPDCH khác
nhau và phụ thuộc vào hệ số trải phổ SF. Bảng 7.3 cho thấy các nấc
tốc độ tốc độ bit kênh đối với hai loại kênh này.
Bảng 7.3. Các nấc tốc độ bit kênh vật lý
đối với DPDCH và E-DPDCH
Các tốc độ bit kênh DPDCH E-DPDCH

15-960 kbit/s SF266-SF4 SF256-SF4


1,92 Mbit/s 2xSF4 2xSF4
2,880 Mbit/s 3xSF4 -
3,840 Mbit/s 4xSF4 2xSF2
4,800 Mbit/s 5xSF4 -
5,760 Mbit/s 6xSF4 2xSF4+2xSF2

Hình 7.11. Cấu trúc khung vô tuyến của E-DPDCH

Khi TTI 10ms được sử dụng, tất cả 15 khe của khung E-DPDCH
đều được sử dụng để truyền khối truyền tải nhận được sau chuỗi xử lý
286 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

kênh truyền tải E-DCH. Trong trường hợp TTI 2ms được sử dụng,
mỗi khung con 2ms truyền một khối truyền tải. Hình 7.11 mô tả cấu
trúc khung của E-DPDCH.

7.4. LUỒNG SỐ LIỆU

Hình 7.12. Luồng số liệu


Hình 7.12 cho thấy quá trình chuyển dịch luồng số liệu từ ứng
dụng qua tất cả các lớp của giao thức cũng giống như đối với HSDPA.
Trong ví dụ này, dịch vụ IP được sử dụng. PDCP tùy chọn thực hiện
nén tiêu đề IP. Đầu ra của PDCP được cấp cho RLC. Sau móc nối có
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 287

thể có, các RLC SDU được phân đoạn thành các khối nhỏ hơn
(thường dài 40 byte) và tiêu đề RLC được gắn thêm. RLC PDU được
đưa qua lớp MAC-d (trong suốt đối với HSUPA) đến MAC-e. MAC-e
móc nối một hay nhiều MAC-d PDU từ một hay nhiều luồng MAC-d
và chèn các tiêu đề MAC-es và MAC-e để tạo thành một khối truyền
tải. Khối này được chuyển trên kênh E-DCH đến lớp vật lý để xử lý
tiếp trước khi được phát.

7.5. LẬP BIỂU


Lập biểu là một trong số các công nghệ cơ bản của HSUPA. Về
nguyên tắc, lập biểu đã có trong phiên bản đầu của WCDMA, nhưng
HSUPA hỗ trợ khai thác lập biểu nhanh hơn nhiều nhờ việc đặt bộ lập
biểu tại nút B.
Trách nhiệm của bộ lập biểu là điều khiển khi nào và tốc độ số
liệu nào UE được quyền phát, vì thế điều khiển đại lượng nhiễu tác
động lên những người sử dụng khác tại nút B. Có thể hiểu đây là quá
trình điều khiển tiêu thụ tài nguyên chung của từng nút UE (trong
trường hợp HSUPA là đại lượng nhiễu cho phép) và cũng chính là
điều khiển tổng công suất thu tại nút B. Đại lượng tài nguyên đường
lên chung mà một đầu cuối sẽ sử dụng phụ thuộc vào tốc độ số liệu
được sử dụng. Nói chung, tốc độ số liệu càng cao, thì công suất phát
yêu cầu càng lớn và vì thế tiêu thụ tài nguyên càng cao.
Thuật ngữ độ tăng tạp âm hay độ tăng trên nhiệt (rise-over-
thermal) thường được xem xét cho hoạt động đường lên. Độ tăng tạp
âm (được định nghĩa là (I0+N0)/N0, trong đó N0 và I0 là mật độ phổ
công suất nhiệt và nhiễu với tổng I0 + N0 là tổng công suất thu tại nút B)
là một số đo về sự tăng nhiễu trong ô do hoạt động phát. Chẳng hạn,
tăng tạp âm 0dB chỉ thị hệ thống không tải và tăng tạp âm 3dB chỉ thị
mật độ phổ công suất nhiễu do phát đường lên bằng mật độ phổ công
suất tạp âm. Mặc dù sự tăng tạp âm như vậy không là mối quan tâm
chính, nhưng nó lại có quan hệ mật thiết với tải đường lên. Tăng tạp
288 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

âm quá lớn sẽ dẫn đến mất phủ sóng đối với một số kênh (do tải
đường lên lớn) – đầu cuối không có đủ công suất phát khả dụng để đạt
được Eb/N0 tại trạm gốc. Vì thế bộ lập biểu đường lên phải duy trì tăng
tạp âm trong các giới hạn cho phép.
Lập biểu phụ thuộc kênh được sử dụng trong HSDPA cũng có thể
sử dụng cho HSUPA nhưng cần lưu ý rằng lợi ích đạt được là khác
nhau. Vì điều khiển công suất nhanh được sử dụng cho đường lên, nên
khi một đầu cuối phát khi có điều kiện kênh thuận lợi sẽ tạo ra cùng
lượng nhiễu trong ô giống như đầu cuối phát trong tình trạng điều kiện
kênh không thuận lợi khi cả hai đầu cuối đều phát cùng tốc độ số liệu.
Điều này hoàn toàn trái ngược với HSDPA, tại đây công suất không
đổi được sử dụng và các tốc độ số liệu thích ứng với điều kiện kênh,
vì thế những người sử dụng có điều kiện kênh thuận lợi hơn sẽ có tốc
độ cao hơn. Tuy nhiên đối với đường lên công suất phát sẽ khác nhau
đối với hai đầu cuối. Vì thế lượng nhiễu gây ra trong các ô lân cận sẽ
khác nhau. Bộ lập biểu phụ thuộc kênh vì thế sẽ giảm độ tăng tạp âm
nhờ vậy cải thiện dung lượng và (hoặc) vùng phủ.
Trong các trường hợp thực tế, công suất phát UE bị giới hạn bởi
hai yếu tố, các quy định và các hạn chế thực hiện bộ khuếch đại công
suất. Đối với WCDMA, các loại công suất khác nhau được đặc tả để
hạn chế công suất cực đại của UE, trong đó 21dBm là giá trị công suất
cực đại thường gặp. Điều này ảnh hưởng lên thiết kế lập biểu đường
lên và làm cho lập biểu phụ thuộc kênh có lợi ngay cả khi xuất phát từ
quan điểm nội ô. Một UE được lập biểu khi điều kiện kênh thuận lợi
sẽ giảm được rủi do khi phát công suất hết giới hạn. Điều này có nghĩa
là UE có thể phát tốc độ số liệu cao hơn nếu được lập biểu tại các điều
kiện kênh thuận lợi. Vì thế việc xem xét các điệu kiện kênh thuận lợi
trong các quyết định lập biểu sẽ cải thiện dung lượng mặc dù trong
phần lớn các trường hợp sự khác biệt giữa lập biểu không phụ thuộc
kênh và lập biểu phụ thuộc kênh không lớn như trong trường hợp
đường xuống.
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 289

Lập biểu quay vòng là một ví dụ về chiến lược lập biểu trong đó
các đầu cuối lần lượt phát trên đường lên. Tương tự như lập biểu quay
vòng trong HSDPA, điều này dẫn đến hoạt động giống như TDMA và
tránh được nhiễu nội ô do đường lên không trực giao. Tuy nhiên, vì
công suất phát cực đại của các đầu cuối bị giới hạn, nên một đầu cuối
không thể sử dụng hết dung lượng đường lên vì thế giải pháp này
giảm dung lượng đường lên trong ô. Các ô càng lớn, xác suất mà UE
không có đủ công suất phát khả dụng càng cao.
Để khắc phục nhược điểm này, một giải pháp khác là ấn định tốc
độ số liệu như nhau cho tất cả những người sử dụng có số liệu cần
phát và chọn tốc độ số liệu tuân theo quy định tải ô cực đại. Điều này
dẫn đến sự công bằng cực đại xét về tốc độ số liệu như nhau, nhưng
không đạt được dung lượng trong ô cực đại. Lợi ích của phương pháp
này là hoạt động của bộ lập biểu đơn giản – không cần ước tính kênh
đường lên và trạng thái công suất phát đối với từng UE. Chỉ có trạng
thái bộ đệm của từng UE và tổng mức nhiễu trong ô là cần thiết.
Với phương pháp làm no kẻ thèm ăn, đầu cuối có các điều kiện vô
tuyến tốt nhất sẽ được ấn định tốc độ số liệu cao nhất tới mức có thể.
Nếu mức nhiễu tại máy thu nhỏ hơn mức cho phép cực đại, đầu cuối
với các điều kiện kênh tốt nhất thứ hai sẽ được phép phát và tiếp tục
như vậy đối với đầu cuối khác cho đến khi đạt được mức nhiễu cho
phép tại máy thu.
Các chiến lược nằm giữa hai chiến lược trên cũng có thể được
xem xét, chẳng hạn các chiến lược cân bằng tỷ lệ. Chiến lược này đưa
vào giải thuật lập biểu một hệ số trọng lượng cho từng người sử dụng,
hệ số này tỷ lệ với tỷ số giữa tốc độ số liệu tức thời và giá trị trung
bình của các tốc độ số liệu. Trong kịch bản thực tế, cũng cần xét đến
dung lượng mạng truyền tải, tài nguyên xử lý trong nút B và mức độ
ưu tiên của các luồng số liệu khác nhau khi đưa ra quyết định lập biểu.
290 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Các chiến lược lập biểu khác nhau được trình bày trên đây đều
giả thiết là khối lượng số liệu cần phát là vô tận (các bộ đệm đầy).
Tương tự giống như đối với HSDPA, cũng cần xem xét đến hành vi
lưu lượng khi so sánh các chiến lược lập biểu khác nhau. Các ứng
dụng số liệu gói thường mang tính cụm với các yêu cầu tài nguyên
thay đổi rất lớn và nhanh. Vì thế mục tiêu tổng thể của bộ lập biểu là
ấn định phần lớn tài nguyên chia sẻ cho những người sử dụng tức thời
đòi hỏi các tốc độ số liệu cao, trong khi đồng thời vẫn đảm bảo hoạt
động của hệ thống trong giới hạn quy định của tăng tạp âm.
Một lợi ích đặc biệt của lập biểu nhanh là nó cho phép giảm nhẹ
chiến lược cho phép kết nối. Đối với DCH, điều khiển cho phép
thường phải dành trước tài nguyên liên quan đến tốc độ đỉnh vì có ít
giải pháp để hồi phục từ sự kiện trong đó nhiều người hay tất cả
những người sử dụng đồng thời yêu cầu phát với tốc độ cực đại.

7.5.1. Chương trình khung lập biểu đối với HSUPA


Chương trình khung lập biểu cho HSUPA chỉ tổng quát ở chỗ nó
chỉ đưa ra quy định báo hiệu điều khiển cho các thực hiện lập biểu
khác nhau. Điểm khác biệt chính giữa lập biểu đường lên và đường
xuống là vị trí đặt bộ lập biểu và thông tin cần thiết cho các quyết định
lập biểu.
Trong HSDPA, bộ lập biểu và trạng thái bộ đệm đều nằm ở cùng
một nút, nút B. Vì thế chiến lược lập biểu hoàn toàn phụ thuộc vào
thực hiện và không cần tiêu chuẩn báo hiệu trạng thái để hỗ trợ các
quyết định lập biểu.
Trong HSUPA, bộ lập biểu vẫn được đặt tại nút B để điều khiển
hoạt động phát của các UE, nhưng thông tin trạng thái bộ đệm lại phân
tán trong các nút UE. Ngoài trạng thái bộ đệm, bộ lập biểu cũng cần
thông tin về công suất khả dụng trong UE; nếu UE đã phát gần với
công suất phát cực đại thì việc lập biểu tốc độ cao là không cần thiết.
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 291

Vì thế cần phải đặc tả báo hiệu mang thông tin trạng thái bộ đệm và
công suất phát khả dụng từ UE đến nút B.
Cơ sở cho chương trình khung lập biểu là các cho phép được phát
đi từ nút B đến các UE cùng với giới hạn tốc độ số liệu E-DCH và các
yêu cầu lập biểu được phát đi từ UE đến nút B để yêu cầu cho phép
phát (tại tốc độ cao hơn tốc độ hiện được phép). Các quyết định lập
biểu được đưa ra bởi ô phục vụ, ô này chịu trách nhiệm chính cho lập
biểu như minh họa trên hình 7.13 (trong trường hợp đồng thời có cả
HSDPA và HSUPA, cùng một ô phục vụ cho cả hai đường xuống và
đường lên). Tuy nhiên trong trường hợp chuyển giao mềm, các ô
không phục vụ cũng thể tác động lên hành vi của UE để điều khiển
nhiễu giữa các ô.
Ô phục vụ
Ô không phục vụ

Ch
ỉ thị ầu
q uá uc
tải Yê

Cho phép Các cho phép


tuyệt đối tương đối

Yêu cầu

Hình 7.13. Tổng quan hoạt động lập biểu


Cung cấp cho bộ lập biểu thông tin cần thiết về tình trạng UE,
đưa ra quyết định lập biểu dựa trên thông tin này và thông báo quyết
định ngược trở lại cho UE đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định.
Tình trạng UE (trạng thái bộ đệm và công suất phát khả dụng) có thể
khác nhau tại thời điểm phát so với thời điểm mà thông tin này được
292 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

cung cấp cho nút B. Chẳng hạn UE có thể có số liệu được truyền ít
hơn tính toán của bộ lập biểu do số liệu ưu tiên hơn đã nhập vào bộ
đệm truyền dẫn hoặc các điều kiện kênh trở nên tồi hơn dẫn đến UE
có công suất khả dụng cho truyền dẫn số liệu thấp hơn. Để xử lý các
tình trạng này và khai thác các giảm nhiễu do tốc độ số liệu thấp hơn,
cho phép lập biểu không thiết lập tốc độ số liệu mà chỉ đưa ra giới hạn
trên của mức độ sử dụng tài nguyên. UE sẽ chọn tốc độ số liệu, hay
chính xác hơn, chọn tổ hợp khuôn dạng truyền tải E-DCH (E-TFC)
trong các giới hạn do bộ lập biểu thiết lập.
Cho phép phục vụ (Serving Grant) là một biến nội bộ trong từng
UE, nó được sử dụng để theo dõi khối lượng tài nguyên cực đại mà
UE được phép sử dụng. Nó được biểu diễn như là tỷ số giữa công suất
cực đại E-DPDCH trên DPCCH và UE được phép phát từ một luồng
MAC-d bất kỳ và sử dụng một kích thước khối truyền tải bất kỳ chừng
nào không vượt quá cho phép phục vụ. Vì thế, bộ lập biểu chịu trách
nhiệm cho lập biểu giữa các UE, còn các UE tự chịu trách nhiệm để
lập biểu các luồng MAC-d theo các quy định trong đặc tả. Về cơ bản
luồng ưu tiên cao phải được phục vụ trước luồng ưu tiên thấp.
Lý do biểu diễn cho phép phục vụ bằng tỷ số công suất cực
đại xuất phát từ việc chất lượng cơ bản mà bộ lập biểu cố gắng
điều khiển là nhiễu đường lên. Nhiễu này tỷ lệ thuận với công suất
phát. Công suất phát E-DPCH được định nghĩa tương đối so với
DPCCH để đảm bảo rằng E-DPDCH phải chịu tác động của các lệnh
điều khiển công suất. Vì công suất phát E-DPDCH thường lớn hơn
nhiều so với công suất phát DPCCH, nên một cách gần đúng, tỷ số
công suất E-DPCH trên DPCCH tỷ lệ thuận với tổng công suất phát,
(PE-DPCH+PDPCCH)/PDPCCH ≈ PE-DPCH/PDPCCH, và vì thế việc thiết lập giới
hạn cho tỷ số công suất E-DPCH với DPCCH tương ứng với điều
khiển công suất phát cực đại của UE.
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 293

Nút B có thể cập nhật cho phép phục vụ trong UE bằng cách phát
đi cho phép tuyệt đối (Absolute Grant) hay cho phép tương đối
(Relative Grant) đến UE (hình 7.14). Các cho phép tuyệt đối được
phát trên kênh E-AGCH chia sẻ và được sử dụng cho các thay đổi cho
phép phục vụ tuyệt đối. Thông thường các thay đổi này khá lớn chẳng
hạn để ấn định một tốc độ số liệu cao cho UE để truyền dẫn gói
đường lên.
Các cho phép tương đối được phát trên E-RGCH và được sử dụng
để thay đổi tương đối cho phép phục vụ. Không như các cho phép
tuyệt đối, các thay đổi này chỉ nhỏ; thay đổi do cho phép tuyệt đối
thường chỉ vào khoảng 1 dB. Trong chuyển giao mềm, các thay đổi
tương đối có thể được phát từ cả ô phục vụ lẫn ô không phục vụ. Tuy
nhiên tồn tại khác biệt rất lớn giữa hai trường hợp này và chúng được
xử lý tách riêng.

Hình 7.14. Quan hệ giữa cho phép tuyệt đối,


cho phép tương đối và cho phép phục vụ
Các thay đổi tương đối từ ô phục vụ được dành cho một UE,
nghĩa là mỗi UE thu cho phép tương đối riêng để có thể điểu chỉnh các
cho phép phục vụ riêng trong các UE khác nhau. Thay đổi tương đối
này thường được sử dụng cho các cập nhật nhỏ tốc độ số liệu, có thể
xảy ra thường xuyên trong một truyền dẫn gói đang diễn ra. Cho phép
294 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

tương đối từ ô phục vụ có thể có ba giá trị: ‘UP’, ‘HOLD’ hoặc


‘DOWN’. Lệnh ‘UP’ (‘DOWN’) chỉ thị UE tăng (giảm) cho phép
phục vụ, nghĩa là tăng (giảm) tỷ số công suất E-DPCH trên DPCCH
so với tỷ số công suất được sử dụng cuối cùng trong TTI trước trong
cùng một xử lý HARQ. Lệnh ‘HOLD’ chỉ thị UE không thay đổi cho
phép tương đối. Hoạt động này được mô tả trên hình 7.15.

Hình 7.15. Mô tả sử dụng cho phép tương đối


Các cho phép tương đối từ các ô không phục vụ được sử dụng để
điều khiển nhiễu giữa các ô. Bộ lập biểu trong ô phục vụ không có
thông tin về nhiễu gây ra đối với các ô lân cận cho các quyết định lập
biểu. Chẳng hạn tải trong ô phục vụ có thể thấp và từ cách nhìn này,
nó có thể lập biểu truyền dẫn tốc độ cao. Tuy nhiên ô lân cận có thể
không chịu được nhiễu bổ sung do tốc độ truyền dẫn cao này gây ra.
Vì thế ô lân cận phải có thể tác động lên các tốc độ số liệu được sử
dụng. Thực ra, có thể nhìn nhận điều này như là một “chỉ thị quá tải”
để ra lệnh cho các UE không được ô này phục vụ phải hạ thấp tốc độ
số liệu của mình.
Mặc dù tên gọi ‘cho phép tương đối’ được sử dụng cho chỉ thị
quá tải, nhưng hoạt động này hoàn toàn khác với hoạt động cho phép
tương đối từ ô phục vụ. Trước hết, chỉ thị quá tải là một tín hiệu chung
mà tất cả các UE thu được. Vì chỉ có ô không phục vụ là liên quan đến
mức nhiễu tổng từ ô lân cận chứ không phải UE gây ra nhiễu này, vì
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 295

thế một báo hiệu chung là đủ. Ngoài ra vì ô không phục vụ không biết
được các mức ưu tiên lưu lượng của các UE mà nó không phục vụ,
nên không cần thiết phải có báo hiệu riêng từ ô không phục vụ. Thứ
hai, chỉ thị quá tải chỉ nhận hai chứ không phải ba giá trị: ‘DTX’ và
‘DOWN’, trong đó giá trị thứ nhất không ảnh hưởng lên hoạt động
của UE. Tất cả các UE nhận được ‘DOWN’ từ bất kỳ một ô không
phục vụ nào sẽ phải giảm cho phép phục vụ tương đối so với TTI
trước trong cùng một xử lý ARQ.

7.5.2. Thông tin lập biểu


Để lập biểu hiệu quả, bộ lập biểu cần có thông tin về tình trạng
của UE liên quan đến trạng thái bộ đệm và công suất phát khả dụng.
Tất nhiên thông tin này càng chi tiết thì càng tốt cho bộ lập biểu để nó
đưa ra các quyết định chính xác và hiệu quả. Tuy nhiên đồng thời
cũng phải duy trì lượng tin phát trên đường lên càng nhỏ càng tốt để
không tiêu thụ thái quá dung lượng đường lên. Ở một mức độ nhất
định các yêu cầu này đối lập nhau và chúng được giải quyết trong
HSUPA bằng hai cơ chế hỗ trợ nhau: ‘bit hạnh phúc’ ngoài băng được
phát trên E-DPCCH và thông tin lập biểu trong băng được phát trên
E-DCH.
Báo hiệu ngoài băng được thực hiện bằng một bit trên E-DPCCH:
‘bit hạnh phúc’. Mỗi khi UE có công suất khả dụng cho E-DCH để
phát tốc độ số liệu cao hơn so với được cho phép bởi cho phép phục
vụ và số bit trong bộ đệm đỏi hỏi nhiều TTI hơn so với một số lượng
TTI nhất định, UE sẽ đặt bit này vào ‘bất hạnh’ để chỉ thị rằng nó
muốn nhận được cho phép phục vụ cao hơn. Trái lại, UE sẽ thông báo
‘hạnh phúc’. Lưu ý rằng ‘bit hạnh phúc’ chỉ được phát cùng với
truyền dẫn số liệu đang được thực hiện vì E-DPCCH chỉ được phát
cùng với E-DPDCH.
Báo hiệu trong băng cung cấp thông tin chi tiết về mức độ chiếm
bộ đệm bao gồm cả thông tin mức ưu tiên và công suất phát khả dụng
296 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

cho E-DCH. Báo hiệu trong băng được phát đi theo cách giống như số
liệu của người sử dụng, hoặc một mình hoặc là bộ phận của truyền
dẫn số liệu. Vì thế thông tin này có lợi cho HARQ với kết hợp mềm.
Vì thông tin lập biểu trong băng chỉ là cơ chế dành cho UE không
được lập biểu để nó yêu cầu tài nguyên, thông tin lập biểu này có thể
được phát không theo lập biểu và vì thế nó được phát không phụ thuộc
vào cho phép phục vụ. Không chỉ các truyền dẫn không lập biểu
không chịu quy định của thông tin lập biểu; mạng cũng có thể lập cấu
hình truyền dẫn không theo lập biểu cho các số liệu khác.

7.5.3. Chọn E-TFC


Chọn E-TFC chịu trách nhiệm lựa chọn khuôn dạng truyền tải
E-DCH liên quan đến quyết định tốc độ số liệu sẽ được sử dụng cho
phát đường lên và điều khiển ghép kênh MAC-e. Rõ ràng rằng việc
lựa chọn này cần xem xét đến quyết định lập biểu mà nút B đưa ra, lựa
chọn được thực hiện thông qua cho phép phục vụ như đã xét trong
phần trước. Mặt khác ghép MAC-e được UE xử lý tự quyết. Vì thế,
trong khi bộ lập biểu xử lý việc cấp phát tài nguyên giữa các UE, thì
lựa chọn E-TFC điều khiển cấp phát tài nguyên giữa các luồng trong
một UE. Quy tắc ghép các luồng được quy định trong chuẩn; về
nguyên tắc, số liệu có ưu tiên cao được phát trước số liệu có ưu
tiên thấp.
Việc đưa ra HSUPA phải xét đến việc đồng tồn tại với các DCH.
Nếu việc này không được thực hiện thì các dịch vụ được sắp xếp lên
các DCH sẽ bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến phải lập lại các
cấu hình cho truyền dẫn DCH. Vì thế yêu cầu cơ bản là trước hết phục
vụ lưu lượng DCH và chỉ chi phí tài nguyên công suất không được sử
dụng cho E-DCH. Ta có thể so sánh điều này với HSDPA, trong đó
các kênh riêng được phục vụ trước tiên và HS-DSCH sử dụng công
suất truyền dẫn chưa được sử dụng. Vì thế chọn TFC được thực hiện
theo hai bước. Trước hết chọn DCH TFC được thực hiện như trong
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 297

các phát hành trước của WCDMA. Sau đó UE ước tính công suất còn
lại và bước chọn TFC thứ hai được thực hiện trong đó E-DCH
sử dụng công suất còn lại. Thủ tục chọn E-TFC được minh họa trên
hình 7.16.

Hình 7.16. Minh họa quá trình chọn chọn E-TFC


Mỗi E-TFC liên quan đến một khoảng dịch công suất E-DPDCH
so với DPCCH. Tốc độ càng cao thì khoảng dịch công suất này càng
lớn. Sau khi đã tính toán song công suất phát cần thiết cho các E-TFC
khác nhau, từ quan điểm công suất UE có thể tính toán các E-TFC có
thể được sử dụng. Sau đó UE chọn E-TFC dựa trên hai tiêu chí: Đảm
bảo phát khối lượng số liệu cực đại khi cho trước giới hạn công suất
và cho phép lập biểu.
Các kích thước khối truyền tải được phép là một bộ phận của
E-TFC được định nghĩa trước trong tiêu chuẩn giống như đối với
HS-DSCH. Điều này giảm bớt khối lượng báo hiệu (chẳng hạn tại
chuyển giao giữa các ô), vì không cần lập cấu hình tập E-TFC mới tại
mỗi lần thay đổi ô. Nói chung các kiểm tra hợp chuẩn để đảm bảo UE
tuân thủ tiêu chuẩn cũng đơn giản hơn khi khối lượng lập cấu hình
trong đầu cuối nhỏ hơn.
298 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Để đảm bảo tính linh hoạt trong các kích thước khối truyền tải,
bốn bảng E-TFC được đặc tả trong chuẩn; mỗi TTI trong số hai TTI
được đặc tả có một bảng được tối ưu hóa cho các kích thước
RLCPDU chung này một bảng tổng quát có chí phí báo hiệu tương đối
cực đại không đổi. Việc UE sẽ sử dụng bảng nào trong các bảng được
định nghĩa trước nói trên được quyết định bởi TTI và báo hiệu RRC.

7.6. HARQ VỚI KẾT HỢP MỀM

7.6.1. Tổng quan hoạt động HARQ của HSUPA


Trong HSUPA, HARQ với kết hợp mềm có mục đích giống như
HARQ trong HSDPA – để đảm bảo bền vững chống lại các lỗi truyền
dẫn. Tuy nhiên HARQ với kết hợp mềm không chỉ là công cụ để đảm
bảo bền vững chống lại các lỗi ngẫu nhiên, mà nó có thể được sử dụng
để tăng dung lượng như đã xét trong phần tổng quan. Vì các phát lại
HARQ xảy ra nhanh, nhiều dịch vụ cho phép một hoặc hai phát lại.
Cùng với kết hợp phần dư tăng, HARQ hình thành một cơ chế điều
khiển tốc độ ẩn tàng. Vì thế HARQ với kết hợp mềm có thể được sử
dụng theo một số cách:
- Để đảm bảo tính bền vững chống lại các thay đổi trong chất
lượng tín hiệu thu
- Tăng hiệu quả đường truyền bằng tìm cách phát lại nhiều lần
chẳng hạn ấn định số lần phát lại cực đại và khai thác điều khiển
vòng ngoài dựa trên lỗi dư sau kết hợp mềm.
Ở mức độ lớn, các yêu cầu đối với HARQ giống như trong
HSDPA vì thế thiết kế HARQ cho HSUPA khá giống thiết kế được sử
dụng cho HSDPA, mặc dù vẫn có một số điểm khác biệt chủ yếu bắt
nguồn từ việc hỗ trợ chuyển giao mềm trên đường lên.
Giống như HSDPA, HSUPA, HARQ nằm cả ở lớp MAC và lớp
vật lý. Việc sử dụng song song các xử lý dừng và đợi cho HARQ đã
được chứng minh là hiệu quả đối với HSDPA và nó cũng được sử
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 299

dụng cho HSUPA vì các lý do giống nhau – phát lại nhanh và thông
lượng cao cùng với chi phí cho báo hiệu ACK/NAK thấp. Khi nhận
được một khối truyền tải trong một TTI đối với một xử lý HARQ nào
đó, nút B sẽ giải mã tập bit và kết quả giải mã (ACK/NAK) được
thông báo cho UE. Để giảm thiểu chi phí cho ACK/NAK, chỉ một bit
được sử dụng. Rõ ràng rằng UE cần phải biết bit ACK/NAK thu được
liên quan đến xử lý HARQ nào. Vấn đề này được giải quyết giống như
trong HSDPA, nghĩa là định thời ACK/NAK được sử dụng để liên kết
ACK/NAK với một xử lý HARQ. Sau một khoảng thời được quy định
rõ ràng sau khi thu được khối truyền tải đường lên, nút B sẽ tạo ra
ACK/NAK. Khi nhận được NAK, UE thực hiện phát lại và nút B thực
hiện kết hợp mềm với phần dư tăng.
Quá trình xử lý phát lại (hay chính xác hơn là khi thực hiện phát
lại) là một trong các khác biệt giữa HARQ trên đường lên và đường
xuống (hình 7.17). Đối với HSDPA, các phát lại được lập biểu giống
như mọi số liệu khác và nút B tự do lập biểu phát lại cho UE tại mọi
thời điểm và sử dụng một phiên bản dư theo lựa chọn của nút B. Nút
B cũng có thể tiến hành các xử lý HARQ theo thứ tự bất kỳ, nghĩa là
nó có thể quyết định thực hiện các phát lại cho một xử lý này chứ
không cho xử lý khác trong cùng một UE. Kiểu khai thác này thường
được gọi là HARQ không đồng bộ thích ứng. Thích ứng vì nút B có
thể thay đổi khuôn dạng truyền dẫn và không đồng bộ vì các phát lại
có thể xảy ra tại mọi thời điểm sau khi thu được ACK/NAK.
Trái lại , đối với đường lên khai thác HARQ đồng bộ không thích
ứng được sử dụng. Nhờ có hoạt động đồng bộ, các phát lại xảy ra tại
một thời điểm định trước sau phát lần đầu, nghĩa là chúng không được
lập biểu rõ ràng. Khai thác không thích ứng nghĩa là khuôn dạng
truyền dẫn và phiên bản dư sử dụng cho mỗi lần phát lại đã biết ngay
từ thời điểm phát lần đầu. Vì thế không cần lập biểu rõ ràng cho các
phát lại và cũng không cần báo hiệu về phiên bản dư mà UE sẽ
sử dụng. Đây chính là ưu điểm chính của khai thác HARQ đồng
300 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

bộ – giảm thiểu chi phí cho báo hiệu. Tất nhiên, khả năng thích ứng
khuôn dạng truyền dẫn của các phát lại đối với mọi thay đổi điều kiện
kênh sẽ bị mất, nhưng vì bộ lập biểu đường lên tại nút B có ít thông
tin về trạng thái máy phát (thông tin này nằm tại UE và chỉ được cung
cấp cho nút B thông qua báo hiệu trong băng sau khi số liệu thu đã
được HARQ giải mã thành công) so với bộ lập biểu đường xuống, vì
thế tổn thất này ít hơn độ lợi nhận được từ việc giảm chi phí cho báo
hiệu điều khiển đường lên.

Hình 7.17. HARQ đồng bộ và HARQ không đồng bộ


Ngoài sự khác nhau về hoạt động đồng bộ và không đồng bộ của
giao thức HARQ, một khác biệt chính giữa HARQ đường lên và
đường xuống là việc sử dụng chuyển giao mềm cho đường lên. Trong
chuyển giao mềm giữa các nút B, giao thức HARQ kết cuối tại nhiều
nút B tham gia và chuyển giao mềm. Đối với HSDPA, chỉ có một
điểm kết cuối giao thức HARQ – UE. Trong HSUPA, UE thu
ACK/NAK từ tất cả các nút B tham gia vào chuyển giao mềm. Vì thế
từ quan điểm của UE, chỉ cần một trong số các nút B này thu đúng
khối truyền tải là đủ và nó coi rằng số liệu đã được truyền thành công
đến mạng khi nhận được ít nhất là một ACK từ một nút B nói trên.
Quy tắc này đôi khi được gọi là ‘or-of-ACKs’ (hoặc một trong số các
ACK). Phát lại chỉ xảy ra khi tất cả các nút B liên quan đều phát NAK
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 301

để chỉ thị là không nút nào trong số chúng có thể giải mã được số liệu
đã phát.
Như đã biết từ phần trình bày HSDPA, việc sử dụng song song
nhiều xử lý HARQ không thể đảm bảo chuyển đúng trình tự và cần có
một cơ chế sắp đặt lại thứ tự (hình 7.18). Đối với HSDPA, rõ ràng
rằng sắp đặt lại thứ tự được đặt tại UE. Tình trạng truyền không theo
thứ tự cũng xảy ra đối với đường lên, vì thế trong trường hợp này
cũng cần có một cơ chế sắp đặt lại thứ tự. Tuy nhiên do hỗ trợ chuyển
giao mềm, sắp đặt lại thứ tự không thể đặt tại nút B. Số liệu được phát
trong một xử lý HARQ có thể được giải mã thành công tại một nút B,
trong khi đó số liệu được phát trong xử lý HARQ tiếp sau lại có thể
được giải mã đúng trong một nút B khác. Ngoài ra trong một số tình
trạng, một số nút B liên quan lại có thể đồng thời thành công trong
giải mã cùng một khối truyền tải. Vì các lý do này, cơ chế sắp đặt lại
thứ tự cần có thể truy nhập đến các khối truyền tải được truyền đi từ
tất cả các nút B đến RNC và vì thế nó phải được đặt tại RNC. Sắp đặt
lại cũng sẽ loại bỏ mọi phát đúp các khối truyền tải được phát hiện
trong nhiều nút B.

Hình 7.18. Nhiều xử lý HARQ cho HSUPA


Sự tồn tại của chuyển giao mềm trên đường lên cũng ảnh hưởng
đến việc thiết kế báo hiệu. Tương tự với HSDPA, cần chỉ thị cho đầu
302 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

cuối thu rằng có cần xóa bộ đệm mềm hay không (nếu đây là lần phát
đầu) hoặc cần thực hiện kết hợp mềm với thông tin được lưu trong các
lần phát trước trong xử lý HARQ này. HSDPA sử dụng chỉ thị số liệu
mới một bit. Nếu nút B hiểu nhầm NAK là ACK và phát gói tiếp theo,
UE có thể hóa giải sự kiện lỗi này bằng cách quan sát ‘chỉ thị số liệu
mới’ một bit (chỉ thị này tăng đối với mỗi lần phát gói mới).
Nếu chỉ thị số liệu mới một bit tăng, UE sẽ xóa bộ đệm mềm, cho
dù nội dung của nó không được giải mã thành công và giải mã lần
phát mới. Mặc dù khối truyền tải bị mất và phải được phát lại bởi giao
thức RLC, UE cũng không thực hiện kết hợp mềm các bit được mã
hóa từ các khối truyền tải khác nhau và vì thế bộ đệm mềm không bị
sửa đổi sai. Nếu cả NAK và chỉ thị số liệu mới đều bị hiểu nhầm
(trường hợp này ít khi xảy ra) thì bộ đệm mềm sẽ bị sửa đổi sai.
Đối với HSUPA, chỉ thị số liệu mới một bit cũng có thể hoạt động
khi có chuyển giao mềm. Chỉ khi cả NAK và báo hiệu điều khiển
đường lên đều bị hiểu sai thì bộ đệm mềm trong nút B mới bị sửa đổi
sai. Tuy nhiên khi có chuyển giao mềm, phương pháp đơn giản này là
chưa đủ. Thay vào đó, một số trình tự phát lại hai bit (RSN:
Retransmission Sequence Number) được sử dụng cho HSUPA.
Truyền dẫn lần đầu đặt RSN vào không và sau mỗi lần phát lại RSN
tăng thêm một. Ngay cả khi RSN chỉ nhận giá trị trong dải từ 0 đến 3,
vẫn có thể đáp ứng cho mọi số lần phát lại; chỉ cần duy trì RSN bằng 3
cho lần phát lại thứ ba và sau đó. Cùng với khai thác giao thức đồng
bộ, nút B biết được khi nào xảy ra phát lại nhờ RSN. Hình 7.19 cho
thấy một ví dụ đơn giản về khai thác này. Vì nút B thứ nhất công nhận
gói A, nên UE phát tiếp gói B mặc dù nút B thứ hai không giải mã
đúng gói này. Tại thời điểm phát gói B, nút B thứ hai đợi phát lại gói
A nhưng do các điều kiện kênh tại thời điểm này, nút B thậm chí
không phát hiện được một phát mới. Nút B thứ nhất lại công nhận
phát và UE phát tiếp gói C. Khi này nút B thứ hai nhận được phát mới
và nhờ khai thác HARQ đồng bộ nó hiểu rằng đây là phát gói mới.
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 303

UE Nút B 1 Nút B 2

Thu được phát,


Gói A, RSN=0 giải mã thất bại
ACK NAK, lưu các bit
mềm cho gói A
NAK

Gói B, RSN=0 Đợi phát lại gói A với


RSN=1 nhưng không
ACK nhận được phát mới
Không phản hồi
ACK/NAK

Hai trường hợp có thể xảy ra:


Gói C, RSN=0 - Phát lại gói A với RSN=2 hay
- Phát gói mới với RSN=0
Vì nhận được RSN=0, nên sự
không rõ ràng được giải quyết
Tránh được sửa bộ đệm sai

Hình 7.19. Các phát lại trong chuyển giao mềm


Nếu đây là phát lại gói A, RSN sẽ phải bằng 2. Ví dụ này minh
họa việc cải thiện tính chắc chắn khi sử dụng RSN2 bit cùng với khai
thác HARQ đồng bộ. Sơ đồ sử dụng ‘chỉ thị số liệu mới’ (có thể coi
như RSN một bit) sẽ không có khả năng xử lý trường hợp thường gặp
khi nút B thứ hai không nhận được phát mới. Chỉ thị số liệu mới trong
trường hợp này sẽ bằng không, cả trong trường hợp phát lại gói A và
trường hợp phát lần đầu gói C vì thế dẫn đến sửa đổi bộ đệm mềm sai.
Kết hợp mềm trong cơ chế HARQ đối với HSUPA được xây
dựng theo tăng phần dư. Việc tạo ra các phiên bản tăng phần dư được
thực hiện theo cách tương tự như đối với HSDPA bằng các sử dụng
các mẫu đục lỗ cho các phiên bản dư khác nhau. Phiên bản dư được
điều khiển bởi RSN theo quy tắc được đặc tả trong chuẩn sẽ được xét
trong mục 7.6.2.
Đối với các mã Turbo, các bit hệ thống có tầm quan trọng cao
hơn các bit chẵn lẻ như đã xét trong chương 5. Vì thế các bit hệ thống
bắt buộc phải có trong lần phát đầu để tăng khả năng giải mã ngay
trong lần phát đầu. Ngoài ra để nhận được độ lợi tốt nhất với tăng
304 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

phần dư, các phát lại phải chứa các chẵn lẻ bổ sung. Vì thế thiết kế
phải cho phép tự giải mã ngay lần phát đầu, nghĩa là lần phát đầu phải
chứa tất cả các bit hệ thống cũng như một số bit chẵn lẻ, còn các lần
phát lại chủ yếu sẽ chỉ chứa các bit chẵn lẻ không được phát trong các
lần trước.
Tuy nhiên trong chuyển giao mềm, không phải tất cả các nút B
đều có thể thu tất cả các lần phát. Có thể xảy ra trường hợp trong đó
một nút B không thu được phát lần đầu có chứa các bit hệ thống, mà
chỉ thu được các bit chẵn lẻ trong các lần phát lại. Điều này sẽ dẫn đến
giảm hiệu năng, vì thế nên đảm bảo rằng tất cả các phiên bản dư được
sử dụng trong chuyển giao mềm đều có thể tự giải mã và chứa các bit
hệ thống. Quy tắc được sử dụng để chuyển RSN vào các phiên dư nói
trên dẫn đến việc sử dụng tất cả các phiên bản dư có khả năng tự giải
mã cho các tốc độ số liệu thấp (thường được sử dụng trong chuyển
giao mềm tại biên ô), trong khi chỉ sử dụng tăng phần dư đầy đủ
cho các tốc độ cao (không giống như được sử dụng trong chuyển
giao mềm).

7.6.2. Quá trình xử lý HARQ tại lớp vật lý


Xử lý lớp vật lý hỗ trợ khai thác HARQ giống như đối với
HS-DSCH, tuy nhiên chỉ sử dụng một tầng phối hợp tốc độ. Lý do đối
với HS-DSCH phải sử dụng hai tầng phối hợp tốc độ là để xử lý các
giới hạn bộ nhớ đệm trong UE, nhưng đối với E-DCH, giới hạn bộ
nhớ trong nút B có thể được lập cấu hình bởi mạng. Chẳng hạn mạng
có thể giới hạn số lượng các E-TFC trong UE sao cho nó không thể
phát nhiều bit hơn khả năng nhớ đệm của Nút B.
Phối hợp tốc độ đối với E-DCH (hình 7.20) nhằm hai mục đích:
- Để phối hợp số bit được mã hóa với số bit khả dụng trên kênh
vật lý E-DPDCH đối với khuôn dạng truyền tải E-DCH
được chọn
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 305

- Để tạo ra các tập bit được mã hóa khác nhau cho tăng phần dư
theo điều khiển của hai thông số r và s sẽ xét dưới đây.

Hình 7.20. Phối hợp tốc độ E-DCH và các thông số r, s. Thủ tục chọn
bit cũng giống như chọn bit QPSK cho HS-DSCH
Số lượng các bit kênh phụ thuộc vào hệ số trải phổ và số lượng
các kênh E-DPDCH được ấn định cho một khuôn dạng kênh truyền tải
E-DCH. Nói một cách khác, bộ phận chọn E-TFC sẽ quyết định số
lượng kênh E-DPDCH và các hệ số trải phổ của chúng. Từ quan điểm
hiệu năng, mã hóa kênh luôn tốt hơn trải phổ và nên chọn số mã định
kênh càng nhiều càng tốt và hệ số trải phổ tương ứng của chúng càng
nhỏ càng tốt. Điều này cho phép tránh được việc đục lỗ và vì thế sử
dụng được hết khả năng của mã Turbo mẹ tốc độ 1/3. Tuy nhiên cũng
không nên chọn hệ số trải phổ quá thấp, vì khi này để phối hợp tốc độ
phải lặp quá nhiều trong khối phối hợp tốc độ. Ngoài ra từ quan điểm
thực hiện, số lượng E-DPDCH càng ít càng tốt để giảm thiểu chi phí
trong máy thu nút B vì mỗi kênh E-DPDCH cần một tập bộ giải trải
phổ. Để thực hiện điều này cần đưa ra quy định về giới hạn đục lỗ
(PL: Punturing Limit). PL được sử dụng để điều khiển số lượng đục lỗ
cực đại mà UE được phép thực hiện. UE sẽ chọn một số lượng các mã
định kênh nhỏ với hệ số trải phổ cao tới mức có thể mà không vượt
quá các giới hạn đục lỗ, nghĩa là không được đục lỗ lớn hơn một phần
(1-PL) của các bit được mã hóa. Điều này được minh họa trên hình
7.21, trong đó đục lỗ được phép tăng cho đến khi phải sử dụng các
306 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

kênh E-DPDCH bổ sung. Hai giới hạn đục lỗ được định nghĩa: PLmax
và PLnon-max. Giới hạn PLmax được xác định bởi thể loại UE và nó được
sử dụng nếu số lượng kênh E-DPDCH và hệ số trải phổ của chúng
bằng khả năng UE và vì thế UE không thể tăng số kênh E-DPDCH.
Trái lại PLnon-max được mạng thông báo cho UE khi thiết lập kết nối.
Việc sử dụng các giới hạn đục lỗ khác nhau thay vì sử dụng một tỷ lệ
đục lỗ như đối với trường hợp DCH, cho phép đạt được tốc độ số liệu
cực đại cao hơn vì càng đục lỗ nhiều tốc độ số liệu càng cao. Thông
thường, các kênh E-DPDCH bổ sung được sử dụng khi tỷ lệ mã lớn
hơn khoảng 0,5. Tuy nhiên, đối với các tốc độ số liệu cao nhất cần
thực hiện đục lỗ khá nhiều vì không thể tăng thêm số mã.

Hình 7.21. Khối lượng đục lỗ phụ thuộc vào kích thước khối truyền tải
Đục lỗ (hay lặp) được điều khiển bởi hai thông số r và s theo cách
giống như đối với tầng phối hợp tốc thứ hai của HS-DSCH (hình 7.20).
Nếu s = 1, các bit hệ thống được ưu tiên và khối lượng đục lỗ như
nhau đối với hai luồng bit chẵn lẻ. Nếu s = 0, trước hết đục lỗ được áp
dụng cho các bit hệ thống. Mẫu đục lỗ được điều khiển bởi thông số r.
Đối với truyền dẫn thử lần đầu, r được đặt bằng không và nó được
tăng dần trong các lần phát lại. Vì thế bằng cách thay đổi r, nhiều lần
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 307

và phần nào chống lấn lên nhau, có thể tạo ra các tập bit được mã hóa
thể hiện các bit thông tin. Lưu ý rằng thay đổi s cũng ảnh hưởng đến
mẫu đục lỗ ngay cả khi r không thay đổi, vì các khối lượng các bit hệ
thống và các bit chẵn lẻ khác nhau sẽ được đục lỗ đối với hai giá trị
của s.
Lặp được áp dụng như nhau cho cả ba luồng, nếu số lượng bit
kênh khả dụng lớn hơn số lượng các bit nhận được từ bộ mã hóa
Turbo, ngược lại đục lỗ được áp dụng. Khác với DCH, nhưng giống
như HS-DSCH, quá trình phối hợp tốc độ của E-DCH đục lỗ có thể áp
dụng cho cả các bit hệ thống chứ không phải chỉ cho các bit chẵn lẻ.
Điều này được sử dụng để tăng phần dư, khi một số phát lại chứa chủ
yếu các bit chẵn lẻ.
Các giá trị s và r được xác định từ phiên bản phần dư
(RV: Redundancy Version), đến lượt mình RV lại liên kết với số thứ
tự phát lại (RSN: Retransmission Sequence Number). RSN được đặt
bằng không cho lần phát đầu và tăng thêm một cho mỗi lần phát lại.
So với HS-DSCH, điểm khác biệt chính là sự hỗ trợ chuyển giao
mềm trên kênh E-DCH. Vì không phải tất cả các ô liên quan đều có
thể thu được truyền dẫn trong chuyển giao mềm. Nên trong trường
hợp này truyền dẫn với khả năng tự giải mã (s = 1) lợi hơn vì các bit
hệ thống quan trọng hơn các bit chẵn lẻ để đạt được giải mã thành
công. Nếu phần dư tăng toàn bộ được sử dụng trong chuyển giao mềm,
thì có thể xảy ra rằng truyền dẫn lần đầu chứa các bit hệ thống (s = 1)
không được thu tin cậy trong một ô, trong khi đó truyền dẫn lần hai
chứa hầu hết các bit chẵn lẻ (s = 0) được thu. Điều này có thể dẫn đến
giảm cấp chất lượng. Tuy nhiên tốc độ số liệu trong chuyển giao mềm
thường phần nào thấp hơn (tỷ lệ mã thấp hơn) vì trong hầu hết các
trường hợp UE ở xa nút B khi chuyển vào chuyển giao mềm. Vì thế
các phiên bản dư được định nghĩa sao cho tất cả các truyền dẫn đều có
khả năng tự giải mã (s = 1) cho các khuôn dạng truyền tải trong đó tỷ
308 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

lệ mã ban đầu thấp hơn 0,5, trong khi các khuôn dạng truyền tải còn
lại kể cả phát lại đều không thể tự giải mã. Bằng cách thiết kế này, khi
chuyển giao mềm, khả năng tự giải mã được tự do hơn. Thiết kế này
cũng phù hợp với thực tế là phần dư tăng (s = 0 cho một số phát lại)
cho độ lợi nhất khi tỷ lệ mã ban đầu cao.
Chuyển đổi từ RSN thông qua RV vào các thông số r và s được
minh họa trên hình 7.22. Đây là chuyển đổi bắt buộc không thể lập
cấu hình ngoại trừ việc báo hiệu lớp cao hơn có thể được sử dụng để
bắt buộc UE luôn sử dụng RV = 0 không lệ thuộc vào RSN. Nghĩa là
các phát lại có cùng các bit được mã hóa như lần phát đầu (kết hợp
săn bắt). RV = 0 được sử dụng khi khả năng nhớ của nút B bị hạn chế.
Lưu ý rằng đối với RSN = 3, RV liên kết với số khung (khung con).
Lý do là để cho phép thay đổi các mẫu đục lỗ ngay cả trong các tình
trạng khi số lần phát lại lớn hơn ba được sử dụng.

Hình 7.22. Chuyển đổi RSN qua RV vào s, r

7.6.3. Hoạt động của giao thức HARQ


Giao thức HARQ sử dụng nhiều xử lý HARQ dừng – đợi giống
như HS-DSCH. Cách làm này cho phép phát liên tục (điều này không
thể đạt được bằng sơ đồ dừng-đợi một lần phát) với việc sử dụng một
giao thức dừng – đợi đơn giản.
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 309

Như đã nói ở trên, hỗ trợ chuyển giao mềm là sự khác biệt chính
giữa đường lên và đường xuống. Điều này cũng ảnh hưởng lên số
lượng các xử lý HARQ. Đối với HSDPA, số lượng này được lập cấu
hình phù hợp cho các thực hiện nút B khác nhau. Mặc dù có thể sử
dụng cùng một cách tiếp cận như vậy cho HSUPA, nhưng chuyển giao
mềm giữa hai nút B của hai nhà bán máy khác nhau sẽ rất phức tạp.
Trong chuyển giao mềm tất cả các nút B liên quan đều phải sử dụng
cùng một số lượng các xử lý HARQ như nhau, điều này phần nào làm
mất tính linh hoạt đối với lập cấu hình số lượng xử lý, vì tất cả các nút
B bắt buộc phải có ít nhất là một cấu hình chung. Để đơn giản hóa cấu
trúc tổng thể, số lượng xử lý HARQ của tất cả các nút B được quy
định cố định. Số lượng xử lý HARQ phụ thuộc rất nhiều vào việc định
thời phát ACK/NAK trên đường xuống. Đối với các TTI có độ dài 10
hoặc 2ms, số lượng xử lý (NHARQ) tương ứng sẽ là 4 và 8. Kết quả là
thời gian truyền vòng HARQ là 4×10 = 40 và 8×2 = 16ms. Sử dụng
HARQ đồng bộ cũng là điểm khác biệt với HSDPA. Trong sơ đồ đồng
bộ, số lượng xử lý HARQ được rút ra từ số khung (khung con) và
không cần thông báo. Điều này có nghĩa là các truyền dẫn trong một
xử lý HARQ có thể được thực hiện một lần trong khoảng thời gian
NHARQTTI. Điều này cũng có nghĩa là phát lại (nếu cần) luôn xảy ra
trong các khoảng NHARQTTI sau lần phát trước. Lưu ý rằng điều này
không ảnh hưởng lên trễ cho đến khi phát lần đầu có thể được thực
hiện vì phát số liệu có thể khởi đầu tại mọi xử lý khả dụng. Sau khi
phát số liệu trong một xử lý đã bắt đầu, các phát lại sẽ được thực hiện
cho đến khi thu được ACK hoặc số lần phát lại cực đại (số lần phát lại
cực đại được lập cấu hình bởi RRC thông qua báo hiệu RRC). Các
phát lại được thực hiện mà không cần các cho phép lập biểu; chỉ cần
lập biểu cho lần phát đầu. Vì bộ lập biểu trong nút B biết rõ sẽ có phát
lại hay không, nên nó có thể dự tính được nhiễu từ các phát lại (không
được lập biểu) khi đưa ra quyết định lập biểu cho những người sử
dụng khác.
310 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

7.6.4. Lý do sử dụng hai độ dài TTI


Trong khi HSDPA chỉ hỗ trợ một TTI (2ms), thì HSUPA có thể
hỗ trợ hai độ dài TTI (2ms và 10ms). TTI 2ms được hỗ trợ để giảm trễ
còn TTI 10ms được hỗ trợ để đảm bảo hoạt động tại biên ô.
Đối với số liệu có tốc độ thấp hơn 2Mbit/s, dung lượng không
phụ thuộc vào TTI. Tuy nhiên khi tốc độ số liệu cao hơn 2Mbit/s, kích
thước khối sử dụng độ dài 10ms quá lớn và vì thế chỉ có thể đảm bảo
các tốc độ số liệu cao hơn 2Mbit/s bằng cách sử dụng TTI 2ms. Đối
với các ô vĩ mô, các tốc độ bit trên đường lên cũng bị giới hạn do hạn
chế công suất phát. Điều này có nghĩa là TTI 10ms sẽ là giá trị ban
đầu khi mới triển khai hệ thống, điều này cũng được thể hiện ở các
khả năng của UE (2ms TTI là tùy chọn cho hầu hết các loại UE).
Nếu không xảy ra quá nhiều phát lại thì việc sử dụng 2ms TTI rất
có lợi vì trễ giữa các phát lại sẽ ngắn hơn so với trường hợp 10ms.
Tuy nhiên sẽ gặp phải vấn đề khi tiến đến gần biên ô, khi này báo hiệu
sử dụng chu kỳ 2ms bắt đầu tiêu thụ nhiều công suất đặc biệt là tại nút
B. Điều này được minh họa trên hình 7.23. Khác với HSDPA, số
người sử dụng có thể tích cực đồng thời lớn hơn nhiều vì thế để đảm
bảo báo hiệu đường xuống cho số lượng lớn những người sử dụng với
việc sử dụng chu kỳ 2ms là không thể.

Hình 7.23. Áp dụng 2ms TTI và 10ms TTI trong một ô


Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 311

7.6.5. Chuyển theo thứ tự


Giống như trường hợp HS-DSCH, các xử lý HARQ của E-DCH
tự mình không thể đảm bảo chuyển theo thứ tự vì không có tương tác
giữa các xử lý này. Ngoài ra, trong các tình trạng chuyển giao mềm,
số liệu được thu từ các nút B một cách độc lập và vì thế được thu tại
RNC theo thứ tự khác với khi phát. Ngoài ra các khác nhau trong trễ
truyền tải Iub/Iur có thể dẫn đến việc chuyển không đúng thứ tự đến
RLC. Vì thế cần thực hiện chuyển theo thứ tự tại lớp trên lớp MAC-e
và một thực thể sắp đặt lại (thực thể MAC riêng biệt) đã được định
nghĩa tại RNC cho mục đích này: MAC-es. Trong E-DCH, sắp đặt lại
luôn luôn được thực hiện cho từng kênh logic để đảm bảo tất cả số
liệu đối với một kênh logic phải được truyền theo thứ tự đến thực thể
RLC tương ứng. Có thể so sánh điều này với HS-DSCH trong đó sắp
xếp lại được thực hiện trong các hàng đợi sắp đặt lại khả lập cấu hình.
Cơ chế thực tế để thực hiện sắp xếp lại trong RNC là thực hiện
đặc thù và không được chuẩn hóa, nhưng sử dụng các nguyên lý giống
như được đặc tả cho HS-DSCH. Vì thế mỗi MAC-es PDU phát từ UE
chứa một số trình tự phát (TSN: Transmit Sequence Number), số này
được tăng đối với mỗi lần phát trên một kênh logic. Bằng cách sắp đặt
theo thứ tự các MAC-es PDU dựa trên TSN, chuyển theo thứ tự đến
các thực thể RLC được đảm bảo.

Hình 7.24. Cơ chế sắp đặt lại


Để minh họa cơ chế sắp đặt lại, ta xét tình huống trên hình 7.24.
RNC nhận được các MAC-es PDU 0, 2, 3 và 4, tuy nhiên các MAC-es
312 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

PDU 1 và 4 vẫn chưa nhận được. Trong trường hợp này RNC không
thể biết được rằng vì sao các PDU 1 và 4 lại thiếu và nó cần lưu lại
các PDU 2, 3 và 5 trong bộ đệm sắp đặt lại. Ngay khi nhận được PDU
1, các PDU 1, 2,3 được chuyển đến RLC.
Cơ chế sắp đặt lại cũng cần xử lý tình trạng trong đó các PDU bị
mất vĩnh viễn, chẳng hạn mất trên Iub, các sai lỗi trong báo hiệu
HARQ hoặc trong trường hợp số lần phát lại đã đạt đến giá trị cực đại
mà vẫn không giải mã thành công. Trong các tình huống này, cần có
cơ chế tránh ngưng trệ, nghĩa là cơ chế phòng ngừa việc sơ đồ sắp đặt
lại đợi các gói PDU không bao giờ đến. Nếu không, PDU 5 trên hình
7.24 sẽ không bao giờ được chuyển đến RLC.
Cơ chế tránh ngưng trệ có thể đạt được bằng cách sử dụng một bộ
định thời giống như những gì được đặc tả cho UE trong HS-DSCH.
Đồng bộ tránh ngưng trệ chuyển các gói đến thực thể RLC nếu một
PDU đã bị thiếu trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu cơ chế
tránh ngưng trệ chuyển các gói đến thực thể RLC quá sớm, thì có thể
dẫn đến các phát lại RLC không cần thiết khi PDU này chỉ bị trễ,
chẳng hạn do có quá nhiều phát lại HARQ. Trái lại nếu các PDU bị
giữ quá lâu trong bộ đệm sắp xếp lại, hiệu năng sẽ bị giảm cấp do
trễ tăng.
Để cải thiện cơ chế tránh ngưng trệ, nút B thông báo thời gian (số
khung hay khung con) cho RNC khi một PDU được giải mã đúng,
cũng như số lần phải phát lại trước khi PDU này được giải mã đúng.
RNC có thể sử dụng thông tin này để tối ưu hóa chức năng sắp đặt lại.
Ta xét ví dụ trên hình 7.23. Nếu PDU 5 trong ví dụ trên cần 4 lần phát
lại và số lần phát lại cực đại được lập cấu hình bằng 5, RNC biết rằng
PDU 4 chưa đến trong khoảng thời gian truyền vòng của HARQ (cộng
thêm một khoảng dự trữ do trễ Iub) sau PDU 5, thì nó có nghĩa bị mất
vĩnh viễn. Trong trường hợp này, RNC chỉ phải đợi một khoảng thời
gian truyền vòng trước khi chuyển PDU 5 đến RLC.
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 313

7.6.6. Các tiêu đề của MAC-e và MAC-hs


Để hỗ trợ sắp đặt lại và phân kênh các PDU từ các luồng MAC-d
khác nhau, cần có báo hiệu tương ứng trong băng ở dạng các tiêu đề
MAC-d và MAC-es. Cấu trúc của các tiêu đề MAC-e/es được minh
họa trên hình 7.25.

Hình 7.25. Cấu trúc khuôn dạng của MAC-e/es PDU


Một số MAC-d PDU có cùng kích thước và đến từ cùng một kênh
logic được móc nối với nhau. Chỉ thị mô tả số liệu (DDI: Data
Description Indicator) cung cấp thông tin về việc các PDU này thuộc
kênh logic nào cũng như kích thước các PDU của chúng. Số lượng các
PDU được chỉ thị bởi N. Số trình tự phát (TSN) được sử dụng để hỗ
trợ sắp đặt lại thứ tự như đã trình bày trong phần trước, TSN được gắn
vào một tập MAC-d PDU.
Tiêu đề MAC-e bao gồm một số cặp DDI và N. RRC thực hiện
chuyển đổi trường DDI vào kích thước MAC-d PDU, nhận dạng kênh
logic và nhận dạng luồng MAC-d. Kênh logic cũng nhận dạng duy
nhấp hàng đợi sắp đặt lại thứ tự vì sắp đặt lại thứ tự trong E-DCH
được thực hiện cho từng kênh logic.
Chuỗi các trường DDI và N được kết thúc bằng một giá trị quy
định trước của DDI để chỉ thị kết thúc tiêu đề MAC-e. Sau tiêu đề
314 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

MAC-e là một số MAC-es PDU, trong đó số lượng các MAC-es PDU


bằng số lượng các cặp DDI và N trong tiêu đề MAC-e (không kể giá
trị DDI quy định trước để chỉ thị kết thúc tiêu đề MAC-e). Sau
MAC-es PDU cuối cùng có thể là phần đệm để lắp vừa vào kích thước
khối truyền tải.
Trong một số trường hợp, tiêu đề MAC-e có thể chứa 18 bit thông
tin lập biểu bằng cách sử dụng một giá trị DDI đặc biệt.

7.7. BÁO HIỆU ĐIỀU KHIỂN


Để hỗ trợ truyền dẫn E-DCH trên đường lên, ba kênh đường
xuống mang thông tin báo hiệu điều khiển ngoài băng dưới đây được
định nghĩa:
1. E-HICH là kênh vật lý được phát từ từng ô trong tập tích cực
và được sử dụng để mang các công nhận HARQ.
2. E-AGCH là kênh vật lý chia sẻ chỉ được phát từ ô phục vụ và
được sử dụng để mang các cho phép tuyệt đối.
3. E-RGCH mang các cho phép tương đối. Trong ô phục vụ,
E-RGCH là kênh vật lý riêng mang các cho phép tương đối.
Trong ô không phục vụ, E-RGCH là kênh vật lý chung mang
chỉ thị quá tải
Như vậy một UE sẽ nhận được nhiều kênh điều khiển vật lý
đường xuống. Từ ô phục vụ, UE nhận E-HICH, E-AGCH và E-RGCH.
Từ từng ô không phục vụ UE nhận E-HICH và E-RGCH.
Báo hiệu điều khiển đường lên ngoài băng cũng cần thiết để chỉ
thị E-TFC mà UE lựa chọn, RSN và bit hạnh phúc. Thông tin này
được mang trên E-DPCCH đường lên.
Ngoài báo hiệu điều khiển ngoài băng liên quan đến E-DCH,
cũng cần có báo hiệu điều khiển đường xuống để truyền các bit điều
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 315

khiển công suất. Nói chung không khác gì với WCDMA, báo hiệu này
được mang trên (F-) DPCH. Tương tự, DPCCH có mặt trên đường lên
để cung cấp tần số sóng mang tham khảo cho giải điều chế nhất quán.
Tổng kết các báo hiệu điều khiển ngoài băng liên quan đến E-DCH
được cho trên hình 7.26.

Hình 7.26. Báo hiệu ngoài băng liên quan đến E-DCH

7.7.1. E-HICH
E-HICH là một kênh vật lý dành riêng mang các công nhận
HARQ để thông báo cho UE về kết quả tách tín hiệu E-DCH tại nút B.
Nút B phát hoặc ACK hoặc NAK tùy thuộc và việc giải mã khối
truyền tải E-DCH thành công hay thất bại. NAK đồng thời cũng là yêu
cầu phát lại. Để không lãng phí công suất phát đường xuống nút B chỉ
phát E-HICH khi nó phát hiện có phát từ UE, nghĩa là phát hiện có
năng lượng trên E-DCCH hoặc E-DPDCH.
ACK/NAK được chuyển đổi vào các giá trị của kênh E-HICH
theo bảng 7.4.
Mặc dù ACK/NAK chỉ mang thông tin một bit, nhưng chúng
được phát trong thời gian 2 hoặc 8ms tùy thuộc vào cấu hình TTI.
Điều này đảm bảo rằng năng lượng nhận được đủ lớn để thỏa mãn các
yêu cầu lỗi khá chặt chẽ của báo hiệu ACK/NAK mà không cần công
suất đỉnh cao đối với E-HICH.
316 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Bảng 7.4. Chuyển đổi ACK/NAK vào giá trị kênh


Truyền dẫn trên E-HICH
Đáp ứng Các ô trong cùng
Thu E-DCH TTI
logic một RLS với ô Các ô khác
phục vụ HSUPA
Thu TTI đúng ACK +1 +1
Thu TTI sai NAK -1 0 (DTX)
Không thu được TTI - 0 (DTX) 0 (DTX)

Để tiết kiệm mã định kênh đường xuống, nhiều ACK/NAK được


phát trên cùng một mã định kênh với hệ số trải phổ 128 (hình 7.27).
ACK/NAK một bit được nhân với chuỗi chữ ký dài 40 bit (có độ dài
bằng một khe) tại hệ số trải phổ quy định 128. Thủ tục tương tự được
sử dụng cho 3 hoặc 12 khe thời gian tùy thuộc vào E-DCH TTI để đạt
được khoảng thời gian báo hiệu 2ms hoặc 8ms. Điều này cho phép các
UE chia sẻ một mã định kênh và nhờ vậy giảm đáng kể khối lượng mã
cần dùng cho E-HICH.

Hình 7.27. Cấu trúc E-HICH và E-RGCH (từ ô phục vụ)


Tương quan tương hỗ giữa các chuỗi chữ ký khác nhau thay đổi
theo chỉ số chuỗi, nhảy chuỗi chữ ký được sử dụng để trung bình hóa
các khác biệt này. Sử dụng nhảy cho phép chuỗi chữ ký của một UE
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 317

thay đổi từ khe này sang khe khác theo mẫu nhảy như minh họa trên
hình 7.28.
Cả E-HICH và E-RGCH đều sử dụng cùng một cấu trúc và để
đơn giản hóa thực hiện UE, E-RGCH và E-HICH đối với một UE sẽ
được ấn định cùng một mã định kênh và cùng một mã ngẫu nhiên hóa.
Vì thế Với 40 chuỗi chữ ký, 20 người sử dụng, mỗi người có 1
E-RGCH và 1 E-HICH có thể chia sẻ một mã định kênh. Lưu ý rằng
công suất cho E-HICH và E-RGCH của những người sử dụng khác
nhau có thể khác nhau mặc dù họ chia sẻ cùng một mã định kênh.

Hình 7.28. Minh họa nhảy chữ ký


Khi một nút B xử lý nhiều ô (đoạn ô) và một UE được nối đến
các ô này, nghĩa là UE đang ở chuyển giao mềm hơn giữa các ô này,
hợp lý hơn cả là nút B này phát cùng một thông tin ACK/NAK đến
UE trong tất cả các ô này. Vì thế UE sẽ thực hiện kết hợp mềm
E-HICH trong trường hợp này và báo hiệu nhận được trên từng
E-HICH (thu được từ cùng một nút B) sẽ được cộng nhất quán với
nhau trước khi giải mã. Phương pháp này giống như phương pháp kết
hợp bit điều khiển công suất đã được sử dụng trong phát hành đầu tiên
của WCDMA.
Sơ đồ điều chế sử dụng cho E-HICH khác nhau đối với ô phục vụ
và các ô không phục vụ. Trong tập các đường truyền vô tuyến phục vụ,
318 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

BPSK được sử dụng, còn trong các tập đường truyền vô tuyến không
phục vụ, OOK (On-Off Keying: khóa bật tắt) được sử dụng sao cho
NAK được đặt và DTX (không có năng lượng phát). Lý do sử dụng
các sắp xếp khác nhau là để giảm thiểu tiêu thụ công suất đường
xuống. Nói chung, BPSK nên dùng hơn nếu ACK được phát cho hầu
hết các trường hợp, trong khi tiêu thụ công suất trung bình thấp hơn
đối với OOK khi NAK được phát nhiều hơn 75% thời gian vì không
có năng lượng cho phát NAK. Khi UE không nằm trong chuyển giao
mềm, chỉ có ô phục vụ nằm trong tập tích cực và ô này sẽ phát hiện sự
có mặt của phát đường lên trong hầu hết thời gian.Vì thế BPSK nên
dùng cho các ô phục vụ. Trái lại trong chuyển giao mềm, thông
thường nhiều nhất chỉ có một ô là có khả năng giải mã được phát
đường lên, vì thế hầu hết các ô sẽ phát NAK dẫn đến OOK hấp dẫn
hơn. Ngay cả khi có phát lên, nếu không phát hiện được sự phát này
tại nút B, sẽ không có năng lượng được phát xuống (DTX) như đã nói
ở trên. Vì thế máy thu E-HICH trong UE phải có khả năng xử lý cả
trường hợp DTX, mặc dù từ quan điểm giao thức chỉ có các giá trị
ACK và NAK là được đặc tả.
Cấu trúc khung vô tuyến của E-HICH được cho trên hình 7.29.

1 bit thông tin E-HICH/E-RGCH

3 khe, 7680 chip, 120 bit kênh

Chuỗi chữ ký dài 40 bit

1 khe, 2560 chip, 40 bit

Khe #0 Khe #1 Khe #2


Khe #i Khe #14

Khung con 2ms

Khung vô tuyến 10ms

Hình 7.29. Cấu trúc khung vô tuyến E-HICH


Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 319

7.7.2. E-AGCH
E-AGCH là một kênh chia sẻ mang thông tin cho phép lập biểu
tuyệt đối bao gồm:
- Tỷ số công suất E-DPDCH/DPCCH cực đại mà UE được phép
sử dụng cho E-DCH (5 bit)
- Cờ tích cực (1 bit) được sử dụng để tích cực (hoặc không tích
cực) các xử lý HARQ
- Một số nhận dạng để nhận dạng UE (hay nhóm UE) mà thông
tin E-AGCH cần chuyển đến (16 bit) . Số nhận dạng này không
được phát tường minh mà ẩn tàng trong tính toán CRC. UE phát
hiện nhận dạng bằng cách lọc CRC của E-AGCH bằng một mặt
nạ để lấy ra số nhận dạng, nếu trùng nhau thì có nghĩa là đúng là
nhận dạng của nó. Mỗi UE có thể có đến hai nhận dạng, UE-id
sơ cấp/thứ cấp hay nhận dạng tạm thời mạng vô tuyến E-DCH
sơ cấp/thứ cấp (E-RNTI), nếu nó phát hiện được một trong hai
nhận dạng này thì có nghĩa là truyền dẫn dành cho nó.
Cấu trúc của E-AGCH rất giống với cấu trúc của HS-SCCH của
HSDPA. 16 bit CRC được tính toán dựa trên 6 bit thông tin và được
lọc qua một mặt nạ (thao tác and theo từng bit) là UE-id sơ cấp hay
thứ cấp. Với các nhận dạng này, UE biết được truyền dẫn E-AGCH có
dành cho nó hay không.
Mã hóa xoắn tỷ lệ 1/3 được sử dụng cho E-AGCH và các bit được
mã hoá được phối hợp tốc độ để đạt đến 60 bit tương ứng với thời
gian 2ms tại hệ số trải phổ 256 (hình 7.30). Trong trường hợp 10ms
E-DCH TTI, cấu trúc 2ms được lăp 5 lần. Lưu ý rằng một mã định
kênh có thể xử lý một ô với cả hai TTI vì thế không cần dành hai mã
định kênh trong một ô để trộn các TTI. Các UE có 2ms TTI sẽ giải mã
từng khung con 10ms E-AGCH mà không cần tìm số nhận dạng của
nó. Tương tự 10ms TTI UE sẽ kết hợp năm khung con trước khi giải
mã và kiểm tra CRC sẽ thất bại nếu cho phép không dài 10ms. Đối với
320 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

lập biểu theo nhóm, có lẽ rằng cùng một cho phép sẽ không phát cho
cả hai loại 2ms UE và 10ms UE (mặc dù có thể sử dụng) mà cho phép
tuyệt đối cho hai nhóm UE này có thể được gửi tách riêng theo thời
gian trên cùng một mã định kênh.

Hình 7.30. Cấu trúc mã hóa E-AGCH


Mỗi UE có năng lực E-DCH sẽ thu một E-AGCH (mặc dù có thể
có một hay nhiều E-AGCH được lập cấu hình trong một ô) từ ô phục
vụ. Mặc dù yêu cầu UE phải giám sát E-AGCH cho thông tin hợp lệ
đối với từng TTI, nhưng thông thường giải thuật lập biểu chỉ thỉnh
thoảng gửi E-AGCH đến UE. UE có thể phát hiện thông tin này có
hợp lệ hay không (có gửi cho nó hay không) bằng cách kiểm tra ID cài
trong CRC.
Hình 7.31 cho thấy cấu trúc khung vô tuyến của E-AGCH

Hình 7.31. Cấu trúc khung vô tuyến của E-AGCH

7.7.3. E-RGCH
Các cho phép tương đối được phát trên E-RGCH và cấu trúc
truyền dẫn cho E-RGCH giống như E-HICH. UE đợi nhận một cho
phép tương đối từ từng ô trong tập tích cực trong từng TTI. Vì thế các
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 321

cho phép tương đối có thể được phát từ cả ô phục vụ lẫn các ô không
phục vụ.
Từ ô phục vụ, E-RGCH là một kênh vật lý dành riêng và giá trị
báo hiệu có thể là một trong ba giá trị sau: +1, DTX và -1 tương ứng
với UP (tăng), HOLD (giữ nguyên) và DOWN (giảm). Giống như
E-HICH, thời gian của E-RGCH bằng 2 hoặc 8ms phụ thuộc vào cấu
hình E-DCH TTI.
Từ các ô không phục vụ, E-RGCH là kênh vật lý chung, thực chất
‘chỉ thị quá tải’ chung được sử dụng để hạn chế lượng công suất giữa
các ô. Giá trị trên kênh E-RGCH từ các ô không phục vụ chỉ có thể là:
DTX và -1, tương ứng với không quá tải và DOWN. E-RGCH từ các
ô không phục vụ có thời gian là 10ms không phụ thuộc vào cấu hình
E-DCH TTI. Lưu ý rằng hình 7.27 thể hiện cho ô phục vụ vì mỗi UE
được ấn định một cho phép tương đối riêng (từ các ô không phục vụ,
E-RGCH chung cho nhiều UE).
Bảng 7.5 cho thấy chuyển đổi bản tin điều khiển công suất tương
đối vào giá trị truyền dẫn E-RGCH.

Bảng 7.5. Chuyển đổi bản tin điều khiển công suất tương đối
vào giá trị truyền dẫn E-RGCH
Truyền dẫn trên E-RGCH

Quyết định của Các ô trong cùng


Bảng tin
bộ lập biểu một RLS* với ô Các ô khác
cần phát
phục vụ HSUPA

Cấp thêm cho UE


UP +1 Không cho phép
Giảm cấp cho UE
DOWN -1 1
Giữ nguyên như đã
HOLD 0 (DTX) 0 (DTX)
cấp

RLS: Radio Link Set: tập đường truyền vô tuyến; tập đường truyền phát từ cùng
một nút B và cùng một lệnh điều khiển công suất (cùng một nội dung) để cho
phép UE thực hiện kết hợp mềm các kênh này.
322 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Mỗi ô có thể sử dụng 40 chữ ký (20 cho E-HICH và 20 cho


E-RGCH) để ghép chung các kênh này lên cùng một mã định kênh.
Hình 7.32 cho thấy ghép các kênh E-HICH và E-RGCH trên cùng một mã.

Hình 7.32. Ghép các kênh E-HICH và E-RGCH

7.7.4. Định thời


Cấu trúc định thời đối với các kênh điều khiển đường xuống
(E-AGCH, E-RGCH, E-HICH) được thiết kế để đáp ứng một số yêu
cầu. Từ quan điểm mức độ phức tạp, việc sử dụng các cơ sở định thời
bổ sung trong UE là không nên và vì thế tương quan định thời có thể
dựa trên hoa tiêu chung hay DPCH đường xuống vì định thời của các
kênh này cũng cần được UE xử lý.
Các kênh chung, E-RGCH từ ô không phục vụ và E-AGCH, được
nhiều UE giám sát và phải có định thời chung. Vì thế tương quan định
thời của các kênh này được định nghĩa như là khoảng dịch so với hoa
tiêu. Thời gian của E-AGCH bằng E-DCH TTI tùy theo cấu hình của
UE. Đối với E-RGCH từ ô không phục vụ, thời gian này luôn bằng
10ms không phụ thuộc và TTI. Cách làm này đơn giản hóa việc cho
phép các UE với các TTI khác nhau hoạt động trong cùng một ô mà
vẫn đảm bảo kiểm soát nhiễu giữa các ô khá nhanh.
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 323

Các kênh riêng, E-RGCH từ ô phục vụ và E-HICH, là duy nhất


đối với từng UE. Để duy trì trễ xử lý như nhau trong UE và trong nút
B không phụ thuộc vào khoảng dịch định thời UE so với hoa tiêu
chung, định thời của chúng được quy định tương đối so với DPCH
đường xuống.
Cấu trúc của E-HICH trong đó nhiều E-HICH chia sẻ cùng một
mã định kênh chung, gây ảnh hưởng lên thiết kế các quan hệ định thời.
Để duy trì tính trực giao giữa những người sử dụng dùng chung một
mã định kênh, cấu trúc khung (khung con) của các E-HICH phải được
đồng bộ, Vì thế định thời E-HICH được rút ra từ định thời DPCH,
được điều chỉnh đến khung con 2ms gần nhất mà không vi phạm yêu
cầu nhỏ nhất của quá trình xử lý của UE.

Hình 7.33. Tương quan thời gian


đối với các kênh đường xuống, 10ms TTI
324 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

10 ms

Hoa tiêu chung Khung i

E-AGCH i prop: truyền lan

E-RGCH i
(Các UE mà đối với
chúng ô này không 5120 chip
phải ô phục vụ) N-TTI

E-HICH@NútB n i i+1
E-RGCH@Nút B

E-HICH@UE
E-RGCH@UE T prop
TUE T NútB

n , DPCH
DPCH@NútB i i+1

DPCH@UE
T prop

E-DCH@UE i i+1
1024 chip

E-DCH@NútB
T prop

Hình 7.34. Tương quan định thời cho 2ms TTI


Số xử lý HARQ ảnh hưởng trực tiếp lên quỹ trễ trong UE và nút
B. Số xử lý HARQ càng nhỏ, thời gian quay vòng càng tốt nhưng các
yêu cầu thực hiện càng chặt chẽ hơn. Số xử lý HARQ cho E-DCH
được quy định bằng bốn trong trường hợp 10ms và 10 trong trường
hợp 2ms. Tổng quỹ trễ được phân chia giữa UE và nút B và được cho
bởi các biểu thức liên hệ giữa định thời DPCH đường xuống với bán
khung E-DCH tương ứng. Để giảm nhẹ yêu cầu đối với UE, để cho
phép tăng thời gian xử lý của nút B thêm 2ms mà không tăng thêm các
yêu cầu đối với UE, thời gian E-HICH bằng được quy định 8ms thay
vì 10ms trong trường hợp 10ms E-DCH TTI. Lưu ý rằng các trễ xử lý
cho phép trong UE và nút B thay đổi trong khoảng thời gian 2ms phụ
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 325

thuộc vào cấu hình định thời của DPCH đường xuống. UE không thể
khai thác được dự trữ này vì nó không thể điều khiển cấu hình mạng
vì thế thiết kế UE phải xét đến trường hợp tồi nhất. Trái lại nút B có
thể khai thác được dự trữ này nếu mạng được lập cấu hình để nhận
được thời gian xử lý lớn nhất.
Để đơn giản, định thời E-RGCH từ ô phục vụ cũng giống như
định thời của E-HICH. Điều này cũng cho phép đồng bộ việc giải
nghĩa cho phép tương đối trong UE so với TTI trước trong cùng một
xử lý HARQ, nghĩa là quan hệ này cũng đúng đối với ACK/NAK.
Các quan hệ định thời đường xuống được minh họa trên hình 7.33
cho 10ms E-DCH TTI và hình 7.34 cho 2ms TTI. Bảng 7.6 cho thấy
tổng quan về các giá trị gần đúng của trễ xử lý trong UE và nút B.
Bảng 7.6. Thời gian xử lý tối thiểu của UE và nút B.
Lưu ý rằng trễ truyền lan phải được đưa vào quỹ định thời của nút B
10ms E-DCH TTI 2ms E-DCH TTI

Số lượng xử lý HARQ 4 8

Thời gian xử lý tối thiểu của UE 5,56ms 3,56ms

Thời gian xử lý tối thiểu của nút B 14,1ms 6,1ms

7.7.5. Báo hiệu điều khiển đường lên, E-DPCCH


Báo hiệu điều khiển ngoài băng đường lên liên quan đến E-DCH
(được phát trên kênh E-DPCCH) chứa:
- RSN 2 bit.
- E-TFCI 7 bit để chỉ thị khuôn dạng truyền tải. E-TCFI thông
báo cho máy thu về kích thước khối truyền tải được mã hóa trên
E-DPDCH. Từ thông tin này máy thu rút ra số kênh E-DPDCH
được phát đồng thời và hệ số trải phổ được sử dụng.
- Yêu cầu tốc độ 1 bit (‘bit hạnh phúc’).
326 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

E-DPCCH được phát đồng thời với DPCCH đường lên trên một
mã định kênh riêng có hệ số trải phổ 256. Cách này đảm bảo tương
thích ngược với WCDMA theo đó DPCCH đường lên giữ nguyên cấu
trúc như trong các phát hành trước đây của WCDMA. Một lợi ích
khác của việc phát song song DPCCH và E-DPCCH là không cần
ghép chúng theo thời gian vì thế có thể thiết lập công suất độc lập cho
hai kênh này. Điều này rất hữu ích vì hiệu năng hoạt động của nút B
có thể khác nhau giữa các thực hiện.
Toàn bộ tập các bit thông tin của E-DPCCH được mã hóa bằng
mã Reed-Muller bậc hai vào 30 bit (giống như mã khối được sử dụng
để mã hóa thông tin điều khiển trên DPCCH). 30 bit này được phát
trên ba khe E-DPCCH cho trường hợp 2ms E-DCH TTI (hình 7.35).
Trong trường hợp 10ms E-DCH TTI, cấu trúc 2ms được lặp 5 lần.
Định thời E-DPCCH được đồng bộ với DPCCH (và vì thế đồng bộ
với DPDCH và E-DPDCH).
RSN 2bit E-DPCCH, SF256
Mã hóa Reed Lặp 5 lần
E-TFCI 7bit Ghép kênh
Muller (30,10) (chỉ cho 10ms TTI)
1 bit ‘hạnh phúc’ 30 bit, 2ms

Hình 7.35. Mã hóa E-DPCCH

Hình 7.36. Cấu trúc khung vô tuyến E-DPCCH


Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 327

Để giảm thiểu nhiễu tạo ra trong ô, E-DPCCH chỉ được phát khi
E-DPDCH phát. Vì thế, nút B phải phát hiện được E-DPCCH có hay
không có trong một khung con (phát hiện DTX) và nếu có, nó giải mã
thông tin E-DPCCH. Tồn tại một số giải thuật phát hiện DTX, chẳng
hạn giải thuật so sánh năng lượng E-DPCCH với một ngưỡng được
thiết lập theo phương sai tạp âm.
Bảng 7.7 cho thấy khuôn dạng khe của E-DPCCH
Bảng 7.7. Khuôn dạng khe của E-DPCCH

Hệ số Tốc độ bit
Số bit/khe Số bit/khung vô tuyến Số bit/khung con
trải phổ (kbit/s)

256 15 10 150 30

Hình 7.36 mô tả cấu trúc khung của kênh E-DPCCH.

7.8. THỦ TỤC LỚP VẬT LÝ


Thủ tục hoạt động lớp vật lý của HSUPA đơn giản hơn HSDPA.

7.8.1. Thủ tục lớp vật lý cho HARQ


Hình 7.37 và 7.38 cho thấy thủ tục lớp vật lý và định thời
đầu cuối liên quan đến một xử lý HSUPA HARQ cho trường hợp
TTI = 10ms và TTI = 2ms.

Hình 7.37. Định thời xử lý HSUPA với TTI = 10ms


328 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Hình 7.38. Định thời xử lý HSUPA với TTI = 2ms

7.8.2. Thủ tục lớp vật lý cho HARQ và chuyển giao mềm
Hoạt động lớp vật lý với tập tích cực có số ô lớn hơn 1 đặt ra
những yêu cầu bổ sung cho HARQ. Với HSDPA chỉ một nút B tham
gia xử lý HARQ, với HSUPA tất cả các nút B trong tập tích cực đều
liên quan. Hoạt động HARQ được thực hiện bằng cách sử dụng các
quy tắc giống như các quy tắc điều khiển công suất đường lên. Nếu
một nút B của tập tích cực phát ACK, thì thông tin mà lớp MAC nhận
được là đã thu được ACK và lớp MAC sẽ coi rằng truyền dẫn đã
thành công và chuyển sang gói sau. Nguyên lý hoạt động HARQ trong
chuyển giao mềm được minh họa trên hình 7.39. Vì các nút B xử lý
quá trình này một cách độc lập, nên thứ tự gói không được đảm bảo và
thứ tự này phải được điều chỉnh tại RNC. Đây cũng chính là lý do mà
kiến trúc giao thức phải có thêm một thực thể MAC-hs.
Đối với NAK từ các ô không phục vụ, giá trị truyền dẫn là chuỗi
số không và vì thế thực chất NAK chỉ được truyền dẫn từ ô phục vụ.
Nếu ô phục vụ trong chuyển giao mềm hơn với các ô khác được định
nghĩa là thuộc cùng một tập đường truyền vô tuyến, thì các NAK được
phát từ tất cả các ô này để có thể kết hợp mềm trong máy thu giống
như kết hợp các lệnh điều khiển công suất trong trường hợp chuyển
giao mềm hơn.
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 329

AC
K/ N
Số AK
li ệu
E-
DC
H

Hình 7.39. Hoạt động HARQ trong chuyển giao mềm

7.9. DI ĐỘNG
HSUPA có thể hoạt động trong chuyển giao mềm. Quản lý tập
tích cực cho E-DCH sử dụng cơ chế giống như R3 cho DCH, nghĩa là
UE đo chất lượng đường truyền từ các ô lân cận và thông báo cho
RNC. Sau đó RNC có thể thực hiện quyết định cập nhật tập tích cực.
Lưu ý rằng tập tích cực của E-DCH là một tập con của tập tích cực
DCH. Trong phần lớn các trường hợp, hai tập tích cực giống nhau,
nhưng trong trường hợp chỉ một bộ phận mạng hỗ trợ E-DCH, tập tích
cực E-DCH có thể nhỏ hơn tập tích cực DCH vì tập thứ nhất chỉ chứa
các ô có khả năng thu E-DCH.

Điề
u kh
iển
DC E-
DC
H/ H
E-D HSD
CH PA H
/D DC
CH
H
DC

Hình 7.40. Các tập tích cực của DCH và E-DCH


330 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Thay đổi ô phục vụ được thực hiện theo cách giống như đối với
HSDPA vì cùng một ô có nhiệm vụ ô phục vụ cho cả E-DCH và
HS-DSCH.
Ví dụ về chuyển giao mềm hỗn hợp cho DCH và E-DCH được
minh họa trên hình 7.40.
Đối với HSUPA, chuyển giao mềm đường lên ảnh hưởng lên hoạt
động lập biểu. Trong khi HSDPA chỉ phát số liệu từ một nút B, thì với
HSUPA tất cả các trạm gốc trong tập tích cực của E-DCH đều thu số
liệu từ UE. Vì thế tất cả các nút B này đều bị ảnh hưởng của truyền
dẫn này (tăng tạp âm) xét từ quan điểm máy thu. Ngay cả khi có nhiều
nút B thu số liệu, cũng chỉ có một nút B đóng vai trò ô phục vụ
E-DCH. Ô phục vụ E-DCH sử dụng tất cả các phương pháp lập biểu
khả dụng bao gồm cả cho phép tương đối lẫn tuyệt đối. Các nút B
khác thuộc tập tích cực chỉ sử dụng cho phép tương đối nghĩa là chỉ
phát các lệnh hoặc ‘HOLD’ hoặc ‘DOWN’ (hình 7.41).

Hình 7.41. Lập biểu HSUPA trong chuyển giao mềm


Hoạt động lập biểu của các ô không phải ô phục vụ có thể được
coi như là cơ chế điều khiển quá tải đối với hệ thống. Vì việc phát các
lệnh đường xuống cần tiêu thụ tài nguyên, nên hệ thống có thể lập cấu
hình cho các đầu cuối để chúng ‘nghe’ cùng một chuỗi từ các ô không
phục vụ HSUPA. Điều này cho phép giảm chi phí báo hiệu và phản
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 331

ứng nhanh hơn trong điều kiện quá tải. Đầu cuối chỉ có thể tăng tốc độ
số liệu khi có lệnh ‘UP’ từ ô phục vụ HSUPA và không có lệnh
‘DOWN’ từ các ô khác trong tập tích cực E-DCH.

7.10. CÁC THỂ LOẠI UE


Tương tự như HSDPA, các khả năng lớp vật lý của UE được phân
nhóm thành sáu loại. Về căn bản, số hạng thể loại được xác định bởi
hai thông số lớp vật lý chính: Số mã định kênh và giá trị TTI có thể hỗ
trợ. Các thể loại E-DCH UE được cho trong bảng 7.8. Hỗ trợ E-DCH
10ms TTI là bắt buộc cho cho tất cả các loại UE, trong khi đó chỉ có
một tập con của các thể loại là hỗ trợ 2ms TTI. Ngoài ra, cần lưu ý
rằng tốc độ số liệu cao nhất có thể hỗ trợ được với 10ms TTI là
2Mbit/s. Lý do vì giới hạn dung lượng nhớ đệm trong nút B cho kết
hợp mềm; kích thước khối truyền tải càng lớn thì càng cần dung lượng
nhớ đệm lớn cho các phát lại. Một UE hỗ trợ HSUPA bắt buộc phải
hỗ trợ HS-DSCH.

Bảng 7.8. Các loại E-DCH UE


Thể loại Max #E-DPDCH, Hỗ trợ Kích thước khối truyền tải cực đại
E-DCH min SF 2ms TTI 10ms TTI 2ms TTI

1 1xSF4 - 7110 (0,7Mbit/s) -

2 2xSF4 Có 14484 (1,4Mbit/s) 2798 (1,4Mbit/s)

3 2xSF4 - 14484 (1,4Mbit/s) -

4 2xSF2 Có 20000 (2Mbit/s) 5772 (2.8Mbit/s)

5 2xSF2 - 20000 (2Mbit/s) -

6 2xSF4+2xSF2 Có 20000 (2Mbit/s) 11484(5,74Mbit/s)

7.11. TỔNG KẾT


Chương này trình bày cấu trúc các kênh số liệu và báo hiệu sử
dụng cho HSUPA.
332 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

E-DCH (Enhanced Dedicated Channel) là một kiểu kênh truyền


tải mới, được đưa ra trong R6 truyền dẫn số liệu gói tốc độ cao cho
HSUPA. E-DCH được lập cấu hình đồng thời với một hay nhiều kênh
DCH khác.
Ngoài kênh số liệu, HSUPA còn hỗ trợ các kênh báo hiệu như:
E-AGCH, E-RGCH, E-HICH, E-DCCH.
E-AGCH là một kênh chia sẻ mang thông tin cho phép lập biểu
tuyệt đối bao gồm:
- Tỷ số công suất E-DPDCH/DPCCH cực đại mà UE được phép
sử dụng cho E-DCH (5 bit).
- Cờ tích cực (1bit) được sử dụng để tích cực (hoặc thôi tích cực)
các xử lý HARQ.
- Một số nhận dạng để nhận dạng UE (hay nhóm UE) mà thông
tin E-AGCH cần chuyển đến (16 bit). Số nhận dạng này không
được phát tường minh mà ẩn tàng trong tính toán CRC.
E-RGCH là một kênh vật lý dành riêng. Trong ô phục vụ nó chứa
một trong ba giá trị báo hiệu sau: +1, DTX và -1 tương ứng với UP
(tăng), HOLD (giữ nguyên) và DOWN (giảm) và trong chuyển giao
mềm hai giá trị DTX và -1 (DOWN) trong các ô không phục vụ để
‘chỉ thị quá tải’ nhằm hạn chế lượng công suất giữa các ô. Lệnh ‘UP’
(‘DOWN’) chỉ thị UE tăng (giảm) cho phép phục vụ, nghĩa là tăng
(giảm) tỷ số công suất E-DPCH trên DPCCH so với tỷ số công suất
được sử dụng cuối cùng trong TTI trước trong cùng một xử lý HARQ.
Lệnh ‘HOLD’ chỉ thị UE không thay đổi cho phép tương đối.
E-HICH là một kênh vật lý dành riêng với SF = 128 mang các
công nhận HARQ để thông báo cho UE về kết quả tách tín hiệu
E-DCH tại nút B (ACK/NAK).
E-DPCCH là kênh báo hiệu đường lên được phát đồng thời với
DPCCH đường lên trên một mã định kênh riêng có hệ số trải phổ 256,
Chương 7: Truy nhập gói đường lên tốc độ cao, HSUPA 333

nó mang thông tin về cần thiết để sắp đặt lại thứ tự (RSN: số trình tự
phát lại), chỉ thị tổ hợp khuôn dạng truyền tải cho E-DCH (E-TFCI)
và bit yêu cầu tốc độ (bit hạnh phúc) để UE thông báo yêu cầu cho
phép tăng tốc độ số liệu hoặc duy trì tốc độ hiện có.
Chương này cũng xét chi tiết việc áp dụng các công nghệ tiên tiến
cho HSUPA để nó đạt được dung lượng cao như:
- Lập biểu kênh và thích ứng đường truyền
- Điều khiển tốc độ và điều chế bậc cao
- HARQ
Cuối cùng các vấn đề liên quan đến di động và thể loại UE cũng
được xét trong chương này.

7.12. CÂU HỎI


1. Trình bày cấu trúc kênh E-DCH
2. Trình bày cấu trúc MAC-e
3. Trình bày xử lý lớp vật lý của HSUPA
4. Trình bày tổ chức luồng số liệu trong HSUPA
5. Trình bày nguyên lý lập biểu HSUPA
6. Trình bày nguyên lý HARQ với kết hợp mềm trong HSUPA
7. Trình bày cấu trúc các kênh báo hiệu và điều khiển của HSUPA
8. Trình bày các thủ tục lớp vật lý của HSUPA
9. Trình bày quản lý di động trong HSUPA
10. Trình bày các thể loại HSUPA UE
Chương 8

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN

Các giải thuật quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM: Radio


Resource Management) chịu trách nhiệm chuyển đổi các tăng cường
lớp vật lý của HSDPA và HSUPA thành độ lợi dung lượng trong khi
vẫn đảm bảo hiệu năng người sử dụng đầu cuối và tính ổn định của hệ
thống.
Các chủ đề được trình bày trong chương này bao gồm:
Tổng quan quản lý tài nguyên vô tuyến của HSDPA
Các giải thuật RNC cho HSDPA
Các giải thuật nút B cho HSDPA
Tổng quan quản lý tài nguyên vô tuyến HSUPA
Các giải thuật RNC cho HSUPA
Các giải thuật nút B cho HSUPA
Mục đích chương nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức về
các giải thuật quản lý tài nguyên cho HSDPA và HSUPA bao gồm các
giải thuật dựa trên RNC (Radio Network Controller) và dựa trên nút B.
Để hiểu được chương này sinh viên cần đọc kỹ tư liệu được trình
bày trong chương, tham khảo thêm các tài liệu [1], [9], [10], [11], [14],
[15] và trả lời các câu hỏi cuối chương.
236 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

8.1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN CỦA


HSDPA

Hình 8.1. Tổng quan các giải thuật HSDPA RRM


Hình 8.1 trình bày tổng quan các giải thuật HSDPA RRM quan
trọng nhất tại RNC và nút B. Tại RNC, các giải thuật HSDPA mới bao
gồm ấn định tài nguyên, điều khiển cho phép và quản lý di động.
Trong ngữ cảnh này, ấn định tài nguyên là chức năng ấn định công
suất và các mã định kênh cho nút B để truyền dẫn HSDPA trong từng
ô. Điều khiển cho phép của HSDPA khác với điều khiển cho phép của
R3 DCH vì HSDPA dựa trên khái niệm kênh chia sẻ. Quản lý di động
cho HSDPA cũng là một chức năng mới, vì số liệu chỉ được phát
trong một ô đến UE tại một thời điểm và cần có quản lý bộ đệm hiệu
dụng của nút B trong các chuyển giao do kiến trúc phân bố. Các giải
thuật HSDPA RRM sẽ được trình bày kỹ hơn trong phần 8.1.1. Tại
nút B, cần có một chức năng thích ứng đường truyền HS-DSCH mới
để điều chỉnh tốc độ bit của HS-DSCH trong từng TTI phụ thuộc vào
chất lượng thu của người sử dụng. Điều khiển công suất kênh HS-
SCCH cần thiết để giảm thiểu chi phí công suất trong khi vẫn đảm bảo
thu tin cậy. Cuối cùng, bộ lập biểu gói của MAC-hs trong nút B điều
khiển tần suất phục vụ các người sử dụng dược phép trên kênh HS-
DSCH. Một bộ lập biểu gói MAC-hs được thiết kế tốt có khả năng
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 237

cực đại hóa dung lượng hệ thống trong khi vẫn đảm bảo trải nghiệm
thú vị của người sử dụng đầu cuối. Các giải thuật HSDPA RRM mới
tại nút B được trình bày trong phần 8.1.2. Lưu ý rằng 3GPP chỉ định
nghĩa các giao diện và các yêu cầu hiệu năng tối thiểu của UE. Vì thế
các nhà sản suất thiết bị mạng có thể tự mình thiết kế các nút B và các
giải thuật RRM dựa trên nút B và dựa trên RRC theo yêu cầu
thị trường.

8.2. CÁC GIẢI THUẬT RNC CHO HSDPA

8.2.1. Ấn định tài nguyên


Trước khi nút B có thể truyền dẫn số liệu trên HS-DSCH, RNC
điều khiển cần ấn định các mã điều khiển và công suất cho truyền dẫn
HSDPA. Ít nhất, một mã HS-SCCH với hệ số trải phổ SF=128 và một
mã HS-DPSCH với hệ số trải phổ SF=16 phải được ấn định cho nút B.
Sử dụng giao thức NBAP (Node B Application Part) được định nghĩa
trong 3GPP, RNC và nút B thông báo cho nhau. Các tài nguyên được
ấn định bằng các gửi đi một bản tin ‘NBAP: yêu cầu lập lại cấu hình
kênh chia sẻ vật lý’ từ RNC điều khiển đến nút B (hình 8.2). Vì thế
việc ấn định các mã định kênh cho truyền dẫn HSDPA chỉ yêu cầu
báo hiệu giữa RNC và nút B. Nói chung nên ấn định càng nhiều mã
HS-DSCH cho nút B càng tốt vì điều này cho phép cải thiện hiệu suất
sử dụng phổ tần của HS-DSCH. Tuy nhiên việc ấn định quá nhiều mã
HS-DSCH có thể dẫn đến chặn các người sử dụng R3 DCH vì không
còn mã để truyền đồng thời các kênh R3 DCH. Rất may là nếu nghẽn
mã định kênh bị phát hiện, RNC điều khiển có thể nhanh chóng giải
phóng một số mã đã ấn định cho HS-DSCH để ngăn chặn nghẽn các
kết nối thoại hay video R3.

Hình 8.2. Báo hiệu để ấn định tài nguyên HSDPA


238 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Truyền dẫn HS-DSCH đến nhiều người sử dụng đồng thời trong
một TTI đòi hỏi nhiều mã HS-SCCH và nhiều mã HS-PDSCH. Thông
thường ghép kênh mã là giải pháp hữu ích đối với các kịch bản trong
đó một nút B ấn định nhiều mã HS-PDSCH hơn so với số mã được hỗ
trợ bởi các đầu cuối HSDPA. Nút B có thể hỗ trợ 10-15 mã HS-
PDSCH trong khi đầu cuối HSDPA thường chỉ có thể hỗ trợ 5 mã HS-
PDSCH. Giải thuật để ấn định các mã HS-SCCH cho nút B vì thế có
thể được rút ra như là một hàm phụ thuộc vào các mã HS-PDSCH
được ấn dịnh và các loại HSDPA UE trong ô.
Trong hầu hết các trường hợp, tài nguyên đường xuống khan
hiếm nhất là công suất. Hình 8.3 cho thấy quỹ công suất đường xuống
cho một ô có cả truyền dẫn HSDPA lẫn các kênh R3. Quỹ công suất
bao gồm công suất cần cho các kênh chung như P-CPICH, công suất
cho các truyền dẫn R3 DCH và công suất cho truyền dẫn HSDPA.
Công suất cho các DCH thời gian thực được quản lý bởi điều khiển
cho phép của RNC còn công suất DCH phi thời gian thực được điều
khiển bởi bộ lâp biểu gói của RNC. Công suất cho DCH phi thời gian
thực được đặc trưng như là công suất khả điều khiển, nghĩa là có thể
được điều chỉnh thông qua thay đổi tốc độ bit, trong khi công suất cho
các kênh chung và cho DCH thời gian thực được coi là không thể điều
khiển. Thí dụ về trường hợp ấn định công suất được minh họa trên
hình 8.3.
Giả thiết là mô hình RRM theo công suất, giải thuật RNC RRM
có nhiệm vụ duy trì tổng công suất cho tất cả các kênh R3 thấp hơn
PtxTarget (đích công suất phát). Để có thể thực hiện các sơ đồ này với
cả HSDPA, nút B có thể được lập cấu hình để báo cáo các kết quả đo
công suất trung bình trên một sóng mang không dùng cho HSDPA
(như minh họa trên hình 8.3). Dựa trên các kết quả đo này, RNC có
thể tiến hành điều khiển cho phép và lập biểu cho các kênh R3 với
truyền dẫn HSDPA đồng thời.
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 239

Công suất phát sóng mang


Công suất cực đại

Tổng công
suất HSDPA

PtxTarget

R3 phi thời gian


Công suất thực
không do
HSDPA phát R3 thời gian thực

Các kênh chung

Hình 8.3. Minh họa quỹ công suất đường xuống


Có hai tùy chọn chính để ấn định công suất cho từng nút B:
Tùy chọn 1. RNC điều khiển ấn định một khối lượng cố định
công suất truyền dẫn HSDPA cho từng ô. Sau đó nút B có thể sử dụng
công suất này để truyền dẫn HS-SCCH và HS-PDSCH. Sau này RNC
có thể cập nhật ấn định công suất truyền dẫn HSDPA tại mọi
thời điểm.
Tùy chọn 2. Nếu RNC không ấn định tường minh công suất
truyền dẫn HSDPA cho nút B, nút B được phép sử dụng toàn bộ công
suất thừa trong ô cho truyền dẫn HSDPA. Nghĩa là nút B có thể điều
chỉnh công suất truyền dẫn HSDPA sao cho nó bằng công suất phát
cực đại trừ đi công suất được sử dụng cho các kênh không phải
HSDPA.
Hành vi của tùy chọn 1 và tùy chọn 2 được minh họa trên hình
8.4. Lưu ý rằng công suất không phải HSDPA thay đổi theo thời gian
do (1) điều khiển công suất nhanh của các DCH, (2) xẩy ra các cuộc
240 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

gọi thời gian thực mới, (3) kết thúc các cuộc gọi DCH và (4) thay đổi
tốc độ bit của các cuộc gọi gói trên DCH.

Hình 8.4. Các nguyên lý ấn định công suất


Tùy chọn 1 ấn định công suất HSDPA tường minh từ RNC, Tùy
chọn 2 ấn định công suất nhanh dựa trên nút B. * Điều chỉnh công
suất bởi RNC.
Với sử dụng tùy chọn 2, tổng công suất khả dụng có thể được sử
dụng tốt hơn, vì nút B có thể nhanh chóng điều chỉnh công suất truyền
dẫn HSDPA dựa trên các kết quả đo ngắn hạn công suất hiện đang
được sử dụng cho các kênh không phải HSDPA. Vì thế tùy chọn 2
được coi là hấp dẫn hơn tùy chọn 1. Đặc biệt là trong các kịch bản khi
tăng tổng công suất sóng mang dẫn đến tăng trực tiếp dung lượng ô.
Tuy nhiên trong các kịch bản hạn chế dung lượng, sẽ không nhận
được độ lợi dung lượng khi tăng công suất phát nút B cho tất cả các ô
trong mạng.
Không phục thuộc vào tùy chọn 1 hoặc tuy chọn 2 được chọn cho
ấn định công suất HSDPA, RNC luôn luôn điều khiển chia sẻ tổng
công suất giữa các kênh HSDPA và các kênh khác. Nếu RNC cho
phép tăng công suất trong các kênh không phải HSDPA, chẳng hạn
tăng PtxTarget, thì công suất khả dụng cho truyền dẫn HSDPA sẽ thấp
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 241

hơn. Vì thế giải pháp tiên tiến là sử dụng giải thuật động tại RNC, giải
thuật này có thể điều chỉnh chia sẻ công suất giữa các kênh HSDPA
và các kênh không phải HSDPA dựa trên các thông số chất lượng dịch
vụ (QoS) đối với các cuộc gọi đang diễn ra trên hai kiểu kênh này.

8.2.2. Thông số QoS


QoS cho các kênh R3 DCH là một hàm phụ thuộc vào loại lưu
lượng (TC: Class Traffic) của người sử dụng, ưu tiên sở hữu ấn định
(ALC Allocation Retention Priority) và ngoài ra còn có các thông số
kênh mang khác của UMTS. Các thông số QoS từ giao diện Iu không
khả dụng cho nút B để lập biểu gói MAC-hs. Các thông số mới đã
được định nghĩa cho giao diện Iub giữa RNC và nút B. Các thông số
QoS của HSDPA trong Iub là:
Tốc độ bit đảm bảo (GBR: Guaranteed Bit Rate)
Chỉ thị ưu tiên lập biểu (SPI: Scheduling Priority Indicator)
Bộ định thời xóa (DT: Discard Timer)
Hình 8.5 minh họa các thông số QoS của 3GPP và các giao diện
của chúng. 3GPP không định nghĩa cách chuyển đổi các thông số này
trong RNC cũng như cách sử dụng các thông số QoS này bởi bộ lập
biểu gói MAC-hs.

Hình 8.5. Các thông số QoS của 3GPP trong các giao diện Iu-ps và
Iub
Chỉ thị ưu tiên lập biểu (SPI) nhận các giá trị trong dải [0,1,…,15],
trong đó số lớn chỉ thị ưu tiên cao hơn còn số nhỏ chỉ thị ưu tiên thấp
hơn. DT đặc tả thời gian cực đại mà gói được phép nhớ đệm trong
242 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

MAC-hs của nút B trước khi bị xóa. Đối với các loại lưu lượng luồng
và hội thoại, thông số HSDPA GBR có thể được thiết lập tùy theo yêu
cầu tốc độ bit được đặc tả trong thuộc ngữ UMTS cho loại lưu lượng
này. Một SPI cao có thể được ấn định cho dịch vụ luồng video hay các
dịch vụ thời gian thực, trong khi các ứng dụng truy nhập internet nói
chung có thể được ấn định giá trị SPI thấp. Các đặc tả 3GPP cũng cho
phép thực hiện các tùy chọn tiên tiến trong đó SPI được điều chỉnh
động trong một phiên gói. Như sẽ xét dưới đây, giá trị của GBR và
SPI cho các người sử dụng HSDPA mới khi họ đang yêu cầu truy
nhập cũng có thể được sử dụng cho quyết định điều khiển cho phép.

8.2.3. Điều khiển cho phép


Điều khiển cho phép là chức năng quyết định có cho phép
các đầu cuối HSDPA truy nhập ô hay không và các đầu cuối này sẽ
được phục vu bởi HSDPA hay DCH. Quyết định cho phép truy nhập
dược thực hiện tại RNC. Trong trường hợp các dịch vụ chuyển mạch
kênh (thoại AMR hoặc video) quyết định liên quan đến DCH. Đối với
các dịch vụ chuyển mạch gói, giải thuật trong RNC cần xem xét các
thông số được đảm bảo bởi mạng lõi cũng như tình trạng tài nguyên
nói chung trong mạng. Nếu chỉ lưu lượng nỗ lực nhất với các yêu cầu
QoS không chặt chẽ được truyền trên HSDPA, thì giải thuật điều
khiển công suất có thể được thực hiện chỉ đơn giản bằng cách kiểm tra
sự khả dụng trong RNC và các tài nguyên phần cứng của nút B để
phục vụ người sử dụng HSDPA mới. Nếu các dịch vụ đòi hỏi cao hơn
với các yêu cầu QoS chặt chẽ hơn thì phải cần đến giải thuật điều
khiển cho phép tiên tiến hơn để đảm bảo các yêu cầu QoS cho các
người sử dụng HSDPA hiện hữu trong ô cũng như các yêu cầu của
người sử dụng mới sau khi cho phép. Hình 8.6 cho thấy thí dụ các các
kết quả đo và các thông số sử dụng cho điều khiển cho phép HSDPA
trong RNC: nút B báo cáo tổng công suất phát sóng mang trung bình
và công suất phát không phải HSDPA. Với hai kết quả đo này, RNC
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 243

có thể tính toán khối lượng công suất phát HSDPA khả dụng trong ô.
Nút B báo cáo công suất HSDPA cần thiết để phục vụ các người sử
dụng HSDPA hiện hữu với tốc độ bit đảm bảo của họ. Cuối cùng,
người sử dụng yêu cầu truy nhập HSDPA sẽ gửi báo cáo đo Ec/N0 của
kênh hoa tiêu chung (CPICH) đến RNC. RNC có thể sử dụng kết quả
đo này để đánh giá chất lượng tín hiệu HS-DSCH của người sử dụng
này. Dựa trên các kết quả đo cùng với các thuộc ngữ (các thông số)
QoS của người sử dụng, RNC có thể ước tính liệu có dung lượng
HSDPA để cho phép người sử dụng mới truy nhập mà không vi phạm
các yêu cầu QoS của các người sử dụng hiện có trong ô hay không. Các
nghiên cứu cho thấy giải thuật điều khiển cho phép này hỗ trợ hiệu quả
các dịch vụ luồng chất lượng cao và các dịch vụ VoIP trên HSDPA.
Cuối cùng cần lưu ý rằng kết quả đo công suất không phải HSDPA từ
nút B cũng có thể được sử dụng cho điều khiển cho phép thông thường
đối với các kênh R3 đồng tồn tại trên cùng một sóng mang.

Hình 8.6. Mô tả các kết quả đo và các thông số áp dụng cho điều
khiển cho phép HSDPA

8.2.4. Quản lý di động


HSDPA không sử dụng chuyển mạch mềm, vì truyền dẫn
HS-DSCH và HS-SCCH chỉ xẩy ra trong một ô được gọi là ‘ô phục vụ
HS-DSCH’. RNC quyết định ô phục vụ HS-DSCH cho HSDPA UE.
Ô phục vụ là một ô trong tập tích cực của UE. Thay đổi ô phục vụ một
cách đồng bộ được hỗ trợ giữa UTRAN và UE. Tính năng này cho
phép đảm bảo phủ hoàn toàn và di động hoàn toàn cho HSDPA. Ô
244 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

phục vụ có thể thay đổi mà không cần cập nhật tập tích cực của người
sử dụng đối với các kênh riêng R3 hoặc kết hợp với thiết lập, giải
phóng hay lập lại cấu hình các kênh DCH. Thông thường việc thay đổi
ô phục vụ HSDPA được thực hiện dựa trên báo cáo kết quả đo từ UE.
3GPP R5 chứa một thủ tục đo mới để thông báo cho RNC về ô phục
vụ HS-DSCH tốt nhất.
Trong mục dưới đây ta sẽ xét ngắn gọn các sự kiện đo mới của
UE để hỗ trợ di động cho các người sử dụng HSDPA cũng như các
thủ tục chuyển giao nội nút B và giữa các nút B đối với HS-DSCH.
Cuối cùng ta sẽ xét chuyển giao từ HS-DSCH đến R3 DCH. Chuyển
giao với chế độ nén cũng được hỗ trợ cho các người sử dụng HSDPA
nhưng không xét trong mục này.

8.2.4.1. Sự kiện đo cho ô phục vụ HS-DSCH tốt nhất


RNC quyết định các ô nào sẽ có mặt trong tập tích cực để truyền
dẫn các DCH. RNC phục vụ đưa ra quyết định chuyển giao dựa trên
các báo cáo đo kênh CPCH từ UE. Sự kiện đo ‘1d’ được định nghĩa
cho HSDPA, nghĩa là thay đổi ô phục vụ HS-DSCH tốt nhất. Báo cáo
kết quả đo về CPICH Ec/N0 của ô tốt nhất được khởi động khi ô tốt
nhất thay đổi (hình 8.7). Có thể lập cấu hình sự kiện đo này sao cho tất
cả các ô trong tập ứng cử của người sử dụng đều được xét hay chỉ giới
hạn sự kiện đo sao cho chỉ có các ô trong tập tích cực đối với các
DCH của người sử dụng là được xét. Cũng có thể sử dụng ngưỡng trễ
để tránh thay đổi nhanh trong ô phục vụ HS-DSCH đối với sự kiện đo
này, cũng như đặc tả dịch ô để ưu tiên cho một số ô chẳng hạn để mở
rộng vùng phủ HSDPA của các ô này.
Mặc dù các thay đổi ô phục vụ HS-DSCH thường được khởi động
bởi các kết quả đo đường xuống của UE, nhưng chúng cũng có thể
được khởi động bởi các kết quả đo đường lên của nút B. Các kết quả
đo đường lên của nút B cũng có thể được sử dụng để đảm bảo rằng số
liệu không bị mất do phủ sóng đường lên cho ô phục vụ quá tồi. Ô
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 245

phục vụ phải nhận được kênh điều khiển vật lý riêng tốc độ cao vì nó
mang thông tin chất lượng kênh (CQI) và các bản tin ACK/NAK. HS-
PDCCH không thể sử dụng phân tập vĩ mô và vì thế mức công suất
cao hơn cũng như lặp được sử dụng trên HS-DPCCH trong chuyển
giao mềm để cải thiện độ tin cậy của báo hiệu. Nếu chất lượng kết nối
đường lên đến ô phục vụ trở nên tồi, thì cần thay đổi ô phục vụ HS-
DSCH để duy trì báo hiệu đường lên tin cậy. Kết quả đo SIRerror
được chuẩn hóa của nút B là một thí dụ đo đường lên có thể sử dụng
để khởi động các thay đổi ô phục vụ HS-DSCH. SIRerror là đo hiệu
số giữa tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SIR) trên và SIR đích sử dụng cho
điều khiển công suất vòng kín. Vì thế nếu SIRerror quá cao, thì có
nghĩa là chất lượng báo hiệu đường lên quá kém trong ô được xét.

Hình 8.7. Minh họa đo ô HS-DSCH tốt nhất từ UE

8.2.4.2. Chuyển giao từ HS-DSCH đến HS-DSCH giữa các nút B


HSDPA hỗ trợ di dộng cả giữa các đoạn ô của cùng một nút B và
giữa hai nút B khác nhau. Chuyển giao giữa các nút B được minh họa
246 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

trên hình 8.8, trong đó UE chuẩn bị thay đổi ô phục vụ HS-DSCH từ


một ô nguồn sang một ô đích.
Thủ tục và trễ chuyển giao đối với trường hợp giữa các nút B
được minh họa trên hình 8.9.

Nút B #1 Nút B #2

RNC phục vụ

Ô nguồn tại Ô đích tại


nút B #1 nút B #

UE chuyển từ nút B #1
sang nút B #2

Hình 8.8. Chuyển giao từ HS-DSCH sang HS-DSCH giữa các nút B.
Phân tích trễ giả thiết rằng kênh mang báo hiệu (SRB) được
chuyển đổi vào HS-DSCH và kênh riêng đường lên tăng cường (E-
DCH) cho đường lên với TTI=10ms. Trước hết, UE gửi báo cáo đo
trên SRB khi khởi động sự kiện đo 1d hoàn thành. Truyền dẫn bắt đầu
tại thời điểm t1 và RNC nhận được bản tin tại t2. Tiếp theo RNC dành
trước các tài nguyên trạm gốc và các tài nguyên Iub cho nút B đích.
Dành trước tài nguyên có thể được thực hiện nhanh hơn bằng cách lập
cấu hình trước nếu các tài nguyên này đã được đặt trước. Sau khi các
tài nguyên này đã sẵn sàng tại thời điểm t3, RNC sẽ gửi bản tin lập cấu
hình kênh mang vô tuyến đến UE. Khi này UE này vẫn thu số liệu từ
nút B nguồn. Khi UE giải mã bản tin lập lại cấu hình và thời gian tích
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 247

cực đã hết tại thời điềm t4, UE sẽ chuyển từ ô nguồn sang thu từ ô đích.
UE bắt đầu nghe HS-SCCH từ ô đích mới. Nó cũng đo chất lượng
kênh của ô mới này và giửi các báo cáo CQI đến ô mới. MAC-hs đối
với người sử dụng trong ô mới được khởi tạo lại tại thời điểm thay đổi
ô và các đơn vị số liệu tải tin (PDU) được nhớ đệm sẽ bị xóa. Đồng
thời đơn vị điều khiển luồng trong MAC-hs trong ô đích bắt đầu yêu
cầu các PDU từ RNC phục vụ để có thể bắt đầu phát số liệu trên HS-
DSCH đến người sử dụng. Đối với RNC cũng có thể phát kép gói đến
cả hai nút B trong quá trình chuyển ô. khi RNC nhận được bản tin
‘hoàn thành lập lại cấu hình’ từ UE, nó có thể giải phóng các tài
nguyên từ ô nguồn.

Hình 8.9. Thủ tục chuyển giao từ HS-DSCH


sang HS-DSCH giữa các nút B
Khoảng trống truyền dẫn được ký hiệu là thời gian B trên hình
8.9 là rất nhỏ vì UE thực hiện thay đổi ô đồng bộ với việc mạng
chuyển mạch truyền dẫn từ ô nguồn sang ô đích. Điều này đảm bảo di
động êm ả cho dịch vụ thời gian thực trễ thấp như VoIP.
248 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Trễ A của thủ tục được định nghĩa là trễ từ thời điểm t1 (khi UE
gửi báo cáo kết quả đo) đến thời điểm t4 (khi UE nhận số liệu từ ô
mới). Trễ này liên quan đến sự kiện rằng các điều kiện kênh và
phađinh thay đổi rất nhanh. Với giả thiết là xác suất phát lại RLC thấp,
trễ này là 200-250 ms. Trễ t3-t2 đối với dành trước tài nguyên mạng
phụ thuộc vào sự sử dụng cấu hình được lập trước và vào cấu hình
mạng vô tuyến. Một cách gần đúng quỹ trễ bằng:
t2-t1= 50ms
t3-t2= 50ms
t4-t3= 50ms
tổng cộng: 200-250ms
Trước khi thay đổi ô phục vụ HS-DSCH, có thể có một số PDU
đối với người sử dụng được nhớ đệm trong MAC-hs nguồn, đây là các
PDU chưa từng được phát đến người sử dụng và các PDU treo trong
bộ quản lý HARQ hoặc đang đợi ACK/NACK trên HS-DPCCH
đường lên hoặc đang đợi phát lại. Các PDU được nhớ đệm trong ô
nguồn sẽ bị xóa và chúng có thể được phục hồi bởi các phát lại RLC
(điều khiển liên kết vô tuyến) nếu RLC chế độ có công nhận được sử
dụng. Khi giao thức RLC nhận thấy rằng các PDU gốc được gửi đến ô
nguồn nhưng không được công nhận, nó sẽ khởi đầu phát lại và các
phát lại này sẽ chuyển chúng đến ô đích mới. Để giảm trễ truyền dẫn
PDU trong giai đoạn khôi phục này, giao thức RLC tại UE có thể
được lập cấu hình để gửi trạng thái RLC đến RNC ngay sau khi ô
phục vụ HS-DSCH thay đổi. Điều này có nghĩa là giao thức RLC
trong RNC có thể ngay lập tức bắt đầu chuyển các PDU đã bị xoá
trong ô nguồn trước khi thay đổi ô phục vụ HA-DSCH.
Có các ứng dụng không sử dụng các phát lại lớp cao, chẳng hạn
các ứng dụng sử dụng giao thức bó số liệu (UDP) và sử dụng chế độ
RLC trong suốt hay không công nhận. Các ứng dụng chạy trên chế độ
RLC trong suốt và không công nhận như vậy thường là các ứng dụng
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 249

trễ thấp, như VoIP và chúng chỉ sử dụng nhớ đệm rất ngắn trong nút B.
Vì thế, số lượng các PDU bị xóa rất nhỏ hoặc bằng không. Các đặc tả
3GPP cũng cho phép truyền kép các PDU từ RNC đến cả hai nút B
trong thời gian thay đổi ô để đảm bảo không bị mất gói.

8.2.4.3. Chuyển giao từ HS-DSCH sang HS-DSCH nội nút B


Chuyển giao từ HS-DSCH sang HS-DSCH nội nút B giữa hai
đoạn ô cũng được hỗ trợ (hình 6.10). Thủ tục chuyển giao này cũng
giống như chuyển giao giữa các nút B, ngoại trừ việc chuyển các gói
được nhớ đệm và việc thu HS-DPCCH đường lên.

Hình 8.10. Chuyển giao HS-DSCH sang HS-DSCH


giữa các đoạn ô trong nút B.
Giả thiết rằng nút B hỗ trợ duy trì MAC-hs, tất cả các gói PDU
cho người sử dụng được chuyển từ MAC-hs trong ô nguồn đến MAC-
hs trong ô đích trong khi chuyển giao HS-DSCH. Điều này có nghĩa là
250 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

trạng thái của bộ quản lý HARQ cũng được giữ nguyên không khởi
động bất kỳ phát lại nào trong khi chuyển giao từ HS-DSCH sang HS-
DSCH nội nút B.
DPCH đường lên sử dụng chuyển giao mềm khi chuyển giao HS-
DSCH sang HS-DSCH nội nút B. Trong các điều kiện này, cũng có
thể coi HS-DPCCH đường lên đang ở chuyển giao mềm hơn hai
đường, vì thế các ngón RAKE để giải điều chế HS-DPCCH được đặt
tại cả hai ô trong tập tích cực của người sử dụng. điều này có nghĩa là
phủ sóng đường lên của HS-DPCCH được cải thiện đối với các người
sử dụng trong chuyển giao mềm hơn.

8.2.4.4. Chuyển giao HS-DSCH sang DCH


Chuyển giao từ HS-DSCH sang DCH có thể cần cho các người sử
dụng HSDPA khi họ chuyển dịch từ một ô có HSDPA sang một ô
không có HSDPA (hình 8.11).

Hình 8.11. Thí dụ về chuyển giao HS-DSCH sang R3 DCH


Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 251

Sau khi RNC phục vụ quyết định khởi xướng chuyển giao này,
bản tin chuẩn bị lập lại cấu hình đường truyền vô tuyến được gửi đến
các nút B tham gia, đồng thời bản tin lập lại cấu hình kênh vật lý RRC
được gửi đến người sử dụng. Tương tự như đối với chuyển giao HS-
DSCH sang HS-DSCH giữa các nút B, chuyển giao HS-DSCH sang
DCH dẫn đến khởi tạo lại các PDU trong MAC-hs trong ô nguồn, sau
đó các PDU này được khôi phục lại thông qua phát lại của các lớp cao
hơn, chẳng hạn các phát lại RLC.
R5 cũng hỗ trợ thực hiện chuyển giao từ DCH sang HS-DSCH.
Kiểu chuyển giao này cũng có thể được sử dụng trong trường hợp khi
người sử dụng chuyển dịch từ một ô không có khả năng HSDPA sang
một ô có khả năng HSDPA.
Bảng 8.1 tổng kết các kiểu chuyển giao và các đặc tính của chúng.
Bảng 8.1. Các kiểu chuyển giao HSDPA và các đặc tính của chúng
HS-DSCH sang
HS-DSCH sang HS-DSCH sang
HS-DSCH giữa các
HS-DSCH nội nút B DCH
nút B
Đo cho chuyển
Thường là UE nhưng cũng có thể nút B
giao
Quyết định
Bởi RNC phục vụ
chuyển giao

Các gói không được


Các gói được chuyển Các phát lại RLC
chuyển. Các phát lại
Các phát lại gói từ MAC-hs nguồn từ SRNC được
RLC từ SRNC được
sang MAC-hs đích sử dụng
sử dụng

Không, khi chế độ


RLC có công nhận
Không, khi chế độ
được sử dụng hoặc
Các mất gói Không RLC công nhận
khi phát kép gói trên
được sử dụng
chế độ RLC không
công nhận

HS-DPCCH có thể sử
HS-DPCCH HS-DPCCH chỉ
dụng chuyển giao
đường lên được thu bởi một ô
mềm hơn
252 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

8.3. CÁC GIẢI THUẬT NÚT B CHO HSDPA

8.3.1. Các kỹ thuật thích ứng đường truyền


Giải thuật thích ứng đường truyền tại nút B điều chỉnh tốc độ bit
phát trên HS-DSCH trong từng TTI cho truyền dẫn của người sử dụng
được lập biểu. Trường hợp lý tưởng, tốc độ bit phát của HS-DSCH
phải được điều chỉnh như một hàm phụ thuộc vào tỷ số tín hiệu trên
nhiễu cộng tạp âm của HS-DSCH trên một TTI mà người sử dụng đầu
cuối trải nghiệm. Nguyên lý thích ứng đường truyền của HS-DSCH
được minh họa trên hình 8.12.

1)UE báo cáo chất lượng kênh thấp và nút B ấn định tốc độ bit thấp.
2) UE báo cáo chất lượng kênh cao và nút B ấn định tốc độ bit cao

Hình 8.12. Nguyên lý thích ứng đường truyền


Các nguồn khác nhau gây ra thay đổi HS-DSCH SINR được minh
họa trên hình 8.13.
Tổng công suất từ ô phục vụ HS-DSCH thay đổi theo thời gian do
truyền dẫn của các kênh DCH được điều khiển công suất, kênh vô
tuyền đường xuống phụ thuộc thời gian nếu người sử dụng chuyển
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 253

động và nhiễu từ ô khác tại đầu cuối của người sử dụng cũng thay đổi
theo thời gian. Để thích ứng đường truyền HS-DSCH, UE định kỳ
phát CQI đến ô phục vụ HS-DSCH trên HS-DPCCH đường lên (xem
chương 6). CQI chỉ thị kích thước khối truyền tải cực đại mà UE có
thể thu với xác suất tối thiểu 90%. Thông tin này được thông báo qua
chỉ số CQI nằm trong dải từ 0 đến 31, trong đó mỗi bước tương ứng
với một nấc 1dB trong HS-DSCH SINR.

Hình 8.13. Sơ đồ khối cho thấy tín hiệu thu tại đầu cuối HSDPA và
báo cáo CQI cho ô phục vụ HS-DSCH
Giải thuật thích ứng đường truyền đơn giản sẽ tuân theo các giá
trị CQI được báo cáo bởi UE. Tuy nhiên có thể cần phải điều chỉnh
CQI do UE báo cáo để bổ sung một khoảng dịch vì các lý do sau.
Công suất phát HS-DSCH từ nút B cho người sử dụng có thể khác với
công suất phát HS-DSCH mà UE thừa nhận tại thời điểm nó rút ra báo
cáo CQI. UE thừa nhận rằng công suất phát HS-DSCH bằng công suất
kênh hoa tiêu chung sơ cấp (P-CPICH) cộng Γ, trong đó Γ là thông số
khoảng dịch công suất được thông báo cho UE thông qua báo hiệu
RRC từ RNC.
254 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Các nghiên cứu về ảnh hưởng trễ phản hồi lên hiệu năng thích
ứng đường truyền cho thấy cần sử dụng giải thuật thích ứng đường
truyền vòng ngoài để điều chỉnh thêm chỉ số CQI từ người sử dụng
trước khi áp dụng nó để điều chỉnh khuôn dạng truyền dẫn HS-DSCH.
Giải thuật vòng ngoài có thể dựa trên ACK/NAK từ các lần
truyền quá khứ. Giải thuật này điều chỉnh các giá trị khoảng dịch để
đạt được xác suất phát lại trung bình đích. Quá nhiều phát lại sẽ bổ
sung thêm trễ không cần thiết trong khi quá ít lại biểu thị rằng các
kích thước khối truyền không đủ lớn dẫn đến giảm thông lượng một
cách không cần thiết. Thích ứng đường truyền HS-DSCH vòng ngoài
có thể dựa trên cùng một nguyên lý như các giải thuật điều khiển công
suất vòng ngoài của R3. Giải thuật thích HS-DSCH ứng vòng ngoài
được tổng kết trong sơ đồ khối trên hình 8.14.

Hình 8.15. Sơ đồ khối thích ứng đường truyền tại nút B

8.3.2. Điều khiển công suất


Chất lượng thu HS-SCCH tin cậy là quan trọng vì khối truyền tải
trên HS-DSCH chỉ có thể được giải mã nếu trước hết HS-SCCH được
thu đúng. Vì thế cần ấn định công suất cho truyền dẫn HS-SCCH để
đảm bảo thu tin cậy. Mặt khác, cũng cần giảm công suất truyền dẫn
HS-SCCH để giảm nhiễu trong mạng. Vì thế cần điều khiển công suất
HS-SCCH trong từng TTI, theo đó công suất phát HS-SCCH được
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 255

điều chỉnh sao cho người sử dụng mong muốn có xác suất giải mã
kênh đúng cao (hình 8.15). Khối lượng công suất HS-SCCH lớn được
sử dụng UE1 tại biên ô, trong khi khối lượng nhỏ hơn có thể được sử
dụng cho người sử dụng UE3 gần trạm gốc. Trái lại về phần HS-
DSCH, nó sử dụng thích ứng đường truyền chứ không phải điều khiển
công suất nhanh.
Các đặc tả 3GPP không định nghĩa tường minh cơ chế điều khiển
công suất cho HS-SCCH. Điều khiển công suất HS-SCCH có thể dựa
trên các đầu vào sau:
√ Các lệnh điều khiển công suất của kênh DPCCH liên kết.
Công suất phát HS-SCCH được điều chỉnh tương đối với công
suất phát của DPCCH đường xuống liên kết. Điều này có thể
thực hiện vì DPCCH được điều chỉnh công suất vòng kín và
khoảng dịch công suất giữa HS-SCCH và DPCCH có thể được
thiết lập khi biết trước hiệu năng SINR tương đối giữa hai
kênh
√ Các báo cáo CQI. Công suất phát được điều chỉnh như là một
hàm của báo cáo CQI nhận được từ người sử dụng. Điều này
có thể thực hiện nếu có một bảng tại nút B biểu thị khoảng
dịch công suất giữa chỉ số CQI và công suất HS-SCCH
yêu cầu.
Như vậy trong cả hai trường hợp, đều có thể thực hiện một sơ đồ
điều khiển công suất tựa như vòng kín cho HS-SCCH dựa trên thông
tin phản hồi từ người sử dụng về hoặc chất lượng thu DPCCH liên kết
hoặc HS-DSCH (CQI). Chung cho cả hai cách tiếp cận là Nút B cần
thông số khoảng dịch công suất trước khi nó có thể điều chỉnh công
suất phát HS-SCCH như một hàm phụ thuộc hoặc vào công suất
DPCCH hoặc CQI. Độ lớn khoảng dịch công suất quyết định xác suất
lỗi khối dư (BLEP) trên kênh HS-SCCH. Vì thế cũng cần sử dụng giải
thuật điều khiển công suất vòng ngoài tại nút B để tinh chỉnh khoảng
256 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

dịch công suất nói trên nhằm đáp ứng BLEP đích trên HS-SCCH. Như
vậy ta có thể áp dụng ở đây giải thuật vòng ngoài tương tự như thích
ứng đường truyền HS-DSCH.

UE3 Nút B
UE2
UE1

UE1 UE2 UE3 UE1 UE2 UE3


HS-SCCH với điều
khiển công suất

HS-DSCH với thích ứng đường


truyền và công suất cố định

Hình 8.15. Nguyên lý điều khiển công suất HS-SCCH.


Nút B biết được HS-SCCH có được thu thành công hay không
nếu nó liên tục nhận được ACK hay NAK. Nếu nút B không thu được
ACK/NAK (UE không phát HS-DPCCH: DTX ), nghĩa là UE không
phát hiện truyền dẫn HS-SCCH. Thông tin này có thể được sử dụng để
điều khiển công suất HS-SCCH. Báo cáo ACK/NAK được tăng cường
hơn trong 3GPP R6, trong đó UE trước hết phát một bản tin tiền tố
đặc biệt cho ACK/NAK để nút B phân biệt được DTX.

Hình 8.16. Sơ đồ khối giải thuật điều khiển công suất HS-SCCH
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 257

Hình 8.16 cho thấy sơ đồ khối tổng kết giải thuật điều khiển công
suất HS-SCCH tại nút B. Giải thuật điều khiển công suất HS-SCCH là
giải thuật đặc thù kết nối.

8.3.3. Bộ lập biểu gói


Phần này trình bày chức năng của bộ lập biểu gói và đưa ra các
kiểu giải thuật lập biểu khác nhau cũng như giải thích cách cân đối
giữa tốc độ bit của người sử dụng và dung lượng ô.

8.3.3.1. Lý thuyết cơ sở
Vấn đề cơ sở mà một bộ lập biểu gói phải giải quyết là làm cách
nào để chia sẻ các tài nguyên cho tập hợp các người sử dụng có đủ
điều kiện để nhận số liệu. Kelly đã đề xuất một cách trình bày vấn đề
này. Kelly sử dụng khái niệm hàm tiện ích, Un(rn), trong đó n ký hiệu
cho người sử dụng HSDPA thứ n và rn là thông lượng trung bình cho
người sử dụng thứ n này. Nếu coi hàm tiện ích là số đo “mức độ thỏa
mãn hay hạnh phúc” nhận được từ việc được lập biểu. Thì giải pháp
lập biểu tốt nhất là giải pháp cực đại hóa tổng các hàm tiện ích cho tất
cả các người sử dụng tại mọi thời điểm cho trước. Tổng các hàm này
được gọi là ‘hàm đối tượng’.
Giả sử một hàm tiện ích Un(rn) hợp lý đã được định nghĩa, khi này
sẽ xuất hiện một vấn đề khác là hành vi phụ thuộc thời gian của hệ
thông tổ ong. Dung lượng kênh của từng người sử dụng cũng như
dung lượng của toàn bộ ô thay đổi theo thời gian. Nghiên cứu cho thấy
rằng tốt nhất là sử dụng giải thuật tìm kiếm gradient, giải thuật này
cho phép cực đại hóa hơn nữa hàm đối tượng cho từng quyết định lập
biểu. Như vậy, hệ thống cần lập biểu người sử dụng HSDPA trong
TTI tiếp theo để thỏa mãn:
∂U (r )
n* = argmax {M n } , trong đó M n = d n . n n , (8.1)
n ∂rn
258 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Trong đó:
- Mn ký hiệu cho số đo lập biểu,
- dn là tốc độ số liệu tức thời mà người sử dụng n có thể hỗ trợ
trong TTI tiếp theo.
Lưu ý dn nhận được bằng cách tham vấn giải thuật thích ứng
đường truyền HSDPA (đã xét trong 8.1.2.1). Thông lượng được
chuyển cho các người sử dụng trong quá khứ có thể được cập nhật
trong từng TTI cho tất cả các người sử dụng bằng biểu thức đệ quy,
nghĩa là :
⎧⎪(1 − a)rn , cò + ad n nÕu ng−êi sö dông n ®−îc phôc vô
rn = ⎨ (8.2)
⎪⎩(1 − a)rn , cò nÕu kh¸c

Trong đó:
- rn,cũ là giá trị cũ của rn
- a là hệ số quên (Forgetting Factor).
Vì thế a-1 bằng chu kỳ trung bình tương đương được đo bằng số
lượng các TTI đối với bộ lọc làm nhẵn hàm mũ. Tính toán thông
lượng cho một người sử dụng chỉ có thể được thực hiện cho các chu
kỳ thời gian khi người sử dụng có số liệu trong bộ đệm nút B. Điều
này là quan trọng để đảm bảo ổn định các phương pháp lập biểu gói
nhận thức QoS, nếu không nó sẽ tìm cách đền bù cho các người sử
dụng không tích cực không có số liệu để truyền.

8.3.3.2. Các giải thuật lập biểu gói


Các bộ lập biểu gói kinh điển khác nhau được liệt kê trong bảng
8.2 theo tiện ích của chúng và theo chức năng giám sát lập biểu.
Bộ lập biểu quay vòng (RR: Round Robin) là một bộ lập biểu
tham chuẩn phổ biến, trong đó các người sử dụng được lập biểu với
xác suất như nhau không phụ thuộc vào điều kiện kênh.
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 259

Bảng 8.2. Các nguyên lý lập biểu gói


Bộ lập biểu Hàm tiện ích, Un(rn) Số đo lập biểu

Quay vòng (RR) 1 0


C/I hay thông
lượng cực đại rn dn
(max-C/I )

Công bằng tỷ lệ dn
Log(rn)
(PF) rn
Lập biểu tốc độ
bit cực tiểu (min- rn+[1-exp(-β(rn-rmin))] dn{1+[1-exp(-β(rn-rmin))}
GBR)
Lập biểu tốc độ
⎡1 ⎤
bit cực tiểu với
công bằng tỷ lệ
log(rn)+[1-exp(-β(rn-rmin))] d n ⎢ + β exp ( -β (rn − rmin ) ) ⎥
(min-GBR+PF)
⎣ rn ⎦

d HOL ,n ⎡ − log(δ n ).d HOL ,n ⎤


Lập biểu trễ cực − log(δ n ) log(rn ) dn ⎢ ⎥
đại (max-Del) d req , n ⎣⎢ rn .d req , n ⎦⎥

rmin là đích tốc độ bit cực tiểu chẳng hạn tốc độ bit đảm bảo (GBR: Guaranteed
Bit Rate)
β là hằng số điều khiển tính năng nổ của bộ lập biểu (giá trị khuyến nghị β=0,5)
dHOL,n là trễ gói đầu hàng
dreq,n là yêu cầu trễ gói cực đại

δn là xác suất vi phạm (hay hệ số năng nổ) đối với giải thuật.
Bộ lập biểu tỷ số sóng mang trên nhiễu cực đại (max C/I) hay nói
chính xác hơn bộ lập biểu thông lượng cực đại được thiết kế để cực
đại hóa thông lượng ô HSDPA. Bộ lập biểu max-C/I tập trung các tài
nguyên ô cho một tập con nhỏ các người sử dụng và có thể có một số
người sử dụng tại biên ô sẽ chẳng bao giờ được lập biểu. Để đảm bảo
phân chia công bằng tài nguyên giữa các người sử dụng, bộ lập biểu
‘công bằng tỷ lệ’ (PF: Propotional Fair) thường được xem xét. Bộ lập
biểu PF đảm bảo cân đối giữa tính công bằng và thông lượng ô
HSDPA có thể đạt được và đảm bảo mở rộng vùng phủ đáng kể. Cách
260 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

giải thích phổ biến cho quan hệ này là các người sử dụng được lập
biểu trên ‘đỉnh phađinh của họ’, chẳng hạn khi tốc độ số liệu tức thời
của họ vượt quá giá trị trung bình (hình 8.17).
Mẫu số trong số đo lập biểu đảm bảo sự bền chắc vì người sử
dụng nhận được ít tài nguyên lập biểu sẽ tăng tính ưu tiên của mình
theo thời gian. Bộ lập biểu này đã được nghiên cứu và phân tích rất
nhiều trong các tài liệu. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng có thể cải
tiến bộ lập biểu để đảm bảo thông lượng trung bình như nhau cho tất
cả mọi người sử dụng HSDPA chỉ đơn giản bằng cách thay đổi chiến
lược lập biểu. Các thực thể điều khiển tải và điều khiển cho phép khi
này có thể điều chỉnh số người sử dụng được ấn định cũng như các tài
nguyên HSDPA sao cho đạt được thông lượng trung bình tại mức dịch
vụ đích.

Hình 8.17. Nguyên lý lập biểu công bằng tỷ lệ với trễ 3 TTI
Để giải quyết yêu cầu phân biệt QoS tiên tiến, các nhà nghiên cứu
đã đưa bộ lập biểu tốc độ bit đảm bảo cực tiểu (min-GRB: min-
Guaranteed Bit Rate) trong đó hàm tiện ích trở nên giá trị khá thấp đối
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 261

với các trường hợp khi thông lượng trải nghiệm của người sử dụng
thấp hơn GBR, trái lại làm hàm tiện ích chỉ tăng vừa phải khi thông
lượng trải nghiệm cao hơn GBR. Bằng cách điều chỉnh giá trị β (xem
bảng 8.2) có thể điều chỉnh được mức độ năng nổ của bộ lập biểu
MAC-hs nếu người sử dụng HSDPA xuống thấp hơn GBR. Trong
bảng 8.2, biến thứ hai cũng được đưa vào để bổ sung cho nguyên lý
lập biểu công bằng tỷ lệ cơ sở. Một khả năng định nghĩa hàm tiện ích
nữa trong bảng 8.2 là thực hiện các yêu cầu về trễ gói bằng cách tăng
mức ưu tiên khi trễ gói đầu hàng tiến gần đến yêu cầu trễ cực đại.
Hàm này cũng dựa trên nguyên lý PF.
Bộ lập biểu gói MAC-hs cũng phải xử lý lập biểu cho các phát lại
lớp một đang treo (đang chờ) trong bộ quản lý HARQ. Ở đây có hai
cách tiếp cận cơ sở:
- Luôn chọn các người sử dụng có các phát L1 lại đang treo với
mức ưu tiên cao nhất cho TTI tiếp theo. Nếu có nhiều người sử
dụng đang chờ phát lại L1 thì một trong số các giải thuật trong
bảng 8.2 có thể được sử dụng để chọn người nào sẽ được lập
biểu.
- Luôn luôn chọn các người sử dụng sẽ được lập biểu trong TTI
tiếp theo dựa trên một trong các giải thuật trong bảng 8.2. Nếu
người sử dụng được chọn cho lập biểu có các phát lại L1 đang
treo thì các phát lại này sẽ được phát trước khi khởi đầu các
phát lại mới. Như vậy các phát lại được ưu tiên so với từng
luồng số liệu.
Cần lưu ý rằng cách tiếp cận thứ hai được coi là giải pháp hấp dẫn
nhất từ quan điểm dung lượng, vì nó cho bộ lập biểu gói các mức độ
tự do cao hơn để lập biểu trước hết cho các người sử dụng có điều
kiện vô tuyến tốt, nghĩa là họ sẽ được hưởng lợi từ phân tập đa người
sử dụng. Trái lại, giải pháp thứ nhất hấp dẫn hơn từ quan điểm Jitter
trễ gói, vì các phát lại L1 đang treo được trao ngay lập tức ưu tiên cao
262 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

hơn không phụ thuộc vào các điều kiện kênh vô tuyến của người sử
dụng và vào các thông số khác tham gia vào số đo lập biểu. Tuy nhiên
trong các kịch bản thực tế với BLER từ 10 đến 20% trong các lần
truyền dẫn thứ nhất, khác biệt hiệu năng giữa hai cách tiếp cận này là
không lớn.
Bộ lập biểu gói hoạt động dựa trên thông tin về chất lượng kênh
thường liên quan đến khái niệm ‘phân tập đa người sử dụng’. Nếu số
người sử dụng trong tập ứng cử lập biểu lớn, thì sẽ có một số người
được ấn định tốc độ số liệu khá cao vì có điều kiện kênh tốt. Đây cũng
là nguyên tắc ghép kênh đa người sử dụng.

8.3.3.3. Ghép kênh theo mã


Ghép kênh theo mã là trường hợp trong đó có nhiều người sử
dụng HSDPA được lập biểu trong một TTI. Ghép kênh theo mã có thể
được thực hiện theo hai kịch bản cơ sở sau:
Có thể sử dụng đến 15 HS-PDSCH trong nút B. Tuy nhiên, thông
thường các UE chỉ hỗ trợ thu đồng thời 5 HS-DPSCH. Vì thế để có
khả năng cực đại hóa hiệu suất sử dụng phổ tần, lập biểu sử dụng ghép
kênh theo mã cho ba người sử dụng đồng thời với mỗi người 5 mã.
Cũng cần ghép kênh theo mã để tối ưu hiệu năng nếu có nhiều
người sử dụng HSDPA trên một ô được ấn định tốc độ số liệu thấp và
các yêu cầu trễ cao. Chẳng hạn, VoIP trên HSDPA thường đòi hỏi sử
dụng ghép kênh theo mã để đạt được hiệu năng tốt.
Tuy nhiên sẽ xẩy ra một số chi phí liên quan đến sử dụng ghép
kênh theo mã: (1) chi phí cho truyền dẫn HS-SCCH tăng, vì mỗi
người sử dụng được ghép kênh theo mã đòi hỏi một HS-SCCH, (2)
bậc phân tập đa người sử dụng giảm vì nhiều hơn một người sử dụng
được lập biểu trong một TTI. Vì thế chỉ nên sử dụng ghép kênh theo
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 263

mã khi thỏa mãn một trong số các điều kiện nói trên. Nếu sử dụng
ghép kênh theo mã cho N người sử dụng, thì bộ lập biểu gói trước hết
chọn N người sử dụng có ưu tiên cao. Chẳng hạn đơn giản nhất là chia
các tài nguyên công suất và mã giữa các người sử dụng đồng thời
bằng cách áp dụng chiến lược mã như nhau và công suất như nhau
trong đó các người sử dụng nhận được khối lượng công suất HS-
DSCH và mã như nhau.

8.3.3.4. Lập biểu mặt phẳng điều khiển trên kênh HS-DSCH
R6 đưa ra F-DPCH riêng cho điều khiển công suất, vì thế kênh
mang vô tuyến báo hiệu cho lớp 3 từ RNC đến UE sẽ được phát trên
HS-DSCH. Nghĩa là bộ lập biểu MAC-hs trong nút B sẽ dược thiết kế
để xử lý lập biểu liên kết mặt phẳng người sử dụng và mặt phẳng điều
khiển trên kênh chia sẻ HS-DSCH (hình 8.18). Báo hiệu điều khiển
bao gồm các bản tin RRC và báo hiệu mạng lõi. Một trong các lợi ích
của việc phát các bản tin này trên HS-DSCH thay vì sử dụng DCH
tiêu chuẩn liên kết như ở R5 là giảm tối đa trễ báo hiệu do tốc độ số
liệu trên kênh HS-DSCH cao. Vì một số bản tin RRC được coi là nhạy
cảm trễ, bộ lập biểu gói MAC-hs phải phát các bản tin RRC ngay sau
khi chúng đến nút B. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bản tin
RRC trong quá trình chuyển ô phục vụ HS-DSCH. Để thực hiện điều
này, một giá trị SPI (chỉ thị mức ưu tiên) cao được gán cho các luồng
số liệu của mặt phẳng điều khiển trên HSDPA để nút B biết được rằng
các luồng này có mức ưu tiên lập biểu cao. Vì thế mỗi khi một PDU
mới đến nút B với chỉ thị SPI rằng nó là một bản tin RRC, nó sẽ được
lập biểu ngay tại TTI tiếp theo. Vì kích thước bản tin RRC thường
được giới hạn vài trăm bit, nên các bản tin này có thể được sử dụng
với một mã HS-PDSCH. Vì thế trước hết bộ lập biểu MAC-hs phải
tham vấn chức năng thích ứng đường truyền và tính toán công suất
cần thiết cho truyền dẫn bản tin RRC, sau đó công suất và các mã
264 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

PDSCH còn lại mới được sử dụng cho lập biểu thông thường cho lưu
lượng mặt phẳng người sử dụng theo các giải thuật được xét trong các
phần trước. Cách làm này cho phép thực hiện dễ ràng lập biểu hiệu
quả lên kết mặt phẳng điều khiển và lưu lượng, mặt phẳng người sử
dụng trên HS-DSCH bằng cách sử dụng phân biệt QoS theo các thiết
lập mức độ ưu tiên và ghép kênh theo mã.

RNC Nút B UE

MAC-hs
Mặt phẳng người sử dụng

Mặt phẳng điều khiển

Hình 8.18. Lập biểu MAC-hs cho cả lưu lượng mặt phẳng điều khiển
và mặt phẳng người sử dụng lên HS-DSCH

8.3.3.5. Lập biểu thực tế theo các thông số 3GPP


Phần trước đã xét tổng quan các giải thuật lập biểu khác nhau
và một số điều kiện khai thác chúng thành công. Trong phần này một
số các khía cạnh thực tế của lập biểu sẽ được đề cập ngắn gọn. Các số
đo lập biểu được xét trước đây cho thấy rằng tất cả các người sử dụng
có cùng một hàm tiện ích và vì thế cùng một các trình bày số đo lập
biểu. Tuy nhiên, trong một mạng nhà khai thác có thể muốn phân biệt
giữa các người sử dụng và các dịch vụ khác nhau, chẳng hạn nhằm ưu
tiên hóa quá trình lập biểu cho các mức ưu tiên khác nhau. Như đã nói
trong phần 8.1.1.2, 3GPP cung cấp các thông số khác nhau để điều
khiển QoS một cách chính xác hơn. Hình 8.19 cho thấy các đầu vào
có thể có do chương trình khung 3GPP cung cấp. Đây chưa phải là
đầy đủ, nhưng nó cho thấy một số thông số chủ chốt. Vì thế số đo lập
biểu cuối cùng sẽ dựa trên các nguyên tắc cơ sở đã được trình bày nói
trên và được cải biên cho phù hợp với dịch vụ chiến lược khai thác
của nhà khai thác.
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 265

Hình 8.19. Nguyên lý lập biểu theo các thông số đầu vào và các ảnh
hưởng lên chiến lược tổng thể được lựa chọn.

8.4. TỔNG QUAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN HSUPA

Hình 8.20. Tổng quan các khối chức năng RRM khác nhau cho
HSUPA trong RNC, nút B và UE.
Quản lý tài nguyên vô tuyến cho HSUPA bao gồm các chức năng
được đặt trong RNC, nút B và UE. Hình 8.20 cho thấy các chức năng
của RRM. RNC chịu trách nhiệm để ấn định các tài nguyên vô tuyến
cho HSUPA, để điều khiển cho phép và để điều khiển chuyển giao.
266 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

RNC cũng đóng vai trò điều khiển R3 DCH và vì thế nó điều khiển
việc cân đối giữa R3 DCH và HSUPA. Nút B chia sẻ các tài nguyên
giữa các UE. UE chịu trách nhiệm chọn khối truyền tải dựa trên công
suất phát khả dụng và trên số liệu khả dụng trong bộ đệm. Trong các
phần sau, ta sẽ xét các khối chức năng khác nhau trong RNC và nút B.

8.5. CÁC GIẢI THUẬT RNC CHO HSUPA


Phần này sẽ xét ấn định tài nguyên, thông số hóa QoS (chuyển
đổi QoS vào các thông số), điều khiển cho phép và quản lý tài nguyên.
Các chức năng khác của RNC như: Sắp đặt lại thứ tự trong lớp
MAC-es và điều khiển công suất vòng kín đã được xét trong chương 7.

8.5.1. Ấn định tài nguyên


RNC thiết lập giá trị đích cho công suất thu băng rộng cực đại
(hay tăng tạp âm) cho nút B. Công suất thu bao gồm tạp âm nhiệt,
nhiễu giữa các ô, nhiễu nội ô từ các kết nối DCH và nhiễu nội ô từ các
kết nối E-DCH (HSUPA). Các kết nối DCH được điều khiển hoặc bởi
khối điều khiển cho phép hoặc bởi khối lập biểu gói trong RNC. Các
kết nối E-DCH được điều khiển bởi bộ điều khiển gói HSUPA trong
nút B. Bộ lập biểu HSUPA có thể ấn định công suất cho các người sử
dụng E-DCH dựa trên không lượng công suất không bị các kết nối
DCH sử dụng và vẫn còn thấp hơn mức công suất băng rộng cực đại.
Điều khiển ấn định tài nguyên trên đường lên được minh họa trên
hình 8.21.
Bộ lập biểu HSUPA có thông tin tức thời về tình trạng nhiễu
đường lên vì nó được đặt ngay tại nút B. Bộ lập biểu này cũng có các
phương tiện điều khiển nhiễu từ các UE tích cực nhanh hơn so với bộ
lập biểu đặt tại RNC. Hình 8.22 cho thấy nhiễu đường lên là một hàm
phụ thuộc vào thông lượng ô. RNC có thể thiết lập một giá trị đích cao
hơn cho các mức nhiễu khi HSUPA được sử dụng vì các thay đổi
nhiễu nhỏ hơn so với trường hợp WCDMA. Các mức nhiễu càng cao
thì thông lượng ô càng lớn.
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 267

Công suất thu băng


rộng tại nút B

Đích
Các kết nối được được lập biểu nhanh trên E-DCH
(điều khiển gói HSUPA của nút B)

Các kết nối được lập biểu trên DCH


(điều khiển gói của RNC)

Các kết nối không lập biểu trên DCH


(điều khiển cho phép của RNC)

Nhiễu giữa các ô


Tạp âm nhiệt +
Hệ số tạp âm máy thu

Hình 8.21. Điều khiển ấn định tài nguyên với HSUPA

Hình 8.22. Đường cong tải đường lên


và ảnh hưởng của lập biểu nhanh
RNC phục vụ cũng phát chỉ thị nghẽn đến nút B. Đây là một
thông số đặc thù UE để chỉ thị nghẽn trong mạng truyền tải và nó có
thể nhận ba giá trị sau:
1. Không nghẽn.
2. Trễ tăng (Delay build-up): Chỉ thị rằng trễ các gói trong mạng
truyền tải đang tăng.
268 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

3. Các gói bị mất: Biểu thị rằng một số lượng gói nhất định trong
mạng truyền tại đã bị mất.
Sau khi nhận được chỉ thị nghẽn đối với một UE nào đó, nút B có
thể hạ thấp tốc độ bit của người sử dụng này để giải quyết tình
trạng nghẽn.

8.5.2. Thông số hóa QoS


RNC đưa cho nút B một số thông số QoS để nó sử dụng các
thông số này cho lập biểu gói:
√ Chỉ thị ưu tiên lập biểu chỉ thị mức ưu tiên tương đối của các
luồng MAC-e bằng cách sử dụng 16 giá trị khác nhau. Giá trị
15 chỉ thị mức ưu tiên cao nhất và giá trị 0 chỉ thị mức ưu tiên
thấp nhất.
√ Tốc độ bit đảm bảo của MAC-es chỉ thị số lượng bit trên một
giây đảm bảo được chuyển trên giao diện vô tuyến trong các
điều kiện hoạt động bình thường mà ở đó nút B sẽ đảm bảo
cung cấp các tài nguyên đường lên.
√ Số lượng các lần truyền cực đại cho HARQ định nghĩa số
lượng các truyền dẫn HARQ lớp 1 cho từng luồng MAC-d.

Chuyển đổi các thông số từ giao diện Iu vào giao diện IuB đã
được xét trong phần 8.1.1.2 cùng với thông số hoá HSDPA QoS.

8.5.3. Điều khiển cho phép


Điều khiển cho phép quyết định có cho phép hay không một
người sử dụng mới truy nhập đến HSUPA. Các thông số dưới đây
được sử dụng cho quyết định này:
− Số lượng các người sử dụng HSUPA tích cực – RNC có thể
muốn giới hạn số lượng người sử dụng HSUPA tích cực cực
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 269

đại. Kích thước phần cứng của mạng cũng có thể hạn chế số
lượng người sử dụng tích cực.
− Mức nhiễu đường lên – mức nhiễu đường lên có thể nhận
được từ công suất băng rộng thu được đo (RTWP: Received
Total Wideband Power). Nếu mức nhiễu quá lớn so với đích
được quy định trước và nếu các tốc độ số liệu của các người
sử dụng hiện hữu không giảm, người sử dụng mới có thể bị
chặn.
− Chỉ thị ưu tiên lập biểu – chỉ thị mức ưu tiên của cuộc gọi
mới so với các SPI của các cuộc gọi hiện hữu. Nếu cuộc gọi
mới có mức ưu tiên cao và các cuộc gọi hiện hữu có mức ưu
tiên thấp, điều khiển cho phép có thể cho phép cuộc gọi mới
dẫn đến khả năng giảm chất lượng các cuộc gọi hiện có.
− Tốc độ bit đảm bảo – điều khiển cho phép cần có GBR để
xem xét xem có đủ tài nguyên cho một cuộc gọi GBR mới
hay không, trong khi đó vẫn cần đảm bảo GBR cho các người
sử dụng hiện có trong mạng.
− Tốc độ bit được cung cấp trên E-DCH - Nút B báo cáo tốc độ
bit được cung cấp trên kênh E-DCH cho từng loại ưu tiên.
Tốc độ bit này có thể được so sánh với các tốc độ bit đích cho
các loại SPI khác nhau khi đưa ra quyết định điều khiển cho
phép cho một người sử dụng nào đó.
− Tốc độ bit được cung cấp trên DCH – RNC biết được các tốc
độ bit được cung cấp trên DCH. Tốc độ bit này có thể được
so sánh với một tốc độ bit đích của các người sử dụng DCH
khi đưa ra quyết định có cho phép một người sử dụng DCH
mới hay không
− Các hạn chế đường xuống – khi một người sử dụng HSUPA
mới được cho phép, người này cũng yêu cầu HSDPA cho
270 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

đường xuống. Nếu không có tài nguyên cho HSDPA, thì cần
chặn người sử dụng này ngay cả khi có tài nguyên cho đường
lên.

8.5.4. Quản lý di động


Điều khiển chuyển giao trong RNC quyết định, (1) các ô nào sẽ
có trong tập tích cực, (2) ô nào sẽ là ô phục vụ HSUPA. Quyết định
thứ nhất rất giống với điều khiển chuyển giao WCDMA R3, ngoài trừ
việc số ô cực đại trong tập tích cực chỉ bằng 4 đối với HSUPA còn số
ô cực đại trong tập tích cực đối với WCDMA có thể bằng 6. Giải thuật
ô phục vụ quyết định ô nào sẽ là ô điều khiển người sử dụng HSUPA.
Ô phục vụ đối với HSUPA có thể khác với ô phục vụ đối với HSDPA,
nhưng thông thường ô phục vụ cho HSUPA và HSDPA như nhau và
thay đổi ô phục vụ xẩy ra đồng thời.

8.6. CÁC GIẢI THUẬT NÚT B CHO HSUPA


Trong nút B, các chức năng chính liên quan đến HSUPA là lập
biểu gói và HARQ, HARQ đã được trình bày chi tiết trong chương 7,
còn ở phần sau ta sẽ xét chi tiết lập biểu gói.
Hai chế độ lập biểu khác nhau đã được định nghĩa cho HSUPA:
Chế độ lập biểu nút B với báo hiệu điều khiển L1/MAC trên đường
lên và đường xuống và chế độ không lập biểu được điều khiển bởi
RNC. Phương pháp điều khiển bởi RNC có thể được sử dụng cho các
kênh mang GBR chẳng hạn cho VoIP. Chế độ không lập biểu được
điều khiển bởi RNC giống như như ấn định WCDMA DCH, nhưng sử
dụng phát lại L1 nhanh. Phần này sẽ xét lập biểu gói dựa trên nút B.
HSUPA có hai ưu điểm chính so với WCDMA R3: L1 HARQ và
lập biểu dựa trên nút B. Ưu điểm thứ nhất có lợi về mặt hiệu suất sử
dụng phổ tần, vì nó cho phép hoạt động với BLEP cao hơn mà không
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 271

tăng trễ. Ưu điểm thứ hai cho phép lập biểu gói nhanh hơn nhờ vậy
cho phép làm việc tại các hệ số tải cao hơn và thông lượng ô cao hơn.
Hình 8.23 cho thấy môi trường lập biểu nút B. Hình này cho thấy
rằng bộ lập biểu gói được nối đến một số MAC-e. Mỗi HSUPA UE có
thực thể MAC-e riêng trong nút B. Chức năng quan trọng nhất của
MAC-e là chịu trách nhiệm thu và công nhận quá trình HARQ.

Hình 8.23. Môi trường lập biểu gói HSUPA dựa trên nút B
Nút B có thể nâng cấp ấn định dung lượng UE dựa trên bit hạnh
phúc hay thông tin về trạng thái bộ đệm UE. UE cũng báo cáo công
suất truyền dẫn khả dụng để chỉ thị việc nó còn có thể hỗ trợ số liệu
đường lên cao từ quan điểm công suất hay không. Nút B có thể hạ cấp
ấn định dung lượng UE nếu các cho phép dung lượng được ấn định
không sử dụng hết và mức độ sử dụng kênh thấp.
Nút B có thể đưa ra hai kiểu cho phép dung lượng cho UE khi nó
muốn thay đổi ấn định: các cho phép tuyệt đối cung cấp tỷ số công
suất tuyết đối giữa E-DPDCH và DPCCH cho UE và các cho phép
tương đối (UP, DOWN hay HOLD). Khi UE nhận được lệnh UP hay
DOWN nó sẽ điều chỉnh ấn định tăng hoặc giảm một nấc so với ấn
định được chọn trong TTI cuối cùng của quá trình HARQ. Các cho
272 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

phép tương đối được gửi đi trong kênh E-RGCH còn các cho phép
tuyệt đối được gửi đi trong kênh E-AGCH. Các cho phép tuyệt đối chỉ
được gửi đi bởi ô phục vụ HSUPA còn các cho phép tương đối cũng
có thể được gửi đi bởi các ô không phục vụ nhưng chỉ cho lệnh
DOWN để giải quyết vấn đề quá tải.

8.7. TỔNG KẾT


Chương này đã xét các vấn đề về quản lý tài nguyên vô tuyến cho
HSPA bao gồm quản lý tài nguyên vô tuyến cho HSDPA và quản lý
tài nguyên vô tuyến cho HSUPA. Các vấn đề liên quan đến quản lý tài
nguyên vô tuyến có HSDPA và HSUPA được xét trong chương này
bao gồm: Các giải thuật RNC và các giải thuật lập biểu nút B. Điểm
mạnh của quản lý tài nguyên vô tuyến HSPA so với WCDMA R3 là
HARQ lớp 1 và lập biểu gói được đặt tại nút B. Ưu điểm của L1
HARQ là nó cho phép tiết kiệm phổ tần, vì nó cho phép hoạt động với
BLEP cao hơn mà không tăng trễ. Ưu điểm đặt lập biểu gói tại nút B
cho phép lập biểu gói nhanh hơn nhờ vậy cho phép làm việc tại các hệ
số tải cao hơn và thông lượng ô cao hơn.

8.8. CÂU HỎI


1. Tài nguyên vô tuyến trong HSPA là các tài nguyên nào
2. Trình bày nguyên lý chung của quản lý tài nguyên vô tuyến trong
HSDPA
3. Trình bày các giải thuật RNC cho HSDPA
4. Trình bày các giải thuật nút B cho HSDPA
5. Trình bày nguyên lý quản lý tài nguyên vô tuyến HSUPA
6. Trình bày các giải thuật RNC cho HSUPA
7. Trình bày các giải thuật nút B cho HSUPA
8. Tại sao lập biểu phụ thuộc kênh lại cho phép tăng dung lượng
Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 273

9. Bạn hay đưa ra một kịch bản lập biểu phụ thuộc kênh trong đó tại
từng khoảng thời gian truyền dẫn bạn thực hiện phân chia tài
nguyên cho các người sử dụng
10. Bản chất của nguyên tắc lập biểu phụ thuộc kênh công bằng là gì,
tại sao cần lập biểu phụ thuộc kênh công bằng
11. Sơ đồ lập biểu quay vòng là một sơ đồ hoàn toàn công bằng, phân
tích ưu và nhược của sơ đồ nào, liên hệ sơ đồ này với các sơ đồ
điều khiển tài nguyên trong các hệ thống thông tin di động mà
bạn đã được học.
Chương 9

VoIP TRONG HSPA

VoIP (Voice over IP: Thoại trên IP) đã trở thành một giải pháp
hấp dẫn để mang thoại trên miền chuyển mạch gói trong mạng cố định.
Số lượng khách hàng VoIP dựa trên máy tính ngày càng tăng. Các
dịch vụ VoIP này cho phép thực hiện các cuộc gọi chuyển mạch gói
giữa các máy tính và các thiết bị cầm tay trên mạng Internet công
cộng. VoIP cũng nổi lên như là một tính năng bổ sung cho các ứng
dụng Internet như nhắn tin và gặp nhau trên mạng.
WCDMA và HSPA cũng cho phép mang VoIP chất lượng tốt trên
các mạng tổ ong diện rộng. Thực hiện VoIP trong trường hợp này đòi
hỏi hiểu biết hiệu năng vô tuyến của VoIP, ngoài ra cũng cần xét đến
các khía cạnh VoIP kể cả các thỏa thuận dịch vụ giữa nhiều nhà khai
thác, chuyển mạng quốc tế, lệ phí kết cuối và các khía cạnh pháp luật.
Chương này tập trung lên hiệu năng vô tuyến của VoIP. Chương
cũng sẽ xét các động lực chính cho việc khai thác VoIP trên các mạng
tổ ong, nén tiêu đề và sẽ trình bày các kết quả dung lượng hệ thống
đạt được.
Các chủ đề được trình bày trong chương này bao gồm:
- Động lực VoIP
- Nén tiêu đề
- VoIP trong HSPA
376 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Mục đích chương nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức về
dịch vụ VoIP áp dụng trong HSPA.
Để hiểu được chương này sinh viên cần đọc kỹ tư liệu được trình
bày trong chương, tham khảo thêm các tài liệu [11], [14] và trả lời các
câu hỏi cuối chương.

9.1. ĐỘNG LỰC VOIP


Thoại chuyển mạch kênh đã là nguồn lợi nhuận chính cho các nhà
khai thác mạng di động và vẫn chiếm trên 70% lợi nhuận của họ. Cho
đến nay các mạng di động chưa có khả năng hỗ trợ thoại chất lượng
tốt trên các kênh chuyển mạch gói, nhưng hiệu năng vô tuyến của
WCDMA/HSPA sẽ đủ tốt cho VoIP. VoIP có thể hỗ trợ dịch vụ cuộc
gọi phong phú (gồm nhiều dịch vụ) hoặc chỉ thoại thông thường
nhưng giá thành thấp hơn thoại chuyển mạch kênh. Phần này sẽ giới
thiệu các động lực khác nhau cần thiết để khai thác VoIP trên
WCDMA/HSPA, ta sẽ phân biệt ba trường hợp sau:
1. Các cuộc gọi đa dịch vụ của khách hàng, trong đó thoại là một
phần tử của một phiên đa phương tiện chẳng hạn video hay trò
chơi đồng cấp.
2. Các cuộc gọi đa dịch vụ của hãng, trong đó mạng số liệu đa
dịch vụ riêng của hãng được mở rộng để bao phủ cả các mang
truy nhập vô tuyến.
3. Thoại tuần túy.
Các mạng tốc độ số liệu tăng cường cho phát triển GSM (EDGE)
của 2G phát triển và các mạng 3G WCDMA cho phép đồng thời thoại
chuyển mạch kênh và kết nối số liệu chuyển mạch gói. Cấu hình này
phù hợp tốt cho các dịch vụ nội dung – người dùng (chuyển nội dung
đến người sử dụng), như duyệt WAP và tải xuống e-mail, trong đó nơi
nhận cuộc gọi thoại và kết nối chuyển mạch kênh khác nhau. Cũng có
thể khai thác các dịch vụ gói người dùng – người dùng, như chia sẻ
Chương 9: VoIP trong HSPA 377

video thời gian thực cùng với các cuộc thoại chuyển mạch kênh. Tuy
nhiên VoIP có thể thực hiện các cuộc gọi phong phú một cách đơn
giản hơn vì cả thoại và dịch vụ số liệu đều có thể được mang qua các
mạng chuyển mạch gói đến cùng một nơi nhận. Có thể coi đây là một
nét rất quan trọng, đặc biệt là trong các trường hợp trong đó đầu cuối
đối tác có kết nối phong phú không phải là đầu cuối di động mà là một
máy tính được kết nối ADSL/WiFi bằng một VoIP client tương tự.
Kịch bản VoIP với các dịch vụ gọi phong phú được minh họa trên
hình 9.1.

Hình 9.1. VoIP với các khả năng cuộc gọi phong phú
Những người sử dụng kinh doanh có thể truy nhập mạng Intranet
của hãng họ bằng cách sử dụng các mạng riêng ảo (VPN: Virtual
Private Network). Các dịch vụ Intranet kể cả gặp nhau trên mạng
(netmeeting) cũng mang thoại. Để sử dụng các dịch vụ Intranet dựa
trên VoIP này bên ngoài công sở, giải pháp di động vùng rộng phải có
khả năng hỗ trợ VoIP. Trong trường hợp này, VoIP di động cần thiết
để mở rộng vùng phủ cho các dịch vụ hãng.
VoIP thoại thông thường gây áp lực rất lớn lên hiệu suất sử dụng
tần số, vì việc sử dụng nó phải hiệu quả hơn thoại chuyển mạch kênh.
378 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Một số hệ thống vô tuyến dựa trên chuyển mạch gói khác kể cả


WLAN hoặc WiMAX không có khả năng mang thoại chuyển mạch
gói. Nếu cần thiết dịch vụ thoại trên các hệ thống này, VoIP chỉ là tùy
chọn, ngay cả đối với dịch vụ thoại đơn giản.

9.2. NÉN TIÊU ĐỀ


Kích thước của toàn bộ tiêu đề IPv6 cùng với tiêu đề giao thức
thời gian thực/ giao thức bó số liệu của người sử dụng (RTP/UDP) là
60 byte, trong khi đó kích thước của một gói thoại thông thường là 30
byte. Nếu không nén tiêu đề thì hai phần truyền dẫn sẽ chỉ là tiêu đề.
Có thể sử dụng nén tiêu đề để cải thiện đáng kể hiệu suất của lưu
lượng VoIP trong HSPA. Giả sử ta sử dụng nén tiêu đề bền chắc
(ROHC: Robust Header Compression) để giảm kích thước các tiêu đề
xuống còn vài byte (ROHC trong 3GPP là bộ phận của R4). Hình 9.2
minh họa tốc độ số liệu cần thiết với tiêu đề đầy đủ và với các tiêu đề
nén. Tốc độ số liệu giảm từ 40kbit/s xuống còn vào khoảng 15kbit/s.

Hình 9.2. Lợi ích nhận được từ nén tiêu đề ROHC


trong 12,2kbit/s VoIP
Nén tiêu đề cho HSPA được thực hiện tại giao thức hội tụ số liệu
gói (PDCP: Packet Data Convergence Protocol) của lớp 2 trong UE và
trong RNC. Vì thế nén tiêu đề không chỉ tiết kiệm dung lượng giao
Chương 9: VoIP trong HSPA 379

diện vô tuyến mà cả dung lượng truyền dẫn Iub. Vị trí nén tiêu đề
được minh họa trên hình 9.3.

Hình 9.3. Nén tiêu đề IP với VoIP

9.3. VOIP TRONG HSPA


HSDPA/HSUPA lúc đầu được thiết kế cho các dịch vụ phi thời
gian thực tốc độ cao trong khi VoIP là dịch vụ tốc độ thấp với các yêu
cầu chặt chẽ. Các kết quả mô phỏng trong chương này sẽ cho thấy
3GPP HSPA vẫn có thể cung cấp hiệu năng hấp dẫn cho VoIP.

9.3.1. HSDPA VoIP


9.3.1.1. Lập biểu gói và quỹ trễ
Các mô phỏng đều giả thiết sử dụng lập biểu gói công bằng tỷ lệ
(xem chương 8). Giả thiết sử dụng ghép kênh những người sử dụng
theo mã (số người sử dụng Mu). Bộ lập biểu chọn Mu người sử dụng
có mức ưu tiên cao nhất từ tập ứng cử lập biểu để truyền dẫn trong
2ms TTI tiếp theo. Tập ứng cử lập biểu bao gồm những người sử dụng
thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
1. Những người sử dụng có ít nhất Mpkts gói VoIP được nhớ đệm
tại nút B. Giá trị Mpkts phụ thuộc vào trễ VoIP cho phép cực đại
và và được sử dụng giữa 3 và 4 trong các mô phỏng dưới đây.
2. Những người sử dụng có trễ đầu hàng bằng hoặc lớn hơn
(Mpkts-1)x20ms.
380 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

3. Những người sử dụng có các phát lại đang treo trong bộ quản
lý HARQ.
Bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn trên, ta tránh được lập biểu
những người sử dụng có khối lượng số liệu được nhớ đệm trong nút B
thấp vì nó có thể gây ra tổn thất dung lượng. Lưu ý rằng một gói VoIP
với ROHC thường là 38 byte hay 304 bit trong khi kích thước khối
truyền tải HSDPA (chẳng hạn với ba mã HS-DSCH) có thể lớn hơn
1500 bit. Vì thế một khối truyền tải có thể mang nhiều gói VoIP.
Theo mô hình ITU, trễ một chiều từ miệng đến tai phải nhỏ hơn
250ms để đảm bảo chất lượng tiếng. Ta ước tính rằng quỹ trễ gói
VoIP khả dụng cho lập biểu nút B, truyền dẫn giao diện vô tuyến và
thu tại UE vào khoảng 80-150ms tùy thuộc và việc cuộc gọi VoIP là
giữa hai đầu cuối di động hay giữa mạng cố định và đầu cuối di động.
9.3.1.2. Các mã định kênh và ấn định công suất
Các mô phỏng giả thiết sử dụng giải pháp 3GPP R5 trong đó kênh
vật lý riêng liên kết (DPCH) được sử dụng để mang báo hiệu. Hệ số
trải phổ (SF) cho DPCH liên kết giả thiết là SF = 512. DPCH liên kết
có thể nằm trong chế độ chuyển giao mềm. Giả thiết rằng chi phí
trung bình cho chuyển giao mềm là 30%, trong đó mỗi người sử dụng
chiếm trung bình 1,3 mã định kênh DPCH. Ngoài ra các mã định kênh
cho truyền dẫn các kênh chung được dành trước. Giả thiết sử dụng
ghép kênh theo mã cho Mu người sử dụng trên một TTI, các mã định
kênh HS-SCCH có hệ số trải phổ SF = 128 cũng được ấn định. Các
mã định kênh còn lại có thể được sử dụng cho HS-PDSCH với
SF = 16. Hình 9.4 cho thấy số lượng các mã HS-PDSCH khả dụng
trên một ô như là hàm phụ thuộc và số người sử dụng với giả thiết
Mu = 4 cho các trường hợp có nhiều hơn 60 người sử dụng VoIP trên
một ô. Đối với trường hợp ít hơn 60 người sử dụng VoIP, giả thiết
rằng một mã HS-SCCH được ấn định cho một nhóm 15 người sử dụng
VoIP. Số lượng các mã HS-PDSCH giảm phụ thuộc và số người sử
Chương 9: VoIP trong HSPA 381

dụng do chi phí mã định kênh cho DPCH liên kết đối với từng người
sử dụng. Chẳng hạn đối với chi phí chuyển giao mềm 30%, DPCH
liên kết có SF = 512 và 100 người sử dụng, thì chỉ còn 10 mã
HS-DPSCH khả dụng trong tổng số 15 mã để truyền dẫn VoIP cho
những người sử dụng.
3GPP R6 cho phép sử dụng F-DPCH theo đó nhiều người sử
dụng (có thể đến 10 người) có thể chia sẻ một DPCH, vì thế cho phép
ấn định nhiều mã hơn cho HS-DSCH. Hình 9.4 cũng cho thấy các mã
HS-PDSCH khả dụng trong trường hợp sử dụng F-DPCH. Với 100
người sử dụng, ta vẫn có thể ấn định 14 mã HS-PDSCH cho truyền
dẫn, rõ ràng rằng cải thiện rất nhiều so với chỉ có 10 mã khả dụng
trong trường hợp 3GPP R5 với kênh DCH liên kết. Khi số mã
HS-PDSCH khả dụng nhiều hơn, ta có thể áp dụng mã hóa kênh mạnh
hơn và điều chế bền chắc hơn và vì thế cải thiện hiệu suất sử dụng
phổ tần.
16

F-DPCH F-DPCH: DPCH một phần (R6)


14
A-DPCH: DPCH liên kết (R5)

12
A-DPCH@SF512

10

A-DPCH@SF256
6

4
0 20 40 60 80 100 120
Số người sử dụng VoIP trên một ô

Hình 9.4. Số lượng mã định kênh HS-PDSCH khả dụng phụ thuộc
và số người sử dụng VoIP trên một ô
Liên quan đến các ấn định công suất, các mô phỏng giả thiết rằng
các kênh chung nhận công suất 3W, các kênh DCH liên kết 1W, các
382 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

HS-SCCH 2W và HS-DSCH 10W dẫn đến công suất trung bình của
nút B là 16W và vẫn còn một lượng công suất nhất định cho các thay
đổi mức công suất của DCH liên kết.
9.3.1.3. Các kết quả dung lượng
Mô phỏng mạng đường xuống đã được sử dụng để khảo sát hiệu
năng của VoIP trên HSDPA. Mỗi gói VoIP mới đến nút B sẽ liên kết
với một bộ định thời xóa. Mỗi khi một gói nhớ đệm được phát, nó sẽ
được chuyển vào bộ quản lý HARQ, và bộ định thời xóa của nó ngừng
hoạt động. Vì thế mỗi khi một gói được truyền nó chỉ có thể bị rớt nếu
nó không được thu thành công sau một số lần phát cho phép
cực đại.

Hình 9.5. Xác suất mất của ô đối với VoIP cho các quỹ trễ khác nhau
Hình 9.5 cho thấy các kết quả mô phỏng ô vĩ mô với các giá trị
trễ khác nhau đối với truyền dẫn từ RNC đến bộ đệm UE. Dung lượng
cực đại với trễ cực đại 80ms, 100ms và 150ms là 73, 87 và 105 người
Chương 9: VoIP trong HSPA 383

sử dụng với xác suất mất của ô là 5%. Rõ ràng rằng cần cân đối giữa
trễ và dung lượng đối với VoIP; trễ càng lớn thì dung lượng càng cao.
Có thể so sánh các con số dung lượng VoIP trên với dung lượng
thoại R3 ước tính là 64 người sử dụng. HSDPA có thể cải thiện dung
lượng thoại nhờ các tính năng tiên tiến của L1 như: Các phát lại
HARQ, thích ứng đường truyền và mã hóa turbo so với R3 DCH chỉ
sử dụng mã hóa xoắn và không có thích ứng đường truyền lẫn HARQ.

9.3.2. HSUPA VoIP


9.3.2.1. Các giải thuật
VoIP trên HSUPA có thể được thực hiện theo nhiều cách. Đặc tả
HSUPA quy định hai độ dài TTI cho E-DCH: 10ms và 2ms. TTI 10ms
là bắt buộc cho tất cả các UE và hỗ trợ TTI 2ms phụ thuộc vào khả
năng của UE. Ngoài ra các chế độ lập biểu khác nhau cũng được quy
định cho HSUPA: (1) chế độ lập biểu nút B với báo hiệu L1 MAC
trên đường lên và đường xuống và (2) chế độ không lập biểu được
RNC điều khiển.
Đối với 10ms TTI, bốn xử lý HARQ đặc tả tương ứng với thời
gian truyền vòng 40ms đối với HARQ nhanh. Hình 9.6 minh họa
truyền dẫn các gói VoIP trên E-DCH. Một gói VoIP mới nhận được từ
bộ mã hóa và giải mã (codec) tiếng trong với 20ms một lần. Vì thế
TTI thứ hai được sử dụng để truyền dẫn VoIP mới. Nếu cần phát lại,
truyền dẫn gói VoIP tiếp theo bị trễ 10ms và trễ truyền dẫn xấu nhất
có thể đến 60ms.

Hình 9.6. VoIP trên E-DCH với 10ms TTI


(Mỗi gói VoIP được truyền 20ms mỗi lần)
384 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Đối với 2ms TTI, tám xử lý HARQ được đặc tả và thời gian
truyền vòng là 16ms. Giới hạn trễ 80ms cho phép sử dụng đến 4 lần
phát lại. Hình 9.7 minh họa truyền dẫn VoIP với cực đại ba lần phát
lại vì thế trễ xấu nhất là 50ms. Đối với 2ms TTI có thể hạn chế số
lượng xử lý HARQ của một người sử dụng. Điều này có thể được sử
dụng để ghép theo thời gian những người sử dụng vào các xử lý
HARQ riêng biệt. Tuy nhiên nếu cho phép ba lần phát lại cho một gói
và không có trễ bổ sung do ấn định xử lý HARQ , thì cần ấn định bốn
xử lý HARQ (trong số 8 xử lý) cho mỗi người sử dụng.

Hình 9.7. VoIP trên E-DCH với 2ms TTI


(Mỗi gói VoIP được truyền 20ms mỗi lần)
Ưu điểm của 10ms TTI là tất cả các UE đều hỗ trợ nó, đòi hỏi tốc
độ đỉnh thấp hơn, hoạt động tốt hơn tại biên ô và nằm trong chuyển
giao mềm so với trường hợp 2ms TTI. 2ms TTI cho phép đạt được
dung lượng ô cao hơn vì có thể phát lại nhiều hơn. Ngoài ra có thể sử
dụng ghép kênh theo thời gian cho nhiều người sử dụng.
Truyền dẫn không lập biểu của E-DCH được đặc tả cho các dịch
vụ tốc độ bit đảm bảo và vì thế nó thích hợp cho VoIP. Số lượng bit
cực đại trên một đơn vị số liệu tải tin (PDU) của MAC-e trên một
luồng MAC-e được lập cấu hình bởi RNC phục vụ (SNRC) thông qua
báo hiệu RRC (Radio Resource Control). Tốc độ bit cho phép phải xét
đến tốc độ bit của codec thoại, hiệu suất nén tiêu đề, các thay đổi và
sự tồn tại của các gói RTCP (Real Time Control Protocol: giao thức
điều khiển thời gian thực). Tốc độ số liệu không lập biểu có thể được
thay đổi thông qua báo hiệu RRC.
Chương 9: VoIP trong HSPA 385

Lập biểu nút B theo các yêu cầu tốc độ đường lên và các cho
phép tốc độ đường xuống cũng có thể được thực hiện cho VoIP. Nút B
gửi một cho phép tuyệt đối đến UE và chỉ tích cực một số xử lý
HARQ (cho 2ms TTI). Điều này cho phép sử dụng ghép kênh các
ngươi sử dụng theo thời gian. Ưu điểm của truyền dẫn lập biểu là UE
có thể yêu cầu cho phép cao hơn nếu cần, chẳng hạn do các gói RTCP.
Tuy nhiên cho phép được lập biểu chỉ là một ấn định công suất, nó
không đảm bảo tốc độ bit tối thiểu và trong chuyển giao mềm các nút
B khác có thể hạ thấp cho phép của nút phục vụ đối với UE. Vì thế
truyền dẫn không lập biểu được điều khiển bởi RNC hấp dẫn hơn đối
với dịch vụ VoIP.
9.3.2.2. Các kết quả dung lượng
HSUPA được kỳ vọng là sẽ cung cấp độ lợi dung lượng nhất định
so với DCH đối với nhiều dịch vụ nhờ L1 HARQ nhanh và lập biểu
nhanh . Tuy nhiên chi phí cho kênh điều khiển riêng tăng cường
(E-DPCCH) “tiêu tốn” một phần độ lợi dung lượng, nhất là đối với
các dịch vụ tốc độ thấp như VoIP. Phần này sẽ cung cấp ví dụ về các
kết quả dung lượng HSUPA VoIP dựa trên các mô phỏng mức liên kết
và các phương trình tải mức hệ thống.
Thông lượng mức hệ thống cho cả 10ms TTI và 2ms TTI được
cho trên hình 9.8. Đối với 10ms TTI, tốc độ số liệu đỉnh là 32kbit/s và
đối với 2ms TTI tốc độ này là 160kbit/s. Cả hai đường cong đều giả
thiết sử dụng số lần phát cực đại bằng 4. Do các hạn chế về trễ và mức
độ sử dụng kênh, chỉ hai lần phát được sử dụng cho VoIP với 10ms
TTI, nghĩa là tỷ lệ lỗi khối cực đại đối với lần phát thứ nhất là 50-70%
và thông lượng liên kết đơn vào khoảng 60% của giá trị cực đại. Đối
với 2ms TTI, cho phép sử dụng số lần phát nhiều hơn và dung lượng
được tính toán cho 50% và 30% thông lượng người sử dụng đơn,
tương ứng với trung bình hai hoặc ba lần phát lại trên một gói VoIP.
386 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Dung lượng đường lên có thể được ước tính bằng các sử dụng
công thức tải sau đây:
⎛ ρ ⎞
NRdB = −10 lg10 ⎜ 1 − N .v.(1 + α ) ⎟ (9.1)
⎝ R c /R ⎠
Trong đó: ρ là Eb/N0 đích, Rc là tốc độ chip, R là tốc độ bit của
E-DPDCH, N là số lượng người sử dung, v là thừa số tích cực tiếng
tương đương, α là tỷ sỗ nhiễu nội ô với nhiễu của các ô khác và NRdB
là tăng tạp âm tính bằng dB. Khi sử dụng công thức tải đường lên, các
chi phí bổ sung (nhiễu bổ sung) cho DPCCH, E-DPCCH và
HS-DPCCH và các phát lại trên E-DPDCH được xét trong thừa số tích
cực tiếng tương đương.
Thông lượng

Hình 9.8. Thông lượng liên kết đơn của 32kbit/s với truyền dẫn 10ms
TTI và 160kbit/s với truyền dẫn 2ms TTI phụ thuộc vào tổng Ec/N0
trong kênh xe ô tô A
Chương 9: VoIP trong HSPA 387

Các tính toán dung lượng đường lên giả thiết là α = 0,65 và tích
cực tiếng bằng 50%. Chỉ thị chất lượng kênh (CQI) đối với đường
xuống giả thiết là được phát trên HS-DPCCH một lần trong 10ms.
E-DPCCH chỉ được truyền cùng với E-DPDCH. DPCCH được phát
thường xuyên vì nó mang các bit hoa tiêu bắt buộc và các bit điều
khiển công suất.

Hình 9.9. Tăng tạp âm đường lên phụ thuộc vào số lượng người sử
dụng VoIP đối với các độ dài TTI khác nhau và thông lượng một
người sử dụng khác nhau trong kênh xe cộ A, 3km/h (lưu ý: kênh xe cộ
ở đây biểu thị lý lịch kênh chứ không có nghĩa là đi trên xe)
Tăng tạp âm được cho trên hình 9.9 như một hàm phụ thuộc vào
số lượng người sử dụng VoIP. Hai đường cong biểu thị cho hai độ dài
TTI. Các đường cong cho thấy rằng sức mạnh của HARQ: Có thể tăng
số người sử dụng VoIP nếu cho phép phát lại nhiều hơn, bằng cách
388 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

phát đi lúc đầu mức công suất thấp. Đối với 10ms TTI, việc giới hạn
chỉ hai lần phát trên một gói VoIP sẽ hạn chế dung lượng. Với 2ms
TTI dung lượng đạt được cao hơn vì có thể cho phép số lần phát lại
nhiều hơn. Các kết quả được đưa ra cho trường hợp thông lượng một
người sử dụng 50% (trung bình hai lần phát trên một gói VoIP) và
thông lượng 30% (ba lần phát trên một gói VoIP).
Do lập biểu nút B nhanh hơn và HARQ, có thể cho phép tăng tạp
âm trong HSUPA cao hơn so với R3. Ta giả thiết là tăng tạp âm cực
đại trong HSUPA là 6dB.
Truyền dẫn DPCCH liên tục đòi hỏi chi phí khá cao đối với các
lưu lượng VoIP. Một gói mới chỉ xuất hiện 20ms một lần, mặc dù
truyền dẫn có thể nhanh (trong 2ms TTI). DPCCH mang các bit hoa
tiêu để ước tính kênh và các bit điều khiển công suất để điều khiển
công suất đường xuống. 3GPP R7 đã nghiên cứu khả năng bật tắt phát
DPCCH tùy theo việc có hay không có các truyền dẫn đường lên khác.
Mục đích của giải pháp này là để giảm nhiễu và cải thiện dung lượng.
Có thể đạt được độ lợi hiệu suất phổ tần từ HSUPA bằng cách
phát lại nhiều lần. Mỗi phát lại cần được giải mã bởi máy thu nút B và
băng gốc nút B cần được thiết kế với công suất xử lý gấp hai hoặc ba
lần so trường hợp khi số lần phát lại thấp.

9.4. TỔNG KẾT


Các kết quả mô phỏng HSDPA và HSUPA VoIP được tổng kết
trên hình 9.10. Các kết quả HSDPA dựa trên 3GPP R5 và DCH liên
kết, máy thu Rake anten đơn và trễ truyền dẫn cực đại là 80ms. Dung
lượng đường xuống và đường lên tương tự như dung lượng chuyển
mạch kênh WCDMA.
Có thể tăng dung lượng HSDPA bằng cách sử dụng F-DPCH và
các máy thu tiên tiến tại đầu cuối (3GPP R6). Có thể tăng dung lượng
HSUPA bằng cách bật tắt truyền dẫn DPCCH tùy theo việc có truyền
Chương 9: VoIP trong HSPA 389

dẫn đường lên hay không (3GPP R7). Khi tất cả các tăng cường này
được áp dụng, dung lượng VoIP có thể vượt quá 120 người sử dụng
với codec AMR (Adaptive Multi-Rate: đa tốc độ thích ứng) 12,2kbit/s.
160
UE tiên tiến và Bật tắt đường lên Bật tắt đường lên
F-DPCH (3GPP R7) (3GPP R7)
140
(3GPP R6)
Số người sử dụng trên một đoạn ô

120

100

80

60

40

20

0
Đường xuống 1-Rake Đường lên 10ms TTI Đường lên 2ms TTI
(3GPP R5) (3GPP R6) (3GPP R6)

Hình 9.10. Tổng kết các kết quả mô phỏng dung lượng
cho AMR 12,2kbit/s

9.5. CÂU HỎI


1. Vì sao cần phát triển dịch vụ VoIP trong HSPA?
2. Lý do cần nén tiêu đề cho VoIP trong HSPA?
3. Nguyên lý nén tiêu đề cho VoIP trong HSPA?
3. Trình bày lập biểu gói và quỹ trễ trong HSDPA VoIP?
4. Trình bày nguyên lý sử dụng các mã định kênh và ấn định công suất
trong HSDPA VoIP.
5. Trình bày các kết quả dung lượng đạt được trong HSDPA VoIP.
6. Trình bày các giải thuật cho HSUPA VoIP.
7. Trình bày các kết quả dung lượng đạt được trong HSUPA VoIP.
Chương 10

CÁC DỊCH VỤ QUẢNG BÁ/


ĐA PHƯƠNG, ĐA PHƯƠNG TIỆN
VÀ KẾT NỐI GÓI LIÊN TỤC

Trong chương này ta sẽ xét hai dịch vụ được phát triển và tăng
cường cho HSPA là dịch vụ quảng bá và đa phương đa phương tiện
(MBMS: Multimedia Broadcast and Multicast) và dịch vụ kết nối gói
liên tục.
Trước đây, các hệ thông tin di động tổ ong chủ yếu tập trung lên
truyền dẫn số liệu dành cho một người sử dụng chứ không cho các
dịch vụ quảng bá. Các mạng quảng bá (các mạng truyền hình quảng
bá chẳng hạn) trái lại chỉ tập trung phủ lên các vùng rộng lớn và
không cung cấp hoặc cung cấp hạn chế truyền dẫn số liệu cho một
người sử dụng. Các dịch vụ quảng bá và đa phương đa phương tiện
(MBMS: Multimedia Broadcast and Multicast), được đưa vào
WCDMA trong R6, hỗ trợ các dịch vụ đa phương/quảng bá trong hệ
thống thông tin di dộng tổ ong bằng cách kết hợp truyền dẫn đa
phương và đơn phương trong một mạng đầu cuối.
Với MBMS, cùng một nội dung được phát đến nhiều người sử
dụng tại một vùng đặc thù (vùng dịch vụ MBMS) theo cách phát vô
hướng. Vùng dịch vụ MBMS thông thường bao phủ nhiều ô.
392 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Mục đích của dịch vụ kết nối gói liên tục (CPC: Continuous
Packet Connectivity) là để đảm bảo cảm nhận “luôn luôn” được kết
nối (‘Always–on’) cho người sử dụng bằng cách duy trì UE trong
trạng thái CELL-DCH lâu hơn và tránh thường xuyên thay đổi trạng
thái vào các trạng thái tích cực thấp, đồng thời cải thiện dung lượng
cho các dịch vụ như VoIP. Vì dịch vụ này chủ yếu liên quan đến hỗ
trợ số liệu gói, nên nó chỉ được hỗ trợ khi kết hợp với HSPA. Các tính
năng CPC không được sử dụng khi DCH được lập cấu hình.
Các chủ đề được trình bày trong chương này bao gồm:
- Tổng quan MBMS
- Các kênh cho MBMS
- Kết nối gói liên tục
Mục đích chương nhằm cung cấp cho bạn đọc các kiến thức về
hai dịch vụ đặc biệt của HSPA là MBMS và kết nối gói liên tục.
Để hiểu được chương này bạn đọc cần đọc kỹ tư liệu được trình
bày trong chương, tham khảo thêm các tài liệu [11], [14] và trả lời các
câu hỏi cuối chương.

10.1. TỔNG QUAN MBMS

10.1.1. Nguyên lý chung


Quảng bá và đa phương thể hiện các kịch bản khác nhau mặc dù
chúng liên quan mật thiết:
− Trong quảng bá, tài nguyên vô tuyến điểm đa điểm được thiết
lập trong từng ô nằm trong vùng quảng bá MBMS và tất cả
những người sử dụng đăng ký dịch vụ quảng bá đều đồng thời
thu cùng một tín hiệu được phát này. Mạng truy nhập vô tuyến
không thực hiện theo dõi chuyển động của người sử dụng và
những người sử dụng có thể thu nội dung mà không cần thông
Chương 10: Các dịch vụ quảng bá/đa phương… 393

báo cho mạng. Truyền hình di động là một ví dụ về dịch vụ có


thể được cung cấp bởi quảng bá MBMS.
− Trong đa phương, những người sử dụng yêu cầu tham gia một
nhóm đa phương trước khi thu số liệu. Chuyển động của
người sử dụng được theo dõi và các tài nguyên vô tuyến được
lập cấu hình phù hợp với số người sử dụng trong ô. Mỗi ô
trong vùng đa phương của MBMS có thể được lập cấu hình
truyền dẫn điểm đến điểm hay điểm đa điểm. Trong các ô ít
người sử dụng (chỉ có một hoặc vài người sử dụng đăng ký
dịch vụ MBMS), truyền dẫn điểm đến điểm có thể thích hợp
hơn, còn trong các ô có số người sử dụng lớn hơn truyền dẫn
điểm đa điểm thích hợp hơn. Vì thế, đa phương cho phép
mạng tối ưu hóa kiểu truyền dẫn trong từng ô.
Chủ yếu MBMS ảnh hưởng đến các nút nằm phía trên mạng truy
nhập vô tuyến. Một nút mới với tên gọi trung tâm dịch vụ quảng ba đa
phương (BM-SC: Broadcast Multicast Service Centrer) được đưa vào
hệ thống (hình 10.1). BM-SC chịu trách nhiệm trao quyền và nhận
thực của nhà cung cấp nội dung, tính cước và lập cấu hình tổng thể
luồng số liệu qua mạng lõi. Nó cũng chịu trách nhiệm mã hóa mức
ứng dụng sẽ được xét dưới đây.
Các dịch vụ khác nhau được cung cấp bởi các vùng khác nhau:
Quảng bá trong các ô 1 đến ô 4, đơn phương trong ô 5 vì chỉ có một
người sử dụng.
Vì ta chỉ tập trung lên mạng truy nhập vô tuyến, nên các thủ tục
cho MBMS sẽ chỉ được trình bày ngắn gọn. Hình 10.2 mô tả các giai
đoạn điển hình của một phiên MBMS. Trước tiên, dịch vụ được công
bố. Trong trường hợp quảng bá, người sử dụng không phải thực hiện
bất cứ hành động nào, người sử dụng chỉ đơn giản ‘điều chỉnh’ đến
kênh quan tâm.
394 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Hình 10.1. Ví dụ về các dịch vụ MBMS


Trong trường hợp đa phương, người sử dụng cần phải phát một
yêu cầu tham gia phiên để có thể trở thành thành viên của nhóm dịch
vụ MBMS tương ứng và thu số liệu. Trước khi bắt đầu phát MBMS,
BM-SC gửi yêu cầu bắt đầu phiên đến mạng lõi để mạng lõi ấn định
các tài nguyên bên trong cần thiết và yêu cầu tài nguyên vô tuyến cần
thiết từ mạng truy nhập vô tuyến. Tất cả các đầu cuối của nhóm dịch
vụ MBMS tương ứng cũng được thông báo rằng bắt đầu truyền nội
dung dịch vụ. Sau đó số liệu được phát từ server nội dung đến những
người sử dụng đầu cuối. Khi phát số liệu dừng, server gửi thông báo
dừng phát. Ngoài ra người sử dụng muốn rời khỏi dịch vụ đa phương
MBMS có thể yêu cầu để được xóa khỏi nhóm dịch vụ MBMS.
Một trong các lợi ích chính của MBMS là tiết kiệm tài nguyên
trong mạng vì một luồng số liệu có thể phục vụ nhiều người sử dụng.
Chương 10: Các dịch vụ quảng bá/đa phương… 395

Điều này có thể thấy được trên hình 10.1, trong đó ba dịch vụ khác
nhau được cung cấp cho các vùng khác nhau. Từ BM-SC, các luồng
số liệu được đưa đến từng Nút B tham gia vào quá trình cung cấp các
dịch vụ MBMS. Từ hình vẽ ta thấy, luồng số liệu dự định cung cấp
cho nhiều người sử dụng không được chia cho đến khi cần thiết.
Chẳng hạn chỉ có một luồng số liệu được phát trong ô 3. Điều này
khác hẳn với các phát hành trước đây của UTRAN, trong đó một
luồng trên một người sử dụng phải được lập cấu hình qua cả mạng lõi
lẫn mạng truy nhập vô tuyến.

(Các giai đoạn gạch chéo chỉ được sử dụng cho đa phương,
không sử dụng cho quảng bá)

Hình 10.2. Ví dụ về các giai đoạn điển hình trong một phiên MBMS
Trong phần dưới đây trình bày các nguyên lý của MBMS trong
mạng truy nhập vô tuyến và việc đưa các nguyên lý này vào WCDMA.
Tiêu điểm xét sẽ là truyền dẫn điểm đa điểm vì nó đòi hỏi một số tính
năng mới trong giao diện vô tuyến. Truyền dẫn điểm đến điểm sử
396 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

dụng hoặc các kênh riêng hoặc HS-DSCH và từ góc độ giao diện vô
tuyến chúng không khác với các truyền dẫn khác.
Như đã xét ở trên, một trong các lợi ích chính của MBMS là tiết
kiệm tài nguyên mạng vì nhiều người sử dụng có thể chia sẻ cùng một
luồng số liệu. Từ góc độ giao diện vô tuyến điều này cũng đúng vì
một tín hiệu phát có thể phục vụ nhiều người sử dụng. Tất nhiên
truyền dẫn điểm - đa điểm sẽ đặt ra nhiều yêu cầu đối với giao diện vô
tuyến rất khác với truyền đơn phương điểm đến điểm. Việc thích ứng
các thông số vô tuyến cho từng người sử dụng như lập biểu phụ thuộc
kênh hay điều khiển tốc độ không thể sử dụng vì tín hiệu. Các thông
số truyền dẫn như công suất phát phải được thiết lập cho người sử
dụng tồi nhất vì nó quyết định vùng phủ của dịch vụ. Phản hồi thường
xuyên từ những người sử dụng chẳng hạn ở dạng các báo cáo CQI hay
các báo cáo ARQ cũng sẽ tiêu thụ khối lượng dung lượng trong ô
đường lên lớn khi số lượng người sử dụng đồng thời thu cùng một nội
dung lớn. Thử tưởng tượng một trận đấu bóng với hàng nghìn cổ động
viên xem đội nhà chơi bóng, tất cả trong số họ đều muốn thu để xem
kết quả các trận đấu của các đội khác vì các kết quả này có thể ảnh
hưởng lên đội nhà. Rõ ràng rằng phản hồi đặc thù người sử dụng sẽ
tiêu thụ khối lượng lớn dung lượng trong trường hợp này.
Từ trình bày ở trên, rõ ràng rằng các dịch vụ MBMS bị giới hạn
công suất và việc đảm bảo phân tập cực đại khi không sử dụng phản
hồi là hết sức quan trọng. Hai kỹ thuật để đảm bảo phân tập cho các
dịch vụ MBMS:
1. Phân tập vĩ mô bằng cách kết hợp truyền dẫn từ nhiều ô.
2. Phân tập thời gian để chống phađinh nhanh trong TTI dài 80ms
và mã hóa kênh lớp ứng dụng.
May mắn là các dịch vụ MBMS không nhạy cảm trễ và việc sử
dụng TTI dài không phải là vấn đề nhìn từ góc độ người sử dụng đầu
cuối. Cũng có thể áp dụng các phương tiện bổ sung để cung cấp phân
Chương 10: Các dịch vụ quảng bá/đa phương… 397

tập, chẳng hạn sử dụng phân tập phát vòng hở. Phân tập thu tại máy
đầu cuối cũng cải thiện hiệu năng, tuy nhiên chuẩn 3GPP cho UE
trong R6 lại đưa ra các UE anten đơn, vì thế khó áp dụng kiểu phân
tập này trong quy hoạch vùng phủ MBMS. Ngoài ra, cần lưu ý rằng
mã hóa lớp ứng dụng cũng cung cấp các lợi ích bổ sung không liên
quan trực tiếp đến phân tập.

10.1.2. Phân tập vĩ mô


Kết hợp nhiều truyền dẫn của cùng một nội dung từ nhiều ô (phân
tập vĩ mô) cho độ lợi phân tập khá lớn, vào khoảng 4-6dB giảm công
suất so với thu đơn ô như minh họa trên hình 10.3. Hai chiến lược
kết hợp được hỗ trợ cho MBMS, kết hợp mềm và kết hợp chọn lọc
(hình 10.4).
100 Kết hợp mềm,
Ba đường
truyền vô tuyến 4,6dB
95
6,5dB

90
Phủ sóng (%)

85
Kết hợp mềm,
Không kết hợp
Hai đường
mềm
truyền vô tuyến
80

75

70
-16 -15 -14 -13 -12 -11 -10 -9 -8 -7 -6 -5 -4 -3
Phần công suất ô (dB)
(mô hình đi bộ A 3km/giờ, 80TTI, anten thu đơn, không phân tập phát, BLER 1%)

Hình 10.3. Độ lợi sử dụng kết hợp mềm và thu nhiều ô xét theo vùng
phủ phụ thuộc công suất đối với dịch vụ MBMS 64kbit/s
398 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Kết hợp mềm thực hiện kết hợp các bit mềm thu được từ các
đường truyền vô tuyến khác nhau trước khi giải mã (turbo). Trước hết
UE giải ngẫu nhiên hóa và RAKE kết hợp các truyền dẫn từ các ô, sau
đó kết hợp mềm. Lưu ý rằng khác với đơn phương, độ lợi phân tập
nhận được mà không cần chi phí thêm vì tín hiệu đến từ các ô lân cận
luôn luôn có. Vì thế như đã xét trong chương 5, tốt nhất là tận dụng
các tín hiệu đến từ các ô khác chứ không coi chúng là nhiễu. Tuy
nhiên vì WCDMA sử dụng ngẫu nhiên hóa đặc thù ô, nên kết hợp cần
được thực hiện bằng xử lý phù hợp của UE. Xử lý này cũng chịu trách
nhiệm để triệt nhiễu gây ra do hoạt động truyền dẫn (không phải
MBMS) trong các ô lân cận. Đối với MBMS, điều này có nghĩa là cần
sử dụng cùng một nội dung và cấu trúc kênh vật lý cho các được
truyền vô tuyến tham gia vào kết hợp mềm.

Hình 10.4. Minh họa nguyên lý: (a) kết hợp mềm, (b) kết hợp chọn lọc
Khác với kết hợp mềm, kết hợp lựa chọn giải mã tín hiệu thu
được từ từng ô và đối với từng TTI chọn ra một (nếu có) trong các
khối số liệu được giải mã đúng để xử lý tiếp theo trên các lớp cao hơn.
Từ góc độ hiệu năng, kết hợp mềm có ưu điểm hơn vì nó không chỉ
cung cấp độ lợi phân tập mà còn cả độ lợi công suất do tận dụng công
suất thu được từ nhiều ô. So với kết hợp chọn lựa, độ lợi này vào
khoảng từ 2 đến 3dB.
Lý do để hỗ trợ các chiến lược kết hợp khác nhau là để xử lý các
mức dị bộ khác nhau của mạng. Đối với kết hợp mềm, các bit mềm từ
từng đường truyền vô tuyến phải được nhớ đệm cho đến khi thu được
Chương 10: Các dịch vụ quảng bá/đa phương… 399

toàn bộ TTI từ các đường truyền vô tuyến và chỉ khi này kết hợp mềm
mới bắt đầu, trong khi đó đối với kết hợp chọn lọc mỗi đường truyền
vô tuyến được giải mã riêng và chỉ cần nhớ đệm các bit thông tin sau
giải mã từ từng đường truyền. Vì thế khi mức độ dị bộ cao, kết hợp
chọn lọc đòi hỏi nhớ đệm trong UE ít hơn với trả giá tăng xử lý giải
mã turbo và thiệt hiệu năng. UE được thông báo về mức độ đồng bộ
và dựa trên thông tin này cũng như thực hiện bên trong của mình, UE
có thể quyết định sử dụng sơ đồ kết hợp bất kỳ chừng nào còn thực
hiện được các yêu cầu hiệu năng tối thiểu bắt buộc của tiêu chuẩn. Với
các yêu cầu nhớ đệm tương tự như đối với đầu cuối HSPA 3,6Mbit/s
(đây là cơ sở để quy định các yêu cầu MBMS cho UE), kết hợp mềm
có thể được đảm bảo nếu phát từ các ô khác nhau được đồng bộ trong
khoảng thời gian 80ms và điều này là hiện thực trong hầu hết các
tình huống.
Bảng 10.1. Yêu cầu về xử lý của UE để thu MBMS

Kết hợp mềm Kết hợp chọn lọc

Tốc độ số
Số đường Số đường
liệu trên
truyền vô truyền vô
MTCH TTI, ms TTI, ms
tuyến cực tuyến cực
đại đại

3 40 2 40
256 kbit/s
≤2 80 1 80

3 40
128 kbit/s ≤3 80 2 80
1 80

≤64 kbit/s ≤3 80 ≤3 80

Như đã nói ở trên. Các khả năng của UE được thiết lập với giả
thiết là các yêu cầu nhớ đệm giống như yêu cầu đối với đầu cuối
400 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

HSDPA 3,6Mbit/s. Vì thế cần hạn chế số lượng các đường truyền vô
tuyến mà một đầu cuối di động phải có khả năng kết hợp mềm đối với
các giá trị TTI khác nhau và đối với các tốc độ số liệu khác nhau. Điều
này được minh họa trong bảng 10.1. Từ bảng này ta cũng thấy rằng
các UE có khả năng MBMS có thể hỗ trợ tốc độ số liệu lên đến
256kbit/s. Cần lưu ý rằng đây là khả năng của một MBMS UE cho dù
nó có hỗ trợ MBMS hay không. Vì quy hoạch mạng phải được thực
hiện với giả thiết một tập nhất định các khả năng UE (các khả năng
liên quan đến kết hợp mềm,...) vì thế nhà khai thác không được khai
thác vượt quá các khả năng này. Tất nhiên người sử dụng đầu cuối có
thể hưởng lợi từ một đầu cuối tiên tiến hơn, chẳng hạn thông qua khả
năng thu nhiều dịch vụ đồng thời.

10.1.3. Mã hóa mức ứng dụng


Rất nhiều ứng dụng đòi hỏi mã hóa xác suất lỗi rất thấp, vào
khoảng 10-6. Đảm bảo xác suất lỗi bít thấp này trên kênh truyền tải
bằng công suất có thể rất tốn kém. Trong thông tin điểm đến điểm, vì
thế HARQ được sử dụng để phát lại các gói bị lỗi. Chẳng hạn HSDPA
sử dụng cả HARQ (xem chương 6) lẫn các phát lại RLC. Ngoài ra bản
thân giao thức TCP cũng thực hiện phát lại để đảm bảo chuyển gói
hầu như không mắc lỗi. Tuy nhiên như đã xét ở trên, quảng bá không
thể dựa trên phản hồi thông tin và vì thế cần sử dụng các chiến lược
khác. Đối với MBMS, mã hóa sửa lỗi mức ứng dụng được sử dụng để
giải quyết vấn đề này. Mã hóa mức ứng dụng được đặt trong BM-SC
và vì thế không phải là bộ phận của mạng truy nhập vô tuyến, nhưng
rất cần phải xem xét khi thiết kế mạng truy nhập vô tuyến. Với mã hóa
mức ứng dụng, hệ thống có thể hoạt động khi tỷ số lỗi kênh truyền tải
vào khoảng 1-10% thay vì vài phần của phần trăm vì thế giảm đáng kể
yêu cầu công suất phát. Vì mã hóa mức ứng dụng được đặt trong
BM-SC, nên nó cũng hiệu quả để chống các mất gói ngẫu nhiên trong
mạng truyền tải, chẳng hạn do các điều kiện quá tải tạm thời.
Chương 10: Các dịch vụ quảng bá/đa phương… 401

Mã hệ thống Raptor đã được chọn cho mã hóa mức ứng dụng


trong MBMS làm việc với các gói có kích thước cố định (48-512 byte).
Các mã Raptor thuộc loại các mã Fountain, vì có thể tạo ra nhiều gói
mã hóa theo yêu cầu trên một đoạn số liệu nguồn. Để bộ giải mã có
thể khôi phục lại thông tin, chỉ cần thu đủ nhiều các gói được mã hóa.
Không quan trọng các gói nào thu được, thứ tự thu hoặc một số gói
nhất định có bị mất hay không (hình 10.5).

Phụ thuộc và các điều kiện vô tuyến khác nhau, số các gói cần thiết để UE có
khả năng khôi phục lại thông tin ban đầu có thể khác nhau

Hình 10.5. Minh họa mã hóa lớp ứng dụng


Ngoài việc cung cấp bảo vệ bổ sung chống lại mất gói, và giảm
công suất phát cần thiết, sử dụng mã hóa mức ứng dụng cũng đơn giản
hóa các thủ tục đo của UE. Đối với HSDPA, bộ lập biểu có thể tránh
lập biểu cho UE trong một số khoảng thời gian. Điều này cho phép
UE sử dụng máy thu cho các mục đích đo, chẳng hạn máy thu có thể
điều chỉnh đến một tần số khác thậm chí đến một công nghệ truy nhập
vô tuyến khác. Khi thiết lập quảng bá, lập biểu cho các khoảng trống
để đo rất phức tạp vì các UE có thể có các yêu cầu khác nhau đối với
tần số và độ dài các khoảng trống để đo. Ngoài ra các UE cũng phải
được thông báo khi nào có các khoảng trống để đo này. Vì thế một
chiến lược đo khác được tiếp nhận cho MBMS. Đo UE được thực hiện
tự quyết, nghĩa là thỉnh thoảng UE mất một (hoặc một phần) khối
truyền tải trên kênh vật lý. Trong một số trường hợp, mã turbo bên
trong vẫn có thể giải mã số liệu kênh truyền tải, tuy nhiên nếu không
là các trường hợp này thì mã mức ứng dụng ngoài sẽ đảm bảo không
mất thông tin.
402 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

10.2. CÁC KÊNH CHO MBMS


Một yêu cầu trong thiết kế MBMS là tái sử dụng các kênh đã có ở
mức độ có thể. Vì thế kênh truyền tải FACH và kênh vật lý S-CCPCH
được tái sử dụng và không thay đổi. Để mang số liệu MBMS và báo
hiệu, ba kênh logic mới được bổ sung cho R6:
1. Kênh lưu lượng MBMS (MTCH) mang số liệu ứng dụng.
2. Kênh điều khiển MBMS (MCCH) mang thông tin điều khiển.
3. Kênh lập biểu MBMS (MSCH), mang thông tin lập biểu để hỗ
trợ thu không liên tục trong UE.
Tất cả các kênh này sử dụng FACH làm kênh truyền tải và S-
CCPCH làm kênh vật lý. Ngoài ba kênh logic mới, một kênh vật lý
mới được đưa ra để hỗ trợ MBMS – kênh chỉ thị MBMS (MICH)
được sử dụng để thông báo cho UE về thay đổi sẽ xảy ra trong các nội
dung MCCH.

10.2.1. MTCH
MTCH là một kênh logic để mang số liệu ứng dụng trong trường
hợp truyền dẫn điểm đa điểm (đối với truyền dẫn điểm điểm, DTCH
được sắp xếp lên DCH hay HS-DSCH). Một MTCH được lập cấu
hình cho từng dịch vụ MBMS và từng kênh MTCH được sắp xếp lên
một kênh truyền tải FACH. Kênh vật lý S-CCPCH được sử dụng để
mang một (hay một số) kênh truyền tải FACH.
RLC cho MTCH được lập cấu hình để sử dụng chế độ không
công nhận vì trong truyền dẫn điểm đa điểm không sử dụng các báo
cáo trạng thái RLC. Để hỗ trợ kết hợp chọn lọc, RLC được tăng cường
thêm hỗ trợ chuyển theo thứ tự bằng cách sử dụng các số trình tự RLC
PDU và cùng một kiểu cơ chế giống như cơ chế được áp dụng trong
MAC-hs (xem chương 6). Điều này cho phép UE sắp đặt lại thứ tự
đến độ sâu được thiết lập bởi không gian số trình tự RLC PDU trong
trường hợp kết hợp chọn lựa.
Chương 10: Các dịch vụ quảng bá/đa phương… 403

Hình 10.6 cho thấy ví dụ về luồng số liệu ứng dụng đi qua RLC,
MAC và lớp vật lý. Phần ngoài cùng bên trái của hình vẽ minh họa
trường hợp truyền dẫn điểm đến điểm, còn phần giữa và ngoài cùng
bên phải minh họa trường hợp truyền dẫn điểm đa điểm sử dụng
MTCH. Trên phần giữa của hình vẽ, một thực thể RLC được sử dụng
cùng với nhiều thực thể MAC. Phần này này minh họa một tình huống
điển hình trong đó kết hợp chọn lọc mềm được sử dụng và nhiều ô
được đồng bộ thời gian lỏng cũng như cùng một số liệu được phát trên
nhiều TTI trong các ô khác nhau. Cuối cùng, phần ngoài cùng bên
phải của hình vẽ minh họa trường hợp điển hình khi kết hợp mềm
được sử dụng. Một thực thể RLC và MAC được sử dụng cho truyền
dẫn trong nhiều ô. Để có thể kết hợp mềm, phát từ các ô khác nhau
phải được đồng bộ trong 80,67ms (với giả thiết TTI 80ms).

Hình 14.6. Minh họa luồng số liệu qua RLC, MAC và L1


tại phía mạng cho các kịch bản truyền dẫn khác nhau

10.2.2. MCCH và MICH


MCCH là một kiểu kênh logic được sử dụng để mang báo hiệu
điều khiển cần thiết để thu MTCH. Trong mỗi ô có khả năng MBMS,
404 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

một MCCH được sử dụng và nó có thể mang thông tin điều khiển cho
nhiều MTCH, MCCH được sắp xếp lên FACH (lưu ý FACH này khác
với FACH được sử dụng cho MTCH), đến lượt mình FACH được
phát trên kênh vật lý S-CCPCH. Cùng một kênh S-CCPCH giống như
kênh cho MTCH có thể được sử dụng, nhưng nếu kết hợp mềm được
cho phép đối với MTCH, thì phải sử dụng các kênh S-CCPCH khác
nhau cho MTCH và MCCH. Lý do phải sử dụng các kênh S-CCPCH
khác nhau trong trường hợp này là vì không sử dụng kết hợp chọn lọc
và kết hợp mềm cho MCCH và UE chỉ thu MCCH từ một ô duy nhất.
BCCH (là kênh logic sử dụng để phát quảng bá thông tin về cấu hình
hệ thống) sẽ thông báo việc tìm MCCH ở đâu.
Truyền dẫn MCCH tuân theo một lập biểu cố định như minh họa
trên hình 10.7. Thông tin MCCH được phát bằng cách sử dụng một số
lượng khả biến các TTI liên tiếp. Trong từng chu kỳ thay đổi, thông tin
này được giữ nguyên và nó được phát tuần hoàn theo chu theo chu kỳ
lặp. Điều này là hữu ích để hỗ trợ di động giữa các ô; một UE khi đi
vào một ô mới hay một UE mất thông tin đầu tiên không cần đợi thu
thông tin MCCH cho đến khi bắt đầu một chu kỳ thay đổi mới.

Hình 10.7. Lập biểu truyền dẫn MCCH


(Các ô được tô khác nhau biểu thị nội dung MCCH khác nhau,
nghĩa là tổ hợp khác nhau của các dịch vụ)
Thông tin MCCH chứa cả thông tin về các dịch vụ được cung cấp
trong chu kỳ thay đổi và cách thức ghép các MTCH trong ô. Nó cũng
chứa cả thông tin về cấu hình MTCH trong các ô lân cận để hỗ trợ kết
Chương 10: Các dịch vụ quảng bá/đa phương… 405

hợp mềm và kết hợp chọn lọc nhiều truyền dẫn. Cuối cùng, nó cũng
chứa thông tin để điều khiển phản hồi từ UE trong trường hợp sử
dụng đếm.
Đếm là một cơ chế trong đó các UE nối đến mạng biểu thị rằng
chúng có quan tâm đến một dịch vụ cụ thể hay không và nó hữu ích để
xác định cơ chế truyền dẫn tốt nhất đối với một dịch vụ cho trước.
Chẳng hạn, nếu có một số lượng nhỏ người sử dụng trong ô quan tâm
đến một dịch vụ cụ thể, thì truyền dẫn điểm đến điểm sẽ có lợi hơn
truyền dẫn điểm đa điểm. Để tránh hệ thống bị tải nặng trên đường lên
do các trả lời đếm, chỉ một bộ phận các UE phát thông tin đếm đến
mạng. Thông tin đếm của MCCH điều khiển xác suất mà các UE nối
đến mạng phát thông tin đếm. Vì thế đếm có thể cung cấp thông tin
phản hồi giá trị về việc nơi nào và khi nào một dịch vụ cụ thể được
nhiều người quan tâm, đây là một lợi ích không có được trong các
mạng quảng bá truyền thống.
Để giảm tiêu thụ công suất của UE và tránh cho UE phải thường
xuyên thu MCCH, một kênh vật lý mới, kênh MICH (kênh chỉ thị
MBMS) được đưa ra để hỗ trợ MBMS. Mục đích của kênh này là để
thông báo cho các UE về các thay đổi sẽ xảy ra trong thông tin của
kênh MCCH và nó có cấu trúc giống như kênh chỉ thị tìm gọi. Trong
từng khung vô tuyến 10ms, 18, 36, 72 hay 144 chỉ thị MBMS có thể
được phát. Chỉ thị có độ dài một bit, được phát bằng khóa đóng mở và
liên quan đến một nhóm các dịch vụ đặc thù.
Với sự có mặt của MICH, các UE có thể ngủ và chỉ thức giấc
trong một khoảng thời gian ngắn tại các khoảng thời gian quy định
trước để kiểm tra xem chỉ thị MBMS có được phát hay không. Nếu
UE phát hiện chỉ thị MBMS cho một dịch vụ mà nó quan tâm, nó đọc
MCCH để tìm thông tin điều khiển liên quan, chẳng hạn khi nào dịch
vụ này sẽ được phát trên MTCH. Nếu không có chỉ thị MTCH liên
quan nào được phát hiện, UE có thể ngủ đến lần xuất hiện MICH sau.
406 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

10.2.3. MSCH
Mục đích của MSCH là cho phép UE thực hiện thu không liên tục
kênh MTCH. Nội dung của nó thông báo cho UE về việc một dịch vụ
đặc thù sẽ được phát trong các TTI nào. Một MSCH được phát trong
từng kênh S-CCPCH mang MTCH. Nội dung MSCH liên quan đến
một dịch vụ và một S-CCPCH.

10.3. KẾT NỐI GÓI LIÊN TỤC


Lưu lượng gói thường xuyên có tính cụm rất cao với chu kỳ tích
cực phát chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Rõ ràng rằng, từ quan điểm người sử
dụng, rất có lợi khi duy trì cấu hình HS-DSCH và E-DCH để đảm bảo
phát nhanh số liệu của người sử dụng. Tuy nhiên duy trì kết nối đường
lên và đường xuống lại đòi hỏi chi phí. Từ quan điểm mạng, phải mất
chi phí cho nhiễu đường lên do truyền dẫn DPCCH thậm chí không
truyền dẫn số liệu. Đối với UE thì vấn đề chủ yếu là tiêu thụ công
suất; ngay cả khi không thu số liệu, UE vẫn cần phát DPCCH và giám
sát HS-SCCH.
Để giảm bớt tiêu thụ công suất của UE, WCDMA và hầu hết các
hệ thống thông tin di động khác đều có ba trạng thái: URA_PCH,
CELL_PCH; CELL_FACH và CELL_DCH. Các trạng thái khác nhau
này được minh họa trên hình 10.8.
Tiêu thụ công suất thấp nhất đạt được khi UE nằm trong một
trong hai trạng thái của WCDMA: CELL-PCH và UTRA_PCH. Trong
các trạng thái này, UE chỉ thỉnh thoảng thức giấc để kiểm tra các bản
tin tìm gọi. Cơ chế tìm gọi chủ yếu được thiết kế cho các chu kỳ
không tích cực dài hơn. Để trao đổi số liệu, UE cần được chuyển vào
CELL_FACH hay CELL_DCH.
Trong CELL_FACH, UE có thể phát các khối lượng nhỏ số liệu
như là một bộ phận của thủ tục truy nhập ngẫu nhiên. UE giảm sát
kênh đường xuống chung cho các khối lượng số liệu nhỏ của người sử
Chương 10: Các dịch vụ quảng bá/đa phương… 407

dụng và báo hiệu RRC (Radio Resource Control: Điều khiển tài
nguyên vô tuyến) từ mạng.
Giảm tiêu thụ công suất UE

Hình 10.8. Mô hình trạng thái WCDMA


Trạng thái tích cực truyền dẫn cao chính là CELL_DCH. Trong
trạng thái này, UE có thể sử dụng HS-DCH và E-DCH để trao đổi số
liệu với mạng như đã xét trong các chương 6 và 7. Trạng thái này cho
phép truyền dẫn nhanh một khối lượng lớn số liệu của người sử dụng,
nhưng cũng tiêu thụ công suất UE cao nhất.
Báo hiệu RRC được sử dụng để chuyển UE vào các trạng thái
khác nhau. Vì thế, như đã xét ở trên, từ quan điểm trễ tốt nhất là giữ
UE ở trạng thái CELL_DCH, trong khi từ quan điểm nhiễu và tiêu thụ
công suất, tốt nhất là đưa nó vào trạng thái tìm gọi (PCH).
Để cải thiện hỗ trợ số liệu gói trong HSPA, một tập các tính năng
với tên gọi CPC (Continuous Packet Connectivity: kết nối gói liên tục)
đã được đưa vào R7. CPC bao gồm các chức năng sau:
1. Phát không liên tục (DTX: Discontinuous Transmission), để
giảm nhiễu đường lên và vì thế tăng dung lượng đường lên
cũng như tiết kiệm công suất ắc quy.
408 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

2. Thu không liên tục (DRX: Discontinuous Reception), để UE


định kỳ tắt mạch thu và tiết kiệm nguồn.
3. Khai thác HS-SCCH ít hơn, để giảm chi phí báo hiệu điều
khiển cho các khối lượng số liệu nhỏ chẳng hạn VoIP.
Mục đích của các tính năng nói trên là để đảm bảo cảm nhận
“luôn luôn” được kết nối (“Always–on”) cho người sử dụng bằng cách
duy trì UE trong trạng thái CELL-DCH lâu hơn và tránh thường
xuyên thay đổi trạng thái vào các trạng thái tích cực thấp, đồng thời
cải thiện dung lượng cho các dịch vụ như VoIP. Vì dịch vụ này chủ
yếu liên quan đến hỗ trợ số liệu gói, nên nó chỉ được hỗ trợ khi kết
hợp với HSPA. Các tính năng CPC không được sử dụng khi DCH
được lập cấu hình.

10.3.1. DTX- Giảm chi phí đường lên


Tài nguyên chia sẻ trên đường lên đã được xét trong chương 7,
mức nhiễu trần trong ô. Trong các chu kỳ khi số liệu không được phát
trên đường lên, nhiễu do UE tạo ra do phát kênh DPCCH đường lên.
Kênh này được phát liên tục chừng nào E-DCH còn được lập cấu hình.
Vì thế mọi sự giảm hoạt động không cần thiết của DPCCH đều trực
tiếp dẫn đến giảm nhiễu đường lên, và vì thế giảm chi phí dung lượng
hệ thống cần thiết để duy trì kết nối UE. Rõ ràng rằng, từ quan điểm
giảm nhiễu, giải pháp tốt nhất là tắt hoàn toàn DPCCH khi không xảy
ra truyền dẫn số liệu. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến ảnh hưởng
nghiêm trọng lên khả năng duy trì đồng bộ đường lên cũng như ảnh
hưởng xấu lên hoạt động điều khiển công suất. Vì thế thỉnh thoảng cần
phải có các khe tích cực DPCCH thậm chí cả khi số liệu không được
phát để duy trì đồng bộ đường lên và duy trì điều khiển công suất
chính xác một cách hợp lý. Đây là ý tưởng cơ sở của DTX. Rõ ràng
rằng lưu lượng số liệu mang tin cụm càng cao, thì lợi ích của phát
không liên tục càng lớn.
Chương 10: Các dịch vụ quảng bá/đa phương… 409

Về nguyên tắc, nếu không có truyền dẫn E-DCH trên đường lên,
UE tự động dừng phát DPCCH liên tục và định kỳ phát từng cụm
DPCCH theo chu kỳ UE DTX. Chu kỳ UE DTX được lập cấu hình
trong UE và trong nút B bởi RNC. Chu kỳ này quy định khi nào phát
DPCCH ngay cả khi E-DCH không tích cực. Điều này được minh họa
trên hình 10.9. Độ dài cụm DPCCH có thể được lập cấu hình. Lưu ý
rằng DPCCH sẽ được phát ngay khi E-DPDCH tích cực không phụ
thuộc vào chu kỳ UE DTX. Lưu ý rằng cũng có khả năng thiết lập các
dịch thời đặc thù UE để mở rộng các trường hợp truyền dẫn DPCCH
theo thời gian từ các UE khác nhau.

Hình 10.9. Ví dụ về DTX đường lên


Để thích ứng chu kỳ UE DTX đối với các tính chất lưu lượng, hai
chu kỳ khác nhau được định nghĩa, chu kỳ UE DTX 1 và chu kỳ UE
DTX 2, trong đó chu kỳ thứ hai là một bội số nguyên của chu kỳ thứ
nhất. Sau một khoảng thời gian không tích cực trên kênh E-DCH khả
lập cấu hình nào đó, UE chuyển mạch từ chu kỳ UE DTX 1 sang UE
DTX 2. Trong chu kỳ hai này truyền dẫn DPCCH thưa hơn.
Thu không liên tục trong nút B có thể thực hiện được nhờ sử dụng
DTX đường lên và có thể hữu ích để tiết kiệm tài nguyên xử lý trong
nút B vì nó không phải xử lý liên tục tín hiệu thu từ tất cả những
người sử dụng. Để đảm bảo khả năng này, mạng có thể lập cấu hình
UE để nó chỉ bắt đầu truyền dẫn E-DCH tại các khung (khung con)
quy định. Một khoảng thời gian nhất định sau truyền dẫn E-DCH cuối
cùng, quy định này mới có hiệu lực và UE chỉ có thể phát trên đường
lên theo chu kỳ MAC DTX.
410 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Trong các khe không phát DPCCH, nút B không thể tính tỷ số tín
hiệu trên nhiễu đường lên để điều khiển công suất và vì thế không cần
truyền bit điều khiển công suất trên đường xuống. Hệ quả là UE
không thể nhận được các lệnh điều khiển công suất trên F-DCH trong
các khe đường xuống tương ứng với các khe DPCCH đường lên
không tích cực. Để cải thiện hiệu năng ước tính kênh và điều khiển
công suất chính xác hơn, các tiền tố và hậu tố được sử dụng. Đối với
chu kỳ UE DTX 1, UE bắt đầu phát DPCCH với hai khe trước khi bắt
đầu phát E-DPDCH. Ta có thể thấy điều này trên hình 9.9. Đối với
chu kỳ UE DTX 2, tiền tố có thể kéo dài đến 15 khe. Tiền tố và hậu tố
cũng được sử dụng cho các cụm DPCCH do truyền dẫn số liệu cũng
như do tích cực truyền dẫn HS-DPCCH (xét dưới đây).
Cho đến nay ta mới chỉ xét đến các vấn đề liên quan đến truyền
dẫn số liệu trên E-DCH chứ chưa đề cập đến báo hiệu điều khiển trên
HS-DPCCH, báo hiệu này cũng đòi hỏi một số chi phí. Khi cho phép
CPC, hoạt động HARQ giữ nguyên không đổi và UE phát công nhận
HARQ sau khi thu được HS-DSCH không phụ thuộc vào chu kỳ UE
DTX. Rõ ràng rằng điều này là dễ hiểu vì báo hiệu ACK/NAK quan
trọng cho hoạt động của HS-DSCH. Điều này cũng không mâu thuẫn
với các khả năng thu không liên tục của nút B vì nút B biết được cần
đợi công nhận khi nào.
Đối với các báo cáo CQI, truyền dẫn các báo cáo này phụ thuộc
vào việc đã xảy ra truyền dẫn HS-DSCH mới đây hay không. Nếu
truyền dẫn HS-DSCH gần nhất đến UE xảy ra trong phạm vi các
khung con của bộ định thời CQI DTX (bộ định thời CQI được lập cấu
hình bởi báo hiệu RRC), thì các báo cáo CQI được phát theo chu kỳ
phản hồi theo cách được trình bày R5 và R6. Tuy nhiên nếu không
xảy ra truyền dẫn HS-DSCH mới đây, các báo cáo CQI chỉ có thể
được phát nếu chúng trùng với các cụm DPCCH. Hay nói một cách
khác, trong trường hợp này mẫu DTX đường lên trùng với mẫu báo
cáo CQI (hình 10.10).
Chương 10: Các dịch vụ quảng bá/đa phương… 411

Hình 10.10. Báo cáo CQI kết hợp với DTX đường lên

10.3.2. DRX – Giảm tiêu thụ công suất UE


Trong hoạt động HSDPA ‘bình thường’, UE cần giám sát đến bốn
HS-SCCH trong từng khung con. Mặc dù điều này đảm bảo hoàn toàn
tính linh hoạt, nhưng nó cũng yêu cầu mạch thu UE liên tục bật và dẫn
đến việc tiêu thụ một lượng công suất không nhỏ. Vì thế để giảm tiêu
thụ công suất, CPC đưa ra khả năng thu không liên tục đường xuống
(DRX: Discontinuous Reception). Với DRX (luôn luôn hoạt động kết
hợp với DTX: Discontinuous Transmission: Phát không liên tục),
mạng có thể hạn chế các khung mà UE cần giám sát cho HS-SCCH,
E-AGCH và E-RGCH đường xuống bằng cách lập cấu hình chu kỳ
UE DRX cần sử dụng sau một thời gian không tích cực HS-DSCH.
Lưu ý rằng trong trường hợp này, UE chỉ có thể được lập biểu trong
một tập con của tất cả các khung con và điều này sẽ hạn chế phần nào
tính linh hoạt của lập biểu, nhưng đối với nhiều dịch vụ như VoIP với
các gói được truyền định kỳ vào khoảng 20ms một lần thì điều này
không phải là vấn đề quan trọng.
E-HICH không bị DRX vì áp dụng DRX cho nó là vô nghĩa. Vì thế
mỗi khi UE phát số liệu lên đường lên, nó sẽ giám sát E-HICH trong
khung con đường xuống tương ứng để nhận công nhận (hay phủ nhận).
Để đảm bảo hoạt động điều khiển công suất bình thường, UE cần
nhận được các bit điều khiển công suất trên F-DPDCH trên tất cả các
412 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

khe đường xuống tương ứng với các khe đường lên mà UE phát. Cần
duy trì điều này không phụ thuộc vào chu kỳ UE DRX trên đường
xuống. Vì thế để để đạt được lợi ích đầy đủ nhất của khai thác DRX
đường xuống, mạng cần kết hợp DTX đường lên với DRX đường
xuống và lập cấu hình UE DTX và các chu kỳ UE DRX phù hợp với
nhau. Ví dụ về sử dụng đồng thời DTX và DRX được minh họa trên
hình 10.11.

Hình 10.11. Ví dụ về đồng thời sử dụng DTX đường lên


và DRX đường xuống.

10.3.3. Khai thác HS-SCCH ít hơn: Giảm chi phí đường xuống
Trên đường xuống một người sử dụng tiêu phí một số tài nguyên
mạng bao gồm: Sử dụng mã và công suất phát. Việc đưa F-DPCH vào
R6 đã giảm đáng kể chi phí cho mã. Một nguồn tiêu phí nữa là
HS-SCCH được sử dụng cho lập biểu đường xuống. Trong trường hợp
tải tin trên HS-DSCH có kích thước từ trung bình trở lên, chi phí
HS-SCCH là nhỏ so với tải tin; tuy nhiên đối với các dịch vụ như
VoIP thường xuyên truyền dẫn các tải tin nhỏ, thì chi phí này so với
tải tin thực tế là đáng kể. Vì thế để giải quyết vấn đền này và tăng
dung lượng cho VoIP, khả năng sử dụng khai thác ít HS-SCCH hơn
đã được đưa vào R7. Ý tưởng cơ bản của khai thác HS-SCCH ít hơn là
thực hiện truyền dẫn HS-DSCH mà không cần HS-SCCH đi kèm. Vì
trong trường hợp này UE không được thông báo về khuôn dạng truyền
Chương 10: Các dịch vụ quảng bá/đa phương… 413

dẫn nên nó phải quay lại giải mã mù khuôn dạng truyền tải được sử
dụng trên HS-DSCH.
Khi khai thác HS-SCCH ít hơn được cho phép, mạng lập cấu hình
cho một tập các khuôn dạng quy định trước sẽ sử dụng cho HS-DSCH.
Để hạn chế sự phức tạp của giả mã mù trong UE, số khuôn dạng này
được giới hạn là bốn và tất cả các khuôn dạng này giới hạn ở QPSK
và nhiều nhất là hai mã định kênh. Điều này là hoàn toàn phù hợp với
các kích thước khối truyền tải nhỏ (vào khoảng vài trăm bit) mà khai
thác HS-SCCH ít hơn sẽ áp dụng. Ngoài ra UE cũng biết được mã
(các mã) định kênh nào có thể được sử dụng cho truyền dẫn của khai
thác HS-SCCH ít hơn.
Trong mỗi khung con, mà tại đó UE không thu được báo hiệu
điều khiển HS-SCCH, UE cố gắng giải mã tín hiệu thu theo từng
khuôn dạng trong số các khuôn dạng được lập cấu hình trước. Nếu
giải mã thành công, UE phát ACK trên HS-DPCCH và chuyển khuôn
dạng truyền tải lên lớp cao hơn. Nếu giải mã không thành công, UE
lưu lại các bit thu mềm vào bộ nhớ đệm cho các phát lại sau này. Lưu
ý rằng trong trường hợp này NAK không được phát tường minh. Điều
này là rõ ràng, vì khi này UE không thể biết rằng nguyên nhân giải mã
không thành công là do bản tin không chủ định gửi cho UE hay do
truyền dẫn bị lỗi. Trong hoạt động “bình thường”, có thể phân biệt
được hai trường hợp này, nhưng trong khai thác HS-SCCH ít hơn điều
này là không thể.
Bình thường, HS-SCCH mang số nhận dạng của UE được lập
biểu. Tuy nhiên trong trường hợp khai thác HS-SCCH ít hơn, điều này
là không thể và số nhận dạng của UE được lập biểu phải được chuyển
đến tại một nơi khác. Điều này được giải quyết bằng cách sử dụng mặt
nạ lọc 24-bit CRC trên kênh HS-DSCH bằng UE ID giống như thủ tục
chung cho HS-SCCH. Vì UE biết được nhận dạng (ID) của mình, nên
nó có thể sử dụng điều này khi kiểm tra CRC và như vậy nó sẽ loại bỏ
các truyền dẫn dành cho các UE khác.
414 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Có thể pha trộn khai thác HS-SCCH ít hơn với các truyền dẫn
‘bình thường’. Nếu UE thu được HS-SCCH trong một khung con cho
lần truyền dẫn đầu tiên, thì nó sẽ tuân theo HS-SCCH này và sẽ không
thực hiện giải mã mù. Chỉ khi UE phát hiện không có HS-SCCH nào
được gửi đến nó, thì nói sẽ tìm cách giải mã số liệu mù. Để đảm bảo
tương thích ngược, thủ tục này cũng giống như các thủ tục trong các
phát hành trước đây; ngoại trừ đối với khai thác HS-SCCH ít hơn,
HS-DSCH CRC được lọc mặt nạ bằng UE ID.
Không giống như các truyền dẫn phát đầu tiên đã được xét trước
đây, các phát lại HARQ đều được HS-SCCH đi kèm. HS-SCCH được
phát bằng cách sử dụng cùng cấu trúc như đối với các truyền dẫn
HS-DSCH “bình thường”; tuy nhiên các bit được trình bày lại để cung
cấp cho UE:
- Một chỉ thị rằng đây là phát lại của truyền dẫn HS-SCCH ít hơn
trước đó.
- Đây là phát lại lần thứ nhất hay phát lại lần hai.
- Tập mã định kênh và kích thước khối truyền tải.
- Một con trỏ để chỉ ra lần phát trước mà lần phát lại này cần kết
hợp mềm với nó.
Lý do cần các thông tin này là để hướng dẫn UE các thực hiện kết
hợp mềm; nếu không cung cấp các thông tin này cho UE, UE sẽ buộc
phải dò thử các chiến lược kết hợp mềm khác nhau và làm tăng thêm
độ phức tạp. Ngoài ra để giảm độ phức tạp, nhiều nhất là hai phát lại
được hỗ trợ và phiên bản dư sẽ sử dụng cho từng phát lại này được lập
cấu hình trước.
Để có thể thực hiện kết hợp mềm, UE phải lưu các bit mềm từ các
lần phát trước. Với ba lần phát (một phát đầu tiên và hai phát lại), cần
nhớ đệm mềm cho tất cả là 13 khung con. Duy trì khối lượng nhớ đệm
mềm tại một kích thước hợp lý là lý do vì sao phải giới hạn số lần phát
Chương 10: Các dịch vụ quảng bá/đa phương… 415

lại cực đại bằng hai và hạn chế các kích thước tải trọng cho khai thác
HS-SCCH ít hơn.
Khai thác HS-SCCH ít hơn kết hợp với các phát lại được minh
họa trên hình 10.12.

Hình 10.12. Ví dụ về các phát lại với khai thác HS-SCCH ít hơn

10.3.4. Báo hiệu điều khiển


Báo hiệu lớp cao hơn là cách đầu tiên để thiết lập và điều khiển
các tính năng CPC. Các chu kỳ UE DTX và UE DRX được lập cấu
hình và được tích cực bởi báo hiệu RRC. Tuy nhiên chúng không
được tích cực ngay lập tức, mà chỉ sau một thời gian khả lập cấu hình
(được gọi là Enabling Delay – trễ cho phép) để đảm bảo ổn định đồng
bộ và các vòng điều khiển công suất. Trái lại khai thác HS-SCCH ít
hơn có thể được tích cực ngay khi thiết lập cuộc gọi.
Ngoài báo hiệu RRC, còn có thể sử dụng các mẫu bit dành trước
của HS-SCCH để tắt bật DTX đường lên và DRX đường xuống (cơ
chế này không sử dụng cho lập biểu bình thường). Mặc dù cơ chế này
thường không được sử dụng, nhưng nó cho phép bộ lập biểu thay thế
khai thác DTX/DRX để tăng thêm tính linh hoạt. Nếu UE nhận được
416 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

lệnh tích cực hay không tích cực DTX/DRX trên HS-SCCH, nó sẽ trả
lời bằng một công nhận trên HS-DPCCH.

10.3.5. Khai thác CELL-FACH tăng cường


Mục đích của CPC là để đảm bảo trải nghiệm ‘luôn luôn được kết
nối’ bằng cách duy trì UE trong trạng thái tích cực (trạng thái
CELL_DCH trong WCDMA), trong khi vẫn đảm bảo cơ chế giảm
tiêu thụ công suất. Tuy nhiên UE sẽ phải chuyển vào trạng thái
CELL_FACH nếu không xảy ra truyền dẫn trong một khoảng thời
gian nhất định. Khi UE nằm trong trạng thái CELL_FACH, cần có
báo hiệu trên kênh truy nhập đường xuống (FACH ) để chuyển UE trở
lại CELL_DCH trước khi thực hiện trao đổi số liệu trên HS-DSCH và
E-DCH. FACH là một kênh truyền tải đường xuống cùng tốc độ thấp.
Các tài nguyên vật lý để mang kênh FACH được lập cấu hình bán
vĩnh cửu bởi RNC và để cực đại hóa các tài nguyên khả dụng cho
HS-DSCH và các kênh khác đường xuống, khối lượng tài nguyên cho
FACH (và tốc độ số liệu FACH tương ứng) thường là nhỏ, vào
khoảng vài chục kbit/s.
Để giảm trễ liên quan đến các thay đổi trạng thái, R7 cải thiện
hiệu năng bằng cách cho phép sử dụng cả HS-DSCH cho trạng thái
CELL_FACH. Tính năng này thường được gọi là khai thác
CELL-FACH tăng cường. Sử dụng cả HS-DSCH trong CELL-FACH
cho phép giảm đáng kể trễ liên quan đến chuyển vào trạng thái
CELL-FACH. Thay vì sử dụng FACH tốc độ thấp, báo hiệu từ mạng
đến UE có thể được mang trên HS-DSCH tốc độ cao. Vì thế trễ thiết
lập cuộc gọi sẽ giảm đáng kể và cảm nhận của người sử dụng sẽ được
cải thiện.
Trong khai thác CELL_FACH, UE giám sát HS-SCCH để nhận
thông tin lập biểu theo các nguyên lý đã được xét trong chương 6. Tuy
nhiên một khác biệt chủ yếu so với các thủ tục HS-DSCH trong
chương 6 là không có kênh riêng đường lên trong trạng thái
Chương 10: Các dịch vụ quảng bá/đa phương… 417

CELL_FACH. Vì thế sẽ không có các báo cáo CQI cho thích ứng tốc
độ và lập biểu phụ thuộc kênh cũng như không thể truyền phản hồi
HARQ. Vì thế, thích ứng tốc độ và lập biểu phụ thuộc kênh phải dựa
trên các kết quả đo dài hạn được phát trong thủ tục truy nhập ngẫu
nhiên được sử dụng để khởi đầu thay đổi trạng thái. Vì không có phản
hồi HARQ, nên mạng có thể phát lại mù số liệu đường xuống trong
một số lần được lập cấu hình trước để đảm bảo thu tin cậy tại UE.

10.4. TỔNG KẾT


Chương này đã xét hai dịch vụ được phát triển và tăng cường cho
HSPA là dịch vụ quảng bá và đa phương đa phương tiện (MBMS:
Multimedia Broadcast and Multicast) và dịch vụ kết nối gói liên tục.
Với MBMS, cùng một nội dung được phát đến nhiều người sử
dụng tại một vùng đặc thù (vùng dịch vụ MBMS) theo cách phát vô
hướng. Vùng dịch vụ MBMS thông thường bao phủ nhiều ô.
Trong quảng bá, tài nguyên vô tuyến điểm đa điểm được thiết lập
trong từng ô nằm trong vùng quảng bá MBMS và tất cả những người
sử dụng đăng ký dịch vụ quảng bá đều đồng thời thu cùng một tín hiệu
được phát này. Mạng truy nhập vô tuyến không thực hiện theo dõi
chuyển động của người sử dụng và những người sử dụng có thể thu
nội dung mà không cần thông báo cho mạng. Truyền hình di động là
một ví dụ về dịch vụ có thể được cung cấp bởi quảng bá MBMS
Trong đa phương, những người sử dụng yêu cầu tham gia một
nhóm đa phương trước khi thu số liệu. Chuyển động của người sử
dụng được theo dõi và các tài nguyên vô tuyến được lập cấu hình phù
hợp với số người sử dụng trong ô. Mỗi ô trong vùng đa phương của
MBMS có thể được lập cấu hình truyền dẫn điểm đến điểm hay điểm
đa điểm. Trong các ô ít người sử dụng (chỉ có một hoặc vài người sử
dụng đăng ký dịch vụ MBMS), truyền dẫn điểm đến điểm có thể thích
hợp hơn, còn trong các ô có số người sử dụng lớn hơn truyền dẫn
điểm đa điểm thích hợp hơn. Vì thế, đa phương cho phép mạng tối ưu
hóa kiểu truyền dẫn trong từng ô.
418 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G

Các kỹ thuật tăng cường hiệu năng cho MBMS như phân tập và
mã hóa lớp ứng dụng cũng như các kênh liên quan đến dịch vụ
MBMS cũng đã được xét trong chương này.
R7 đưa ra dịch vụ CPC (Continous Packet Connectivity: Kết nối
gói liên tục) với các tính năng như: DTX, DRX, khai thác HS-SCCH
ít hơn. Các tính năng này cho phép tăng cường cảm nhận ‘luôn luôn’
được kết nối (‘Always–on’) cho người sử dụng bằng cách duy trì UE
trong trạng thái CELL-DCH lâu hơn và tránh thường xuyên thay đổi
trạng thái vào các trạng thái tích cực thấp, đồng thời cải thiện dung
lượng cho các dịch vụ như VoIP. Ngoài ra R7 cũng đưa ra khai thác
CELL_FACH tăng cường để có thể chuyển UE từ trạng thái
CELL-FACH vào CELL_DCH nhanh hơn.

10.5. CÂU HỎI


1. Trình bày nguyên lý tổng quát của MBMS
2. Trình bày nguyên lý phân tập vĩ mô áp dụng cho MBMS
3. Trình bày khái niệm mã hóa lớp ứng dụng
4. Trình bày cấu trúc kênh MTCH
5. Trình bày tổ chức kênh MCCH và MICH
6. Vai trò của kênh MSCH
7. Trình bày ý nghĩa của kết nối gói liên tục
8. Trình bày mô hình trạng thái của WCDMA
9. Trình bày các chức năng DTX trong kết nối gói liên tục
10. Trình bày DRX trong kết nối gói liên tục
11. Trình bày khai thác HS-SCCH ít hơn trong kết nối gói liên tục
12. Trình bày báo hiệu trong kết nối gói liên tục
13. Trình bày khai thác chế độ CELL-FACH tăng cường trong kết nối
gói liên tục
Phụ lục

CÁC YÊU CẦU PHẦN VÔ TUYẾN


CỦA ĐẦU CUỐI HSPA

Phụ lục này sẽ trình bày các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối
3GPP HSPA. Phần đầu PL1 trình bày các yêu cầu đối với máy phát,
phần hai PL2 trình bày các yêu cầu đối với máy thu và phần ba còn lại
(PL3) trình bày các băng tần khác nhau sử dụng cho HSPA.

PL1. CÁC YÊU CẦU MÁY PHÁT

PL1.1. Công suất đầu ra


Các đầu cuối WCDMA và HSPA thương mại có loại công suất 3
với công suất đầu ra cực đại 24dBm hay loại công suất 4 với công suất
ra 21dBm. Loại công suất 3 có dung sai +1/-3dB, nghĩa là công suất ra
đầu cuối phải nằm trong dải từ 21 đến 25dBm. Dung sai trong loại
công suất 4 là +2/-2dB. Nếu công suất ra đầu cuối là 22dBm thì đầu
cuối có thể được phân loại hoặc loại 3 hoặc loại 4 do sự chồng lấn
trong định nghĩa loại. Các loại công suất được tổng kết trong bảng
PL1. Công suất ra đầu cuối cao hơn có thể cải thiện tốc độ đường lên
trong vùng phủ sóng yếu.

Bảng PL1. Các loại công suất

Loại công suất 3 Loại công suất 4

Công suất cực đại +24dBm +21dBm


Dung sai +1/-3dB +2/-2dB
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 606

HSDPA đưa ra một kênh đường lên mới để phản hồi L1 với tên
gọi là kênh vật lý điều khiển riêng (HS-DCCH). Truyền dẫn
HS-DPCCH xảy ra song song với DPCCH thông thường để tạo ra
truyền dẫn đa mã. Truyền dẫn đa mã đòi hỏi mức độ tuyến tính cao
hơn đối với các phần vô tuyến của máy phát (UE) vì tỷ số công suất
đỉnh trên công suất trung bình (PAPR) tăng. Các đặc tả 3GPP cho
phép UE giảm công suất ra cực đại đối với các khe thời gian có phát
HS-DPCCH. Giảm công suất phát cho phép phụ thuộc vào biên độ
tương đối của DPDCH βd và DPCCH βc. Nếu công suất tương đối của
DPCCH thấp so với DPCCH thì không được phép giảm công suất.
Nếu tốc độ số liệu đường lên vào khoảng 16kbit/s hoặc cao hơn thì
không cần giảm công suất. Giảm công suất 1dB có thể được sử dụng
cho các tốc độ số liệu thấp. Giảm công suất cực đại 2dB chỉ được
phép khi kết nối đường lên không phát số liệu. Các giới hạn công suất
ra của UE được cho trong bảng PL2. Giảm công suất sẽ không ảnh
hưởng lên định cỡ quỹ đường truyền vì các mạng này thường được
định cỡ để đảm bảo tốc độ 64kbit/s trên đường lên với sử dụng
DPDCH.

Bảng PL2. Công suất ra R5 UE với HS-DPCCH

Tỷ số biên độ Tốc độ bit điển hình Giảm công suất ra cực


DPCCH/DPDCH tương ứng (kbit/s) đại được phép (dB)

1/15<βc/βd<12/15 >8-16 -

12/15,5<βc/βd<15/8 ≤8-16 -1

15/7<βc/βd<15/0 0 (không truyền dẫn -2


số liệu)

Đối với R6 định nghĩa giảm công suất thay đổi một chút để được
một định nghĩa đơn giản bao hàm tất cả các tổ hợp kể cả sử dụng
HSUPA lẫn HSDPA. Thuật ngữ “số đo lập phương” (CM: Cubic
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 607

Metric) được đưa ra như là một số đo giảm công suất được phép. Đặc
tả cho phép giảm công suất khi CM tăng do sử dụng các kênh mã song
song vượt quá giá trị CM tham chuẩn bằng 1 (CM=1 đối với
βc/βd=12/15, βhs/βd=24/15). Như vậy giảm công suất ra cực đại được
tính theo giá trị CM bằng 1 và giá trị CM cực đại là 3,5 tương ứng với
giảm công suất cho phép bằng 2dB.
⎧⎪ 20 × lg ( v _ norm3 ) − 20 × lg ( v _ norm_ref ) ⎫⎪
rms
CM = CEIL ⎨ rms
;0,5⎬
k
⎩⎪ ⎭⎪
Trong đó k=1,8 nếu các mã định kênh được chọn từ nửa thấp của
cây mã, ngược lại k=1,56 và v_norm thể hiện dạng sóng điện áp được
chuẩn hóa của tín hiệu đầu ra và v_ref là dạng sóng được chuẩn hóa
của tín hiệu tham chuẩn (tiếng thoại ARM 12,2kbit/s). Ceil(x;0,5) là
giá trị của biểu thức được làm tròn đến 0,5dB gần nhất chẳng hạn
CM=[0; 1; 1,5; 2,0; 2,5; 3; 3,5]
Định nghĩa này cũng thay thế các định nghĩa R5 cho các thiết bị
chỉ có HSDPA không hỗ trợ HSUPA.
Ngoài công suất ra cực đại, công suất ra cực tiểu cũng được định
nghĩa. Đầu cuối phải có khả năng giảm công suất xuống còn -50dBm
để bảo vệ các trạm gốc khi nó tiến đến rất gần anten trạm gốc, chẳng
hạn trong các ô trong nhà.

PL1.2. Tỷ lệ dò kênh lân cận


Tỷ lệ dò kênh lân cận (ACLR: Adjacent Channel Leakage Ratio)
mô tả lượng công suất được phép dò rỉ đến các sóng mang lân cận.
Không có các quy định này cho HSDPA cũng như cho HSUPA, vì
giảm công suất ra với các kênh điều khiển HSDPA và HSDPA được
định nghĩa để cho phép cùng một bộ khuếch đại công suất sử dụng
được cho cả HSPA và WCDMA nhưng vẫn đáp ứng các yêu
cầu ACLR. Nếu không cho phép giảm công suất khi PAPR tăng,
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 608

sẽ rất khó khăn duy trì hiệu năng ACLR mà không tăng kích cỡ bộ
khuếch đại.
Mục đích của kiểm tra ACLR là để bảo vệ hiệu năng thu của trạm
gốc. Điều này liên quan đến các trạm gốc nằm gần đầu cuối, trong khi
đầu cuối lại phát đến một trạm gốc ở xa với công suất cao. Điều này
đặc biệt quan trọng đối với các trường hợp nhiễu giữa các nhà khai
thác vì rõ ràng rằng các đầu cuối không thể nối đến trạm gốc gần nhất
nếu chúng thuộc một nhà khai thác khác.
Trường hợp này được minh họa trên hình PL1 cho sóng mang lân
cận thứ nhất và thứ hai. Các giá trị ACLR không thể hiện mức công
suất tại một điểm tần số, mà chúng là tích hợp trên băng thông
3,84MHz bằng bộ lọc máy thu được sử dụng làm mô hình đo. Đo
được thực hiện tại toàn bộ công suất, nhưng nó cũng đúng đối với các
mức công suất thấp hơn cho đến khi mức này đến gần mức công suất
cực tiểu. Tại điểm này tạp âm nền sẽ bắt đầu ảnh hưởng ACLR.

Hình PL1. Tỷ số dò kênh lân cận do phát từ đầu cuối


Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 609

Ngoài ra, các yêu cầu phát xạ của máy phát được định nghĩa trong
đó các điểm trên đường cong hình PL1 phải nằm dưới các mức công
suất quy định. Điều này nhằm đảm bảo các quy định theo luật và
ngoài ra trong một số nước còn có các yêu cầu đặc biệt cho chi tiết
mặt nạ phát xạ (chẳng hạn các yêu cầu của FCC ở Mỹ).

PL1.3. Điều chế phát


Các yêu cầu điều chế phát không đưa ra các bổ sung riêng liên
quan đến HSDPA, nhưng với HSUPA hiện nay vẫn có một số vấn đề
liên quan đến các yêu cầu về độ lớn véc tơ lỗi trạm gốc (EVM: Error
Vector Magnitude). EVM mô tả lượng công suất dò giữa các mã định
kênh cho chuỗi máy phát của một trạm gốc gây ra là bao nhiêu. Quy
định này đã được đảm bảo chặt chẽ hơn đối với HSDPA do sử dụng
điều chế 16QAM.
Không có điều chế mới được đưa ra trên đường lên sử dụng
HSUPA, vì điều chế khóa dịch pha vuông góc (QPSK) kênh kép trong
R3 vẫn được sử dụng. Với sử dụng truyền dẫn đa mã, EVM mô tả
lượng công suất rò rỉ từ một mã đến một mã khác do mức độ không
chính xác pha của máy phát, ngay cả khi trong một kênh lý tưởng vẫn
duy trì được trực giao. Hình PL2 cho thấy ví dụ về trường hợp khi hai
mã được sử dụng với tốc độ số liệu cực đại với một kênh số liệu vật lý
riêng tăng cường (E-DPDCH). Về lý thuyết các kênh này hoàn toàn
trực giao với nhau và vì chúng được truyền trên các nhánh khác nhau
(đồng pha và pha vuông góc) của tín hiệu QPSK hai kênh. Lưu ý rằng
mức công suất giữa kênh điều khiển vật lý riêng (DPCCH) và kênh
DPDCH không được đưa ra trên hình PL2, vì mức công suất của
DPCCH với hệ số trải phổ 256 rất thấp so với mức công suất SF4 hay
SF2 của E-DPDCH. SF càng nhỏ thì nhiễu giữa các kênh E-DPDCH
song song sẽ càng nghiêm trong hơn, vì độ lợi xử lý nhỏ nên không
thể hỗ trợ triệt nhiễu. các yêu cầu EVM hiện tại vẫn đúng đối với
truyền dẫn HSUPA và hiện 3GPP vẫn đang nghiên cứu để đưa ra các
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 610

yêu cầu hiệu năng tối thiểu cho ổn định công suất miền mã nhằm đảm
bảo rằng các UE phát tất cả các kênh với trọng số phù hợp.
Sự không liên tục pha cũng quan trọng thậm chí trong trường hợp
kênh đơn mã (DPDCH hay E-DPDCH), vì điều chế mang thông
tin đồng pha của tín hiệu này. Do đó, tính không liên tục pha cũng
làm giảm cấp hiệu năng hệ thống trên mã đơn. Do vậy, các đặc tả
của 3GPP R5 có cả kiểm tra trường hợp không liên tục pha vì mã
DPDCH đơn.

Hình PL2. Dò công suất giữa các mã do đại lượng véc tơ lỗi

PL2. CÁC YÊU CẦU MÁY THU

PL2.1. Độ nhạy
Độ nhạy máy thu là thông số để kiểm tra hiệu năng máy thu tại
các mức công suất tín hiệu thu thấp (khi có tạp âm nhiệt). Đây là mô
hình cho trường hợp đầu cuối di động nằm tại biên ô. Hình PL3 cho
thấy các mức kiểm tra để đo độ nhạy. Mức năng lượng chip tín hiệu
yêu cầu trước giải trải phổ là -117dBm. Độ nhạy được định nghĩa cho
thoại 12,2kbit/s với độ lợi xử lý là 25dB, vì thế sau trải phổ mức này
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 611

được nâng lên thành -92dBm. Giả thiết yêu cầu Eb/N0 là 7dB đối với
tỷ lệ lỗi khối (BLER) là 1%, khi này mức tạp âm nhiệt phải là -
99dBm. Vì mức tạp âm nhiệt với 3,84Mbit/s là -108dB, nên hệ số tạp
âm yêu cầu phải thấp hơn 9dB. Độ nhạy yêu cầu bằng -117dBm áp
dụng cho băng I. Đối với các băng khác độ nhạy thay đổi giữa -
114dBm và
-117dBm tương ứng với hệ số tạp âm từ 9dB đến 12dB. Các yêu cầu
độ nhạy liên quan đến băng thông cũng được định nghĩa, vì kích cỡ
băng thông và khoảng cách song công giữa đường lên và đường xuống
là khác nhau trong các băng tần. Các băng tần khác nhau được xét
trong phần PL3.

Hình PL3. Trường hợp kiểm tra độ nhạy máy thu


Kiểm tra độ nhạy được tiến hành khi đầu cuối di động phát
toàn bộ công suất (21dBm hay 24dBm), vì khả năng lớn nhất đây là
trường hợp ở biên vùng phủ sóng của ô. Điều này cho phép xét đến dò
máy phát đến băng tần máy thu. Kiểm tra độ nhạy chỉ được quy định
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 612

cho kênh kiểm tra tham chuẩn thoại 12,2kbit/s. Không có bất kỳ các
kiểm tra khác liên quan đến độ nhạy máy thu đặc thù HSDPA và
HSUPA.
Để đạt được hiệu năng yêu cầu trong trường hợp kiểm tra, cần
đảm bảo suy hao khá lớn giữa máy phát và máy thu. Tín hiệu được
phát qua bộ lọc song công trong đầu cuối tại mức công suất thậm chí
còn cao hơn công suất đầu ra thực tế do suy hao của chính bản thân bộ
lọc song công. Phân cách giữa máy phát và máy thu được thực hiện
bởi phân cách khả dụng của bộ lọc song công và các bộ lọc băng
thông trong chuỗi phát (hình PL4). Lưu ý rằng máy phát của ví dụ trên
hình PL4 chỉ là một trong nhiều giải pháp có thể có, máy phát này sử
dụng trung tần.

Hình PL4. Chuỗi phát với nhiễu đến phần thu

PL2.2. Độ chọn lọc kênh lân cận


Các yêu cầu về độ chọn lọc kênh lân cận (ACS: Adjacent
Channel Selectivity) trong 3GPP R3 vẫn đúng đối với HSDPA và
HSUPA. ACS mô tả mức công suất cho phép của sóng mang lân cận
khi đầu cuối vẫn có thể hoạt động tại tần số hiện thời. Điều này
thường xảy ra giữa các nhà khai thác trong các mạng thực tế. Các đặc
tả của 3GPP đòi hỏi ACS bằng 33dB. R5 cũng có một trường hợp
kiểm tra mới, tuy nhiên nó chỉ mở rộng vùng kiểm tra chứ không liên
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 613

quan trực tiếp đến khai thác HSDPA/HSUPA. Trong thiết kế đầu cuối,
ACS đạt được bằng bộ lọc kênh và lọc số băng gốc (hình PL5).

Bộ lọc Biến đổi A/D


Anten kênh và lọc số Giải trải phổ

Eb /N 0

Kênh Kênh Kênh Kênh Kênh Kênh Kênh Kênh


chính lân chính lân chính lân chính lân
cận cận cận cận

Hình PL5. Ví dụ về phân chia ACS trong máy thu

PL2.3. Chặn
Chặn trong băng định nghĩa các mức tín hiệu từ các sóng mang
được cao bao nhiêu để đầu cuối di động có thể thu được tín hiệu trong
cùng một băng tần. Tồn tại các quy định cho các dịch tần 10MHz và
15MHz. Dịch tần 5MHz được xét trong đó ACS trong phần trước.
Hình PL6 minh họa trường hợp dịch tần 10MHz, trong đó chặn tại
mức -56dBm. Tín hiệu của chính ô có 3dB cao hơn mức độ nhạy, vì
thế mức tín hiệu là -114dBm cho băng I. Kể cả độ lợi xử lý mức tín
hiệu đạt đến -89dBm. Với Eb/N0 bằng 7dB, mật độ phổ tạp âm cộng
nhiễu thấp hơn -96dBm. Với dịch tần 10MHz, yêu cầu độ nhạy là
40dBs và với dịch tần 15MHz yêu cầu này là 52dBs.
Để triển khai hệ thống băng hẹp thế hệ hai trong cùng băng tần,
một tập yêu cầu chặn băng hẹp khác được quy định. Hệ thống băng
hẹp có thể là GSM hoặc IS-95. Các yêu cầu cũng đúng cho UMTS
850, UMTS 1800 (băng 1800 của GSM) hay UMTS (băng 1900 của
PCS). Tín hiệu kiểm tra là một tín hiệu được điều chế GMSK có tần
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 614

số trung tâm cách tần số trung tâm WCDMA hoặc 2,7MHz hoặc
2,8MHz (xem hình PL7). Hình PL7 minh họa trường hợp 2,7MHz,
trong đó mức tín hiệu tuyệt đối của tín hiệu băng hẹp được đặt bằng
-57dBm tại đầu vào máy thu để thể hiện trường hợp triển khai ngoài
hiện trường, trong đó một sóng mang GSM cạng một sóng mang
WCDMA. Mức công suất tín hiệu cần thu là -105dBm tương ứng với
giảm 10dB so với trường hợp kiểm tra độ nhạy bằng -115dBm trong
các băng này.

Hình PL6. Chặn trong băng với dịch tần 10MHz


Nếu các trạm gốc của GSM và WCDMA được đặt cùng một chỗ,
thì các tín hiệu thu tại đầu cuối có cùng mức và vì thế tránh được các
vấn đề liên quan đến chặn. Các vấn đề liên quan đến chặn chỉ xảy ra
khi GSM và WCDMA được triển khai không hợp tác, nghĩa là khi
được triển khai bởi các nhà khai thác khác nhau sử dụng các trạm đặt
khác nhau.
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 615

Hình PL7. Chặn băng hẹp đối với nguồn nhiễu GMSK

PL2.4. Điều chế giao thoa


Kiểm tra điều chế giao thoa nhằm kiểm tra dung sai sản phẩm
điều chế giao thoa bậc ba của máy thu đầu cuối, Sản phẩm này sinh ra
do hai tín hiệu công suất cao cách nhau 10MHz và 20MHz. Yêu cầu
này cần thiết cho trường hợp khi nhiều hệ thống đồng thời tồn tại trên
cùng một vùng. Các tín hiệu kiểm tra bao gồm một tín hiệu băng hẹp
cách 10MHz và một tín hiệu băng rộng cách 20MHz được phát liên
tục. Thiết lập tín hiệu kiểm tra được cho trên hình PL8, trong đó cả hai
tín hiệu được phát đồng thời. Các tín hiệu kiểm tra có mức công suất
-46dBm, còn tín hiệu mong muốn có công suất -114dBm, tương ứng
với giảm 3dB so với trường hợp kiểm tra độ nhạy bằng -117dBm.
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 616

Ngoài ra, còn có trường hợp kiểm tra điều chế giao thoa băng hẹp
cho các băng tần nơi có nhiều khả năng triển khai các hệ thống băng
hẹp. Trường hợp kiểm tra này sử dụng hai tín hiệu băng hẹp phát liên
tục cách nhau 3,5 hay 3,6MHz và các tín hiệu điều chế GMSK cách
nhau 5,9 hoặc 6,0MHz.

I bl = -46dBm

Eb = -89dBm
E b/N0 = 7dB
N 0 = -96dBm

Gp = 25dB

DPCH_Ec = -114dBm
DPCH

10MHz
20MHz

Hình PL8. Trường hợp kiểm tra điều chế giao thoa

PL2.5. Phân tập thu và kiểu máy thu


Việc đưa ra HSDPA dẫn đến xuất hiện các vấn đề liên quan đến
phân tập thu và các giải thuật băng gốc tiên tiến trong đầu cuối di
động. 3GPP R5 có các yêu cầu hiệu năng HSDPA có thể thực hiện
được với việc chỉ sử dụng máy thu RAKE một anten. R6 bổ sung
thêm các yêu cầu đối với các đầu cuối HSDPA, trong đó các đầu cuối
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 617

này phải có phân tập thu và bộ cân bằng. Hiện nay, các đặc tả của tiêu
chuẩn này chứa các yêu cầu cho các trường hợp sau:
- Máy thu RAKE đơn (3GPP R5)
- Máy thu RAKE với phân tập thu (kiểu I tăng cường trong 3GPP
R6)
- Máy thu với bộ cân bằng (kiểu II tăng cường trong 3GPP R6)
- Máy thu có bộ cân bằng và phân tập thu (kiểu III tăng cường
trong 3GPP R7)
Hiệu năng thực tế của anten độc lập với các yêu cầu trên. Các
trường hợp kiểm tra có phân tập thu sử dụng giả thiết kịch bản lý
tưởng trong đó các anten không tương quan với nhau. Tất nhiên trong
các thực hiện thực tế, điều này không thể có, các anten sẽ có tương
quan và vì thế phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế đầu cuối cũng như vào
băng tần được sử dụng. Tần số càng thấp thì tương quan càng cao.
Ngoài ra các anten này cũng không có độ lợi giống nhau vì thế lợi ích
nhận được từ chúng sẽ giảm. Nếu có xét đến phân tập thu trong quá
trình quy hoạch và phát triển mạng, thì cần xét đến tương quan anten.
Hình PL9 cho thấy một ví dụ về sự ảnh hưởng của tương quan anten
lên thông lượng hệ thống hoạt động trong băng tần 800MHz và 2GHz.
Hình này giả thiết rằng khoảng cách vật lý giữa các anten là như nhau
cho cả hai băng tần. Như vậy khoảng cách tương đối (so với bước
sóng λ) đối với băng 800MHz sẽ nhỏ hơn đối với băng 2GHz. Khoảng
cách tương đối giữa các anten càng nhỏ thì tương quan giữa chúng
càng lớn và độ lợi từ phân tập anten càng thấp. Đường cong trên cùng
là trường hợp không tương quan giữa các anten. Đường cong giữa là
trường hợp cho với băng 2GHz với khoảng cách anten tương đối bằng
0,5λ còn đường cong thấp nhất là trường hợp cho băng tần 800MHz
với khoảng cách anten tương đối giảm xuống bằng 0,2λ. Ảnh hưởng
tương quan anten với 0,5λ nhỏ hơn 5% so với trường hợp lý tưởng,
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 618

còn ảnh hưởng này lên đến 10-15% khi khoảng cách anten bằng 0,2λ.
Về lý thuyết, sử dụng phân tập anten cho phép tăng dung lượng. Độ
lợi dung lượng đạt được vào khoảng 50-60% đối với các ô vĩ mô.
Thiết kế đầu cuối thực tế sẽ quyết định hiệu năng thực tế, trong đó các
đặc tính phổ công suất phương vị (PAS: Power Azimuth Spectrum)
cùng với độ lợi anten sẽ quyết định hiệu năng thực tế trên hiện trường.

Trường hợp lý tưởng (i.i.d), trong băng 2MHz (0,5λ) và trong băng 800MHz (0,2λ)

Hình PL9. Ảnh hưởng tương quan anten lên hiệu năng hệ thống

PL2.6. Mức vào cực đại


Với việc đưa vào sử dụng 16QAM, cần đảm bảo nhiều thông tin
chính xác hơn về pha và biên độ, nếu không hiệu năng 16QAM sẽ
giảm nghiêm trọng. Để đảm bảo điều này, một trường hợp kiểm tra
đặc thù đã được định nghĩa để kiểm tra hiệu năng đầu cuối tại mức tín
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 619

hiệu vào cực đại. Đây là trường hợp khi đầu cuối gần trạm gốc, trong
vùng 16QAM sẽ được sử dụng. Trường hợp kiểm tra này thực hiện đo
thông lượng để đảm bảo hoạt động bình thường của chuỗi thu
HSDPA. Trường hợp kiểm tra này có thể áp dụng cho tất cả các thiết
bị hỗ trợ 16QAM. Các trường hợp kiểm tra mức vào cực đại cho R3
và HSDPA được minh họa trên hình PL10. Đối với HSDPA, trường
hợp này được sửa đổi để phù hợp với các thay đổi lớn hơn của đường
bao tín hiệu 16QAM. Tất cả các đầu cuối trong các thể loại từ 1 đến
10 đều có thể sử dụng trường hợp đo này để đảm bảo dung sai mức tín
hiệu cao đầu vào. Ngoài ra còn có trường hợp kiểm tra riêng cho
QPSK để kiểm tra các loại đầu cuối 11 và 12.

Hình PL10. Kiểm tra mức tín hiệu vào cực đại tại đầu cuối sử dụng
DCH và HSDPA 16QAM.
Tổng mức thu là -25dBm trong khi đó tín hiệu được thiết kế có
tổng mức tại -44dBm, tức là thấp hơn 19dB đối với R3, còn đối với
HS-DSCH 13dB thấp hơn tại mức -38dBm. Trường hợp kiểm tra
HSDPA đòi hỏi thông lượng 700kbit/s sử dụng bốn mã và phát 3 TTI
một lần. Để tham khảo, thông lượng cực đại sử dụng bốn mã và 3 TTI
một lần là 960kbit/s.
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 620

PL3. CÁC BĂNG TẦN VÀ CÁC ĐẦU CUỐI ĐA BĂNG


3GPP đưa ra các đặc tả WCDMA cho tất cả các băng tổ ong liên
quan để đủ không gian cho sóng mang WCDMA. Các phương án tần
số và các vùng thường sử dụng chúng trên toàn cầu được liệt kê trên
hình PL11. Các phương án tần số không phụ thuộc vào phát hành
3GPP, nghĩa là, thậm chí nếu phương án được bổ sung theo lịch trình
3GPP R7, thì các sản phẩm cho các băng này có thể sử dụng phát hàn
3GPP trước đây làm cơ sở thiết kế. Chỉ cần đáp ứng các yêu cầu mới
bổ sung cho thiết bị vô tuyến để hỗ trợ các phần tử truyền dẫn đặc thù
băng mới.

Hình PL11. Phân bố tần số cho WCDMA


(a) Các băng có thể dùng cho WCDMA toàn cầu;
b) Băng tần IMT-2000)
Triển khai WCDMA đã được bắt đầu tại châu Âu và châu Á trong
dải phổ chính 2,1GHz băng I với ấn định 2x60MHz. Các đầu cuối
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 621

WCDMA thường kết hợp WCDMA 2100 với một số băng GSM. Các
mạng WCDMA tại Mỹ lúc đầu được triển khai tại 1,9MHz băng II sau
đó mở rộng đến 850MHz băng V. Trong thực tế các đầu cuối
WCDMA tại Mỹ phải hỗ trợ WCDMA băng kép 1900+850MHz. Khi
băng IV mới của 3G khả dụng tại Mỹ, các phương án tần số mới sẽ có
mặt trên thị trường. Sẽ có các phương án tần số băng kép mới tại các
thị trường Brazil và châu Á, trong đó các nhà khai thác sử dụng cả
băng 850MHz và 2100MHz. Triển khai WCDMA tại các tần số
900MHz và 1800MHz đòi hỏi sử dụng các băng này trong các đầu
cuối WCDMA đa băng kết hợp với băng chính 2,1GHz.
Các phương án tần số khác nhau sử dụng cùng một đặc tả
WCDMA/HSPA ngoại trừ các khác biệt về các thông số và các yêu
cầu đối với phần vô tuyến. Các khác biệt này được liệt kê dưới đây:
1. Các tần số kênh bổ sung với dịch tần 100kHz được đưa ra để
đặt sóng mang WCDMA chính xác ở giữa khối 5MHz cho các
băng II, IV và VI (xem hình PL12). Số thứ tự kênh chuẩn là
bội số của 200kHz
2. Các yêu cầu chặn băng hẹp cho các băng này (II, IV, VI và
900) tại các vùng trong đó GSM được triển khai trong cùng
một băng. Phân cách sóng mang giữa WCDMA và nhiễu băng
hẹp là 2,7MHz (hình PL7). Đây là phân cách tối thiểu có thể
khi WCDMA được đặt giữa một khối 5MHz và sóng mang
GSM thứ nhất cách biên của khối này 0,2MHz, vì thế tổng
phân cách là 5,0/2+0,2 = 2,7MHz. Đối với băng III lưới kênh
là 200kHz không dịch tần 100-kHz, vì thế khoảng cách chặn
băng hẹp là 2,8MHz. Trường hợp kiểm tra điều chế giao thoa
băng hẹp cũng được đưa vào chuẩn cho các băng này (xem
mục PL2.4).
3. Giảm bớt các yêu cầu về độ nhạy đầu cuối cho các băng (II, IV
và VIII), nơi mà phân cách giữa đường lên và đường xuống chỉ
Phụ lục: Các yêu cầu phần vô tuyến của đầu cuối HSPA 622

là 20MHz hay nhỏ hơn. Các yêu cầu này cho phép đạt được
suy hao song công đủ lớn giữa phát và thu trong một đầu cuối
nhỏ. Độ giảm từ 2 đến 3dB so với các băng khác.

Hình PL12. Các số kênh bổ sung


cho phép đặt sóng mang vào giữa khối 5MHz
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hisiao-Hwa Chen & Mohsen Guizani, Next Generation Wireless System


and Networks, John Willey & Sons, Ltd, 2006
2. 3GPP TR 25.813, Evolved Universal Terrestrial Radio Access (UTRA)
and Universal Terrestrial Radio Access Network (UTRAN); Radio
Interface Protocol Aspects (Release 7), 3/ 2006.
3. 3GPP TR 25.814, Physical layer aspects for Evolved Universal
Terrestrial Radio Access (UTRA) (Release 7), 9/2006
4. 3GPP TR 25.913 V7.3.0, Requirements for Evolved UTRA (E-UTRA)
and Evolved UTRAN (EUTRAN)(Release 7) , 3/ 2006
5. Dr. Lee, HyenonWoo, 3GPP LTE & 3GPP2 LTE Standarzation,
Samsung Electronics, 6/2006
6. Dr.Stefal Parkvall, Long-Term Evolution-Radio Access, Ericsson
Research, 2005
7. Dr. Hyung G Myung and others, Single Carrier FDMA for Up Link
Wireless Transmission, IEEE Vehicular Magazine, 9/2006
8. Dr. Hyung G Myung and others, Peak-to-Average Powwer Ratio of
Single Carrier FDMA Signals with Pulse Shapping, The 17th Annual
IEEE International Symposium on Personal, Indoor and Mobile Radio
Communications (PIMRC'06), 2006
9. Harri Holma & Anti Toscala, HSDPA/HSUPA for UMTS, John Willey
and Sons, LTD, 2006
10. 3GPP TR 36.201, Long term Evolution LTE Physical layer General
Description (Release 8), 9/2007
11. Harri Holma & Anti Toscala, WCDMA for UMTS-HSPA Evolution and
LTE, John Willey and Sons, LTD, 2007
12. Erick Dahlman and others, 3G Evolution: HSPA and LTE for Mibile
Broadband, Academic Press
13. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Lý thuyết trải phổ và ứng dụng, Giáo
trình, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu
điện, 2000
14. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập vô
tuyến, Giáo trình, Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2004
15. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Cơ sở truyền dẫn vi ba số, Giáo trình,
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện,
2001
16. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động, Giáo trình, Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện, 2001
17. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động thế hệ ba, Giáo trình,
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện,
2004
18. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng và cộng tác viên, Nghiên cứu hệ thống
truyền dẫn sử dụng máy thu phát thông minh trên cơ sở OFDM, Đề tài
nghiên cứu khoa học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Mã số:
12-HV-2005-RD-VT.
19. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng và cộng tác viên, Xây dựng phần mềm mô
phỏng kênh phađinh cho thông tin di động, Đề tài nghiên cứu khoa học
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Mã số: 06-HV-2003-RD-VT.
20. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng và cộng tác viên, Xây dựng mô hình
OFDMA MIMO và CDMA MIMO thích ứng, Đề tài nghiên cứu khoa
học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Mã số: 12-HV-2006-
RD-VT.
21. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng và cộng tác viên, Xây dựng mô hình truyền
dẫn thích ứng đa lớp cho các hệ thống thông tin di động thế hệ sau, Đề
tài nghiên cứu khoa học Bộ Bưu chính Viễn thông, Mã số: 101-06-KHKT
22. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng và cộng tác, Nghiên cứu: E-UTRAN: Lộ
trình phát triển lên 4G, Đề tài nghiên cứu khoa học Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông, mã số 08-HV-2007-RD-VT
23. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập, Bài
giảng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2007
24. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Truyền dẫn vô tuyến số, Bài giảng, Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2007
25. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, WiMAX, Tài liệu tham khảo, Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2008
26. Dr. L. Hanzo and others, Adaptive Wireless Transceiver, Wiley, Great
Britain, 2002.
27. A.Duel-Hallen, S.Hu, and H.Hallen , Long range prediction of fading
channel, IEEE Signal Processing Magazine, vol.17, pp.62-75, May
2000.
28. S.Osuki, S.Sampei, & Morinaga, Square QAM adaptive modulation
TDMA/TDD systems using modulation level estimation with Walsh
function, Electronics Letters, vol. 31, pp. 169-171, February 1995.
29. J.Torrance and L.Hanzo, Optimum mode switching levels for adaptive
modulation in a slow Rayleigh fading channe, Electronics Letters, vol.
32, pp.1167-1169, 20 June 1996
30. Heath, R.W., Space-Time Signaling in Multi-Antennas Systems, Ph.D.
dissertation, Dept. Elec. Eng., Stanford Univ., Stanford, CA, Nov. 2001
31. Zheng, L., and Tse, D. N. C., Diversity and multiplexing:
A fundamental tradeoff in multiple antennas channels, IEEE Trans.
Inform. Theory, vol. 49, pp. 1073–1096, May 2003
32. Rappaport, T. S., Wireless Communications: Principles and Practice,
ISBN 0-13-042232-0, Prentice Hall PTR, 2002;
33. Che, H, Adaptive OFDM and CDMA Algorithm for SISO and MIMO
Channels, Ph.D thesis of Delft University of Technology in Delft, the
Netherlands, 2005.
34. Witrisal, K, OFDM Aire Interface Design forMultimedia ommunication,
Ph.D thesis of Delft University of Technology in Delft, the Netherlands,
2002.
Erick Lawrey, Adaptive Techniques for Multiuser OFDM, Ph.D thesis of
Jame Cook University of Technology, 12/2001.
GIÁO TRÌNH
LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G Lên 4G
(Tập 2)

ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n


NGUYÔN THÞ THU Hμ

Biªn tËp: NG¤ Mü H¹NH


tHU CH¢U – thä viÖt
Tr×nh bµy s¸ch: bïi ngäc b¶o
Söa b¶n in: tHU CH¢U – thä viÖt
ThiÕt kÕ b×a: TRÇN HåNG MINH
()

(Gi¸o tr×nh nμy ®−îc ban hμnh kÌm theo quyÕt ®Þnh sè 48/Q§-§T&KHCN
ngμy 20 th¸ng 02 n¨m 2009 cña Gi¸m ®èc Häc viÖn C«ng nghÖ B−u chÝnh ViÔn th«ng)

NHμ XUÊT B¶N TH¤NG TIN Vμ TRUYÒN TH¤NG


Trô së: Sè 9, Ngâ 90, Phè Ngôy Nh− Kon Tum, QuËn Thanh Xu©n, TP. Hμ Néi
§T Biªn tËp: 04.35772143 §T Ph¸t hμnh: 04.35772138
E-mail: nxb.tttt@mic.gov.vn Fax: 04.35772194, 04.35779858
Website: www.nxbthongtintruyenthong .vn
Chi nh¸nh TP. Hå ChÝ Minh: 8A ®−êng D2, P25, QuËn B×nh Th¹nh, TP. Hå ChÝ Minh
§iÖn tho¹i: 08.35127750, 08.35127751 Fax: 08.35127751
E-mail: cnsg.nxbtttt@ mic.gov.vn
Chi nh¸nh TP. §µ N½ng: 42 TrÇn Quèc To¶n, QuËn H¶i Ch©u, TP. §μ N½ng
§iÖn tho¹i: 0511.3897467 Fax: 0511.3843359
E-mail: cndn.nxbtttt@ mic.gov.vn
In 700 b¶n, khæ 16x24cm t¹i C«ng ty In Th−¬ng m¹i vμ DÞch vô NguyÔn L©m
Sè ®¨ng ký kÕ ho¹ch xuÊt b¶n: 1055-2009/CXB/8-508/TTTT
Sè quyÕt ®Þnh xuÊt b¶n: 15/Q§-NXB TTTT ngμy 02 th¸ng 02 n¨m 2010
In xong vμ nép l−u chiÓu th¸ng 02 n¨m 2010

También podría gustarte